Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 8 1 7 1
Số người đang truy cập
2 6 2
 Hoạt động hợp tác Hợp tác trong nước
Bệnh viện Trung ương Huế (ảnh st)
Bệnh viện Trung ương-Huế cứu sống bệnh nhân sốt rét ác tính thể não kết hợp hội chứng phủ tạng

Bệnh nhân nam Đặng Sơn M. 27 tuổi, người dân tộc Pa Kô; nghề nghiệp làm ruộng, cư trú tại xã A Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế bị sốt rét ác tính thể não kết hợp hội chứng phủ tạng được Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận và cứu sống từ Bệnh viện huyện A Lưới chuyển đến vào giữa tháng 8/2012.

 

Bệnh nhân này sống trong vùng sốt rét lưu hành nặng ở một xã biên giới giáp ranh với Lào, mặc dù làm ruộng nhưng đã có các hoạt động đi rừng, đào đãi vàng... Khởi bệnh ở nhà 5 ngày với cơn sốt, có rét run; triệu chứng rét run và sốt xảy ra 3 đến 4 cơn mỗi ngày. Bệnh nhân đã uống thuốc hạ sốt ở nhà nhưng không khỏi, bị lên cơn co giật nên người nhà đưa đến Bệnh viện huyện A Lưới. Tại đây đã xét nghiệm phát hiện bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum dương tính với mật độ ++, được chẩn đoán sốt rét ác tính trong tình trạng nặng nên tiến hành hồi sức cấp cứu và chuyển ngay về Bệnh viện Trung ương Huế ngày 15/8/2012.

Tại Khoa Cấp cứu hồi sức-Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh nhân được chẩn đoán sốt rét ác tính, tiên lượng nặng với các triệu chứng như sốt cao 39,5oC, mạch 90 lần/phút, huyết áp 120/80 mmHg, nhịp thở 28 lần/phút; có tình trạng lơ mơ, co giật, da vàng nhẹ, kết mạc mắt vàng; cho đi tiểu qua ống xông ghi nhận có 200 ml nước tiểu/1giờ màu đỏ sẫm; Glawgow 11 điểm, đồng tử khoảng 2 mm đều cả hai mắt... Đồng thời bệnh nhân cũng được cho thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng khác phát hiện tiểu cầu giảm nhiều, dùng test chẩn đoán nhanh xác định Plasmodium falciparun dương tính, siêu âm thấy gan lớn...

 

Bệnh viện Trung ương Huế, nơi cứu sống bệnh nhân sốt rét ác tính (ảnh internet)

Qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng đã xác định bệnh nhân có các hội chứng nhiễm trùng như sốt cao, ký sinh trùng Plasmodium falciparum (++); hội chứng vàng da như da vàng, kết mạc mắt vàng; hội chứng đi tiểu ra máu với nước tiểu màu đỏ sẫm, trong nước tiểu có hồng cầu (+++)... Người bệnh được hồi sức tích cực với các loại dịch chuyền, thuốc cấp cứu, hạ sốt, kháng sinh, thuốc điều trị đặc hiệu sốt rét Artesunat tiêm. Sau 5 ngày điều trị tại Khoa Cấp cứu hồi sức, bệnh nhân đã hết sốt, tinh thần tỉnh táo, tiếp xúc tốt, tình trạng huyết động ổn định nên ngày 20/8/2012 người bệnh được chuyển sang Khoa Truyền nhiễm để được tiếp tục theo dõi và điều trị.

Tại Khoa Truyền nhiễm, bệnh nhân được theo dõi, điều trị nối tiếp và diễn biến lâm sàng tiến triển tốt. Người bệnh được xác định đã đỡ và bệnh ổn định nên cho xuất viện vào ngày 25/6/2012 sau 10 ngày nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế, trong đó có 5 ngày ở Khoa Cấp cứu hồi sức và 5 ngày tại Khoa Truyền nhiễm.

Qua trường hợp bệnh nhân sốt rét ác tính thể não kết hợp hội chứng phủ tạng điều trị thành công tại Bệnh viện Trung ương Huế, người bệnh được cứu sống do được phát hiện kịp thời, xác định khả năng bệnh nặng không thể điều trị ở bệnh viện huyện nên chuyển ngay lên tuyến trên. Bệnh nhân được cứu sống cũng do việc chẩn đoán đúng, hồi sức cấp cứu tích cực, điều trị kịp thời và theo dõi diễn biến lâm sàng thận trọng, chặt chẽ... mặc dù chẩn đoán khi vào viện là sốt rét tiểu huyết cầu tố nhưng chẩn đoán khi ra viện là sốt rét ác tính thể não kết hợp hội chứng phủ tạng, có nhiễm trùng đường tiết niệu.

Vấn đề đặt ra ở đây là bệnh nhân khởi phát bệnh ở nhà 5 ngày trước khi vào bệnh viện huyện với các triệu chứng sốt cao, sốt từng cơn kèm theo rét run với từ 3 đến 4 cơn sốt mỗi ngày nhưng tự điều trị ở nhà, không đến ngay cơ sở y tế để được khám chữa bệnh kịp thời; đợi đến lúc đã lên cơn co giật người nhà mới đưa đến bệnh viện. May rằng bệnh viện huyện phát hiện sớm và có y lệnh đúng đắn, chỉ định hồi sức cấp cứu tích cực và chuyển ngay bệnh nhân lên tuyến trên vì ngoài khả năng giải quyết ở tuyến huyện do tình trạng bệnh quá nặng nên người bệnh mới được cứu sống. Đây là một bài học kinh nghiệm đối với các trường hợp khác cũng có khả năng xảy ra tương tự, cần chỉ định cho người bệnh được điều trị ở tuyến nào để đáp ứng yêu cầu. Nên tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống sốt rét ở các cơ sở xã, phường, thị trấn, thôn bản, tổ dân cư để người dân, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ nâng cao nhận thức đến ngay cơ sở y tế khi ốm đau, bệnh tật để được khám phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Hiện nay sốt rét ngoại lai là một vấn đề thời sự của nhiều địa phương trên cả nước và tử vong do sốt rét ngoại lai có thể là điều không thể tránh khỏi nếu mạng lưới y tế cơ sở không thực hiện được chức năng phát hiện sớm, điều trị kịp thời; dĩ nhiên là phải có ý thức tự giác của người bệnh đến ngay cơ sở y tế khi mắc bệnh.
 

Một bệnh nhân sốt rét ác tính được điều trị tại cơ sở y tế
(ảnh Thiên Chương)

 

Đối với các trường hợp người dân có giao lưu, biến động đi vào vùng sốt rét lưu hành hoặc ra khỏi khu vực được bảo vệ của vùng sốt rét lưu hành. Muốn không bị mắc bệnh sốt rét thì phải “phòng bệnh tốt khi đi”; muốn không bị tử vong thì phải “chống bệnh tích cực khi mắc bệnh trở về”. Tình hình tử vong sốt rét hiện nay, đặc biệt tử vong do sốt rét ngoại lai là vấn đề nhạy cảm của xã hội nên các cơ sở y tế cần cảnh giác để giải quyết vấn đề này với khẩu hiệu hành động “không có sốt rét ác tính, không có tử vong”.

Ngày 10/09/2012
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích