Diễn tiến phức tạp về tình hình sốt rét biến động tại vùng sốt rét lưu hành huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, năm 2023-2024 (Phần 1)
Huyện Khánh Vĩnh thuộc tỉnh Khánh Hòa là một huyện miền núi, bán sơn địa nằm ở cực Tây của tỉnh, phía Bắc giáp thị xã Ninh Hòa và huyện Ma Drăk tỉnh Đăk Lăk, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp huyện Khánh Sơn và tỉnh Ninh Thuận, phía Đông giáp huyện Diên Khánh. Huyện với tổng tổng diện tích tự nhiên là 1.165 km2, dân số chung khoảng 41.706 người, mật độ dân cư thấp, khoảng 36 người/km2. Huyện có 13 xã, một thị trấn với 15 nhóm dân tộc anh em đang cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (Raglay, Ê Đê, T’Rin và một số dân tộc phía Bắc vào đây sinh sống làm ăn) chiếm gần 75%. Hai mùa khô và mùa mùa mưa rõ rệt, ngưỡng nhiệt độ và độ ẩm trung bình năm kết hợp với sự tồn tại nhiều ao, hồ, sông, suối trong sinh địa cảnh thuận lợi cho muỗi sốt rét tồn tại và phát triển, nên dễ lây truyền bệnh trong khu vực này. Về công tác y tế: UBND huyện chỉ đạo các phòng ban, chính quyền địa phương 14 xã, thị trấn triển khai, phối hợp thực hiện các hoạt động phòng chống dịch bệnh, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; TTYT huyện quản lý, triển khai và thực hiện các hoạt động chuyên môn về y tế gồm khám bệnh, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, công tác dân số và phát triển; trong đó có hoạt động phòng chống sốt rét. Về dịch tễ sốt rét, 100% số xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều thuộc vùng sốt rét lưu hành (SRLH) nặng theo Quyết định số 1609/QĐ-BYT ngày 08/4/2020 của Bộ Y tế phân vùng dịch tễ sốt rét tại Việt Nam năm 2019. Hình 1. Vị trí tỉnh Khánh Hòa và huyện Khánh Vĩnh thuộc tỉnh Khánh Hòa
Sau nhiều năm, dù công tác phòng chống sốt rét (PCSR) tích cực bằng nhiều biện pháp tổng thể đã làm giảm số ca mắc và tử vong do sốt rét, nhưng xu hướng gây dịch sốt rét xảy ra trở lại từ giữa năm 2023 với số ca mắc cao nhất so với cả nước là 197 bệnh nhân sốt rét và tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp hơn trong gần 5 tháng đầu năm 2024 với gần 120 bệnh nhân, con số này cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm 2023, đặc biệt 4 tháng đầu năm 2024 không phải là đỉnh của mùa truyền bệnh của khu vực này nhưng số bệnh nhân sốt rét cũng tăng lên rất cao, nếu như vào thời điểm hai mùa truyền bệnh chính của tỉnh này thì con số BNSR này sẽ khó lường hết tính phức tạp của nó. I. TÌNH HÌNH BỆNH SỐT RÉT HUYỆN KHÁNH VĨNH TRONG 5 NĂM QUA VÀ NĂM 2024 Từ năm 2019 - 2022: Bệnh nhân sốt rét được ghi nhận tại huyện Khánh Vĩnh giảm nhiều theo các năm, đặc biệt năm 2021 với cao điểm của đại dịch COVID-19, chỉ ghi nhận 2 trường hợp bệnh sốt rét và năm 2022 với 11 trường hợp bệnh sốt rét được ghi nhận. Năm 2023, bệnh nhân sốt rét bùng phát với 199 bệnh nhân, thời điểm bùng phát dịch từ tháng 6/2023 và ghi nhận số ca cao nhất là tháng 7/2023 với 50 ca. Bệnh nhân sốt rét được ghi nhận tại tất cả các xã và thị trấn trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh. Các địa phương có số ca mắc cao là xã Khánh Thượng 81 ca, Sơn Thái 35 ca, Khánh Hiệp 18 ca, Liên Sang 11 ca, Giang Ly 09 ca, Khánh Thành 08 ca. Tính từ đầu 01/01/2024 đến ngày 17/7/2024, số ca mắc sốt rét trên địa bàn toàn huyện là158 ca, trong đó P. falciparum là 76 ca, P. vivax là 21 và P. malariae là 61 ca. Đặc biệt, số bệnh nhân sốt rét cao tại các xã Khánh Thượng, Khánh Phú,Khánh Đông, Khánh Hiệp. II. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT TÍCH CỰC TỪ ĐỊA PHƯƠNG 2.1. Công tác chỉ đạo: 2.1.1. UBND huyện: - Về công tác chỉ đạo: -Từ khi dịch bệnh sốt rét bùng phát, UBND tỉnh và UBND huyện đã ban hành trên 20 văn bản chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt rét tích cực trên địa bàn toàn huyện, huy động đa và liên ngành vào cuộc. Trong đó chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tích cực phối hợp với ngành Y tế huyện triển khai các hoạt động can thiệp phòng chống bệnh sốt rét. Trong đó, tập trung và đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, truyền thông giáo dục sức khỏe (IEC) và truyền thông thay đổi hành vi (BCC)để người dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh như các biện pháp diệt muỗi, nằm màn chống muỗi đốt, truyền thông về các triệu chứng của bệnh sốt rét và các bệnh do muỗi truyền, hướng dẫn người dân khi có sốt hoặc mắc bệnh không tự điều trị tại nhà, không đến các quầy thuốc tây tự mua thuốc mà phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám, điều trị kịp thời; -Tổ chức kiện toàn Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch của huyện Khánh Vĩnh với sự tham gia của nhiều Ban, ngành và đoàn thể; -UBND huyện thường xuyên chỉ đạo Trung tâm Y tế (TTYT) huyện bám sát các chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn của các Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa và các cơ quan chuyên ngành của Trung ương (Viện Sốt rét KST-CT Trung ương, Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn) để tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống sốt rét; khoanh vùng để xử lý kịp thời; thực hiện tốt công tác giám sát, điều trị bệnh nhân; báo cáo hàng ngày về UBND để kịp thời theo dõi, chỉ đạo; - Về công tác tuyên truyền: -UBND huyện đã chỉ đạo Văn phòng HĐND & UBND huyện, Trung tâm Y tế huyện, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện, UBND các xã, thị trấntăng cường công tác viết, đăng tin bài về phòng chống sốt rét trên cổng thông tin điện tử huyện và phát tin bài trên đài phát thanh huyện, xã duy trì với tần suất 02 lần/ngày (sáng sớm và chiều tối) để bà con, cộng đồng theo dõi; -UBND huyện đã tích cực phối hợp với Trung tâm KSBT Khánh Hòa,Ban quản lý Dự án RAI3E Khánh Hòa và chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện triển khai chiến dịch truyền thông phòng chống sốt rét với chủ đề “Dồn tổng lực về đích để loại trừ bệnh sốt rét”; -Làm việc với Chi hội Tin lành xã Cầu Bà, Nhà nguyện thôn Tà Gộc và thôn Đa Râm, xã Khánh Thượng để phối hợp tuyên truyền IEC, BCC và các biện pháp phòng chống sốt rét đến các tổ chức tôn giáo và giáo dân; -Năm 2023, cấp kinh phí cho Văn phòng HĐND&UBND huyện với số tiền 75.000.000 đồng lắp đặt dựng 05 pano tuyên truyền tại các xã có nguy cơ mắc sốt rét cao: Khánh Thượng, Sơn Thái, Giang Ly, Khánh Hiệp, Khánh Thành; -Năm 2024 UBND huyện tiếp tục có Kế hoạch và chỉ đạo Văn phòng HĐND&UBND huyện lắp đặt thêm 09 pano để tuyên truyền tại các xã còn lại trên địa bàn huyện -UBND huyện cũng đã hỗ trợ kinh phí cho TTYT huyện với số tiền 135.309.000 đồng, từ nguồn dự phòng ngân sách cấp huyện năm 2023 để phục vụ công tác phòng, chống dịch sốt rét; -Chỉ đạo Đảng ủy, UBND cấp xã của các xã để giao nhiệm vụ cho các Ban ngành, Đoàn thể UBND phối hợp chặt chẽ với các Trạm Y tế xã cùng cấp triển khai chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại địa phương. Trong đó, tập trung công tác thông tin tuyên truyền, quản lý đối tượng di dân, quản lý, giám sát và điều trị ca bệnh. 2.1.2. Trung tâm Y tế huyện: -Họp BCĐ Phòng chống dịch để phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các Khoa /phòng, Trạm Y tế xã trong triển khai công tác phòng chống dịch (PCD); -Thành lập 02 Tổ phòng chống dịch để đáp ứng, xử lý dịch bệnh; -Ban hành các văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường phòng chống và kiểm soát bệnh sốt rét trên địa bàn toàn huyện. Tăng cường công tác chẩn đoán sớm, điều trị và quản lý từng ca bệnh sốt rét. Chuyển bệnh nhân nặng và đe dọa sốt rét ác tính lên tuyến trên; -Trên cơ sở chỉ tiêu Kế hoạch được giao, ngay từ đầu năm đơn vị đã xây dựng Kế hoạch và phân bổ chỉ tiêu đến các đơn vị triển khai thực hiện; -Căn cứ Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 05/4/2024 của UBND tỉnh Khánh Hòa; Công văn số 1145/UBND-VX ngày 11/4/2024 của UBND huyện Khánh Vĩnh; Đơn vị đã xây dựng Kế hoạch Tăng cường xử lý dịch bệnh Sốt rét trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh năm 2024. -Thông qua các buổi giao ban, chỉ đạo các Khoa/phòng, Trạm Y tế xã-Thị trấn tăng cường hơn nữa trong công tác phòng chống sốt rét về quản lý, điều trị, theo dõi điều trị, giám sát ổ bệnh, truyền thông; Lấy lam xét nghiệm cho tất các trường hợp có sốt, người nghi ngờ mắc sốt rét, đặc biệt chú trọng đến các hộ gia đình thường xuyên ở trên rừng, rẫy về nhằm hạn chế và không để lây lan trong cộng đồng. 2.2. Các hoạt động chuyên môn kỹ thuật: -Tăng cường công tác khám, chẩn đoán và điều trị ca bệnh theo Quyết định số 3377/QĐ-BYT ngày 30/8/2023 của Bộ Y tế Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét; -Tăng cường hoạt động của các điểm kính hiển vi (KHV): Đến hết quý I năm 2024, Khoa XN-CĐHA, phòng xét nghiệm tại Phòng khám Đa khoa khu vực (PKĐKKV), các điểm KHV đã thực hiện lấy lam máu xét nghiệm cho tất cả các trường hợp có sốt đến cơ sở y tế khám với số lượng xét nghiệm là 4.273 lượt xét nghiệm, tăng 151,95 % so với cùng kỳ 2023 (Quý I/2023 là 1.696). Con số này chưa bao gồm số test và lam máu thực hiện của các đoàn công tác của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của tỉnh; -Triển khai thực hiện các hoạt động giám sát theo Quyết định số 4922/QĐ-BYT ngày 25/10/2021 của Bộ Y tế “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt rét”: -Điều tra trường hợp bệnh và báo cáo trường hợp bệnh lên hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015 của Bộ Y tế; -Tổ chức điều tra dịch tễ, điều tra ổ bệnh theo Hướng dẫn:Từ đầu năm đến nay TTYThuyện đã tổ chức hơn 20 đợt điều tra (có đợt giám sát cùng với CDC tỉnh và Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn), lấy lam xét nghiệm cho gần 4000 người, kết quả phát hiện nhiều trường hợp bệnh sốt rét, trong đó gồm cả ba loài P.falciparum, P. vivaxvà P. malariae; -Bên cạnh đó, các đoàn côn tác của các Khoa Nghiên cứu Điều trị, Khoa Dịch tễ, Khoa Sinh học phân tử và Khoa Côn trùng vào cùng giám sát và xét nghiệm lam máu, phát hiện thêm nhiều bệnh nhân có cả thể vô tính, phân liệt và cả giao bào Plasmodium malariae và đã tập trung điều trị, theo dõi và theo dõi hiệu lực thuốc tại TTYT va các Trạm y tế xã, cho uống thuốc ACTs, chloroquine và primaquin phosphate để vừa điều trị cắt cơn, chống tái phát và chống lây lan trong cộng đồng; -Triển khai các hoạt động phòng chống véc tơ: Bên cạnh các hoạt đồng phòng chống vector và điều tra côn trùng của Viện Sốt rét-KST-CT Qy Nhơn, Trun tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa, TTYT huyện còn xây dựng kế hoạch và triển khai công tác phun, tẩm hóa chất phòng chống véc tơ sốt rét năm 2023 và đợt I và II/2024, cấp màn, võng có bọc màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu, kết quả cụ thể như sau: + Hoạt động tẩm màn: Năm 2023 toàn huyện tẩm được 8.259 chiếc màn không có hóa chất tồn lưu lâu (Màn do người dân tự mua), bảo vệ cho 16.517 người, đạt 82,59.% kế hoạch (Kế hoạch 10.000 màn, bảo vệ 20.000 người).Đợt I năm 2024 toàn huyện tẩm được 4.350 chiếc màn không có hóa chất tồn lưu lâu (Màn do người dân tự mua), bảo vệ cho 8.153 người, đạt 93,96.% kế hoạch (Kế hoạch 4.820 màn, bảo vệ 8.678 người). + Hoạt động phun hóa chất tồn lưu: Năm 2023 Trung tâm Y tế tổ chức phun hóa chất tồn lưu cho 956 hộ dân tại xã Sơn Thái, thôn Tà Mơ xã Khánh Thành, thôn Ba Cẳng xã Khánh Hiệp, bảo vệ cho 4.336 lượt người; Phối hợp với Trung tâm KSBT Khánh Hòa phun hóa chất cho 511 hộ dân tại xã Khánh Thượng, bảo vệ cho2.335 lượt người. 3 tháng đầu năm 2024, đơn vị đã tổ chức phun hóa chất tồn lưu cho 416 hộ dân tại các xóm Đá Trãi, Suối Ốc, Suối Mây thôn Suối Thơm xã Khánh Đông, xóm Đa Jun thôn Tà Gộc xã Khánh Thượng, toàn bộ nhà rẫy và khu dân cư từ C19 đến rẫy Co So Con thuộc thôn Ngã Hai thuộc xã Khánh Phú; Bảo vệ cho 1.658 lượt người, đạt 104%chỉ tiêu kế hoạch. + Hoạt động cấp màn, võng có bọc màn tẩm hóa chất tồn lưu dài:Bằng nguồn tài trợ của Dự án RAI3E năm 2023 và 3 tháng đầu năm 2024 đơn vị đã phân bổ cấp phát cho các xã thuộc dự án với số lượng màn, võng màn cụ thể như sau: ·Năm 2023 cấp bổ sung 800 chiếc màn và 1.300 bộ võng có bọc màn. ·Quý I năm 2024:Đơn vị đã vận chuyển, bàn giao 2.570 chiếc màn, 2.120 bộ võng bọc màn có tẩm hóa chất tồn lưu dài cho 12 xã - thị trấn thuộc xã dự án RAI4E giai đoạn 2024-2026 để cấp phát bổ sung cho người dân tại các ổ bệnh, các hộ thiếu màn do màn hỏng, rách, phụ nữ có thai và dân di biến động. 2.3. Hoạt động Truyền thông nguy cơ (RC), truyền thông thay đổi hành vi (BCC) -Tích cực viết, cung cấp tin bài phòng, chống sốt rét gửi UBND huyện, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện, UBND các xã để phát trên hệ thống phát thanh huyện, xã với tần suất 2 lần/ ngày. Bằng nguồn tài trợ của Dự án RAI3E; -Năm 2023: Đơn vị lắp đặt 01 Pano truyền thông phòng chống sốt rét tại xã Giang Ly. Từ đầu năm 2024 đến nay TTYT đã tiếp nhận và phân phối, cấp phát vật liệu truyền thông cho các đơn vị trực thuộc (Sổ tay hướng dẫn TTGDSK phòng chống sốt rét: 98 bản (năm 2023; Tờ rơi truyền thông của Dự án RAI3E: 11.000 tờ; Áp phích "Hãy cùng nhau loại trừ sốt rét”: 600 tờ; Tờ rơi phòng chống và loại trừ sốt rét “Trách nhiệm của mỗi người dân và toàn xã hội”: 1.000 tờ); -Xây dựng Bản cam kết kèm nội dung truyền thông trình UBND huyện để triển khai đến UBND các xã cho người dân cam kết thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét; -Cùng với Viện Sốt rét-KST-CT TƯ, Tổ chức Y tế Thế giới tổ chức thành công Ngày Sốt rét thế giới (World Malaria Day 25/4/ 2024) tại địa bàn huyện Khánh Vĩnh với sự tham gia của các tổ chức Quốc tế, đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên. 2.4. Công tác phối hợp với các đơn vị y tế từ Trung ương đến tỉnh -Từ đầu năm đến nay Trung tâm Y tế đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn tuyên trên như: Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn, Trung tâm KSBT Khánh Hòa tổ chức gần 10 đợt điều tra, lấy lam xét nghiệm cho trên 3500 người (tập trung trên nhóm dân di biến động, đi rừng ngủ rẫy và nguy cơ cao), phát hiện nhiều trường hợp bệnh sốt rét, trong đó có cả 3 loài P. falciparum, P. vivax và P. malariae; -Phối hợp với Văn phòng UBND huyện, Trung tâm KSBT Khánh Hòa, Ban quản lý Dự án RAI3E Khánh Hòa triển khai các chiến dịch truyền thông phòng chống sốt rét với chủ đề “Dồn tổng lực về đích để loại trừ bệnh sốt rét”; -Làm việc với Chi hội tin lành xã Cầu Bà, nhà nguyện thôn Tà Gộc và thôn Đa Râm xã Khánh Thượng để phối hợp tuyên truyền các biện pháp phòng chống sốt rét đến các tổ chức tôn giáo và giáo dân; -Mời các tổ chức cá nhân, cơ quan xí nghiệp có công nhân làm việc tại các khu vực liên quan về khía cạnh dịch tễ sốt rét và các quầy thuốc trên địa bàn toàn huyện về họp triển khai, tuyền truyền và cam kết thực hiện trong công tác PCSR trên địa bàn. III. VỀ TÌNH HÌNH TRANG THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN VÀ THUỐC ĐIỀU TRỊ SỐT RÉT 3.1. Trang thiết bị, vật tư và công cụ test chẩn đoán nhanh (RDTs) -Hiện tại, các cơ sở y tế và các đoàn công tác đều cố gắng có đủ các trang thiết bị để chẩn đoán ca bệnh (lam máu, hóa chất giêm sa, kính hiển vi, test chẩn đoán nhanh phát hiện kháng nguyên SD-Bioline P/Pv HRP2/pLDH) va các vật tư đi kèm luôn đây đủ. -Vì hiện tại, vùng này lưu hành đến 3 loài P. falciparum, P. vivax và P. malariae cùng lúc, mật độ nhiều ca thất dưới ngưỡng phát hiện của kính hiển vi và cả test nhanh hông phát hiện được loài P. malariae nên nhu cầu cần thiết một công cụ siêu nhạy và đặc hiệu, nhất là công cụ sinh học phân tử hoặc test chẩn đoán nhanh phát hiện kháng nguyên loại Pf/PAN Plasmodium Antigen để giúp bao phủ chẩn đoán là rất quan trọng. 3.2. Thuốc điều trị sốt rét Đến hiện tại, một số thuốc sốt rét thiết yếu tại TTYT huyện đầy đủ để điều trị các bệnh nhân sốt rét gồm Quinin sulfate 250 mg, Artesunate lọ 60 mg, Chloroquin photphate 250 mg, Pyronaridine tetraphosphate-Artesunate (PyramaxR), Primaquine phosphate 7,5 mg còn đủ cơ số và còn hạn sử dụng. Tuy nhiên, việc theo việc tiếp tục theo dõi cơ số thuốc điều trị cần có trong thời gian đến trước sự tiếp tục xuất hiện các ca bệnh mới cả 3 loài là cần thiết để luôn luôn có đầy đủ thuốc sốt rét điều trị kịp thời cho bệnh nhân, nhằm đạt tiêu chí tỷ lệ khỏi bệnh cao, hạn chế biến chứng và tử vong do sốt rét tại địa bàn huyện này. Còn nữa à Tiếp theo Phần 2
|