Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 8 0 3 5
Số người đang truy cập
1 9 3
 Hoạt động hợp tác Hợp tác trong nước
Dự án VAHIP góp phần tích cực vào thành công trong ngăn chặn sự lây lan của đại dịch cúm A/H1N1 (Ảnh minh họa)
5 năm phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm ở người của Dự án VAHIP tại Thừa Thiên Huế

Dự án Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch tại Việt Nam (Vietnam Avian and Human Influenza Control and Preparedness Project), viết tắt theo tiếng Anh là VAHIP. Hợp phần B về y tế của dự án do Bộ Y tế phụ trách được triển khai tại 8 tỉnh Lạng Sơn, Hà Nội (Hà Tây cũ), Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang. Từ năm 2007-2011, Thừa Thiên Huế đã thực hiện dự án này để chủ động phòng chống dịch.

Mục tiêu thực hiện dự án

Dự án được đồng tài trợ bởi Chính phủ Việt Nam, Quỹ Ủy thác phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người (AHI), khoản tài trợ Quỹ Phát triển nguồn nhân lực và chính sách của Nhật Bản (PHRD) và khoản tín dụng của Hiệp Hội phát triển quốc tế (IDA) với mục tiêu nâng cao hiệu quả các biện pháp của chính phủ nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm trên người tại tỉnh thực hiện dự án bằng cách phát hiện sớm và ứng phó với các ca lây nhiễm ở người và gia cầm, chuẩn bị sẵn sàng về y tế trong trường hợp đại dịch diễn ra trong 5 năm tới.

Mục tiêu cụ thể là tăng cường chất lượng của hệ thống giám sát và ứng phó với cúm AH5N1 ở người; nâng cao trình độ chuyên môn và sẵn sàng ứng phó trong điều trị cúm A H5N1 ở người; tăng cường nhận thức đối với nhân viên tại các cơ sở y tế và cộng đồng về phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người; xây dựng kế hoạch củng cố và thí điểm hệ thống y tế dự phòng tại địa phương trong phòng chống và đáp ứng với dịch bệnh; tăng cường sự phối hợp giữa y tế và nông nghiệp trong phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm ở người.

Tổng số kinh phí đầu tư cho các hoạt động dự án để bảo đảm được mục tiêu xây dựng là 19.588.000.000 đồng.

Đánh giá kết quả thực hiện

Dự án VAHIP được triển khai thực hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như một số các tỉnh khác đã phù hợp với chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước và ngành y tế về công tác năng cao chất lượng phòng, chống dịch và khám chữa bệnh cho người dân ở tuyến cơ sở; phù hợp với nhu cầu nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thuộc hệ y tế dự phòng tại các cơ sở y tế; phù hợp với nhu cầu cần được trang bị các loại dụng cụ, phương tiện phòng chống dịch và khám chữa bệnh thiết yếu của các cơ sở y tế và phù hợp với nhu cầu cần được bảo vệ, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng tốt hơn của cộng đồng người dân.

Tiến độ triển khai thực hiện các hoạt động của dự án bảo đảm yêu cầu kế hoạch, tiếp cận thống nhất từ trên xuống cơ sở theo hệ thống y tế trong điều kiện thực tế. Sử dụng các nguồn lực bảo đảm đúng mục đích để đầu tư cho những hoạt động cần thiết với số kinh phí hơn 19,5 tỷ đồng.

Các hoạt động dự án tập trung vào một số lĩnh vực như (1) nâng cao năng lực, chất lượng hệ thống giám sát và ứng phó bằng cách xây dựng mô hình hệ thống giám sát mới, xây dựng hệ thống đáp ứng nhanh trong phòng chống dịch bệnh; (2) tăng cường chất lượng kỹ thuật và hiệu quả của hệ thống sẵn sàng điều trị tại các bệnh viện; (3) tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe thay đổi hành vi cho người dân tại các cơ sở y tế và trong cộng đồng; (4) tăng cường năng lực thực hiện các chức năng y tế dự phòng của 4 trung tâm y tế thí điểm ở các huyện Phong Điền, Hương Trà, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế bằng các hoạt động tăng cường năng lực phòng chống dịch, năng lực lập kế hoạch, quản lý, giám sát; năng lực triển khai và quản lý trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm thay đổi hành vi có lợi cho người dân tại cộng đồng, xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh tại tuyến huyện.

Hoạt động của Dự án VAHIP đã có những tác động tốt và hiệu quả đến việc nâng cao chất lượng hệ thống giám sát, chất lượng kỹ thuật và trình độ chuyên môn trong công tác điều trị, thay đổi nhận thức và hành vi của người dân, xây dựng được hệ thống phản ứng nhanh trong công tác phòng chống dịch bệnh tại 4 đơn vị thí điểm...

Trong thời gian qua, song hành với việc triển khai các hoạt động của dự án; dịch cúm AH5N1 còn gọi là dịch cúm gia cầm và cúm ở người tại Thừa Thiên Huế đã được chủ động thực hiện các biện pháp giám sát, khống chế không để dịch bệnh xảy ra; góp phần trong nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của người dân tại địa phương

Tính bền vững của dự án

Sau 5 năm (2007-2011) triển khai các hoạt động, Dự án VAHIP đã xây dựng được tính bền vững vì đã tiếp nhận được sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình, tích cực của lãnh đạo, các ban, ngành, nhân viên y tế các cấp; nội dung hoạt động của dự án phù hợp với chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước về nâng cao chất lượng y tế tuyến cơ sở; các hoạt động của dự án cũng là chức năng, nhiệm vụ của hệ thống y tế từ tuyến tỉnh đến tuyến cơ sở. Ngoài ra, cán bộ, nhân viên y tế từ tuyến tỉnh đến tuyến xã, phường, thị trấn đã có điều kiện để nâng cao năng lực quản lý, giám sát và tập huấn, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ; nhân viên y tế thôn bản, tình nguyện viên y tế ở cơ sở và cộng đồng người dân có cơ hội nâng cao kiến thức, thái độ, thay đổi hành vi trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Tính bền vững cũng được xác định khi chính quyền, các đoàn thể và cộng đồng người dân đã quan tâm, ủng hộ và tạo nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện những nội dung hoạt động. Nhu cầu tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế của người dân ngày càng được tăng cao vì vấn đề sức khỏe cần được chăm sóc và bảo vệ.

Bài học kinh nghiệm

Qua 5 năm triển khai dự án, các bài học kinh nghiệm được rút ra để duy trì mô hình hoạt động và nhân rộng ở các cơ sở khác là cách tiếp cận của dự án đến với cộng đồng và cơ chế quản lý dự án phù hợp, bảo đảm tính thống nhất trong việc chỉ đạo và thực hiện. Sự hỗ trợ về công tác đào tạo mạng lưới và cung cấp trang thiết bị hoạt động đã tạo nhiều điều kiện làm việc cho các cơ sở y tế; các nhân viên y tế đã phát huy năng lực, tận tâm, nhiệt tình trong nhiệm vụ công tác. Mối quan hệ của tổ chức tài trợ, bộ máy chỉ đạo từ trung ương đến các địa phương đã được xây dựng, củng cố trên cơ sở thống nhất về cách tiếp cận và phương pháp thực hiện. Việc quản lý các nguồn lực hoạt động được thực hiện một cách chặt chẽ, rõ ràng.

Dự án được triển khai căn cứ trên khung kế hoạch và được điều chỉnh hàng năm nhằm bảo đảm được tiến độ hoạt động, phù hợp với điều kiện thực tế. Phương pháp tiếp cận theo chuỗi giá trị hiệu quả, trong đó lấy người dân làm trung tâm để tiếp cận các dịch vụ, bảo đảm tính phù hợp và kết quả mong muốn. Đã xây dựng các tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe đa dạng, phong phú; cung cấp nhiều thông tin bổ ích đến trực tiếp với người dân, đến được với cộng đồng ở cơ sở nên đã giúp việc nâng cao được nhận thức, chuyển đỏi được hành vi có lợi mang tính hiệu quả. Các dụng cụ, trang thiết bị hỗ trợ của dự án đã tạo điều kiện tốt cho các cơ sở y tế phát huy khả năng trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch. Công tác giám sát, phản ứng nhanh và xử trí điều trị kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra đã đáp ứng hiệu quả trên địa bàn không những đối với dịch cúm AH5N1 mà còn có khả năng đáp ứng tốt đối với các loại dịch bệnh khác.

Mô hình này sẽ được duy trì và nhân rộng ở các cơ sở khác tại địa phương để sẵn sàng đối phó với tình hình dịch cúm gia cầm và cúm ở người cũng như các loại dịch bệnh khác đang còn có khả năng diễn biến phức tạp trong thời gian tới.

Ngày 26/12/2011
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích