Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 4 5 7 2
Số người đang truy cập
3 5 5
 Hoạt động hợp tác Hợp tác trong nước
Một công trình thủy điện tại Tây Nguyên
Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn tổ chức Hội nghị triển khai đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh Gia Lai năm 2014

Ngày 7/8/2014 tại Tp. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã phối hợp với Sở Khoa học công nghệ tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị triển khai đề tài cấp tỉnh năm 2014 nhằm giới thiệu đề tài, tập huấn quy trình, kỹ thuật nghiên cứu, kế hoạch thực hiện và phân công trách nhiệm cán bộ tham gia thực hiện đề tài.

Hội nghị có sự tham dự của 30 đại biểu đến từ Sở KHCN, Sở Y tế, Trung tâm Phòng chống Sốt rét-KST-CT tỉnh Gia Lai; Trung tâm y tế các huyện Krông Pa, Iagrai và Chư Pah; Lãnh đạo Viện, Chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu thuộc Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn cùng một số cơ quan thông tin đại chúng đóng trên địa bàn tỉnh.

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh năm 2014 được triển khai có tên là:Đánh giá mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ gia tăng sốt rét với tác động của biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái khu vực có công trình thủy điện, thủy lợi tỉnh Gia Lai” theo Quyết định phê duyệt đề tài số 386/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND tỉnh Gia Lai và Hợp đồng NCKH số 06/HĐ-SKHCN ngày 27/6/2014 của Sở Khoa học và công nghệ Gia Lai do Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy nhơn chủ trì và PGS.TS. Triệu Nguyên Trung làm chủ nhiệm đề tài với nguồn kinh phí 970 triệu (trong đó 900 triệu là nguồn ngân sách khoa học của tỉnh Gia Lai) được tiến hành trong 2 năm (2014-2016) phạm vi 3 huyện Krông Pa, Ia Grai và Chư Pah nhằm đánh giá mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ gia tăng sốt rét với tác động của biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái khu vực có công trình thủy điện, thủy lợi và đề xuất các biện pháp can thiệp thích hợp. Theo đó nội dung chủ yếu của đề tài tập trung vào nghiên cứu một số yếu tố khí tượng (nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa); sinh địa cảnh; thành phần, phân bố của muỗi và bọ gậy Anophele, tập tính, vai trò truyền bệnh và phòng chống véc tơ sốt rét ở các khu vực có công trình thủy điện, thủy lợi; tình hình mắc sốt rét (bệnh nhân SRLS, người có KSTSR), hoạt động PCSR và một số đặc điểm xã hội học của các cộng đồng dân cư sống tại các khu vực nghiên cứu. Từ đó, đánh giá các yếu tố nguy cơ gia tăng sốt rét và đề xuất biện pháp can thiệp thích hợp tại khu vực có công trình thủy điện, thủy lợi ở Gia Lai.

 
Thủy điện, thủy lợi gắn liền với biến đổi môi trường, biến đổi khí hậu và sốt rét

Tỉnh Gia Lai là trọng điểm sốt rét Tây Nguyên và cả nước, phần lớn cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực thủy điện, thủy lợi thuộc vùng SRLH nặng. Theo số liệu thống kê năm 2012 so với cùng kỳ 2011, bệnh nhân sốt rét tỉnh Gia Lai tăng 31,67% (4.794/3.641), ký sinh trùng sốt rét tăng 42.71% (4.167/2.920) tập trung chủ yếu ở các huyện Krông Pa, Konchro, Đức Cơ, Chưprông, Iagrai là các vùng có liên quan đến thủy điện, thủy lợi. Việc nghiên cứu muỗi truyền bệnh sốt rét và tình hình mắc sốt rét trong các cộng đồng dân cư sinh sống tại các khu vực thủy điện và thủy lợi, không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa lý thuyết cơ bản về biến động các quần thể muỗi Anopheles mà còn cung cấp cơ sở khoa học chính xác để có đề xuất các biện pháp PCSR hữu hiệu cho các cộng đồng dân cư sinh sống ở đây, cũng như ở những vùng có điều kiện môi trường tương tự, nghiên cứu là hết sức cần thiết hiện nay góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

  

Các đại biểu tham dự tập huấn.

 

Dự kiến sản phẩm của đề tài nghiên cứu sẽ là những dẫn liệu khoa học đầu tiên đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và môi trường đến các yếu tố nguy cơ gia tăng sốt rét do thủy điện, thủy lợi; đồng thời là cơ sở dự báo tình hình sốt rét tại các khu vực thủy điện, thủy lợi. Bổ sung tư liệu khoa học về tác động của biến đổi khí hậu và môi trường sinh thái tự nhiên; khuyến cáo giải pháp quản lý môi trường sinh thái và điều tiết dòng chảy tại các vùng quy hoạch kinh tế-xã hội tại các khu vực thủy điện, thủy lợi. Nâng cao kiến thức, khả năng nghiên cứu chuyên ngành về quản lý dịch bệnh cho đội ngũ cán bộ địa phương về vấn đề biến đổi khí hậu và môi trường sinh thái đang được quan tâm hiện nay. Các đợt điều tra thực địa, thí nghiệm tại la bo, tập huấn, bồi dưỡng cho một số cán bộ y tế địa phương sẽ góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn, khả năng nghiên cứu khoa học về quản lý dịch bệnh. Kết quả của đề tài có thể sử dụng cho việc đào tạo sau đại học (tiến sĩ, thạc sĩ); bổ sung tư liệu khoa học về tác động môi trường sinh thái tự nhiên, biến đổi khí hậu liên quan đến tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh và khối cảm nhiễm ở các khu vực thủy lợi, thủy điện. Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường sinh thái và ngăn chặn sự lan truyền bệnh do tác động của biến đổi khí hậu tại các khu vực thủy lợi, thủy điện. Góp phần giảm tỷ lệ mắc sốt rét cho người dân sông gần các công trình thủy điện, giảm tử vong và giảm thiệt hại do sốt rét gây ra. Dự báo nguy cơ sốt rét ở các vùng quy hoạch kinh tế-xã hội trong phạm vi ảnh hưởng của thủy điện, thủy lợi; đề xuất biện pháp khắc phục hiệu quả, góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế và ổn định xã hội tại địa phương.

  
TS. Nguyễn Xuân Quang-Thư kí, giới thiệu nội dung đề tài.

         
          BS. Bửu-Giám đốc TTYT huyện Krông Pa phát biểu thảo luận.

 

Đề tài đã được thông qua các hội đồng cấp tỉnh và được các thành viên đánh giá cao về tính thời sự, tính khoa học và tính khả thi với sự hợp tác giữa Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn và một số cơ sở y tế địa phương trong phạm vi nghiên cứu. Quy trình và kỹ thuật nghiên cứu được chuyển giao lại cho ngành y tế Gia Lai tạo cơ hội nâng cao kiến thức, khả năng nghiên cứu và quản lý dịch bệnh tại các vùng có gia tăng sốt rét do tác động của biến đổi khí hậu và môi trường ở các khu vực thủy điện, thủy lợi. Công bố kết quả nghiên cứu và cơ sở khoa học về đánh giá mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ gia tăng sốt rét với tác động của biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái khu vực có công trình thủy điện, thủy lợi trên các tạp chí y học trong nước và hội nghị khoa học chuyên đề toàn quốc; đề xuất ứng dụng các biện pháp can thiệp phòng chống sốt rét thích hợp ở các khu vực thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh Gia Lai và Tây Nguyên.

Ngày 19/08/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích