Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 8 5 0 3 7
Số người đang truy cập
6 1 2
 Hoạt động hợp tác Hợp tác trong nước
Các chuyên gia nước ngoài thảo luận tại Hội thảo
Hội thảo Quốc gia về vệ sinh an toàn lao động năm 2011 tại Quảng Ngãi

Theo kế hoạch dự án “Bảo vệ sức khoẻ người lao động, giai đoạn 2009-2011” do Bộ Y tế lao động và phúc lợi Nhật Bản tài trợ thông qua Tổ chức Y tế thế giới; ngày 19/3/2011 tại Thành phố Quảng Ngãi, Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới; Bộ Lao động Thương binh-xã hội và Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) tổ chức hội thảo quốc gia về “Đánh giá nguy cơ tại nơi làm việc nhằm cải thiện điều kiện lao động trên cơ sở kết hợp cải thiện điều kiện lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và dịch vụ y tế lao động”.

 Tham dự hội thảo về phía chuyên gia nước ngoài có Ông Kenichi Kamae, Cố vấn trưởng, Điều phối viên tổng thể chương trình ILO/Nhật Bản, Văn phòng khu vực Châu Á Thái Bình Dương; TS. Kazutala Kogi, Viện Khoa học Lao động Kawasaki Nhật Bản cùng các chuyên gia về an toàn vệ sinh lao động các nước thuộc khối ASEAN.

Về phía Việt Nam có Ông Bùi Hồng Lĩnh, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh-xã hội; TS. Vũ Như Văn, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý lao động, Bộ Lao động Thương binh-xã hội; TS. Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng; TS. Trần Thị Ngọc Lan Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường, Bộ Y tế; đại biểu một số đơn vị trực thuộc Bộ Y tế cùng lãnh đạo và chuyên viên của 15 Trung tâm y tế dự phòng đại diện các tỉnh miền Bắc và miền Trung.

       Phát biểu chỉ đạo hội thảo Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh đánh giá cao vai trò cũng như đóng góp của các tổ chức quốc tế trong công tác ATVSLĐ, đồng thời kêu gọi các tổ chức quốc tế tiếp tục hợp tác, giúp đỡ Việt Nam cải thiện điều kiện làm việc, với thông điệp của hội thảo là xây dựng môi trường văn hoá, môi trường lao động lành mạnh. Nhân dịp hội thảo có các chuyên gia đến từ Nhật Bản, Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh cũng gửi lời chia buồn đến các chuyên gia và người dân Nhật Bản vừa gặp phải thảm hoạ động đất và sóng thần ngày 11/3. Hội thảo được tiến hành với hai chủ đề:

  

 TS. Vũ Như Văn, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý lao động
và TS. Kazutala Kogi, Viện Khoa học Lao động Kawasaki
Nhật Bản  chủ trì chủ đề 1

TS. Trần Thị Ngọc Lan Phó Cục trưởng Cục Quản lý
môi trường, Bộ Y tế và Ông Kenichi Kamae, Cố vấn trưởng,
Điều phối viên tổng thể chương trình ILO/Nhật Bản

Chủ đề 1

Đánh giá nguy cơ và kết hợp cải thiện điều kiện lao động trong các doanh nghiệp nhỏ (WISE) và dịch vụ y tế lao động (BOHS) do TS. Vũ Như Văn và TS. Kazutala Kogi chủ trì gồm các báo cáo:

      -Vai trò của việc đánh giá nguy cơ trong việc xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ tại nơi làm việc theo quan điểm của ILO do TS. Tôn thất Khải chuyên gia của Tổ chức lao động Quốc tế báo cáo

    -Đánh giá nguy cơ và kinh nghiệm về ATVSLĐ của Malaysia do Bà RabaayahDaud chuyên gia Cục Vệ sinh an toàn Lao động, Bộ Y tế Malaysia.

     -Những giải pháp giảm tai nạn lao động tại nơi làm việc do TS. Vũ Như Văn báo cáo.

    -Những nội dung chính của cuốn tài liệu hướng dẫn thực hành nhằm cải thiện điều kiện lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ do TS. Kazutala Kogi, Viện Khoa học Lao động Kawasaki Nhật Bản báo cáo.

      -Những giải pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp ở người lao động Việt Nam theo kinh nghiệm của Bộ Y tế do ThS. Trần Anh Thành, Cục Quản lý môi trường y tế báo cáo.

Đặc thù phát triển nền kinh tế của Việt nam trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đặt ra những thách thức lớn đối với môi trường lao động và sức khoẻ người lao động. Điều kiện lao động mới với những ảnh hưởng đến sứckhoẻ người lao động và hình thành các bệnh nghề nghiệp mới đã và đang ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động.

Hiện nay nước ta có 25 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội, số người mắc bệnh nghề nghiệp tính đến tháng 12/2010 là 26.928 người; năm 2011 Cục Quản lý môi trường y tế sẽ dự thảo bổ sung 6 bệnh nghề nghiệp mới đó là: bệnh sốt rét nghề nghiệp, bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do Cadimi, bệnh HIV/AIDS nghề nghiệp, bệnh rung chuyển toàn thân nghề nghiệp, bệnh bụi phổi Talcosis nghề nghiệp và bệnh bụi phổi than nghề nghiệp. Nhóm bệnh ung thư nghề nghiệp sẽ tiếp tục nghiên cứu và bổ sung trong những năm tới.

Chủ đề 2

An toàn vệ sinh lao động trong sử dụng Amiang do TS. Trần Thị Ngọc Lan và Ông Kenichi Kamae chủ trì gồm các báo cáo.

    -Hồ sơ Quốc gia về sức khoẻ nghề nghiệp liên quan đến Amiang do TS. Phạm Văn Hải, Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật – Bảo hộ lao động, Bộ Lao động TB&XH báo cáo

     -Đánh giá nguy cơ Amiang đối với môi trường và sức khoẻ nghề nghiệp do TS. Yến, Viện Y học lao động và môi trường báo cáo.

     -Hành động Quốc gia nhằm loại trừ tác hại của Amiang đối với sức khoẻ người lao động theo kinh nghiệm của Philipppine do Bà Melba F.Marasigan, chuyên gia vệ sinh công nghiệp thuộc Trung tâm sức khoẻ an toàn vệ sinh lao động Philipppine báo cáo

      -Hành động Quốc gia nhằm loại trừ tác hại của Amiang đối với sức khoẻ người lao động theo kinh nghiệm của Thái Lan do Bà Suwadee Thaweesuk, chuyên gia Cục ATVSLĐ Ban Bảo hộ lao động và phúc lợi, Bộ Lao động Thái Lan báo cáo

       -Mô hình lồng ghép thực hiện dịch vụ y tế lao động và cải thiện điều kiện lao động tại cơ sở sản xuất có tiếp xúc với Amiang tại Thanh Hoá do BS. Quang, trung tâm Y tế dự phòng Thanh Hoá báo cáo.

Amiăng là một hợp chất gồm silicat, sắt, ma-nhê, kẽm, chúng được sử dụng trong nhiều sản phẩm và dùng làm các nguyên liệu có tính ma sát, các nguyên liệu xây dựng, tấm lợp AC; những công việc tiếp xúc nhiều với amiăng như khoan đập phá, khai thác quặng có amiăng, chải sợi, kéo sợi, dệt vải amiăng may áo cách nhiệt, làm thùng cách nhiệt cho nồi hơi, làm vật liệu cách âm, chế tạo doăng amiăng và cao su, xi măng amiăng, tấm lợp amiăng…

Trong phần thảo luận các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm về việc sử dụng và cách phòng chống tác hại của amiăng đối với sức khoẻ cộng đồng; theo Ông Goh Chye Guan, Vụ trưởng Hội đồng ATVSLĐ Singapore thì kể từ năm 1999 Singapore đã cấm nhập và sản xuất, sử dụng những vật liệu có chứa amiăng, do vậy những công trình xây dựng từ năm 1999 đến nay đều không sử dụng vật liệu có chứa amiăng, Chính phủ Singapore đang tìm giải pháp phá bỏ những công trình xây dựng sử dụng vật liệu có chứa amiăng từ năm 1999 về trước nhằm giảm thiểu tác hại của amiăng đối với sức khoẻ con người.

Kết thúc hội thảo các thành viên đều thống nhất về nguyên tắc tìm kiếm các giải pháp và biện pháp giảm dần việc sử dụng chất amiăng và sau đó đi đến chấm dứt.

Ngày 23/03/2011
CN. Đào Ngọc Trung  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích