Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 8 4 4 7 9
Số người đang truy cập
6 1 6
 Tư vấn sức khỏe Hỏi-Đáp
Giải đáp bạn đọc về các kiến thức chuyên ngành sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng truyền bệnh tháng 8 năm 2014 (phần 2)

Trần Việt Dũng, TT Phú Túc, Krong Pa, Gia Lai, lienaq@......

Hỏi: Xin chào các bác sĩ của phân viện sốt rét quy nhơn, xin chỉ cho tôi biết cách sử dụng miếng dán chống say tàu xe. Gần đây, có nhiều người bạn cho tôi biết khi dán nó cũng có hại chứ không phải lúc nào cũng tốt. Tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sự tư vấn.

Trả lời: Chúng tôi có nhận được một số thông tin liên quan đến miếng dán về việc trả lời câu hỏi tương tự của bạn do các bạn trẻ đặt câu hỏi, chúng tôi xin chia sẻ phần thảo luận này như sau:
 

Say tàu xe có nguyên nhân từ cơ quan tiền đình ở tai trong là chính. Do tàu xe chạy với vận tốc không đều, chạy rẽ ngoặt ngoằn ngoèo, những dao động tròng trành làm cho cơ thể thay đổi tư thế không có quy luật. Nếu khả năng thích ứng tốt thì không sao nhưng với những người cơ quan tiền đình quá mẫn cảm, kém thích ứng với sự thay đổi vị trí thì dễ mắc chứng say tàu xe.

Thuốc dán ngoài da nhưng cho tác dụng toàn thân không khác thuốc uống, còn được gọi băng dán xuyên da. Đó là scopoderm TTS mà hoạt chất thuốc là scopolamin thuộc hệ điều trị qua da để dán vào da. Để chống say tàu xe, thay vì uống thuốc, ta có thể dán dạng thuốc băng dán xuyên dachứa dược chất scopolamin, nó thuận tiện ở chỗ dễ dùng và duy trì được sự cung cấp liên tục thuốc trong thời gian dài, nếu cần có thể ngừng điều trị bằng cách bóc miếng dán ra khỏi da là được. Khi dán vào da dược chất trong miếng băng dán sẽ thấm xuyên qua da để vào tĩnh mạch dưới da, vào máu cho tác dụng giảm kích thích, giảm co thắt, chống buồn nôn và nôn.

Tuy nhiên, đã là thuốc thì nó còn có chống chỉ định (tức không được dùng) và tác dụng phụ: Không dùng thuốc này cho trẻ em dưới 15 tuổi. Không dùng cho phụ nữ nuôi con bú. Khi dùng thuốc, cần kiêng rượu. Ở một số người có thể gặp tác dụng phụ như nhức đầu, khô miệng, lơ mơ, rối loạn điều tiết mắt (hoa mắt, nhìn mờ, ảo giác), táo bón...
 

Để có đủ thời gian cho thuốc ngấm qua da vào máu phát huy tác dụng, cháu cần dán một miếng thuốc trước khi khởi hành 6 - 12 giờ. Dán phía sau tai, ở chỗ da khô không có tóc với một miếng dán đủ để phòng cho một chuyến đi trong 72 giờ. Nếu đi lâu hơn, sau 72 giờ sẽ bóc bỏ miếng cũ đi và dán một miếng mới ở phía tai bên kia. Nếu khi dùng thuốc mà thấy có những biểu hiện bất thường (như các tác dụng phụ nói trên) thì bóc bỏ miếng dán ngay.

Ngoài ra, cũng cần biết những phản xạ thần kinh của các cơ quan nội tạng truyền về trung tâm nôn ở não cũng góp phần làm tăng chứng say tàu xe. Đó là các yếu tố như quá đói hoặc ăn quá no vì dễ kích thích niêm mạc dạ dày, mất ngủ, bực tức, mệt mỏi, không khí ô nhiễm (khói thuốc lá, mồ hôi người, mùi xăng... ) cũng có thể gây đau đầu, buồn nôn cho một số người quá mẫn cảm. Bởi vậy, trước ngày đi, cháu cần thư giãn tinh thần tránh mệt mỏi. Trước khi đi, cần ăn nhẹ, không uống rượu bia và đồ uống có gas...

Miếng dán chống say tàu xe tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ

Miếng dán chống say tàu xe được coi là người bạn đồng hành hữu ích của người hay bị saytàu xe nhưng nó cũng tiềm ẩn những nguy hiểm đến sức khỏe. Theo Ths.Bs Lê Thị Phương Huệ, BV Thanh Nhàn, những trường hợp sau khi dùng miếng dán say tàu xe dẫn đến những tác phụ như trên không phải là hiếm. Miếng dán say xe là băng mỏng, thường có hình chữ nhật hay hình tròn. Khi dán trên da, các dược chất sẽ thấm qua da để vào tĩnh mạch dưới da, vào máu. Miếng dán có chứa dược chất scopolamin. Khi dán lên da (vùng sau tai), thuốc sẽ thấm dần vào máu với một lượng đủ có tác dụng chống co thắt, giảm sự kích thích đưa đến hóa giải buồn nôn và nôn do say tàu xe.
 

Nếu dùng quá liều, loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ tác động đến hệ thần kinh, khiến người dùng bị khô miệng, nhức đầu, lơ mơ, ói mửa, rối loạn hành vi, ảo giác... Do vậy, không được dán cao ở nơi da bị kích thích hay trầy xước, như thế sẽ làm tăng sự thẩm thấu qua da của hoạt chất và có thể gây ngộ độc; không được dán lên mắt, niêm mạc, vùng da bị trầy xước, vùng da nổi mụn...

Không dùng miếng dán chống say xe cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi. Trẻ em từ 8 - 15 tuổi thì dùng nửa miếng dán.  Những người có tiền sử bệnh tim mạch, tiền đình… nên hỏi ý kiến bác sĩ trước sử dụng. Nhiều người thường nghĩ rằng dán miếng chống say càng lâu thì càng không bị say xe. Đây là cách nghĩ sai lầm, bởi mỗi loại miếng dán đều có thời gian chỉ định, vậy không nên dán quá lâu gây quá liều. 

Tuy nhiên miếng dán say tàu xe có ưu điểm là tiện sử dụng, không có sự biến đổi hấp thu và bị chuyển hóa bởi gan như thuốc uống, có thể cung cấp được chất một cách liên tục, không phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày, khi muốn ngưng điều trị, chỉ cần bóc bỏ miếng dán ra khỏi da là được. 

Thận trọng khi sử dụng miếng dán chống say

Để hạn chế các tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng miếng dán say tàu xe. Thì chúng ta nên miếng dán vào vùng da khô sau tai từ 4 - 6 giờ trước khi lên tàu xe bởi đó là thời gian cần thiết để các dược chất trong miếng dán thẩm thấu qua da và phát huy tác dụng. 

Cần tuân theo sự hướng dẫn về cách dùng như thời điểm dán, dán trong bao lâu, nơi dán, khoảng cách giữa hai lần dán... để hạn chế các tác dụng phụ có thể gặp phải. 

 

Tuyệt đối không dùng kết hợp cả miếng dán và thuốc uống, thuốc tiêm chống say xe. Việc dùng nhiều loại thuốc cùng lúc sẽ khiến thần kinh trung ương và toàn thân bị chi phối bởi nhiều loại thuốc, rất dễ đến tai biến, ngộ độc. Một điểm nữa cần lưu ý là khi bóc miếng dán chống say xe thì cần phải rửa tay cho thật sạch để thuốc không dính vào đồ ăn, uống, nhất là đồ ăn của trẻ để tránh những phản ứng phụ có hại cho sức khỏe.

Khi đang dán miếng dán chống say xe cảm thấy có triệu chứng bất thường  thì phải ngưng ngay bằng cách bóc miếng dán ra khỏi da. Nếu thấy tình hình vẫn có vẻ nghiêm trọng, phải đi khám bác sĩ. 

Để hạn chế trong việc say tàu xe bạn nên tìm chỗ ngồi nơi thoáng mát, ngoài trời. Nếu phải di chuyển trong thời gian lâu thì nên tìm chỗ ngồi phía giữa thân tàu vì chỗ này ít bị chòng chành nhất. Trên máy bay thì tốt nhất nên chọn chỗ ngồi giữa hoặc trên cánh, tránh ngồi phần đuôi máy bay. Trên ô tô, xe lửa thì nhìn phong cảnh trước mặt, không nên nhìn sang hai bên. Ngồi cạnh cửa sổ, mở cửa kính để có gió. 

Nguyễn Thị Thu H, 37 tuổi, Đà Lạt, Lâm Đồng

Hỏi: Năm ngoài, tôi nghe nói đến loại vi sinh vật ăn não làm chết một thanh niên khỏe mạnh ở TP. HCM, nay lại nghe loại vi khuẩn có khả năng ăn thịt người. tôi không biết thực hư như thế nào và đã có xuất hiện tại Việt Nam. Xin các bác cho biết để gia đình có cách phòng ngừa tốt nhất. Tôi cảm ơn các bác.
 

Trả lời:Cảm ơn bạn đã cho chúng tôi một câu hỏi thú vị và chúng tôi cũng như bạn đang rất tò mò loại vi khuẩn này, nên chúng tôi có tổng hợp một số thông tin trên các trang tin sức khỏe và xã hội về vấn đề này. Mong bạn cùng xem nhé.

1. Vào tháng 6/2009, Matthew McKinney (14 tuổi) đến bơi ở hồ Hope Mills, bang North Carolina, Mỹ. Ngay đêm hôm đó, cậu thấy mệt mỏi và bắt đầu sốt nên được đưa đi khám, lấy thuốc và trở về nhà. Một tuần sau, nửa mặt bên trái của Matthew sưng lên, vòm miệng bị phá hủy, các mô trong miệng bắt đầu thối rữa. Không chỉ vậy, nhiễm khuẩn đã lan rộng tới phổi và xoang mũi khiến mũi cậu đen sì. Ngay lập tức, Matthew được chuyển tới Bệnh viện UNC ở thị trấn Chapel Hill, quận Cam để điều trị. Các bác sĩ chẩn đoán cậu bị một loại vi khuẩn ăn thịt người tấn công qua đường mũi nên buộc phải cắt bỏ nửa mũi trái, một phần vòm miệng và nhổ bỏ 5 chiếc răng để bảo toàn tính mạng.

2. Nữ sinh mất tay chân vì vi khuẩn ăn thịt người: Tháng 5/2012, nữ sinh Aimee Copeland (24 tuổi, ở Đại học Tây Georgia, Mỹ) phải cắt bỏ chân trái vì mắc bệnh quái ác có tên Flesh-Eating Bacteria (bệnh vi khuẩn ăn thịt người).

 

Trước đó, Copeland bị một vết thương khá sâu ở chân trái trong chuyến đi chơi xuồng trên sông. Do vết thương tiếp xúc với nước sông nên Aimee đã nhiễm phải loại vi khuẩn nguy hiểm này. Sau khi cắt bỏ chân trái, vi khuẩn lại lan ra các bộ phận khác. Để bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân, các bác sĩ buộc phải cắt bỏ phần tổn thương ở 2 bàn tay và chân phải của cô.

Anh Lewis phải cắt bỏ 2 chân và 1 tay vì vi khuẩn ăn thịt người. Mọi chuyện bắt đầu khi anh Alex Lewis ở thị trấn Stockbridge, hạt Hampshire - Anh bị cảm lạnh thông thường cách đây 4 tháng. Tình trạng của anh ngày càng trở nên trầm trọng. Lewis cho biết vào một đêm tháng 11/2013, anh đi ngủ sớm, sau đó thức giấc lúc 2 giờ và tiểu ra máu. Ban đầu, các bác sĩ tại Bệnh viện Hoàng gia, TP Winchester chẩn đoán Lewis nhiễm khuẩn liên cầu nhóm A- một loại vi khuẩn vô hại mà cơ thể có thể lọc bỏ được. Tuy nhiên, riêng trường hợp Lewis, loại vi khuẩn này đã phát triển khiến anh nhiễm trùng máu và hội chứng sốc nhiễm độc. Các bác sĩ cho hay Lewis chỉ có 3% cơ hội sống sót.

 

Biến chứng của căn bệnh quái ác khiến bàn chân, ngón tay, cánh tay, môi, mũi và một phần tai của Lewis chuyển sang màu đen. Các cơ quan nội tạng chính cũng ngừng hoạt động khiến người đàn ông này rơi vào tình trạng sống thực vật trong 1 tuần. Trong tháng 12/2013 và tháng 1/2014, Lewis phải trải qua một loạt ca mổ lớn để cắt bỏ 2 chân và tay trái, thậm chí phải lấy cơ ở lưng để ghép vào phần cánh tay phải bị hoại tử. Các bác sĩ hy vọng anh sẽ phục hồi được cảm giác ở tay phải sau khi việc điều trị hoàn tất. Lewis cũng sẽ sớm được chuyển tới cơ sở chuyên khoa để lắp chi giả và phục hồi chức năng.

Vi khuẩn “ăn thịt người”: Sát thủ giấu mặt! Tại Việt Nam thì như thế nào?

 

Vi khuẩn “ăn thịt người” Aeromonas hydrophila gây hoại tử da, hoại tử cơ dẫn đến phải cắt bỏ tứ chi, có thể gây tử vong trong thời gian rất ngắn. Đầu tháng 7, ở Hà Nội có thêm một ca tử vong do vi khuẩn “ăn thịt người”. Ths.Bs. Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết từ năm 2012 tới nay BV tiếp nhận 11 trường hợp bị vi khuẩn “ăn thịt người” tấn công, trong đó đã có bảy trường hợp tử vong.

Anh NHV (nam, 45 tuổi, ngụ Hà Nội) ngày 4-7 bị o­ng đốt ở mu bàn tay phải và không hề hay biết đó là ngày mà một loại vi khuẩn xa lạ đã đột nhập vào cơ thể và “tính sổ” cuộc đời anh. Sau khi bị o­ng đốt, anh V. đã xuống một mương nước gần đó để rửa vết thương và thấy chẳng có gì quan trọng nên nhanh chóng quên nó. Nhưng ba ngày sau, chỗ vết thương sưng nề làm anh bị sốt nhẹ. Ngày thứ tư, hai khớp gối và bắp chân cảm thấy đau nhức, anh V. tới BV địa phương điều trị nhưng triệu chứng trên không bớt; thậm chí hai bắp chân sưng nề, da chuyển màu xanh tím, dấu hiệu hoại tử. BV địa phương chuyển bệnh nhân đến BV Bệnh nhiệt đới Trung ương.

 

BS Nguyễn Trung Cấp nhớ lại: Khi nhập viện, bệnh nhân V. bị sốc nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, suy thận, rối loạn đông máu nặng, hoại tử hai cẳng chân, bàn và cẳng tay. Trong tình trạng như vậy, các bác sĩ xem xét và nhận định không thể giữ được hai chân, phải cắt bỏ từ đầu gối trở xuống. Ngoài ra, trên cơ thể anh V. có nhiều vị trí cũng bị hoại tử.

Khi nhận được quyết định của BV, gia đình anh V. vẫn còn bàng hoàng, không biết chuyện gì đã xảy ra vì mới trước đó một tuần anh V. hoàn toàn khỏe mạnh. Cuối cùng gia đình anh V. xin không đoạn chi và đưa anh V. về nhà.

Lộ diện kẻ “sát thủ giấu mặt”

Cuối tháng 5, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng tiếp nhận bệnh nhân PXT (nam, 35 tuổi, ngụ Bắc Giang) với nhiều vùng trên cơ thể bị hoại tử. Gia đình anh T. kể trước đó anh chỉ bị một vết xước nhỏ ở mu bàn chân phải. Những vết thương nhỏ ngoài da như vậy hầu như ai cũng từng gặp phải và chẳng mấy ai bận tâm. Anh T. cũng vậy, chẳng băng vết thương và do công việc anh có đôi lần lội trong nước bẩn. Hôm sau chỗ vết thương có dấu hiệu sưng, nhức. Qua ngày thứ tư, bệnh diễn biến nhanh, chỗ vết thương sưng tấy gây hoại tử toàn bộ cẳng chân, sau đó xuất hiện nhiều vùng sưng nề hoại tử khác trên cơ thể. Bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, suy thận, rối loạn đông máu. Điều trị sáu ngày tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, thấy bệnh không giảm gia đình đã xin ngừng điều trị, đưa anh T. về nhà.

Kết quả cấy máu cả hai trường hợp trên đã tìm ra kẻ “sát thủ giấu mặt” tàn độc trên là vi khuẩn Aeromonas hydrophila. BS Cấp cho biết vi khuẩn A. hydrophila dạng hình que, thường gặp ở vùng có khí hậu ấm, ở môi trường nước ngọt và nước lợ. Chúng có thể gây viêm cân mạc hoại tử và hoại tử cơ, gây nhiễm trùng rất nặng. “Viêm cân mạc hoại tử tuy ít gặp nhưng tỉ lệ tử vong do bệnh nhiễm trùng này rất cao” - BS Cấp nhấn mạnh.

Tránh để vết thương tiếp xúc nước bẩn

Vi khuẩn A. hydrophila xâm nhập qua vết thương như từ vết đốt của côn trùng, bỏng hoặc vết cắt trên da gây nhiễm trùng. Người bệnh nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc nhiễm trùng, nhiễm độc và hoại tử da hoặc thậm chí có hoại tử cơ. Đó là các triệu chứng bị viêm cân mạc hoại tử, có thể dẫn tới suy tạng và tử vong.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, biện pháp phòng, chống loại vi khuẩn này tốt nhất là tránh tiếp xúc nước bẩn khi có vết thương, xây xát trên da. Luôn giữ gìn các vết thương trên da được sạch sẽ. BS Cấp lưu ý những người làm nghề thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn như công nhân vệ sinh, người nuôi cá, tôm… nên có các trang bị phòng hộ phù hợp.

“Nếu thấy cảm giác đau tại vết thương đang hoặc đã cải thiện qua 24-36 giờ nhưng sau đó đột ngột đau trở lại và có dấu hiệu da đỏ, sưng nề, cảm giác nóng khi chạm vào vết thương; trong người có các triệu chứng như sốt và gai rét, buồn nôn và nôn, tiêu chảy phải đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời” - BS Cấp khuyến cáo.

“Điều trị càng sớm thì khả năng hồi phục và tránh được các biến chứng nghiêm trọng như cắt cụt chi hoặc tử vong càng cao” - BS Cấp nhấn mạnh.

 

Các nhà khoa học phát hiện vi khuẩn “ăn thịt người” đã tiến hóa cực nhanh. Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, chỉ trong vòng 35 năm qua loại vi khuẩn có tên gọi là nhóm A Streptococcus này (trong đó có A. hydrophila) đã trải qua bốn sự thay đổi di truyền lớn gây ra viêm cân mạc hoại tử - căn bệnh nguy hiểm chết người còn được biết đến với tên nôm na là “thối rữa thịt”. Các vi khuẩn nhóm A Streptococcus có lẽ bắt đầu tấn công con người kể từ những năm 1980.

Chúng tôi hy vọng rằng bạn đã nhìn thấy tổng quan về con vi khuẩn này nguy hiểm như thế nào cũng như các lời khuyên chuyên gia trong phòng bệnh.

Huỳnh Phi T, Cai Lậy, Tiên Giang, tuantp71@

Hỏi: Gia đình tôi có hai người bị viêm gan virus C, nhưng đã điều trị nhiều nơi có tiếng tăm ở Hồ Chí Minh như BV Chợ Rẫy, BV Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, BV Nhiệt đới,…nhưng bệnh không hề thuyên giảm mà các bác sĩ cho biết hai bệnh nhân này có kiểu gen bất thường. Vậy cho tôi hỏi kiểu gen bình thường hay gây viêm gan C phổ biến là gì ?

Trả lời: Đây cũng là một câu hỏi thú vị và rất chuyên khoa, viêm gan siêu vi C hiện đang là vấn đề thời sự trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm nói chung và trong lĩnh vực viêm gan virus nói riêng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có khoảng từ 130 - 150 triệu người bị viêm gan siêu vi Cmạn tính với số tử vong hằng năm từ 350.000 - 500.000 người

 

Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi cho bạn biết một thông tin rằng các nhà khoa học Anh tại ĐH Oxford vừa cho biết, họ đã xác định được virut viêm gan siêu vi C (HCV). Các nhà khoa học Anh tại ĐH Oxford vừa cho biết, họ đã xác định được virut viêm gan siêu vi C (HCV) kiểu gien 1 là dạng HCV phổ biến nhất gây bệnh viêm gan siêu vi C trên toàn thế giới. TS. Jane Messina và cộng sự đã phân tích dữ liệu 1.217 nghiên cứu từ năm 1989 đến 2014 về 6 kiểu gien HCV tại 117 nước, trên gần 90% dân số thế giới.

Kết quả cho thấy dạng HCV khó trị nhất là HCV kiểu gen 1, chiếm đến 46% tổng số trường hợp nhiễm bệnh này với tổng cộng khoảng 83,4 triệu người bị nhiễm trên toàn thế giới. HCV kiểu gien 3 chiếm tỉ lệ 30% với hơn 54,3 triệu người bị nhiễm. HCV kiểu gien 2, 4 và 6 với tỉ lệ tổng cộng khoảng 23% tổng số ca nhiễm HCV. Kiểu gien 5 chỉ chiếm 1% các ca nhiễm HCV. HCV chủ yếu lây lan do tiếp xúc với máu bệnh nhân bị nhiễm, có thể gây bệnh gan mạn tính như xơ gan, ung thư gan hoặc suy gan.

Lữ Đình Vũ, 21 tuổi, Cty SSCE, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Hỏi: Cách nay một tuần má cháu có đi khám tại khoa chuyên khoa đau của bệnh viện tỉnh vì đau đầu kéo dài, má cháu bị viêm xoang và u tai đã rất lâu, không có cao huyết áp, không có mập, hay cao máu, từ trước đến nay vẫn sống khỏe và chơi với các con cháu bình thường. nhưng do đang chơi với cháu ngoại, tự nhiên chóng mặt và nôn, đưa vào bệnh viện tỉnh và chuyển vào Hồ Chí Minh, sau khi chụp chiếu đủ kiểu và xét nghiệm rất nhiều, bác sĩ hội chẩn kết luận má cháu bị u sợi thần kinh. Bác sĩ cho thuốc rồi cho về, không hẹn tái khám gì cả. Cháu không biết bệnh tình má cháu có sao không, có nguy hại lắm không, sao bác sĩ không cho má cháu mổ để lấy u này ra. Kính mong các bác cho lời khuyên để gia đình cháu yên tâm. Trận trọng cảm ơn các bác sĩ rất nhiều!

Trả lời:

Chúng tôi nghĩ rằng việc chóng mặt và nhức đầu của bà có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác nữa chứ không nhất thiết là nguyên nhân bệnh lý u sợi thần kinh. Vì bản thân u sợi thần kinh dễ nhận ra vì các dấu chứng biểu hiện lộ ra bên ngoài.

 

Phần trả lời với bạn sau đây là dựa trên các ý kiến chuyên gia - U sợi thần kinh là u lành, không phải ung thư cũng không phải bệnh truyền nhiễm. Bệnh gây mất thẩm mỹ và có nguy cơ gây mất nhiều chức năng cho cơ thể, khi các khối u thần kinh này nằm ở những vị trí quan trọng hoặc vì những nguyên nhân chưa được biết. Đây là bệnh di truyền do sự rối loạn nhiễm sắc thể của hệ thống thần kinh, tạo ra những khối u trên các sợi thần kinh ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể: xương, mô mềm, da và hệ thần kinh. 50% số bệnh nhân u sợi thần kinh có tiền sử gia đình từ cha hoặc mẹ, số còn lại là do đột biến các nhiễm sắc thể. Bệnh thay đổi tùy theo từng bệnh nhân, ngay cả đối với những người trong cùng gia đình, có biểu hiện đa dạng và ở nhiều mức độ trầm trọng khác nhau: từ nhẹ đến nặng, từ không thể phát hiện được đến gây biến dạng nhẹ hoặc gây tàn phế nặng.

Hai dạng u sợi thần kinh chính

U sợi thần kinh type 1:Còn gọi là u sợi thần kinh ngoại biên - bệnh Von Recklinghausen - luôn xuất hiện vào thời kỳ niên thiếu, tỉ lệ khoảng 1/3.000 trẻ. Trên 50% số trẻ bị bệnh có biểu hiện triệu chứng từ lúc 2 tuổi hay trước 5 tuổi. Triệu chứng gồm:
 

-Có ≥ 6 đốm nâu trên da, đường kính ≥ 0,5cm, màu cà phê sữa, các đốm này có thể thấy ngay sau khi sinh. Chỉ khoảng 1,8% trẻ sơ sinh, 25 - 40% trẻ em và 14% người lớn có triệu chứng này.

-Tàn nhang ở những chỗ nếp gấp của da như nách, háng, dưới vú. Đây là những triệu chứng rõ ràng của u sợi thần kinh type 1.

-Các khối u lành tính ở dưới da hoặc sâu hơn, phát triển dần khi trẻ lớn lên.

U sợi thần kinh type 1 có thể gây ra những tổn thương đa dạng ở mắt, não, tim mạch, tiêu hóa, sinh dục, cơ xương khớp. Bệnh nhân có thể chậm biết đi, chậm biết nói, tầm vóc lùn, chậm phát triển trí tuệ, học kém, ngứa dữ dội, trì trệ tâm sinh lý...

Bệnh có nguy cơ thoái triển thành ung thư với tỉ lệ thấp (3-12%).

Có 5% bệnh nhân bị u sợi thần kinh type 1 rơi vào dạng u đặc biệt: u sợi thần kinh dạng búi thòng hay u sợi thần kinh dạng phù voi. Đó là sự phát triển quá mức của lớp biểu bì và mô dưới da kết hợp với các nếp nhăn và có dạng treo lòng thòng. U sợi thần kinh dạng búi thòng chỉ xảy ra ở 5% bệnh nhân u sợi thần kinh type 1.

Chẩn đoán xác định type sau cùng còn phải chờ các kết quả xét nghiệm về huyết học, miễn dịch, di truyền và giải phẫu bệnh lý.

U sợi thần kinh type 2:Còn gọi là u sợi thần kinh song phương.

Bệnh nhân có những khối u thần kinh trung ương như u thị giác, u tiền đình. Bệnh thường không xuất hiện trước tuổi dậy thì, tỉ lệ hiếm hơn u sợi thần kinh type 1, khoảng 1/50.000 nhưng là dạng bệnh nặng hơn. Các triệu chứng lâm sàng gồm: các đốm nâu cà phê sữa ở da; các khối u sợi thần kinh lành tính dạng nốt dưới da; ù tai, nghe kém, chóng mặt, u thần kinh, u màng não, u tủy sống; đục thủy tinh thể sớm. Chẩn đoán xác định u sợi thần kinh chủ yếu dựa vào lâm sàng. Xét nghiệm về ADN có thể giúp chẩn đoán sớm các trường hợp trẻ em mắc bệnh u sợi thần kinh type 2 trước khi có biểu hiện lâm sàng à Cần tư vấn cho người bệnh

Trong hầu hết trường hợp, bệnh nhân u sợi thần kinh type 1 có thể sống và làm việc bình thường. Chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh u sợi thần kinh, vấn đề điều trị hiện nay chỉ giới hạn ở việc theo dõi mức độ phát triển của bệnh và can thiệp khi có triệu chứng.

Phẫu thuật được áp dụng khi kích thước các khối u thần kinh lớn nhanh và gây triệu chứng; phối hợp với chỉnh hình khi có biến chứng ở xương như vẹo cột sống, chân vòng kiềng hoặc phẫu thuật thẩm mỹ nếu cần cho những bất thường trên da. Trẻ em bị u sợi thần kinh type 1 cần được khám bệnh và theo dõi định kỳ 6-12 tháng ở bác sĩ nhi khoa.

Các đôi vợ chồng cần được tư vấn kỹ trước khi quyết định có con nếu họ hay người thân trực hệ của họ mang bệnh u sợi thần kinh.

Ngoài ra, cộng đồng cần có những quan niệm đúng đắn và có biện pháp giúp đỡ thiết thực đối với những người không may bị chứng bệnh di truyền này, để bệnh nhân không bị cô lập và có thể hòa nhập vào cuộc sống hằng ngày.

Lê Thị Lệ L. 43 tuổi, kiến trúc - kỹ sư xây dựng TP. Hồ Chí Minh

Hỏi: Xin các thầy thuốc cho tôi biết ăn ớt nhiều có hại hay không vì cả nhà tôi từ chồng đến con trai, con gái đều thích ăn ớt trong phần lớn các bữa ăn hàng ngày và cả khi đi ăn gì bên ngoài mà có sửu dụng nước chấm nước mắm và xì dầu thì dằm ớt rất nhiều, thậm chí cắn quả ớt ăn ngon lành. Tôi rất lo lắng về vấn đề này, nhưng cũng an tâm vì ông xã bảo là ớt có nhiều vitamine, không phải lo nhưng tôi cảm thấy lo lắng làm sao. Xin các thầy thuốc cho lời khuyên!

Trả lời:

Phải nói rằng câu hỏi này rất thù vị và rất thực tế vì bản thân chúng tôi đã trực diện nhìn thấy nhiều người ăn ớt (cả ớt trái và ớt đã chế biến dạng tương, thậm chí trong bữa ăn họ đã ‘tiêu thụ” đến cả chục trái ớt bình thường). Nhân câu hỏi và băn khoăn của bạn, chúng tôi xin chia sẻ một thông tin rất mới đề cập đến ớt. Ớt là một loại quả của các cây thuộc chi Capsicum của họ cà (Solanaceae). Ớt là một loại quả gia vị cũng như loại quả làm rau phổ biển trên thế giới.
 

Ớt có nguồn gốc từ châu Mỹ; ngày nay nó được trồng khắp nơi trên thế giới và được sử dụng làm gia vị, rau, và thuốc.Ớt đã là một phần trong ẩm thực của loài người ít nhất là 7500 năm trước Công nguyên và có lẽ sớm hơn. Có những bằng chứng khảo cổ ở các khu vực ở tây nam Ecuador cho thấy ớt đã được thuần hóa hơn 6000 năm về trước [1][2], và là một trong những loại cây trồng đầu tiên ở châu Mỹ. Người ta cho rằng ớt đã được thuần hóa ít nhất năm lần bởi những cư dân tiền sử ở các khu vực khác nhau của Nam và Bắc Mỹ, từ Peru ở phía nam đến México ở phía bắc và một số vùng của các bang Colorado và New Mexico bởi các dân tộc Pueblo cổ đại).

Trong cuốn sách đã xuất bản Svensk Botanisk Tidskrift (1995), giáo sư Hakon Hjelmqvist đã xuất bản một bài viết về ớt trong thời kỳ tiền-Columbia ở châu Âu. Trong một nơi khai quật khảo cổ của St. Botulf ở Lund, các nhà khảo cổ đã tuyên bố tìm thấy một Capsicum frutescens trong một lớp có niên đại thế kỷ 13. Hjelmqvist cũng tuyên bố rằng Capsicum đó đã được miêu tả bởi Therophrasteus người Hy Lạp (370-286 BC). Ông cũng đề cập đến các nguôn cổ khác. Nhà thơ La Mã Martialis (khoảng thế kỷ 1) đã mô tả "Pipervee crudum" (ớt tươi) có hình dài và có nhiều hạt. Các mô tả này không phù hợp với tiêu đen (Piper nigrum), cây không mọc tốt trong điều kiện khí hậu châu Âu. Christopher Columbus đã là một trong những người châu Âu đầu tiên thấy ớt (ở Caribe), và gọi chúng là "tiêu" vì chúng có vị cay tương tự (không phải bề ngoài giống nhau). Ớt đã được trồng khắp nơi trên thế giới sau thời Columbus. Diego Álvarez Chanca, một thầy thuốc trong chuyến đi thứ hai của Columbu đến West Indies năm 1493, đã mang những hạt ớt đầu tiên về Tây Ban Nha, và đã lần đầu viết về các tác dụng dược lý của chúng vào năm 1494.

Từ México, vào thời đó đang là thuộc địa của Tây Ban Nha, cũng là một nước kiểm soát thương mại với châu Á, ớt đã nhanh chóng được chuyển qua Philippines và sau đó là Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản với sự trợ giúp của các thủy thủ châu Âu. Gia vị mới này đã nhanh chóng được sử dụng trong chế biến thức ăn của các quốc gia này. Một con đường khác mà ớt di chuyển là do người Bồ Đào Nha lấy từ Tây Ban Nha, sau đó đưa qua Ấn Độ, như được miêu tả bởi Lizzie Collingham trong cuốn sách của bà Curry. Bằng chứng là ớt được sử dụng rất nhiều trong chế biến thức ăn ở vùng Goan của Ấn Độ, Goan vốn là một thuộc địa của Bồ Đào Nha. Collingham cũng miêu tả chuyến hành trình của ớt từ Ấn Đô, qua Trung Á và Thổ Nhĩ Kỳ, đến Hungary, nơi nó trở thành một gia vị quốc gia dưới dạng paprika. Hiện nay, Ấn Độ là nước sản xuất ớt lớn nhất thế giới với khoảng 1 triệu tấn mỗi năm, nơi chỉ riêng Chợ Guntur (lớn nhất châu Á) có 1 triệu bao ớt.
 

Ớt là loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn, nó còn là một vị thuốc rất quý trong y học cổ truyền. Quả ớt còn có nhiều tên gọi khác nhau như Lạt tiêu, Lạt tử, Ngưu giác tiêu - Là một cây nhỏ có thể sống vài năm, thân dưới hóa gỗ. Cây có nhiều cành, nhẵn, lá mọc so le, hình thuôn dài, đầu nhọn, hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, quả mọc rủ xuống đất, chỉ riêng cây ớt chỉ thiên thì quả lại quay lên trời. Ớt có thể được trồng hoặc mọc hoang. Các bộ phận của cây ớt như quả, rễ và lá đã được dùng làm thuốc từ nhiều đời nay.

-Chữa tai biến mạch máu não: Lá ớt (loại ớt chỉ thiên quả nhỏ) đem giã nhỏ, thêm nước và ít muối, chắt nước cho người bệnh uống, bã đắp vào răng sẽ tỉnh.

-Chữa rụng tóc do hóa trị liệu: Ớt trái 100g, ngâm với rượu trắng trong 10 - 20 ngày. Dùng rượu này bôi lên da đầu có tác dụng kích thích mọc tóc.

-Giảm đau do ung thư, đau khớp: Ăn 5 - 10g ớt mỗi ngày.

-Chữa ăn uống kém tiêu do ung thư: ớt 100g, hắc đậu xị 100g, tán bột ăn hàng ngày.

-Chữa ăn uống chậm tiêu: ớt trái dùng làm gia vị, ăn hàng ngày.

-Chữa đau thắt ngực: ớt trái 2 quả, đan sâm 20g, nghệ đen 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

-Chữa đau dạ dày do lạnh: ớt trái 1 - 2 quả, nghệ vàng 20g, tán bột uống ngày 2 - 3 lần.

-Chữa viêm khớp mãn tính: ớt trái 1 - 2 quả; Dây đau xương, thổ phục linh (củ khúc khắc) mỗi vị 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

-Chữa rắn rết cắn: Lá ớt giã nhỏ, đắp vào nơi bị thương, băng lại. Ngày làm 1 - 2 lần cho đến khi hết đau, 2 - 3h là khỏi.

-Chữa bệnh vẩy nến: Lá ớt cay 1 nắm to (1 nắm chặt tay và đem sao chín nhưng không cháy), tinh tre đằng ngà cạo lấy 1 bát, lá sống đời (lá thuốc bỏng) 7 - 9 lá, thiên niên kiện khoảng 300g.

-Tất cả cho vào nồi với 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước chè, uống chừng 3 ấm là khỏi.
 

-Đau bụng kinh niên: Rễ cây ớt, rễ chanh, rễ hoàng lực, mỗi thứ khoảng 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang.

-Chữa đau lưng, đau khớp: Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 cái, rễ chỉ thiên 80g. Tất cả đem giã nhỏ ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp sẽ mau khỏi.

-Chữa mụn nhọt: Lá ớt giã nát với ít muối, dùng đắp vào nhọt đang mưng mủ sẽ bớt đau nhức, dễ vỡ mủ, mau lành.

-Chữa khản cổ: Dùng ớt làm thuốc súc miệng (dưới dạng cồn thuốc).

-Chữa rắn rết cắn: Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức thì bỏ đi. Ngày đắp 1 - 2 lần cho đến khi hết đau. Thường chỉ 15 - 30 phút thì hết đau.

Tuy có công hiệu như vậy, song ăn ớt nhiều cũng có công dụng và nguy cơ nhất định đến sức khỏe con người:

Cây ớt trồng trong chậu có thể làm một loại cây cảnh vì quả ớt có nhiều màu sắc: trắng, đỏ, vàng, cam, xanh, tím…tùy theo giống cây. Quả ớt dùng làm gia vị, thực phẩm vì chứa nhiều Vitamin A, Vitamin C gấp 5-10 hai loại sinh tố này có trong cà chuacà rốt. Chất cay trong quả ớt gọi là capsaicin (C9H14O2) có công dụng trị bệnh được dùng nhiều trong y học. Ngâm rượu xức ngoài da trị nhức mỏi, sưng trặc gân. Ớt bột trị được chứng say sóng, ớt bột trộn với quế và đường trị bệnh mê sảng. Các bệnh đau bụng, đau răng, nhức đầu, sưng cổ họng, tê thấp, thần kinh cũng được điều trị bằng ớt. Lá ớt giã nhỏ đắp vào vết thương bị rắn cắn hay các vết lở ngứa ngoài da. Rễ ớt, nhất là ớt hiểm, sắc uống để trị bệnh sốt rét
 

Các rủi ro đối với sức khỏe khi dùng ớt

-Ăn nhiều ớt có liên quan đến ung thư dạ dày;

-Bột ớt đôi khi bị pha trộn với chất sudane II, III, IV, para-Red, và các chất nhuộm gây ung thư khác;

-Aflatoxincác hợp chất N-nitroso, các chất gây ung thư có trong bột ớt;

-Ăn thường xuyên các sản phẩm từ ớt có thế gây ra trào ngược dạ dày thực quản;

-Ớt có thể làm tăng số lượng đi tiêu hàng ngày và thấp hơn ngưỡng đau cho những người bị hội chứng ruột kích thích. Ớt không bao giờ nên được nuốt toàn bộ; có những trường hợp không nhai kỹ ớt đã gây tắc nghẽn ruột và thủng.

Như vậy, bạn đã có được rất nhiều thông tin về giá trị dinh dưỡng, chữa bệnh nhưng nếu ăn nhiều có thể dẫn đến một số bệnh lý, nên bạn có thể khuyên các thành viên trong gia đình ăn uống hợp lý nhen.

Lê Việt, Ngân hàng TMCP…..Đăk Lak, Bôn Ma Thuột

Hỏi: Cho chúng tôi hỏi viện sốt rét quy Nhơn hiện nay có các xét nghiệm nào và loài giun sán nào để chúng tôi biết có kế hoạch đưa cơ quan xuống khám và kiểm tra sức khỏe! Mong nhận được câu trả lời sớm để làm dự toán kinh phí đi khám bệnh cho cán bộ cơ quan. Xin cam ơn.

Trả lời: Chân thành cảm ơn bạn và quý công ty đã tín nhiệm cơ sở khám chữa bệnh và xét nghiệm của viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn chúng tôi, liên quan đến câu hỏi, Viện hiện nay có hầu hết các loại xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh nhàm phục vụ khám chữa bệnh và kiểm tra sức khỏe cho các cán bộ cơ quan, công ty và doanh nghiệp. Viện đã thực hiện nhiều hợp đồng chăm sóc và khám chữa bệnh cũng như kiểm tra sức khỏe tổng quát cho nhiều đơn vị trong và ngoài tỉnh Bình Định.

 

Hiện nay viện luôn trang bị rất nhiều trang thiết bị xét nghiệm chẩn đoán hiện đại và chính xác từ xét nghiệm các thông số sinh hóa gan, mật, tụy, thận, tiết niệu, đái tháo đường, viêm gan virus, bệnh gouts, viêm khớp đến xét nghiệm huyết học như công thức máu toàn phần, nước tiểu, phát hiện các chỉ điểm ung thư,

Đặc biệt, hệ thống chẩn đoán miễn dịch đã phục vụ chẩn đoán hấu hết các bệnh giun sán hiện đang có mặt và lưu hành tại Việt Nam. Máy xét nghiệm các dị nguyên rất hiện đại – Viện là một trong số ít cơ sở y tế trang bị và đưa vào sử dụng máy này giúp chẩn đoán chính xác và loại trừ nhiều bệnh, hỗ trợ trong đánh giá tình trạng mày đay, ngứa cũng như các chỉ điểm ung thư khác trên bệnh nhân;

Ngoài ra, hệ thống chẩn đoán hình ảnh của Viện cũng gồm có hệ thống chụp x quang kỹ thuật số hiện đại, nhanh chóng; siêu âm màu và nội soi tiêu hóa.

Viện từ lâu đã đưa hệ thống chẩn đoán sinh học phân tử PCR vào chẩn đoán nhiều bệnh viêm gan rất hiệu quả.

Lần nữa, xin trân trọng cảm ơn quý công ty đã tín nhiệm về khâu chẩn đoán và điều trị của Viện thời gian qua và rất mong sẽ phục vụ và mang lại sức khỏe cho mọi người.

Ngày 05/09/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung và Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích