|
Việc phòng ngừa và phát hiện bệnh kịp thời là rất cần thiết, ảnh minh họa. |
Phần 2. Sốt rét ‘nhập cảnh’ từ các nước châu Phi và châu Á sẽ là “thách thức” trong tiến trình loại trừ sốt rét tại Việt Nam (Tiếp theo và Hết)
Bài học từ Trung Quốc: Sau khi công nhận LTSR& Giờ đây sốt rét có nguy cơ tái xuất hiện Sau gần 100 năm triển khai phòng chống và loại từ sốt rét (PC & LTSR) và đã đạt mục tiêu LTSR cách nay gần 5 năm cùng với hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, Trung Quốc đang có nguy cơ đối mặt sốt rét quay trở lại do muỗi và nguồn bệnh KSTSR từ nước ngoài, phần lớn ở châu Phi xâm nhập. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo bệnh do ký sinh trùng từ muỗi gây lây truyền có thể tái bùng phát nếu các hoạt động phòng chống hoặc ngăn gừa sốt rét quay trở lại (POR) dừng lại hoặc lơ là, khi đó các ca bệnh sốt rét sẽ tăng mạnh trở lại ngay khi các dự án phòng chống ngừng lại, điều đã xảy ra với các nước châu Phi cũng như các nước đã phát triển. Theo TCYTTG, khu vực Tiểu vùng Sông Mê Kông mở rộng gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc là những nơi xuất hiện các chủng ký sinh trùng gây sốt rét có khả năng đa kháng thuốc và việc loại bỏ các chủng KSTSR đa kháng này trên toàn cầu, đặc biệt tại khu vực biên giới giữa các nước là vô cùng phức tạp. Điều này cũng cho thấy, sốt rét có thể loại trừ, không có nghĩa là không còn muỗi sốt rét và không có nghĩa là ta đã loại bỏ nguy cơ tái phát của các chủng P. vivax và P. ovale sau khi đã điều trị tiệt căn. Một minh chứng cụ thể, các vùng biên giới được kiểm soát chặt chẽ trong thời kỳ đại dịch COVID-19, nhưng làm sao cóthể ngăn chặn muỗi Anopheles spp. xâm nhập qua biên giới, điều đã trở thành thách thức lớn đối với Trung Quốc nói riêng và các nước đang có lưu hành sốt rét và có biên giới với nước khác nói chung và tình trạng sốt rét có khả năng quay trở lại là khó tránh khỏi. Điều quan trọng giờ đây là để đảm bảo ngăn chặn bệnh sốt rét bùng phát trở lại ở Trung Quốc là hợp tác với các Tổ chức Quốc tế và các quốc gia để tăng cường kiểm soát bệnh tốt nhất, không chỉ các nước ở Tiểu vùng Sông Mê Kông mở rộng mà còn ở các nước khu vực châu Phi. Một số hạn chế trong kiểm soát bệnh “sốt rét nhập khẩu” 1-Hạn chế về mặt khai thác bệnh sử:Việc khai thác bệnh sử và đặc biệt là khai thác yếu tố dịch tễ đi lại vào vùng sốt rét lưu hành, kể cả các vùng SRLH nội địa trong nước Việt Nam. Do đó, khi nghi ngờ thì nên hỏi bệnh sử và lịch trình đi lại của cá nhân bệnh nhân trong thời 2-4 tuần vừa qua, với khoảng thời gian này, không những giúp sàng lọc bệnh sốt rét mà còn điều tra ra một số bệnh truyền nhiễm khác (theo tài liệu y học du lịch). 2-Hạn chế về mặt chẩn đoán đa loài và RDTs: Hiện tại ở Việt Nam, tại các cơ sở y tế đang sử dụng nguồn test nhanh chẩn đoán sốt rét loại phát hiện chỉ hai loài đang lưu hành chiếm cao nhất tại Việt Nam là P. falciparum và P. vivax, trong khi các loài khác không thể phát hiện bằng test nhanh này, trừ khi các cơ sở y tế tư nhân trang bị loại test có thể phát hiện cùng lúc cả P. falciparum và non-falciparum (Pf/PAN Ag RDTs). Trong khi đó, sốt rét nhập khẩu từ châu Phi, châu Á và Nam Mỹ vào Việt Nam có đủ các loài P. falciaprum, P. vivax, P. ovale, P. malariae và kể cả P. knowlesi, nếu các tuyến y tế cơ sở chỉ dựa vào test nhanh chẩn đoán 02 loài trên thì dễ bỏ sót chẩn đoán và gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó, cần đào tạo và duy trì số lượng và chất lượng của các điểm kính hiển vi và/ hoặc bổ sung các loại test Pf/PAN Ag RDTs là tốt. 3-Hạn chế về mặt thuốc và hóa chất: Hiện tại vấn đề hiệu lực và hiệu quả của các thuốc điều trị và hóa chất diệt muỗi vẫn đang cần tiêp tục giám sát và đánh giá để lựa chọn và đưa ra khuyến cáo dùng tốt nhất. 4-Hạn chế về mặt truyền thông nguy cơ và điểm cảnh báo xét nghiệm kiểm tra sốt rét nhập cảnh Thiết nghĩ, trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giao lưu du lịch và giao thương, đi lao động hợp tác và hợp thức hoặc không hợp thức thường xảy ra hơn nên nguy cơ xâm nhập sốt rét ngoại lai vào Việt Nam là có thể xảy ra. Do đó, việc đưa ra các thông tin truyền thông nguy cơ, truyền thông thay đổi hành vi để giảm thiểu sốt rét là rất cần thiết và vô cùng quan trọng thông qua các kênh. Hơn nữa, tại các điểm đến của biên giới nên có chế độ cảnh báo hoặc chốt để xét nghiệm KSTSR và một số dịch bệnh đang lưu hành khác và duy trì chúng thường xuyên, cũng như cập nhật tình hình dịch bệnh xuyên biên giới.
(Hết) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.WHO, World Malaria Report 2023 (note that 2022 is the most recent year for which data is publicly available). 2.AU, Catalytic Framework to End AIDS, TB and Eliminate Malaria. Ethiopia, The Gambia, Ghana, Rwanda, Togo, South Africa, and Zimbabwe. Additionally, Algeria, Cabo Verde, Egypt, Morocco have all eliminated malaria or reported no malaria cases or deaths (Cabo Verde is in the final stages of being certified as having eliminated malaria). 20 Member States reduced incidence by> 10% and 23 reduced incidence by >23%. WHO, World Malaria Report 2023. 3.WHO, Guidance for Malaria: Pyrethroid-chlorfenapyr ITNs for prevention of malaria vs Pyrethroid-only ITNs for prevention of malaria, MAGICapp (2023). 4.Three-year study of net effectiveness conducted in Tanzania. Results showed that PBO nets were 13% more effective versus 39% for Pyrethroid-chlorfenapyr nets. Jacklin F. Mosha et al., Effectiveness of long-lasting insecticidal nets with pyriproxyfen-pyrethroid, chlorfenapyr–pyrethroid, or piperonyl butoxide-pyrethroid versus pyrethroid only against malaria in Tanzania: Final-year results of a four-arm, single-blind, cluster-randomised trial (2023). 5.WHO, News release: WHO recommends R21/Matrix-M vaccine for malaria prevention in updated advice on immunization (2023). 6.The two vaccines have not been tested in direct comparison studies, and R21/Matrix-M has not been tested in areas of high, perennial transmission. Given the similarity of the vaccines and that RTS,S is efficacious in high, moderate and low transmission settings, however, it is likely that R21 will also be efficacious in all malaria endemic settings. 7.This analysis was based on the submissions by Member States during the first two windows of the GF7 grant applications in 2023. 8.See sections on insecticide resistance and drug resistance. 9.During the early stages of the COVID-19 Pandemic, WHO estimated that malaria deaths could double if essential malaria services were disrupted. This scenario was avoided due to the prioritisation of malaria interventions by Member States despite lockdowns and other disruptions. 10.WHO, Global Technical Strategy for Malaria 2016-2030 (2021), https://www.who.int/. 11.World Bank, Africa Pulse: Delivering Growth to People Through Better Jobs, No. 28(Oct. 2023). 12.WHO, World Malaria Report 2023. 13.See, e.g., WMO, Africa Suffers Disproportionately from Climate Change (Sept. 2023); IMF, Africa’s Fragile States Are Greatest Climate Change Casualties (Aug. 2023); African Development Bank, Climate Change in Africa: Africa, Despite Its Low Contribution to Greenhouse Gas Emissions, Remains the Most Vulnerable Continent (Dec. 2019). 14.IPCC, Sixth Assessment Report, Ch. 9 (2022). 15.WMO, Africa Suffers Disproportionately from Climate Change (Sept. 2023). 16.EM-DAT (2023)&EM-DAT (2023). 17.Dr. Marina Romanello et al., The 2022 Report of the Lancet Countdown on Health and Climate Change: Health at the Mercy of Fossil Fuels (Oct. 2022). 18.Sadie J. Ryan et al., Shifting Transmission Risk for Malaria in Africa with Climate Change: A Framework for Planning and Intervention, Malaria J. (May 2020). 19.Available at https://www.who.int/publications/i/item/9789240060265. 20.A. Mnzava et al, Anopheles stephensi in Africa requires a more integrated response, Malaria J. 21(1)(May 2022); W. Takken & S. Lindsay, Increased Threat of Urban Malaria from Anopheles stephensi Mosquitoes, Africa, Emerg. Infect. Dis. 25(7) (Jul. 2019). 21.WHO, Initiative to Stop the Spread of Anopheles stephensi in Africa (Updated 2023). 22.WHO, World Malaria Report 2023. 23.During 2023, the African Union Commission developed a framework to integrate health security, emergency preparedness & response, resilient and sustainable health systems, and UHC into the humanitarian, development and peace nexus. This framework will be announced on the sides of the 2024 AU Summit. 24.Case studies and best practices are documented on the ALMA Scorecard Hub. 25.Several Member States are exploring opportunities to launch councils and funds to support both malaria and Neglected Tropical Diseases. Existing councils are also considering expanding their mandate to include NTDs. 26.CS4ME is a coalition of more than 600 civil society organisations advocating for and supporting efforts to control and eliminate malaria. See Regional Malaria Scorecards under Digitalisation. 27.Expanded Malaria Toolkit.E.g., WHO, Uniting to Combat NTDs, Bill & Melinda Gates Foundation, AMREF, GLIDE, The END Fund, CIFF.
|