Home TRANG CHỦ Thứ 2, ngày 25/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 1 8 2 2 3
Số người đang truy cập
6 4 0
 Thư viện điện tử Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Tổng hợp thông tin về phòng chống sốt rét trên thế giới tháng 9 & 10 năm 2010

1. Tổng hợp các Oxalamide và dẫn suất Triazine: xem như một lớp mới của nhóm thuốc hybrid 4-aminoquinoline với tính năng chống lại các Plasmodia tiềm tàng

Nhóm tác giả Naresh Sunduru, Moni Sharma, Kumkum Srivastava, S. Rajakumar, S.K. Puri, J.K. Saxena và Prem M.S. Chauhan thuộc Trung tâm nghiên cứu thuốc quốc gia, tại Lucknow, Ấn Độ và khoa ký sinh trùng và khoa sinh hóa của Trung tâm nghiên cứu thuốc Lucknow, Ấn Độ đồng tiến hành nghiên cứu. Kết quả cho thấy

Tần số và thực trạng kháng thuốc của ký sinh trùng sốt rét kháng với các thuốc lựa chọn đang diễn ra nhanh chóng và ngày càng phức tạp. Để đối phó với vấn đề này, một loạt 4-aminoquinolines có Oxalamide và Triazine mang chức năng mới được tổng hợp và sàng lọc để cho ra một vài loại thuốc mới. Các dẫn suất của Triazine 48 tìm thấy và cho hiệu quả nhất chống lại các dòng nhạy với CQ 3D7 của Plasmodium falciparum trong thử nghiệm in vitro với nồng độ IC50 là 5.23 ng/mL và dẫn chất của Oxalamide là 13 cho thấy ức chế trên in vivo là 70.45% vào ngày D4 chống lại các dòng kháng CQ N-67 của Plasmodium yoelii.

Trong nghiên cứu các 4-aminoquinolines mới để đối phó với tình trạng kháng thuốc này, các thuốc đã thử nghiệm và kết quả bước đầu cho thấy hợp chất 48, 41 cho tiềm lực với IC50 5.23, và 7.88 ng/mL và hợp chất 12 cho hoạt tính trung bình với nồng độ IC50 là 15.58 ng/mL chống lại dòng 3D7 của Plasmodium falciparum.

Dưới đây là các thuốc và các dẫn suất đã thử nghiệm:

§N1-(7-Chloroquinolin-4-yl)ethane-1,2-diamine (2a)

§N1-(7-Chloroquinolin-4-yl)propane-1,3-diamine (2b)

§7-Chloro-N-(2-(piperazin-1-yl)ethyl)quinolin-4-amine (2c)

§7-Chloro-4-(piperazin-1-yl)quinoline (2d)

§Ethyl 2-(2-(7-chloroquinolin-4-ylamino) ethylamino)-2-oxoacetate (3a)

§Ethyl 2-(3-(7-chloroquinolin-4-ylamino)propylamino)-2-oxoacetate (3b)

§Ethyl 2-(4-(2-(7-chloroquinolin-4-ylamino)ethyl)piperazin-1-yl)-2-oxoacetate (3c)

§Ethyl 2-(4-(7-chloroquinolin-4-yl)piperazin-1-yl)-2-oxoacetate (3d)

§N1-(2-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)ethyl)-N2-(2-morpholinoethyl)oxalamide (4)

§N1-(2-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)ethyl)-N2-(3-morpholinopropyl)oxalamide (5)

§N1-Butyl-N2-(2-(7-chloroquinolin-4-ylamino)ethyl)oxalamide (6)

§N1-(2-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)ethyl)-N2-(2-(diethylamino)ethyl)oxalamide (7)

§N1-(2-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)ethyl)-N2-(2-(dimethylamino)ethyl)oxalamide (8)

§N1-(3-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)propyl)-N2-(2-morpholinoethyl)oxalamide (9)

§N1-(3-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)propyl)-N2-(3-morpholinopropyl)oxalamide (10)

§N1-Butyl-N2-(3-(7-chloroquinolin-4-ylamino)propyl)oxalamide (11)

§N1-(3-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)propyl)-N2-(2-(diethylamino)ethyl)oxalamide (12)

§N1-(3-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)propyl)-N2-(2-(dimethylamino)ethyl)oxalamide (13)

§2-(4-(2-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)ethyl)piperazin-1-yl)-N-(2-morpholinoethyl)-2-oxoacetamide (14)

§2-(4-(2-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)ethyl)piperazin-1-yl)-N-(3-morpholinopropyl)-2-oxoacetamide (15)

§N-Butyl-2-(4-(2-(7-chloroquinolin-4-ylamino)ethyl)piperazin-1-yl)-2-oxoacetamide (16)

§2-(4-(2-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)ethyl)piperazin-1-yl)-N-(2-(diethylamino)ethyl)-2-oxoacetamide (17)

§2-(4-(2-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)ethyl)piperazin-1-yl)-N-(2-(dimethylamino)ethyl)-2-oxoacetamide (18)

§N-tert-Butyl-2-(4-(2-(7-chloroquinolin-4-ylamino)ethyl)piperazin-1-yl)-2 oxoacetamide (19)

§N-(3-(1H-Imidazol-2-yl)propyl)-2-(4-(2-(7-chloroquinolin-4-ylamino)ethyl)piperazin-1-yl)-2-oxoacetamide (20)

§2-(4-(7-Chloroquinolin-4-yl)piperazin-1-yl)-N-(2-morpholinoethyl)-2-oxoacetamide (21)

§2-(4-(7-Chloroquinolin-4-yl)piperazin-1-yl)-N-(3-morpholinopropyl)-2-oxoacetamide (22)

§N-Butyl-2-(4-(7-chloroquinolin-4-yl)piperazin-1-yl)-2-oxoacetamide (23)

§2-(4-(7-Chloroquinolin-4-yl)piperazin-1-yl)-N-(2-(diethylamino)ethyl)-2-oxoacetamide (24)

§2-(4-(7-Chloroquinolin-4-yl)piperazin-1-yl)-N-(2-(dimethylamino)ethyl)-2-oxoacetamide (25)

§N-tert-Butyl-2-(4-(7-chloroquinolin-4-yl)piperazin-1-yl)-2-oxoacetamide (26)

§1-(4-(2-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)ethyl)piperazin-1-yl)-2-(1H-indol-3-yl)ethane-1,2-dione (29)

§1-(4-(7-Chloroquinolin-4-yl)piperazin-1-yl)-2-(1H-indol-3-yl)ethane-1,2-dione (30)

§1-(4-(2-(7-Chloroquinolin-4-ylamino) ethyl) piperazin-1-yl)-2-(1-methyl-1H-indol-3-yl)ethane-1,2-dione (31)

§1-(4-(2-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)ethyl)piperazin-1-yl)-2-(1-tosyl-1H-indol-3-yl)ethane-1,2-dione (32)

§1-(4-(7-Chloroquinolin-4-yl)piperazin-1-yl)-2-(1-methyl-1H-indol-3-yl)ethane-1,2-dione (33)

§1-(4-(7-Chloroquinolin-4-yl)piperazin-1-yl)-2-(1-tosyl-1H-indol-3-yl)ethane-1,2-dione (34)

§2,4-Dichloro-6-(piperidin-1-yl)-1,3,5-triazine (36)

§4-(4,6-Dichloro-1,3,5-triazin-2-yl)morpholine (37)

§N2-(2-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)ethyl)-N4-(3-morpholinopropyl)-6-(piperidin-1-yl)-1,3,5-triazine-2,4-diamine (38)

§N2-(2-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)ethyl)-N4-(2-(diethylamino)ethyl)-6-(piperidin-1-yl)-1,3,5-triazine-2,4-diamine (39)

§N2-(2-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)ethyl)-N4-(2-(dimethylamino)ethyl)-6-(piperidin-1-yl)-1,3,5-triazine-2,4-diamine (40)

§N1-(7-Chloroquinolin-4-yl)-N2-(4-(4-methylpiperazin-1-yl)-6-(piperidin-1-yl)-1,3,5-triazin-2-yl)ethane-1,2-diamine (41)

§N2-(2-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)ethyl)-N4-(2-morpholinoethyl)-6-(piperidin-1-yl)-1,3,5-triazine-2,4-diamine (42)

§N2-(2-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)ethyl)-6-morpholino-N4-(3-morpholinopropyl)-1,3,5-triazine-2,4-diamine (43)

§N2-(2-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)ethyl)-N4-(2-(diethylamino)ethyl)-6-morpholino-1,3,5-triazine-2,4-diamine (44)

§N2-(2-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)ethyl)-N4-(2-(dimethylamino)ethyl)-6-morpholino-1,3,5-triazine-2,4-diamine (45)

§N1-(7-Chloroquinolin-4-yl)-N2-(4-(4-methylpiperazin-1-yl)-6-morpholino-1,3,5-triazin-2-yl)ethane-1,2-diamine (46)

§N2-(2-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)ethyl)-6-morpholino-N4-(2-morpholinoethyl)-1,3,5-triazine-2,4-diamine (47)

§N2-(3-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)propyl)-N4-(3-morpholinopropyl)-6-(piperidin-1-yl)-1,3,5-triazine-2,4-diamine (48)

§N2-(3-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)propyl)-N4-(2-(diethylamino)ethyl)-6-(piperidin-1-yl)-1,3,5-triazine-2,4-diamine (49)

§N2-(3-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)propyl)-N4-(2-(dimethylamino)ethyl)-6-(piperidin-1-yl)-1,3,5-triazine-2,4-diamine (50)

§N1-(7-Chloroquinolin-4-yl)-N3-(4-(4-methylpiperazin-1-yl)-6-(piperidin-1-yl)-1,3,5-triazin-2-yl)propane-1,3-diamine (51)

§N2-(3-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)propyl)-N4-(2-morpholinoethyl)-6-(piperidin-1-yl)-1,3,5-triazine-2,4-diamine (52)

§N2-(3-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)propyl)-6-morpholino-N4-(3-morpholinopropyl)-1,3,5-triazine-2,4-diamine (53)

§N2-(3-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)propyl)-N4-(2-(diethylamino)ethyl)-6-morpholino-1,3,5-triazine-2,4-diamine (54)

§N2-(3-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)propyl)-N4-(2-(dimethylamino)ethyl)-6-morpholino-1,3,5-triazine-2,4-diamine (55)

§N1-(7-Chloroquinolin-4-yl)-N3-(4-(4-methylpiperazin-1-yl)-6-morpholino-1,3,5-triazin-2-yl)propane-1,3-diamine (56)

§N2-(3-(7-Chloroquinolin-4-ylamino)propyl)-6-morpholino-N4-(2-morpholinoethyl)-1,3,5-triazine-2,4-diamine (57)

 
2. Hiệu lực và an toàn biện pháp điều trị dự phòng từng đợt (IPTi) bằng sulfadoxine-pyrimethamine đối với sốt rét trẻ em châu Phi: Một phân tích qua 6 thử nghiệm giả dược ngẫu nhiên có đối chứng

Các tác giả John J Aponte, David Schellenberg, Andrea Egan, Alasdair Breckenridge, Ilona Carneiro, Julia Critchley, Ina Danquah, Alexander Dodoo, Robin Kobbe, Bertrand Lell, Jürgen May, Zul Premji, Sergi Sanz, Esperanza Sevene, Rachida Soulaymani-Becheikh, Peter Winstanley, Samuel Adjei, Sylvester Anemana, Daniel Chandramohan, Saadou Issifou, Frank Mockenhaupt, Seth Owusu-Agyei, Brian Greenwood, Martin P Grobusch, Peter G Kremsner, Eusebio Macete, Hassan Mshinda, Robert D Newman, Laurence Slutsker, Marcel Tanner, Pedro Alonso, Clara Menendez cùng nghiên cứu cho biết biện pháp IPTi là một chiến lược đầy hứa hẹn trong công tác phòng chống sốt rét trên trẻ em nhỏ. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành một nghiên cứu góp chung/ cộng gộp để đánh giá hiệu lực và tính an toàn của biện pháp IPTi bằng thuốc sulfadoxine-pyrimethamine (SP) tại châu Phi.
 

Nghiên cứu với 6 nghiên cứu nhỏ mù đôi, ngẫu nhiên, thử nghiệm chứng-giả dược (tiến hành mỗi nghiên cứu tại Tanzania, Mozambique, Gabon và 3 cái ở Ghana) đánh giá hiệu lực của biện pháp IPTi bằng thuốc sulfadoxine-pyrimethamine. Trong tất cả thử nghiệm, IPTi hoặc placebo được cho trẻ emcungf thời gian trẻ được tiêm vaccine theo đúng chương trình tiêm chủng quốc gia và WHO. Các dữ liệu từ các thử nghiệm cho tỷ lệ mắc mới sốt rét, nguy cơ thiếu máu (packed-cell volume <25% hoặc Hb < 80 g/L), tỷ lệ nhập viện và tác dụng có hại của thuốc trên trẻ đến 12 tháng tuổi là được phân tích lại theo phân loại hiệu quả chuẩn và giai đoạn thời gian. Các phân tích được cải tiến để điều trị, tất cả trewr đều được nhận ít nhất 1 liều IPTi hoặc giả dược.

6 thử nghiệm cung cấp dữ liệu cho 7930 trẻ (IPTi, n = 3.958; placebo, n = 3.972). IPTi có hiệu lực bảo vệ là 30.3% (95% CI 19.8-39.4, p < 0.0001) chống lại các ca sốt rét lâm sang, 21.3% (8.2-32.5, p = 0.002) chống lại nguy cơ thiếu máu, 38.1% (12.5-56.2, p = 0.007) ngăn được nhập viện với ký sinh tùng dương tính trong máu và 22.9% (10.0 - 34.0, p = 0.001) chống lại các nguyên nhân nhập viện (chống ở đây có nghĩa là ngăn ngừa được). Có 56 ca tử vong trong nhóm dùng IPTi so với 53 trường hợp trong nhóm giả dược (rate ratio 1.05, 95% CI 0.72-1.54, p = 0.79). Một ca chết, có khả năng liên quan đến IPTi vì xảy ra 19 ngày sau điều trị liều và có thể có nhiễm trùng máu đi kèm trong ca này. 4 trong số 676 ca nhập viện không tử vong ở nhóm IPTi cho rằng có liên quan đến điều trị nghiên cứu so với 5 trong số 860 trong nhóm giả dược. Không có ca nào trong 3 ca bị phản ứng da nặng trong nhóm dùng IPTi.

Nói chung, IPTi bằng thuocs sulfadoxine-pyrimethamine là an toàn và hiệu quả trong những vùng có sốt rét lan truyền và can thiệp này là rất tốt góp phần quan trọng trong cong cuộc phòng chống sốt rét.

3. Những thông tin mới trong nghiên cứu sốt rét do Plasmodium vivax.

Nghiên cứu trên được tiến hành bởi nhóm gồm các nàh nghiên cứu Ivo Mueller, Mary R Galinski, J Kevin Baird, Jane M Carlton, Dhanpat K Kochar, Pedro L Alonso, Hernando A del Portillo, đang công tác tại Viện nghiên cứu y học Groka, Papua New Guinea; Trung tâm vaccine Emory, Trung tâm nghiên cứu các loài linh trưởng quốc gia Yerkes, và trung tâm nghiên cứu phát triển y học và bệnh truyền nhiễm, đại học Emory, Atlanta, Mỹ; Trung tâm nghiên cứu lâm sàng Eijkman–Oxford, Jakarta, Indonesia; Trung tâm y học nhiệt đới Nuffield, đại học Oxford, Anh; khoa ký sinh trùng y học, đại học New York, Mỹ; Trung tâm nghiên cứu và phát triển y học Kothari, Rajasthan, Ấn Độ; Trung tâm nghiên cứu sức khỏe quốc tế Barcelona, bệnh viện Barcelona, Tây Ban Nha.

 
Plasmodium vivax
phân bố về mặt địa lý rất rộng và gây bệnh cho người chỉ đứng sau loài P. falciparum, lên đến 2.5 tỷ người có nguy cơ và ước tính 80 triệu đến 300 triệu ca sốt rét lâm sàng mỗi năm, bao gồm cả SRAT và tử vong. Mặc dù với gánh nặng bệnh tật rất lớn như vậy, song P vivax vẫn chỉ được xem lướt qua và như thể cái bóng của một vấn đề nghiêm trọng hơn đó chính là Plasmodium falciparum tại khu vực cận sa mạc Sahara, châu Phi.

Các tiến bộ về mặt kỹ thuật trong giải trình tự bộ gen của P vivax và lời kêu gọi gần đây loại trừ sốt rét trên toàn thế giới đã nhấn mạnh thêm tầm quan trọng cho lĩnh vực sốt rét P. vivax và xem nó như một vấn đề y tế công cộng quan trọng. Tuy nhiên, vì chu kỳ sinh học của loài ký sinh trùng quan trọng này thì chúng ta thật khó để làm thế nào gián đoạn sự lan truyền của P. vivax, các chuyên gia đồng ý rằng các phương pháp sẵn có để ngăn ngừa và điều trị nhiễm P. vivax là chưa đủ loại trừ. Do đó, một nhu cầu khẩn thiết là phát triển các công cụ mới và chiến lược mới là những ưu tiên hàng đầu trong phòng chống P. vivax. Các bước tiến bộ trong phát triển các biện pháp như thế nhằm tăng sự hiểu biết chu kf sinh học, cơ chế bệnh sinh và dịch tễ học của P. vivax. Trong tài liệu này chủ yếu đề cập đến P. vivax, tập trung vào xác định các khoảng trống kiến thức từ lâu chúng đã gây trở ngại lớn cho việc loại trù bệnh trong quần thể người.
 

4. Phân tích Proteome của các kháng nguyên tiết ngoại bào P. falciparum ở thể vô tính biểu hiện một nhóm protein cùng với vai trò điều hòa miễn dịch và phát tín hiệu

Nhóm tác giả Meha Singh, Paushali Mukherjee, Krishnamoorthy Narayanasamy, Reena Arora, Som Dutta Sen, Shashank Gupta, Krishnamurthy NatarajanPawan Malhotra đang công tác tại Nhóm nghiên cứu sốt rét, Trung tâm nghiên cứu công nghệ di truyền và công nghệ sinh học quốc tế tại Aruna Asaf Ali Marg, New Delhi, Ấn Độ và Trung tâm ứng dụng gen học, Okhla Industrial Estate, New Delhi, Ấn Độ đồng tiến hành. Kết quả nghiên cứu cho biết:

Mối liên quan của ký sinh trùng và các vật chủ của chúng cùng tiến hóa cao dường như bao gồm sự điều hòa của các tín hiệu miễn dịch của vật chủ, dù cơ chế phân tử liên quan đến sự tác động lẫn nhau giữa ký sinh trùng-vật chủ vẫn còn chưa hiểu thấu. Đặc điểm của các gen chính và các protein cùng nguồn gốc có liên quan đến sự tương tác giữa vật chủ-ký sinh trùng nên đã dẫn đến hiểu biết tốt hơn về hiện tượng sinh học nôi tại. Ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum có liên quan đến hàng trăm protein với các hồng cầu vật chủ. Tuy nhiên, các protein được hoạt hóa bởi ký sinh trùng nội bào thể vô tính bên dưới màng tế bào hồng cầu vẫn cho chưa rõ. Trong đây có 2 phương pháp bổ sung, điện di trên gel electrophoresis/MS và LC-MS/MS, để kiểm tra các kháng nguyên tiết ngoại bào trong giai đoạn thể vô tính của P. falciparum. Xác định 27 kháng nguyên mới sinh ra bởi P. falciparum trong môi trường nuôi cấy có những gen trên nhiễm sắc thể mang tính đa hình cao cho thấy có yếu tố xác định và mã hóa đa dạng cho xác định kháng nguyên. Miễn dịch định vị cho 4 loại protein tiết mới xuất ra sau khi màng hồng cầu nhiễm. Trong số này, đặc tính chức năng sơ bộ của 2 protein mới của ký sinh trùng PfSEL1 và PfSEL2 biểu hiện cơ chế điều hòa nguwowic của bề mặt tế bào phát tín hiệu phân tử trong các tế bào vật chủ. Một protein kinase (PfEK) khác và protein phosphatase (PfEP) cũng tìm thấy như vậy. Các protein phosphorylate/dephosphorylate đặc hiệu cho ký sinh trùng trong canh cấy ngoại bào. Nghiên cứu này là cần thiết tìm hiểu về một kháng nguyên tiết ngoại bào của ký sinh trùng mà trong đó rất cần thiết cho sự phát triển của các ký sinh trùng cũng như hứa hẹn cho ra những thuốc chống sốt rét mới từ nghiên cứu phân tử này.
 

5. Tình trạng mức độ nặng của sốt rét trên những bệnh nhân nhiễm giun truyền qua đất

Nhóm tác giả Abraham Degarege, Abebe Animut, Mengistu Legesse và Berhanu Erko, đang công tác tại đại học Bahir, Bahir Dar, Ethiopia và Viện nghiên cứu sinh bệnh học Aklilu Lemma, đại học Addis Ababa, Ethiopia nhằm đánh giá khả năng tác động bệnh giun truyền qua đất lên độ nặng của sốt rét, mật độ KSTSR, thời gian làm sạch KSTSR và tỷ lệ giảm ký sinh trùng Plasmodium sau khi điều trị bằng thuốc sốt rét.

458 bệnh nhân sốt rét tình nguyện đến bệnh viện Alaba Kulito, phía nam Ethiopia, đẻ điều trị từ tháng 11-12 năm 2007 đưa vào trong nghiên cứu này. Các lam máu được làm giọt mỏng và giọt đặc để xác địnhk ký sinh trùng và chủng loại Plasmodium, các mẫu phân thu thập trên các bệnh nhân này được chẩn đoán để tìm bệnh giun sán, sử dụng kỹ thuật Kato-Katz. Nồng độ Hb được đo theo máy quang phổ kế xách tay (HemoCue HB 201). Sạch ký sinh tùng kiểm tra 3 ngày sau điều trị.

Tỷ lệ đồng nhiễm sốt rét và giun, chủ yếu là giun móc, giun đũa, giun tóc lần lượt là 9.6%, 6.3%, 2.1%. Khoảng 8.1% trong số các đối tượng nghiên cứu bị sốt rét nặng, ác tính. Cường độ nhiễm giun móc cho thấy tương quan dương tính với mật độ KSTSR (F = 3.510, P = 0.033). Nhiễm giun truyền qua đất có tương quan âm tính với các triệu chứng của sốt rét ác tính (OR = 0.317, 95% CI = 0.315–0.86, P = 0.01), nhưng một tỷ lệ nhỏ (4.5%) bệnh nhân sốt rét có đồng thời một hoặc nhiều giun bị SRAT. Chỉ có vài bệnh nhân (2.3%) đồng nhiễm với bệnh giun truyền qua đất.

Thử nghiệm nghiên cứu này chỉ ra giun truyền qua đất có góp một phần nhỏ vào dộ nặng của sốt rét khi bị đồng nhiễm đồng thời. Thử nghiệm cũng chỉ ra giun truyền qua đất không tác động có ý nghĩa về tỷ lệ làm sạch Plasmodium falciparumPlasmodium vivax khi điều trị với thuốc sốt rét.

Tiểu cầu, sốt và ký sinh trùng Plasmodia

Doron C. Greenbaum và Garret A. FitzGerald cùng tiến hành nghiên cứu và đăng tải trên tạp chí N. Engl J. Med 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiểu cầu từ lâu được biết có tương tác qua lại với hồng cầu trong cơ chế bệnh sinh thrombose (thrombogenesis), nói chung là trên cả bệnh nhân và các bệnh lý tế bào máu bị bệnh. Gần đây, các cơ chế phân tử do bạch cầu đa nhân trung tính (neutrophils) cho thấy có thể bắt cầu trong tương tác với các tế bào nội mô bắt đầu rõ ràng qua các nghiên cứu. Các nghiên cứu của McMorran và cộng sự cho biết khả năng tương tác giữa tiểu cầu-hồng cầu (platelet–erythrocyte interactions) tăng có thể rất phù hợp cho suy luận lâm sàng trên bệnh nhân sốt rét. Các bệnh lý này gây ra ở người bởi 4 loại ký sinh trùng thuộc giống Plasmodium: Plasmodium falciparum, P. vivax, P. ovale, P. malariae. Trong đó, sốt rét do P. falciparum có liên quan đến nhiều ca tử vong do sốt rét trên thế giới, với trẻ em là gánh nặng nhất. Các triệu chứng liên quan với sốt rét ác tính do P. falciparum điển hình bao gồm sót cao, toan chuyển hóa, suy hô hấp, thiếu máu, hạ đường huyết, co giật, phù não trong sốt rét ác tính thể não hoặc hôn mê.
 

Các nghiên cứu trước đây cho thấy hiện tượng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) là một chỉ điểm tiên lượng xấu trên bệnh nhân sốt rét và nhóm tác giả McMorran và cộng sự chỉ ra quá trình các hồng cầu nhiễm ký sinh trùng P. falciparum làm tăng tương tác với tiểu cầu dẫn đến chết cho ký sinh trùng - cho thấy vai trò của tiểu cầu như một hiệu ứng miễn dịch bẩm sinh (sự hoạt hóa tiểu cầu trong sốt rét do P. falciparum có hai mô hình). Đây là một phát hiện mới và tác dộng đó cần xem xét, với một tỷ lệ tốt đa gây chết cho ký sinh trùng khoảng 65%. Tuy nhiên, giờ đây, khả năng gây chết này được nhân lên trong chuột đã bị giảm tiểu cầu theo nghiên cứu của McMorran và cộng sự báo cáo. Các con chuột này có 1/10 số tiểu cầu trong các con chuột hoang dại, nhờ sự đứt đoạn đồng đẳng của gen mã hóa cho yếu tố sinh tiểu cầu (thrombopoietic receptor c-Mpl) và chúng đã làm tăng tỷ lệ tử vong sau khi thử với P. chabaudi (một loại ký sinh trùng khác với P. falciparum, nhưng gây nhiễm cho các loài gặm nhấm). Các tác giả đã loại trừ nguy cơ tiềm tàng và yếu tố nhiễu như một yếu tố gây tử vong, gồm gia tăng xuất huyết, tan máu và giảm sinh hồng cầu hoặc sinh cytokine hay lymphocyte. Mặc dù các nguyên nhân khác là chưa rõ ràng nên cũng chưa thể loại trừ.
 

KSTSR trong máu bị suy yếu trong mô hình nghiên cứu này của McMorran và cs., và tái lại chỉ sau 11 ngày nhiễm; giảm tiểu cầu có phát hiện trong giai đoạn này. Ngoài ra, aspirin được biết là ức chế chức năng tiểu cầu và tương quan liều đến 1.75g/ ngày trên một người nặng 70kg, aspirine làm tăng nồng độ KSTSR P. chabaudi trong máu chuột và thu lại tiểu cầu từ các nguwif tình nguyện đã uống aspirin (khoảng 300mg/ ngày) trong 1 tuần cho thấy thất bại trong khâu tiêu diệt các hồng cầu nhiễm P. falciparum trên thử nghiệm ex vivo.

Vì thế, những người bị sốt rét tránh dùng aspirin vì nguy cơ giảm tiểu cầu ? Aspirin thường sử dụng điều trị sốt ở trẻ emsống trong vùng lan truyền sốt rét. Thực hành này tiếp tục cho dù gần đây thuốc bị cấm dùng để điều trị cho bệnh nhi bị sốt tại các quốc gia phát triển vì có liên quan đến hội chứng Reye - một tình trạng giống như SRAT thể não. Ngoài ra, các “cơn lành tính” của SRAT xảy ra ở South Pacific có vẻ nhiểu hơn châu Phi mà có liên quan đến sử dụng aspirin ít hơn. Liều “nhi khoa” của aspirin (75-100mg/ ngày) giờ đây sử dụng rất phổ biến trong vấn đề bảo vệ tim mạch trên người lớn tại các quốc gia phát triển. Acetaminophen, cũng là một chất ức chế cyclooxygenase được dùng trong một số cộng đồng như thuốc hạ sốt và hiệu quả cắt sốt rất tốt tương tự như cơ chế phân tử của aspirin. Tuy nhiên, acetaminophen đắt tiền hơn aspirin và có nguy cơ tiềm tàng gây độc cho gan. Một vấn đề lớn mà chưa có bằng chứng điều trị về mặt dược học có tác động đến sốt trên bệnh nhân sốt rét, điều đặc biệt là chưa có một đánh giá so sánh nào một cách hoàn hảo giữa hiệu quả của aspirin và acetaminophen. Do vậy, dùng các thuốc trên nên thận trọng trong các trường hợp bệnh nhân bị sốt rét.
 

Một lý do khác cần thận trọng về can thiệp làm tăng tieur cầu trên các bệnh nhân mắc sốt rét là mối tương tác của tiểu cầu với hồng cầu bị nhiễm KSTSR có thể làm trầm trọng thêm SRAT. Một nghiên cứu trên mô hình chuột nhiễm của tác giả Srivastava và cộng sự chỉ ra rằng các hồng cầu bị nhiễm bởi phân lập P. berghei tương tác với các tiểu cầu hoạt hóa, dẫn đến tiết chemokine platelet factor 4 (Pf4, hay Cxcl4); ngược lại Pf4, làm nặng thêm cho SRAT. Ngoài ra, tương tác giữa tiểu cầu-hồng cầu có thể hỗ trợ cho quá trình sinh hồng cầu, đặc biệt trên các bệnh nhân rối loạn chức năng nội bào. Các microparticle của tiểu cầu nồng độ cao có liên quan đến hôn mê trên bệnh nhân như thế. Do đó, dù một hay nhiều cũng nên cảnh báo về P. berghei hay P. chabaudi trên chuột có thể tiên đoán hậu quả của nhiễm P. falciparum trên các bệnh nhân, sự ức chế tiểu cầu trên các bệnh nhân này có thể thỏa đáng. Trong mối quan tâm này, có bằng chứng liều thuốc aspirin có thể đánh bại rối loạn tiểu cầu?

Sốt rét ác tính do P. vivax: Một báo cáo hàng loạt ca từ Bikaner phía tây bắc Ấn Độ

Nhóm tác giả Dhanpat K. Kochar, Ashish Das, Sanjay K. Kochar, Vishal Saxena, Parmendra Sirohi, Shilpi Garg, Abhishek Kochar, Mahesh P. Khatri, AND Vikas Gupta
thuộc khoa y, đại học y khoa Bikaner, Rajasthan, India; Viện khoa học kỹ thuật Birla, Pilani, Rajasthan, India cùng tiến hành nghiên cứu coh biết các nghiên cứu dịch tễ học và mô tả lâm sàng về SRAT do Plasmodium vivax ở người lớn đang sống trong các vùng sốt rét lưu hành rất hiếm khi và ít được lưu ý nay cần phải hiểu về động lực cũng như tương tác với hệ thống miễn dịch. Quan sát này gồm 1.091 bệnh nhân người lớn nhập viện vào khoa y của bệnh viện đại học có liên quan đến nhóm bệnh viện ở Bikaner, Ấn Độ từ tháng 9.2003 đén tháng 12.2005. Chẩn đoán sốt rét do P. vivax được thiết lập dựa vào nhuộm lam soi kính hiển vi phát hiện KSTSR, test chẩn đoán nhanh (RDTs), và phản ứng PCR, sốt rét ác tính được phân loại theo Tổ chức Y tế thế giới ( World Health Organization). Trong số 1.091 bệnh nhân sốt rét, 635 bị sốt rét do P. falciparum và 456 bị P. vivax.

Trong số các bệnh nhân bị SRAT, 40 ca có bằng chứng nhiễm đơn thuần P. vivax được chẩn đoán bằng nhuộm giêm sa, RDTs và PCR. Các biến chứng được quan sát ghi nhận là rối loạn chức năng gan và vàng da trong 23 bệnh nhân (57.5%), suy thận trong 18 bệnh nhân (45%), thiếu máu nặng trong 13 bệnh nhân (32.5%), SRATTN trên 5 bệnh nhân (12.5%), suy hô hấp cấp trên 4 bệnh nhân (10%), sốc trên 3 bệnh nhân (7.5%), hạ đường huyết trên 1 bệnh nhân (2.5%). Giảm tiểu cầu trên 5 ca (12.5%), suy đa cơ quan trên 19 bệnh nhân (47.5%). Nghiên cứu dịch tễ học đa trung tâm quy mô lớn cần để xác định bệnh học cơ bản mà đến nay chưa biết toàn bộ.

 

Ngày 11/11/2010
Ts. Triệu Nguyên Trung và Ths.Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích