Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 8 2 7 8
Số người đang truy cập
3 3 5
 Hoạt động hợp tác Hợp tác trong nước
Nhân viên y tế dự phòng phun thuốc và tư vấn phòng dịch tại xã A Ngo, huyện Đakrông (ảnh minh họa: t5g.org.vn)
Thực hiện đồng bộ các biện pháp khống chế sốt rét ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

 

Công tác phòng chống sốt rét tại huyện Đakrông đã được chú trọng và đầu tư đúng mức ngay từ khi tái lập huyện vào năm 1997. Xác định phòng chống sốt rét là một ưu tiên hoạt động của y tế nên trong nhiều năm qua cùng với sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của chính quyền các cấp, ngành y tế Quảng trị đã chỉ đạo Trung tâm y tế huyện Đakrông củng cố mạng lưới từ xã đến thôn bản. Tính đến nay, 14 xã đã có trạm y tế khang trang, đội ngũ y tế được tăng cường và có cụm kính hiển vi hoạt động; 102 nhân viên y tế thôn bản được đào tạo và đào tạo lại về chức năng và nhiệm vụ cũng như công tác chuyên môn trong đó có các hoạt động phòng chống bệnh sốt rét. Bệnh nhân sốt rét mắc ở mức thấp, tỷ lê ký sinh trùng sốt rét trên 1000 dân < 2 thấp hơn sovới bình quân chung của cả tỉnh (5,44 năm 2011), không có tử vong do sốt rét, không để dịch sốt rét xảy ra. Đó là một sự nỗ lực đáng ghi nhận trong hoạt động phòng chống sốt rét của đội ngũ y tế trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn này. Tuy nhiên diễn biến sốt rét trong năm 2012 cho thấy không thể xem thường, nguy cơ quay trở lại sau một thời gian giảm sốt rét là có cơ sở.

Đakrông là một huyện trọng điểm sốt rét của tỉnh Quảng trị có14 xã và 102 thôn đều nằm trong vùng sốt rét lưu hành vừa và nặng cần thực hiện các giải pháp phòng chống sốt rét tích cực. Với dân số gần 40.000 người, là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, có trên 80% là đồng bào dân tộc thiểu số, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để cho bệnh sốt rét bùng phát như sinh địa cảnh : rừng, suối, nhiệt độ và lượng mưa làm cho quần thể muỗi sốt rét phát triển nhanh; trong khi các yếu tố thuận lợi khác dễ làm sốt rét bùng phát như có nhiều người dân đi rừng ngũ rẫy, khó khăn về áp dụng các biện pháp phòng chống sốt rét như tẩm màn, tỷ lệ người dân ngủ màn thường xuyên chưa cao, cấu trúc nhà còn đơn sơ tạm bợ, phần lớn là vách tre nứa, lợp tranh. Diện tích nhà nhỏ, lại có bếp lửa trong nhà. Nhiều nhà có vách thưa thớt gió lùa vào nhà, một số nhà thường thay vách mới,vào mùa thu hoạch một bộ phận không nhỏ người dân ngũ lại tại nhà rẫy để thuận lợi cho việc thu hoạch; nhà rẫy đơn giản, tạm bợ, ý thức về các biện pháp phòng chống muỗi đốt còn hạn chế, nhận thức của người dân về công tác phòng chống sốt rét chưa được nâng cao, số người nhận được thông điệp truyền thông về PCSR đạt khoảng 60%, nguồn lực còn hạn chế .

 

Y sĩ Hồ A Trê- Trạm trưởng Trạm Y tế xã Abung- Đakrông lội suối thực hiện khám
chữa bệnh cho nhân dân
 

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Đakrông, năm 2012 tình hình sốt rét diễn biến phức tạp và bùng phát tại một số xã trên địa bàn, đến 12 tháng năm 2012 so với cùng kỳ bệnh nhân sốt rét tăng 51,72% (220/145); ký sinh trùng sốt rét tăng 230,23% (207/55), và hầu hết là P. falciparum; bệnh nhân sốt rét tập trung chủ yếu vào vào 3 xã là Đakroong, Hướng Hiệp và Talong.Nguy cơ sốt rét quay trở lại là rất lớn nếu không thực hiện đồng bộ hiệu quả các giải pháp phòng chống sốt rét.Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng thông quatổ chức họp dân trước khi triển khai chiến dịch và bổ sung các loại hình truyền thông thích hợp với từng nhóm đối tượng như phụ nữ, học sinh nhằm nâng cao nhận thức của người dân về PCSR để người dân chủ động phòng chống bệnh sốt rét có hiệu quả cao nhất với mục tiêu tỷ lệ người dân ở vùng sốt rét biết ít nhất 4 thông điệp chủ yếu về phòng chống sốt rét như bệnh sốt rét là do muỗi truyền; ngũ màn và đặc biệtmàn tẩm hóa chất là biện pháp phòng chống sốt rét tốt nhất; khi bị sốt hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị sốt rét; thuốc sốt rét được cấp miễn phí tại các cơ sở y tế đạt trên 93%. Tỷ lệ dân vùng sốt rét lưu hành có ngủ màn đạt trên 80%. Cùng với việc sử dụng test chẩn đoán nhanh tại các cơ sở y tế cần phát triển và duy trì hoạt động có chất lượng các điểm kính hiển vi xã, liên xã, phòng khám đa khoa khu vực nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời các ca nhiễm sốt rét. Điều trị đúng phác đồ của Bộ Y tế để hạn chế nguồn lây ra cộng đồng. Nâng cao chất lượng và hiệu quả các biện pháp phòng chống véctor, những nơi có tỷ lệ độ bao phủ màn thấp và người dân chưa có thói quen ngủ màn, thì ngoài việc phòng chống muỗi truyền bệnh bằng phun tồn lưu trong nhà cần bổ sung các biện pháp phòng chống khác như dọn dẹp vệ sinh nhà cửa để hạn chế muỗi trú đậu trong nhà, hun khói, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm xung quanh nhà.Đào tạo và tập huấn đội ngũ nhân viên y tế xã, thôn bản trong việc quản lý dân di biến động, đi rừng, ngũ rẫy, quản lý và giám sát chặt chẽ bệnh nhân sốt rét. Tăng cường giám sát và quản lý ca bệnh tại bệnh viện và cộng đồng, giám sát hiệu quả điều trị.Bảo đảm kinh phí cho các hoạt động phòng chống sốt rét bao gồm kinh phí dự án PCSR quốc gia, dự án QTC PCSR và tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ khác.Tập trung phòng chống sốt rét có trọng điểm. Ưu tiên vào các xã sốt rét biến động, và sử dụng nguồn lực có hiệu quả. Vận động nhân dân mua thêm màn bổ sung, và mang màn đặc biệt là màn có tẩm hóa chất để ngủ khi đi rừng, ngũ rẫy cũng như tại hộ gia đình.Tiếp tục thực hiện giám sát dịch tể sốt rét, nhất là đối với những người đi rừng ngũ rẫy, đảm bảo có thuốc sốt rét để tự điều trị khi bị sốt ở xa các cơ sở y tế.

Để công tác phòng chống sốt rét có hiệu quả và mang tính bền vững góp phần vào phát triển kinh tế-xã hội thì ngoài sự đầu tư của ngành y tế đòi hỏi sự quan tâm đầu tư và chỉ đạo hơn nữa của các cấp ủy Đảng và chính quyền mỗi địa phương, sự chung tay góp sức của mỗi tổ chức và cá nhân trong việc khống chế và từng bước đẩy lùi bệnh sốt rét.

 

 

Ngày 06/02/2013
Ths. Bs Lê Thạnh
Trưởng khoa sốt rét-kst-ct Quảng Trị
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích