Hướng dẫn lập kế hoạch phòng chống sốt rét năm 2012
Căn cứ công văn số 715/VSR-KH ngày 18/7/2012 về việc “Xây dựng kế hoạch PCSR năm 2012”của Chủ nhiệm Dự án quốc gia phòng chống sốt rét, chúng tôi xin trích đăng nguyên văn “Hướng dẫn lập kế hoạch PCSR năm 2012” để các đơn vị tuyến tỉnh, huyện và y tế cơ sở làm căn cứ lập kế hoạch cũng như thực hiện đúng các chế độ của Dự án quốc gia phòng chống sốt rét trong việc thực hiện các biện pháp PCSR tại các tuyến trong thời gian tới. Tình hình sốt rét toàn quốc 5 tháng đầu năm 2011 So với cùng kỳ năm 2010: Số người chết do sốt rét (SR) tăng 16,7% (7/6 người), số người mắc sốt rét giảm 12,8% (17.621/20.201), không có dịch sốt rét. Nguyên nhân Cả nước có 07 trường hợp chết do sốt rét tại 06 tỉnh: TP. Đà Nẵng (1), Gia Lai (1), Kon Tum (1), Bình Dương (1), Bình Phước (1),Đồng Tháp (1), Vĩnh Long (1), 3/7 ca tử vong tập trung ở Khu vực Miền Trung Tây Nguyên và 4/7 ca tử vong còn lại ở khu vực Nam Bộ. Nguyên nhân chính là do tuyến cơ sở phát hiện chẩn đoán sốt rét ác tính (SRAT) qúa muộn và khi bệnh quá nặng mới chuyển đến bệnh viện, tử vong sau ít giờ nhập viện. Có tử vong ở trẻ em dưới 7 tuổi tại tỉnh Bình Phước. Các khó khăn, tồn tại Về kinh phí: Các tỉnh và Bộ ngành đều được cung cấp sớm và đủ thuốc, hoá chất, vật tư, kinh phí và triển khai các hoạt động PCSR theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt, đặc biệt là hoạt động phòng chống véc tơ. Hầu hết các địa phương đều nhận được kinh phí muộn, nên hoạt động PCSR có phần hạn chế. Nhiều địa phương gặp khó khăn trong việc vay mượn, tạm ứng tiền để triển khai hoạt động đầu năm trong khi chờ phân bổ kinh phí. Về giám sát dịch tễ: Do kinh phí năm nay được cấp muộn nên hoạt động này ở hầu hết các địa phương đều thực hiện chậm hơn so với mọi năm. Tuy nhiên Viện và các địa phương đều đã thực hiện sớm công tác chỉ đạo và giám sát các hoạt động PCSR ở các tuyến ngay sau khi nhận được phân bổ kinh phí. Các địa phương đã tăng cường công tác chỉ đạo và giám sát dịch tễ tại các trọng điểm. Trong 5 tháng, toàn quốc đã tiến hành 16.630 lượt giám sát dịch tễ tại 19.253 điểm (cùng kỳ năm 2010 là 16.478 lượt và 19.547 điểm). Tuy nhiên nhiều tỉnh 5 tháng đầu năm có số lượng và số điểm giám sát dịch tễ còn ít, số lần giám sát ở nhiều tỉnh chỉ từ 5 – 20 lần, (trung bình > 200 lần/ 1 tỉnh, có nhiều tỉnh > 1000 lần) Về chẩn đoán và điều trị SR: Viện Sốt rét - KST - CT TƯ và các Viện khu vực đã cử các đoàn công tác phối hợp với các tỉnh tiến hành giám sát chất lượng chẩn đoán điều trị và thuốc SR ởcác tuyến. Các địa phương đã tổ chức được 7.439 lượt giám sát tại 8.189 điểm (5 tháng 2010: giám sát 7.477 lượttại 10.935 điểm). Vẫn còn nhiều tỉnh ít quan tâm hoặc chưa quan tâm đến công tác giám sát chẩn đoán, điều trị và thuốc SR. 5 tháng đầu năm một số tỉnh có hoạt động này rất ít, số lần giám sát chỉ đạt 2- 5 lần, (trung bình 70- 80 lần/ 1 tỉnh, có tỉnh > 500 lần). Vẫn còn một số bệnh nhân nhiễm P. falcifarum không được điều trị đúng theo phác đồ tại Quyết định số 4605/QĐ-BYT ngày 24/11/2009 về “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh SR” do Bộ Y tế ban hành; một số địa phương đã cử cán bộ không đúng đối tượng đi tập huấn chẩn đoán và điều trị bệnh SR (học viên là điều dưỡng, cử nhân, kỹ thuật viên...); cán bộ hệ điều trị ít được cập nhật về “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh SR” của Bộ Y tế mới ban hành và có một số cán bộ điều trị vẫn sử dụng phác đồ ban hành năm 2007, thậm chí ban hành năm 2003. Về KST SR kháng thuốc SR: WHO đã kiểm tra và xác nhận năm 2009 tại tỉnh xã Đắc Nhau, Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đã xuất hiện chủng P. falcifarum kháng Artesunat với tỷ lệ điều trị thất bại sớm là 15%; đây là mối quan ngại lớn và thách thức lớn với công tác PCSR ở Việt Nam bởi nguy cơ lây lan chủng SR kháng thuốc này tới các vùng lân cận và vùng khác là rất cao nếu không có các biện pháp kịp thời ngăn chặn và loại trừ KST SR kháng thuốc này. Mục tiêu phòng chống sốt rét (PCSR)năm 2012 Mục tiêu chung -Phòng chống sốt rét (PCSR) chủ động tích cực tại các vùng có SR lưu hành. Triển khai loại trừ bệnh SR ở các vùng SR đó giảm thấp trong nhiều năm. Đến năm 2012, tỷ lệ mắc SR dưới 0,52/1.000 dân, tỷ lệ chết do SR dưới 0,019/100.000 đân. -Bước đầu triển khai loại trừ bệnh SR tại các tỉnh đó đạt các tiêu chí để chuyển từ phòng chống SR sang loại trừ bệnh SR, góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân và sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Mục tiêu cụ thể 1. Đảm bảo mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ chẩn đoán sớm bệnh SR, điều trị kịp thời, hiệu quả thông qua các cơ sở y tế nhà nước và y tế tư nhân. -Đạt trên 82% người bệnh SR lâm sàng (nghi ngờ mắc SR) đến khám bệnh được xét nghiệm tỡm ký sinh trùng SR (năm 2007 là 75%). -Đạt trên 85% người có sốt ở vùng SRLH đến khám bệnh được xét nghiệm tỡm ký sinh trùng SR (năm 2007 là 75%). -Đạt trên 95% người nhiễm ký sinh trùng P.falciparum được điều trị bằng phối hợp thuốc sốt rét (năm 2010 là 94,5%). -Đạt trên 65% bệnh nhân sốt rét được điều trị đúng phác đồ, đủ liều (năm 2010 là 52,4%). 2. Đảm bảo diện bao phủ cho dân có nguy cơ mắc SR bằng các biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh thích hợp. -Tỷ lệ màn hiện có của dân vùng chỉ định tẩm màn được tẩm lại hóa chất diệt muỗi hàng năm đạt trên 90% (năm 2010 là 83,0%). -Tỷ lệ hộ gia đình trong vùng chỉ định phun tồn lưu hóa chất diệt muỗi được phun hóa chất đạt trên 97% (năm 2009 là 95,5%). -Nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụ PCSR và tăng cường huy động cộng đồng cùng tham gia PCSR thông qua truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống và loại trừ bệnh SR. -Trên 93% dân số vùng SRLH biết ít nhất 4 thông điệp chủ yếu về SR, phòng chống và loại trừ SR: (1) bệnh SR do muỗi truyền, (2) ngủ màn thường xuyên tại nhà và khi ngủ qua đêm trên nương rẫy, trong rừng, (3) phun hóa chất tồn lưu hoặc tẩm màn phòng chống muỗi SR, (4) khi sốt đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị (năm 2009 là 89,4%). -Tỷ lệ dân vùng SRLH có ngủ màn đêm hôm trước ngày điều tra đạt trên 90% (năm 2010 là 85,1%). -Nâng cao năng lực hệ thống giám sát dịch tễ SR và đảm bảo đầy đủ khả năng đáp ứng phòng chống dịch SR. -Đạt trên 95% số thôn (bản, ấp) có cán bộ y tế thôn hoạt động phòng chống SR (năm 2009 là 92%). -Phát hiện được ổ dịch SR trong vòng 2 tuần từ khi khởi phát và triển khai biện pháp can thiệp, khống chế trong vòng 1 tuần kể từ khi nhận báo cáo. -Không để dịch SR lớn xảy ra. -Triển khai các hoạt động chuẩn bị thực hiện loại trừ bệnh SR tại các tỉnh có SR lưu hành nhẹ (16 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh). -Ban hành các tài liệu hướng dẫn về loại trừ SR (căn cứ vào các tài liệu và chỉ tiêu của WHO). -Tập huấn các nội dung về loại trừ SR. Các yêu cầu đối với việc lập kế hoạch PCSR 2012 -Bảo đảm sát với nhu cầu thực tế: Nắm chắc số lượng đối tượng nguy cơ, vùng trọng điểm sốt rét, bảo đảm đủ thuốc sốt rét miễn phí đến bệnh nhân, không để thừa thuốc sốt rét ở tuyến huyện và tuyến tỉnh, thiếu thuốc sốt rét ở tuyếnxã, thôn, bản. Bảo đảm độ bao phủ và chất lượng phòng chống véc tơ cho các đối tượng nguy cơ cao, tăng cường giám sát dịch tễ, tập trung giáo dục truyền thông đối tượng đích, tăng cường đào tạo lại về PCSR cho y tế thôn bản, xã... -Chỉ định đúng các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật của Dự án Quốc gia PCSR. -Hiện nay chưa có Thông tư mới thay thế, vì vậy thực hiện các mục chi đúng theo Thông tư liên tịch số 147/2007/TTLT-BTC-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Tài chính-Bộ Y tế về Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đọan 2006-2010. Các yêu cầu cụ thể Các địa phương và Bộ-Ngành căn cứ vào kết quả "Phân vùng dịch tễ sốt rét và can thiệp năm 2009" để thống kê chính xác các số liệu duới đây: -Số huyện nằm trong vùng sốt rét lưu hành nặng và vùng sốt rét lưu hành vừa. -Số xã và số dân nằm trong vùng sốt rét lưu hành nặng và vùng sốt rét lưu hành vừa. Đối với các Bộ-Ngành: Số đơn vị và tổng số cán bộ công chức và gia thuộc sống trong vùng sốt rét lưu hành nặng và vùng sốt rét lưu hành vừa. -Số dân và công chức thường giao lưu với vùng sốt rét lưu hành nặng và vừa. -Số thôn bản và số dân nằm trong vùng sốt rét lưu hành nặng và vùng sốt rét lưu hành vừa. -Tổng số các đối tượng trên là số đối tượng nguy cơ cần đưa vào tính toán các nhu cầu để lập kế hoạch. Trong đó cần xác định số lượng các đối tượng ưu tiên (nguy cơ cao). Phân vùng dịch tễ sốt rét và can thiệp Vùng I: Không có sốt rét lưu hànhvà Vùng II: nguy cơsốt rét quay trở lại. Triển khai các biện pháp đề phòng SR quay trở lại trong chiến lược loại trừ bệnh SR như sau: - Phát hiện sớm bệnh nhân SR ngoại lai bằng kính hiển vi hoặc test chẩn đoán nhanh. - Điều trị sớm, đúng phác đồ qui định, chú ý điều trị diệt giao bào với P.falciparum và chống tái phát xa với P.vivax. - Điều tra giám sát bệnh nhân SR ngoại lai: thời gian phát hiện bệnh, quá trình phát hiện và điều trị, tình hình dịch tễ SR tại nơi có bệnh nhân SR ngoại lai... - Truyền thông giáo dục sức khỏe định hướng chương trình loại trừ bệnh SR và đề phòng SR quay trở lại. - Quản lý di biến động dân cư đi và về từ các vùng SRLH, cấp thuốc SR để tự điều trị cho người đi vào vùng SRLH vừa và nặng trên 1 tuần theo qui định. - Các tỉnh hoặc huyện có 100% số xã thuộc vùng này sau 3 năm triển khai các biện pháp đề phòng SR quay trở lại vẫn không có ký sinh trùng SR nội địa thì mời Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới kiểm tra công nhận đó loại trừ SR. Vùng III: Sốt rét lưu hành nhẹ (Các tỉnh, huyện có tỷ lệ KST < 1/1.000 dân vùng SRLH là huyện ở giai đoạn loại trừ SR, triển khai các biện pháp loại trừ SR để tiến tới cắt đứt sự lây truyền SR tại địa phương, không có ký sinh trùng SR nội địa, có thể có ký sinh trùng SR ngoại lai): - Phát hiện sớm bệnh nhân SR bằng kính hiển vi hoặc test chẩn đoán nhanh cho 100% người bệnh SR lâm sàng, người nghi ngờ mắc SR. - Điều trị sớm, đúng phác đồ qui định, chú ý điều trị diệt giao bào với P.falciparum và chống tái phát xa với P.vivax. - Tẩm màn hoỏ chất diệt muỗi ở những xã giỏp với các vùng SRLH vừa và nặng một lần/năm. Phun hóa chất tồn lưu ổ bệnh (thôn) có ký sinh trùng SR nội địa hoặc nơi có nguy cơ dịch. - Giám sát dịch tễ SR, giám sát chất lượng chẩn đoán và điều trị SR thường xuyên. - Đẩy mạnh hoạt động của Y tế xã, Y tế thụn (bản, ấp...) trong phát hiện, điều trị và quản lý bệnh nhân SR. - Quản lý y dược tư nhân trong lĩnh vực khám và điều trị bệnh SR, bán thuốc SR. - Quản lý biến động dân cư đi và về từ các vùng không có hoặc có SRLH, cấp thuốc SR để tự điều trị cho người đi vào vùng SRLH vừa và nặng theo qui định. - Truyền thông giáo dục sức khỏe chuyển đổi nhận thức và hành vi từ PCSR sang loại trừ SR. Vận động nhân dân ngủ màn thường xuyên. Vùng IV: Sốt rét lưu hành vừa. (Các tỉnh, huyện có tỷ lệ KST từ 1-<5/1.000 dân vùng SRLH ở giai đoạn tiền loại trừ SR, triển khai các biện pháp tiền loại trừ SR để tiếp tục làm giảm số người mắc và chết do SR, không để dịch SR xảy ra tiến tới đạt tỷ lệ người nhiễm KST<1/1.000 dân vùng SRLH và chuyển sang giai đoạn loại trừ SR): -Phát hiện sớm bệnh nhân SR bằng kính hiển vi hoặc test chẩn đoán nhanh cho 100% người bệnh SR lâm sàng, người nghi ngờ mắc SR. -Điều trị sớm, đúng phác đồ qui định cho các bệnh nhân SR lâm sàng và bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng SR, chỳ ý điều trị diệt giao bào với P.falciparum và điều trị chống tái phát xa với P.vivax. -Triển khai 2 chu kỳ phun tẩm hóa chất trước 2 đỉnh cao của mùa truyền bệnh trong năm: một chu kỳ phun hóa chất tồn lưu, một chu kỳ tẩm màn hóa chất diệt muỗi hoặc sử dụng màn tẩm hóa chất tồn lưu dài (Long lasting insecticide treated nets). Tùy đặc điểm mùa truyền bệnh ở mỗi vùng mà địa phương quyết định chọn phun tồn lưu trước hay tẩm màn trước cho phù hợp. -Truyền thông giáo dục sức khỏe thay đổi hành vi PCSR cho cộng đồng. Vận động nhân dân tẩm màn hoá chất diệt muỗi, ngủ màn tẩm hóa chất diệt muỗi cả ở nhà và khi ngủ ở nương rẫy, trong rừng. -Giám sát dịch tễ SR, giám sát chất lượng chẩn đoán và điều trị SR thường xuyên. -Đẩy mạnh hoạt động của Y tế xã, các điểm kính hiển vi, nhân viên Y tế thôn (bản, ấp...) trong phát hiện, điều trị và quản lý bệnh nhân SR. -Quản lý y dược tư nhân trong lĩnh vực khám và điều trị bệnh SR, bán thuốc SR. -Cấp thuốc SR để tự điều trị cho những đối tượng đi rừng, ngủ rẫy. -Phối hợp đa ngành, quân dân y trong PCSR, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vung biên giới, hải đảo. Vùng sốt rét lưu hành nặng (Các tỉnh, huyện có tỷ lệ KST ≥ 5/1.000 dân vùng SRLH là huyện ở giai đoạn PCSR tích cực, triển khai các biện pháp phòng chống sốt rét mạnh làm giảm mắc, giảm chết do SR, không để dịch SR lớn xảy ra, tiến tới đưa vùng này thành vùng tiền loại trừ SR khi đạt tỷ lệ ký sinh trùng từ 1 đến <5% lam có sốt (tương đương 1- ≤5 KST/1.000 dân vùng SRLH): -Phát hiện sớm bệnh nhân SR bằng kính hiển vi hoặc test chẩn đoán nhanh cho 100% người bệnh SR lâm sàng, người nghi ngờ mắc SR. -Điều trị sớm, đúng phác đồ qui định cho các bệnh nhân SR lâm sàng và ký sinh trùng SR dương tính, điều trị diệt giao bào với P.falciparum và chống tái phát xa với P.vivax. Ở các xã có P.falciparum kháng Artemisinin và dẫn chất tổ chức điều trị theo biện pháp bệnh nhân uống thuốc trước mặt nhân viên y tế (DOT-Direct Observaytion Therapy). -Triển khai 2 chu kỳ phun tẩm hóa chất trước 2 đỉnh cao của mùa truyền bệnh trong năm: một chu kỳ phun hóa chất tồn lưu, một chu kỳ tẩm màn hóa chất diệt muỗi hoặc sử dụng màn tẩm hóa chất tồn lưu dài (Long lasting insecticide treated nets). Tùy đặc điểm mùa truyền bệnh ở mỗi vùng mà địa phương quyết định chọn phun tồn lưu trước hay tẩm màn trước cho phù hợp. -Tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe về nhận thức và thay đổi hành vi PCSR cho cộng đồng bằng các nội dung và hỡnh thức thích hợp. Vận động nhân dân tẩm màn hoá chất diệt muỗi, ngủ màn tẩm hóa chất diệt muỗi cả ở nhà và khi ngủ ở nương rẫy, ở rừng. -Giám sát dịch tễ SR, giám sát ký sinh trùng SR kháng thuốc, giám sát chất lượng chẩn đoán và điều trị SR, giám sát muỗi truyền bệnh kháng hóa chất diệt. -Đẩy mạnh hoạt động của Y tế xã, các điểm kính hiển vi, nhân viên Y tế thôn (bản, ấp...) trong phát hiện, điều trị và quản lý bệnh nhân SR. -Quản lý y dược tư nhân trong lĩnh vực khám và điều trị bệnh SR, bán thuốc SR. -Cấp thuốc SR để tự điều trị cho những đối tượng đi rừng, ngủ rẫy. -Phối hợp đa ngành, quân dân y trong phòng chống SR, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Định mức thuốc sốt rét, hoá chất phun, tẩm, hoá chất xét nghiệm và vật tư khác năm 2012 theo phụ lục 1 bảnHướng dẫn lập kế hoạch PCSR này. Định mức kinh phí hỗ trợ hoạt động PCSR năm 2012: Một số quy định về việc sử dụng kinh phí hỗ trợ các hoạt động PCSR cho địa phương gồm những nội dung sau đây: Kinh phí hỗ trợ Giám sát Dịch tễ Sốt rét (GSDTSR) Là phần kinh phí của Dự án Quốc gia PCSR hỗ trợ ngoài tiền công tác phí thuộc Ngân sách chi thường xuyên của địa phương, đơn vị. Chỉ được hưởng những ngày hoạt động công tác PCSR ở thực địa. Chủ yếu chi cho cán bộ làm công tác PCSR ở tuyến Trung ương và tuyến tỉnh (bao gồm việc kiểm tra chỉ đạo địa phương, điều tra, giám sát sốt rét, giám sát côn trùng và các chi phí thuê mướn, xăng xe...). Kinh phí Giám sát Sốt rét tuyến huyện: -Là phần kinh phí của Dự án Quốc gia PCSR hỗ trợ ngoài tiền công tác phí thuộc Ngân sách chi thường xuyên của địa phương, đơn vị. Kinh phí này chủ yếu chi cho cán bộ thuộc Trung tâm Y tế huyện vùng SR lưu hành nặng và vùng SR lưu hành vừa đi chỉ đạo và giúp đỡ tuyến xã, thôn, bản, công- nông trường xí nghiệp đóng trên địa bàn triển khai thực hiện kế hoạch PCSR, giám sát dịch tễ sốt rét, giám sát côn trùng SR... để phục vụ công tác PCSR. -Thanh toán theo công lệnh đã được thủ trưởng cơ quan ký phê duyệt tên người và thời gian đi công tác theo quy định hiện hành của Nhà nước. -Mỗi huyệnvùng SR lưu hành nặng và vùng SR lưu hành vừa chỉ được tính 01 (một) cơ số kinh phí giám sát tuyến huyện định mức tối đa như sau: 25.000 đồng/người/ngày giám sát x 5 người x 10 ngày hoạt động/tháng x 12 tháng/năm = 15.000.000 đồng. Bồi dưỡng cho cán bộ làm xét nghiệm lam máu tìm KSTSR: Bao gồm cả soi lam lần đầu và soi lam kiểm tra chất lượng định mức như sau: 1.000 đồng/lam. Tổng kinh phí soi lam: bằng kinh phí soi lam +10% (kinh phí soi lam kiểm tra ở các tuyến trên) Bồi dưỡng cho người làm mồi và người bắt muỗi ban đêm: Định mức tối đa như sau: 50.000 đồng/người/đêm. Bồi dưỡng cho người trực tiếp phun, tẩm hoá chất: Định mức tối đa: 50.000 đồng/người/ ngày công. Công phun: Khu vực Miền Bắc là 6-8 nhà/1 ngày công; Khu vực Miền Trung-Tây Nguyên, Miền Nam và Bộ-Ngành là 10 nhà/1 ngày công. Công tẩm màn: tẩm 30 màn đôi/1 ngày công. Hỗ trợ tiền tầu xe cho cán bộ y tế xã, thôn bản lên huyện tập huấn: Tính theo mức cước vận chuyển hành khách bằng ô tô thông thường trong trường hợp địa phương không chi khoản này. Kinh phí hỗ trợ xã trọng điểm sốt rét: Mỗi xã nằm trong vùng SR lưu hành nặng và SR lưu hành vừa được Dự án Quốc gia PCSR hỗ trợ 1 (một) định xuất kinh phí cho cán bộ y tế có hoạt động thực sự và hiệu quả trong công tác PCSR. Định mức: 100.000 đồng/xã/tháng x 12 tháng. Kinh phí hỗ trợ điểm kính hiển vi đang hoạt động: Định mức: 100.000 đồng/1điểm kính/tháng x 12 tháng. Kinh phí hỗ trợ các hoạt động truyền thông tại tuyến xã: Truyền thanh xã (Biên tập: 50.000 đồng/trang/350 từ. Phát thanh: 10.000 đồng/lần). Kinh phí hỗ trợ người trực tiếp tham gia đội tuyên truyền cơđộng trong các đợt chiến dịch tại cộng đồng: Định mức 25.000 đồng/ người/ngày. Kinh phí hỗ trợ y tế thôn, bản (Thôn, bản, làng, ấp, buôn, sóc... sau đây gọi chung là thôn, bản). - Mỗi thôn nằm trong vùng SR lưu hành nặng và SR lưu hành vừa được Dự án Quốc gia PCSR hỗ trợ 1 (một) định xuất kinh phí cho cán bộ y tế (hoặc cộng tác viên nơi chưa có cán bộy tế) có hoạt động thực sự và hiệu quả trong công tác PCSR. Định mức: 50.000 đồng/thôn/tháng x 12 tháng. Chú dẫn: Kinh phí Giám sát Sốt rét tuyến huyện, Kinh phí hỗ trợ y tế tuyến xã và tuyến thôn, bản không áp dụng cho y tế các Bộ-Ngành. - Các định mức chi cho hoạt động PCSR thực hiện theo Thông tư liên tịch số 147/2007/TTLT-BTC-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Tài chính-Bộ Y tế về Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010. Mức chi các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Y tế: chi theoquy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính và Thông tưsố 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính. - Bản chi tiết danh sách: Xã trọng điểm, Thôn, Bản trọng điểm và danh sách tên người được hưởng kinh phí hỗ trợ của Dự án Quốc gia PCSR phải được xác nhận của Sở Y tế phê duyệt kèm theo bản dự thảo kế hoạch PCSR năm 2010. Bảo vệ kế hoạch, xét duyệt và công bố kế hoạch PCSR năm 2012 -Các địa phương cần bảo vệ kế hoạch sơ bộ với các cơ quan có thẩm quyền của địa phương như Sở Y tế,Sở Kế hoạch và Đầu tư,Sở Tài chính-Vật giá, UBND tỉnh (Thành phố) để được sự ủng hộ và nhất trí cao, tránh tình trạng bị cắt giảm kế hoạch sau khi được Trung ương duyệt. -Dự án QG PCSR yêu cầu các địa phương bảo vệ kế hoạch của đơn vị mình trước khi trình Bộ Y tế phê duyệt. (Viện Sốt rét-KST-CTTƯ vàcác Viện Sốt rét khu vực sẽ có lịch cụ thể để các đơn vị bảo vệ kế hoạch của mình). -Kế hoạch PCSR năm 2012 sẽ được công bố sau khi được Nhà nước phê duyệt, trên cơ sở xem xét nhu cầu và cân đối khảnăng các nguồn lực. -Kế hoạch PCSR năm 2012 do địa phương đề nghị cần gửi về Viện Sốt rét-KST-CTTƯ và Viện Sốt rét-KST-CT khu vực đối với các tỉnh Miền Trung-Tây Nguyên và Nam Bộ-Lâm Đồng trước ngày 15/8/2010. Trong quá trình lập kế hoạch nếu có vướng mắc đề nghị liên hệ với văn phòng Dự án QGPCSR, Viện Sốt rét-KST- CTTƯ: Phòng Kế hoạch Tổng hợp. Điện thoại: 04.35531712,04.38543019; FAX: 04.35530910. -Đề nghị các đơn vị lập kế hoạch điền đầy đủ các thông tin yêu cầu trong bản “KẾ HOẠCH PCSR NĂM 2012” để dễ theo dõi, đánh giá kế hoạch và gửi lên tuyến trên theo quy định kèm theo một bản báo cáo tồn kho vật tư, thuốc men, hóa chất… của đơn vị năm 2010 và đến thời điểm 30/6/2011. Định mức thuốc sốt rét, hóa chất phun tẩm, hóa chất xét nghiệm, vật tư phòng chống sốt rét năm 2012 1. Thuốc sốt rét các loại (liều trung bình cho người lớn và trẻ em) 1.1.Arterakine (hoặc CV Artecan):7 viên/liều. 1.2. Artesunat 60 mg:5 lọ/liều. 1.3. Primaquin 13,2mg:24 viên/liều. 1.4. Chloroquin 250 mg:8 viên/liều. 1.5. Quinin sulfat 250 mg:36 viên/liều 1.6. Doxycyclin 100 mg:5 viên/liều 1.7. Clindamycin300 mg:12 viên/liều Từ mục 1.1 đến mục 1.3 do Dự án Quốc gia PCSR cấp trực tiếp, từ mục 1.4 đến mục 1.7 địa phương sẽ tự mua theo nhu cầu được Dự án duyệt bằng nguồn kinh phí ủy quyền. Chú dẫn : -Thuốc sốt rét các loại được tính liều bình quân cho mọi lứa tuổi để xây dựng kế hoạch. -Số lượng thuốc sốt rét các loại khi lập kế hoạch không vượt quá số lượt điều trị theo chỉ tiêu dự tính và khả năng thực hiện. Cần trừ thuốc sốt rét tồn kho năm 2011 (tại các tuyến) chuyển sang năm 2012 để tránh lãng phí, ứ đọng và quá hạn dùng. -Nhu cầu xin cấp thuốc sốt rét thông thường và thuốc sốt rét có hiệu lực cao cần tính cụ thể theo vùng và địa phương để phù hợp với yêu cầu chuyên môn (vùng kháng, chưa kháng, vùng P.vivax trội hoặc vùngP. falcifarum trội). -Thuốc hỗ trợ: Thông tư liên tịch số 147/2007/TTLT-BTC-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Tài chính-Bộ Y tế về Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đọan 2006-2010 (bao gồm các thuốc thông dụng như: Kháng sinh, hạ nhiệt, chống ỉa chảy... theo nhu cầu thực tế của địa phương), nhưng không vượt quá 1/10 kinh phí mua thuốc sốt rét. 2. Hoá chất phun, tẩm (Định mức bình quân để xây dựng kế hoạch). 2.1.Hoá chất tẩm màn (Tẩm 1 lần/năm): Dự án PCSR sử dụng mộttrong 02 loại hoá chất sau đây: -ICON 2,5 CS:7 ml/người/năm. -FENDONA 10SC: 2,1ml/người/năm. Thí dụ: Đơn vị A, chỉ tiêu tẩm màn năm 2010 là 100.000 người. Cách tính số lượng hoá chất như sau: -Hoá chất ICON 2,5 CS (lít), cách tính: 7 mlx 100.000 người= 700 lít. (Tẩm 1 lần/năm). 2.2 . Hoá chất phun tồn lưu (Phun 1 lần/năm): Dự án PCSR sử dụng một trong 02 loại hoá chất sau đây: -Fendona 10 SC (lít), cách tính: vMiền Bắc: 7,5 ml/người/năm. vMiền Trung-Tây Nguyên, Miền Nam và Y tế các Bộ-Ngành: 4,5 ml/người/năm. -ICON 10WP (kg), cách tính: vMiền Bắc: 7,8mg/người/năm. vMiền Trung-Tây Nguyên, Miền Nam và Y tế các Bộ-Ngành: 4,7 mg/người/năm Thí dụ : Đơn vị B, chỉ tiêu phun tồn lưu năm 2010 là 100.000 người. Cách tính số lượng hoá chất như sau : -Miền Bắc: Hoá chất Fendona 10SC sử dụng: 7,5 mlx 100.000 = 750 lít (Phun 1 lần/năm). -Miền Trung-Tây Nguyên, Miền Nam, Y tế các Bộ-Ngành: Hoá chất Fendona 10 SC cách tính: 4,5 mlx 100.000 = 450 lít (Phun 1 lần/năm). 3. Giêm sa:1 lít/20.000 lam xét nghiệm. 4. Dầu bạch hương:1 lít/40.000 lam xét nghiệm. 5. Bình bơm hoá chất:1 bình/5.000 dân được phun bảo vệ (chỉ tính nhu cầu bổ sung). 6.Lam kính, kim chích máu xét nghiệm: Theo nhu cầu của địa phương.
|