Những kết quả đạt được của Trung tâm Phòng chống sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng tỉnh Kon Tum sau 20 năm thành lập (1991-2011)
Tháng 10/1991 tỉnh Kon Tum được thành lập theo Quyết định cùa Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ tỉnh Gialai-Kon Tum, đến tháng 12/1991 UBND tỉnh Kon Tum ra Quyết định số 35/QĐ-UBND về viêc thành lập Trạm sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng tỉnh kon Tum, cho đến tháng6 năm 2009 UBND tỉnh ra Quyết định số 35/2009 /QĐ-UBND về việc đổi tên Trung tâm phòng chống sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng tỉnh Kon Tum cho đến nay. Qua 20 năm xây dựng phát triển và trưởng thành, đơn vị đã đạt được những thành quả sau. Đặc điểm đơn vị Năm 1991, đơn vị khi chia tách chỉ có 8 cán bộ từ Trạm sốt rét-KST-CT tỉnh Gialai-Kon Tum, trong đó chỉ có 2 cán bộ có trình độ đại học là lãnh đạo đơn vị, 4 cán bộ trung cấp và 2 cán bộ sơ cấp, cho đến nay tổng số cán bộ công chức 21 cán bộ trong đó: 2 cán bộ có trình độ sau đại học, chiếm tỷ lệ 9,52%; 4 cán bộ có trình độ đại học, chiếm tỷ lệ 19,04%; 13 cán bộ có trình độ trung cấp, chiếm tỷ lệ 61,90%; 2 cán bộ sơ cấp, chiếm tỷ lệ 9,52%. Về tổ chức bộ máy gồm Ban giám đốc, 3 khoa chuyên môn (dịch tễ, côn trùng, xét nghiệm-Ký sinh trùng), 2 phòng chức năng (kế hoạch-tài chính, tổ chức-hành chính). Nhìn chung cơ cấu cán bộ công chức đã có sự phát triển tốt, theo chiều hướng tăng dần số lượng cán bộ có trình độ đại học và sau đại học trong đơn vị, để đảm nhiệm các nhiệm vụ ngày càng nặng nề và phức tạp hơn, trong bối cảnh tỉnh nhà đang trong giai đoạn xây dựng phát triển để hòa nhập với các tỉnh nằm trong khu vực Tây Nguyên Hàng năm đơn vị xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, qui hoạch cán bộ công chức theo qui định của Sở Y Tế, đồng thời luân phiên cử cán bộ đi đào tạo tại Đại học y dược Huế và Đại học y Tây Nguyên theo đúng chuyên ngành đào tạo, đồng thời qui hoạch cán bộ linh hoạt theo hướng động và mở, để đào tạo bồi dưỡng và đề bạc vào các chức vụ lãnh đạo quản lý trong đơn vị. Kết quả hoạt động của đơn vị Kết quả phòng chống bệnh sốt rét 1991- 2011 Nội dung | 1991 | 2001 | So sánh tăng (+) Giảm (-) | Số BNSR | 22.227 | 6.263 | 1.300 | -71,82% (1991/2001) -94,15% (1991/2011) | BNSR/1000 dân | 92,61 | 19,57 | 2,88 | -78,86% (1991/2001) -96,90% (1991/2011) | Sốt rét ác tính | 396 | 16 | 04 | -95,95% (1991/2001) -98,98% (1991/2011) | Tử vong do sốt rét | 118 | 01 | 02 | -99,15% (1991/2001) -98,30% (1991/2011) | Lam xét nghiệm | 59.503 | 132.941 | 90.000 | +51,25% (1991/2011) | Số lượng Ký sinh trùng | 6.748 | 1.904 | 450 | -71,78% (1991/2001) -93,33% (1991/2011) | % KST | 11,34 | 1,43 | 0,50% | -87,39% (1991/2001) -95,95% (1991/2011) | Số vụ dịch sốt rét | 01 | 0 | 0 | |
Trong 10 năm đầu, khi chia tách 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai số bệnh nhân sốt rét giảm 71,82% so với năm 1991; BNSR/1000 dân giảm 78,86%; số mắc sốt rét ác tính giảm 95,95; số tử vong do sốt rét giảm 99,15%; tổng số lam xét nghiệm tìm KST/SR tăng 123 %; số ký sinh trùng sốt rét giảm 71,78%; chỉ có 1 vụ dịch sốt rét tại xã Ngọc linh, huyện Đakglei vào năm 1998. Trong giai đoạn này các nguồn lực đầu tư cho chương trình mục tiêu phòng chống sốt rét mới bắt đầu được đầu tư của chính phủ, Bộ Y Tế và Viện sốt rét-KST-CT Hà Nội, Viện sốt rét-KST-CT Quy Nhơn, tuy nhiên vẫn còn hạn chế về nguồn lực PCSR trong những năm đầu của thập kỷ 90, vẫn còn sử dụng các chủng loại thuốc sốt rét kinh điển hiệu lực thấp và đã có hiện tượng kháng ký sinh trùng sốt rét như Chloroquin, Fansidar, SR2… chưa có thế hệ thuốc sốt rét Artemisinin trong điều trị sốt rét, đồng thời vẫn còn sử dụng hóa chất phun tồn lưuDDT trong phòng chống diệt muỗi sốt rét Năm 2011,sau 20 năm chia tách 2 tỉnh Kon Tum và GiaLai, tổ chức tiến hành các biện pháp can thiệp phòng chống sốt rét với các phương tiện như phòng chống vectơ ( phun, tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi Icon 2,5CS và Fendona 10SC); biện pháp phát hiện và điều trị tích cực và hiệu quả hơn với các thế hệ thuốc sốt rét mới hiệu lực cao, dễ sử dụng tại cộng đồng dân cư; đồng thời tích cực triển khai các biện pháp truyền thông PCSR cho nhân dân sống trong vùng sốt rét lưu hành trên địa bàn tỉnh các chỉ số bệnh nhân sốt rét giảm94,15%; BNSR/1000 dân giảm 96,90%; số mắc sốt rét ác tính giảm 98,98%; số tử vong do sốt rét giảm 98,30%; tổng số lam xét nghiệm tìm KST/SR tăng 51%; số ký sinh trùng sốt rét giảm 93,33%; không có dịch sốt rét xảy ra trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn 2001-2011 các nguồn lực đầu tư cho chương trình mục tiêu PCSR đã được tăng cường, với các loại hóa chất diệt muỗi có hiệu lực cao như Icon, Fendona thay thế hoàn toàn vai trò của hóa chất DDT và sử dungthuốc sốt rét thế hệ mới có khả năng chống kháng cao đối với chủng ký sinh trùng sốt rét như Artemisinin, Artesunat, Cv Artecan, Arterakine …Cùng với sự phát triển của mạng lưới điểm kính hiển vi tỉnh, huyện, xã, giúp cho công tác giám sát,phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét hiệu quả hơn, do vậy đã khống chế và đẩy lùi tình hình sốt rét trên địa bàn toàn tỉnh một cách bền vững. Để đánh giá những thành quả đã đạt được trong 20 năm qua, của chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống sốt rét tỉnh Kon tum, rút ra những bài học kinh nghiệm trong phòng chống sốt rét hiện nay đó là mô hình sốt rét di biến động, nằm rừng ngủ rẫy, khai thác lâm thổ sản của nhân dân, công nhân xây dựng các công trình trọng điểm của nhà nước như giao thông, thủy điện, thủy lợi…, sốt rét vùng biên giới, đó là những thách thức trong công tác phòng chống sốt rét trên địa bàn Tây nguyên và tỉnh Kon Tum. Với sự nhiệt tình gắn bó với công tác phòng chống sốt rét của mạng lưới chuyên khoa sốt rét các tuyến tỉnh, huyện, xã ,với sự quan tâm giúp đở, động viên và đầu tư của các Viện nghiên cứu Trung ương, UBND tỉnh, Sở Y tế và các ban ngành đoàn thể trong tỉnh, hy vọng trong một thời gian không xa, phấn đấu bệnh sốt rét trở thành một bệnh thông thường khác, không còn đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của nhân dân trên địa bàn tỉnh, nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển tỉnh Kon Tum giàu đẹp.
|