|
Giáo sư Scott O'Neill kiểm tra muỗi cấy vi khuẩn Wolbachia trước khi thả ra môi trường bên ngoài (Ảnh: ĐH Queensland) |
Triển khai dự án nuôi muỗi để diệt muỗi
Bằng cách cấy vi khuẩn Wolbachia, thường gọi là khuẩn Bông Ngô, một loại vi khuẩn phổ biến ở ruồi giấm vào muỗi Aedes aegypti, thủ phạm truyền bệnh sốt xuất huyết và thả lên đảo Trí Nguyên, tuổi thọ của muỗi sẽ giảm một nửa, qua đó hạn chế khả năng lây lan của bệnh sốt xuất huyết. Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản đồng ý để Viện Pasteur Nha Trang phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương triển khai thực hiện giai đoạn 2 của dự án “Ứng dụng phương pháp sửdụng tác nhân sinh học Wolbachia trong phòng, chống sốt xuất huyết tại thực địa hẹp của Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và địa điểm để triển khai dự án là đảo Trí Nguyên, thành phố Nha Trang; thời gian thực hiện dự án là 30 tháng kể từ khi được Bộ Y tế phê duyệt. Theo đó, hướng nghiên cứu của dự án là cấy vi khuẩn Wolbachia, tên tiếng Việt là vi khuẩn Bông Ngô, một loại vi khuẩn phổ biến ở ruồi giấm vào muỗi Aedes aegypti, thủ phạm truyền bệnh sốt xuất huyết; loại vi khuẩn này sẽ làm giảm một nửa tuổi thọ của muỗi, qua đó sẽ hạn chế khả năng lây lan của bệnh sốt xuất huyết. Trong giai đoạn 2008 - 2010, các nhà khoa học của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã thành công trong việc tiến hành cấy vi khuẩn Wolbachia vào muỗi Aedes aegypti. Khi dự án được triển khai trên thực địa (giai đoạn 2), các nhà khoa học sẽ cho thả muỗi Aedes aegypti đã bị gây nhiễm khuẩn Wolbachia lên đảo Trí Nguyên để theo dõi khả năng thích nghi và nhân rộng muỗi Aedes aegypti mang vi khuẩn Wolbachia ở môi trường tự nhiên, xác nhận khả năng giảm tuổi thọ của muỗi làm giảm bệnh sốt xuất huyết. Được biết, ngoài Việt Nam dự án này đang được tiến hành ở Úc và một số nước khác.
|