Góc nhìn về tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em ở An Khê, tỉnh Gia Lai
Kết quả điều tra đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng của 422 trẻ em dưới 5 tuổi và phỏng vấn xác định một số yếu tố liên quan qua 648 bà mẹkhi mang thai và nuôi con tại thị xã An Khê, Gia Lai trong hai năm 2013-2014 cho thấy vấn đề này ở đây còn nhiều bất cập, cần được quan tâm giải quyết. Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng cơ thể thiếu protein-nǎng lượng và vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ em, giảm năng lực trí tuệ, học lực; làm bệnh tật dễ phát sinh hay mắc bệnh lâu khỏi và diễn biến nặng hơn. Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi là thời kỳ phát triển quan trọng và tăng trọng lượng nhanh nhất, nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể được hoàn chỉnh, nhất là hệ thống thần kinh trung ương và hệ vận động; do đó việc đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này là vấn đề hết sức cần thiết. Theo ước tính của WHO (2007) trên thế giới có khoảng 150 triệu trẻ em dưới 5 tuổi (chiếm 26,7%) bịSDD thể nhẹ cân, 182 triệu trẻ bịSDD thể còi (chiếm 32,4%), trên 2/3 số trẻ bị SDD trên thế giới tập trung ở châu Á và 25,6% ở châu Phi, hàng năm có khoảng 6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong ở các nước đang phát triển liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến nguyên nhân do SDD. Theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng (2007), tỷ lệ SDD của trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi trong toàn quốc là 21,2%; đặc biệt là tỷ lệ SDD thấp còi là khá cao và có sự chênh lệch nhiều giữa các địa phương, thiếu vi chất dinh dưỡng giảm chưa bền vững, nhiều vùng nghèo còn xảy ra tình trạng đói ăn, thiếu thực phẩm rất bức xúc nên cần đưa ra các giải pháp cụ thể phòng chốngSDD, tập trung ưu tiên cho những vùng vùng khó khăn và vùng có tỷ lệ SDD cao. Trong nhiều năm qua, mặc dù chương trình phòng chốngSDD ở nước ta đã đạt được kết quả đáng kể nhưng thực trạng SDD ở vùng nông thôn, miền núi, dân tộc ít người vẫn đang là vấn đề nổi cộm, cần được quan tâm và khắc phục. Kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng (2012)cho thấy trong khi tỷ lệ SDD trẻ em một số tỉnh đồng bằng đã giảm xuống mức thấp như thành phố Hồ Chí Minh (7,8%), Hà Nội (9,7%); thì nhiều khu vực miền núi vẫn còn ở mức rất cao như Đắc Nông (31,9%), Kon Tum (31,5%), Quảng Bình (30,6%), Lai Châu (30,0%)... | | Điều kiện sinh hoạtkhó khăn… | ...nhà cửa và vệ sinh môi trường còn nhiều bất cập |
An Khê là thị xã miền núi thuộc tỉnh Gia Lai, chủ yếu là đồng bào dân tộc Ba Na, đời sống kinh tế ở mức nghèo, tỷ lệ SDD còn cao, để có cơ sở đề xuất biện pháp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm tỷ lệSDD trẻ em, một cuộc điều tra nghiên cứu đã được tiến hành thực hiện từ tháng 2/2014 đến tháng 4/2014 tại Trung tâm y tế huyện và 3 xã Song An, Tú An và Xuân An là các xã vùng ven có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. | …trẻ em phải tự vào rừng kiếm sống lấy đâu ra dinh dưỡng |
Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại thị xã An Khê Trong số 422 trẻ dưới 5 tuổi tại thị xã An Khê được điều tra, có 147 trẻ bị SDD, chiếm tỷ lệ là 34,8%, chủ yếu suy dinh dưỡng ở mức độ vừa (27,5%) và thấp hơn là nặng (7,3%) là một điều thuận lợi vì SDD vừa chỉ cần điều trị ở nhà bằng cách hướng dẫn cho bà mẹ phương pháp phục hồi dinh dưỡng cho trẻ. | Biểu đồ 1: Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung của trẻ em dưới 5 tuổi ở thị xã An Khê |
Qua biểu đồ 2 thấy trẻ ở nhóm tuổi 0 - < 12 tháng có tỷ lệ SDD cao (22,4%) là nhóm tuổi trẻ đang bú mẹ và đã ăn bổ sung (ABS), tình trạng này có thể là do bà mẹ cho trẻ bú chưa đúng cách hay cho trẻ ABS quá sớm nên cơ thể trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như hệ miễn dịch từ sữa mẹ nên trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là giai đoạn này trẻ hay bị sốt do mọc răng là những điều kiện để trẻ dễ bị SDD. Nhóm trẻ 48 -< 60 tháng tuổi chiếm tỷ lệ SDD cao nhất (40,1%) có thể do ở thời kỳ này trẻ phát triển nhanh, đòi hỏi nhu c ầu năng lượng cao vừa để cho quá trình phát triển vừa để cho các hoạt động vận cơ tăng lên nhưng quá trình cung cấp t hì lại t hiếu nhiề u. Bên cạnh đó ở nhóm tuổi này trẻ em it được chăm sóc hơn do bà mẹ quan niệm là con đã lớn nê n chế độ ăn như người lớn, nhiều trẻ em sau cai sữa có chế độ ăn khô ng hợp lý, những sai lầm trong chế độ ăn cùng với sự nhạy cảm với tác nhân gây bệnh do đặc trưng của lứa tuổi này (khám phá thiên nhiên, đi nhà trẻ, hay ăn quà vặt,...) làm cho trẻ dễ bị SDD vì vậy trong chương trình phòng chố ng suy dinh dưõng cho trẻ em phải có biện pháp dự phòng ngay khi trẻ dưới 6 tháng tuổi và các biệ n pháp phục hồi dinh dưỡng cũng cần chú ý hơn cho trẻ em 0 - 12 tháng tuổi và 48 - 60 tháng tuổi. | Biểu đồ 2: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo nhóm tuổi (tháng) |
Qua Biểu đồ 3 thấy SDD thể thấp còi chiếm tỷ lệ cao nhất (30,6%); thấp hơn là SDD thể nhẹ cân (10,7%), SDD thể hỗn hợp (10,2%) và SDD thể gầy còm (3,8%) chứng tỏ tình trạng SDD còn khá phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi, nhất là SDD thể thấp còi. So với số liệu điều tra đánh giá tình hình suy dinh dưỡng toàn quốc (2012) thì tỷ lệ SDD thể thấp còi trong nghiên cứu này thấp hơn mức suy dinh dưỡng trung bình của tỉnh Gia Lai (35,2%), của khu vực Tây Nguyên (36,8 %) và cao hơn cả nước (26,7% ); đối với tỷ lệ SDD thể gầy còm trong nghiên cứu (3,8%) lại thấp hơn những kết quả trong số liệu điều tra năm 2012 của VDD cả nước (6,7%) ở khu vực Tây Nguyên (8,1%). So với số liệu điều tra đánh giá tỷ lệ SDD của toàn thị xã An Khê (2013) thì tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 12,86% tương đương với nghiên cứu của chúng tôi (10,7%) nhưng tỷ lệ SDD thể thấp còi là 18,89% lại thấp hơn (30,6%) chứng tỏ mức sống kinh tế của người dân ở khu vực điều tra còn nghèo và khó khăn, đặc biệt là 2 xã dân tộc thiểu số (Song An và Tú An) có tỷ lệ SDD cao hơn so với trẻ em sinh sống ở phường và ở các xã không có dân tộc thiểu số sinh sống. | Biểu đồ 3. Tình trạng suy dinh dưỡng theo thể suy dinh dưỡng |
Phân tích tỷ lệ SDD tại từng xã (Biểu đồ 4) thì kết quả điều tra lại phù hợp với số liệu của thị xã An Khê (2013) về tỷ lệ SDD nhẹ cân và thấp còi lần lượt ở các xã Song An 17,7% và 29,17%; Xuân An 17,7% và 31,47%; Tú An 17,9% và 25,6%. Tuy nhiên có sự khác biệt về số thể điều tra vì ở thị xã An Khê chỉ điều tra 2 thể nhẹ cân và thấp còi nhưng điều tra của chúng tôi lại phát hiện 4 thể nhẹ cân, thấp còi, gầy còm và hỗn hợp chứng tỏ không có trường hợp SDD nào ở trẻ em dưới 5 tuổi bỏ sót. | Biểu đồ 4. Tình trạng suy dinh dưỡng theo thể suy dinh dưỡngở các xã |
Suy dinh dưỡng thể hỗn hợp
SDD thể hỗn hợp bao gồm từ 2 thể trở lên như kết hợp giữa thể nhẹ cân vàgầy còm, thể nhẹ cân với thấp còi hay toàn bộ các thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm. Thể hỗn hợp chiếm một tỷ lệ “tương đối” so với các thể khác cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em ở đây còn liên quan đến nhiều vấn đề tác động cần được quan tâm giải quyết. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân SDD thể nhẹ cân chỉ là một đặc tính chung của thiếu dinh dưỡng nhưng không cho biết đặc điểm cụ thể đó là loại SDD vừa mới xảy ra hay đã tích lũy từ lâu, tuy nhiên chỉ tiêu này có ích cho việc xác định mức độ chung về quy mô của thiếu dinh dưỡng và các thay đổi theo thời gian, các số liệu cân nặng theo tuổi thường dễ có hơn vì thường dùng để theo dõi sự tăng trưởng của trẻ em. So với kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng (2013) thấy tỷ lệ SDD thể nhẹ cân trong điều tra của chúng tôi (10,7%) thấp hơn tỷ lệ SDD thể nhẹ cân trên toàn quốc năm 2000 (33,8%), năm 2001 (31,9%), năm 2007 (21,2%), năm 2012 (16,2%) và thấp hơn hẳn so với tỷ lệ SDD của tỉnh Gia lai năm 2012 (24,3%) chứng tỏ tình trạng SDD thể nhẹ cân của thị xã An Khê đã giảm đáng kể và đó cũng chính là kết quả quan tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em của các cấp chính quyền địa phương. Đặc biệt, hàng năm tại mỗi xã nghiên cứu đều có các chương trình chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi như trẻ từ 06-60 tháng tuổi và bà mẹ sau sinh 1 tháng được uống vitamin A, trẻ từ 24-60 tháng uống thuốc tẩy giun/cân trẻ từ 0-60 tháng; tổ chức thực hành dinh dưỡng cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai, chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và kế hoạch hóa gia đình; hàng tháng các xã đều tổ chức tiêm phòng vacxin cho trẻ từ 0-60 tháng tuổi và tiêm phòng uốn ván cho bà mẹ mang thai, đặc biệt hơn tại xã Tú An được Nhà Nước quan tâm và hỗ trợ theo chương trình Plan. | Hình ảnh suy dinh dưỡng thể thấp còi |
Suy dinh dưỡng thể thấp còi SDD thể thấp còi không chỉ là hệ quả của tình trạng dinh dưỡng và y tế nghèo nàn mà còn phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài không được cải thiện làm cho đứa trẻ bị còi cọc, đây cũng là chỉ số đánh giá hậu quả của sự nghèo đói. Nguyê n nhân chí nh dẫn đến SDD thể thấp còi thường là do cân nặng sơ sinh lúc đẻ thấp, ăn sam quá sớm, mắc các bệnh tiêu chảy do đó thể thấp còi ngày càng được quan tâm c hú ý vì ý nghĩ a sức khoẻ cộng đồng. Quan sát gia tốc tăng trưởng chiều cao ở nhiều nước (từ t hế kỷ 20) người ta nhận thấy giai đoạn tăng trưởng của trẻ em trước tuổi học đường có ý nghĩa quyết định, dù những trẻ thấp còi có giai đoạn phát triển bù sau đó nhưng ở những nơi tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ e m cao t hì c hiều cao trung bình ở người tr ưởng thành thấp hơn so với những nơi có mức SDD thể thấp còi thấp. Trong điều tra của chúng tôi SDD thể thấp còi chiếm tỷ lệ 30,6% cao hơn tỷ lệ chung cả nước năm 2012 (26,7%) và các vùng sinh thái như đồng bằng sông Hồng (21,9%), miền Đông Nam Bộ (20,7%), đồng bằng sông Cửu Long (26%) nhưng lại thấp hơn so với trung du và miền núi phía Bắc (31,9%), bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung (31,2%), Tây Nguyên (36,8%) cho thấy thị xã An Khê cần phải tiếp tục có nhiều chính sách và biện pháp thiết thực hơn nữa nhằm làm giảm tỷ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Suy dinh dưỡng thể gầy còm SDD thể gầy còm ở trẻ em có cân nặng theo chiều cao thấp, phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng ở thời kỳ hiện tại hoặc thời điểm gần đây làm trẻ ngừng tăng cân hoặc giảm cân và đây cũng là một chỉ số phản ánh tình trạng SDD cấp tính thường do mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc do thực hành cho trẻ ăn không đúng. Trong nghiên cứu của chúng tôi SDD thể gầy còm chiếm tỷ lệ 3,8% thấp hơn so với tỷ lệ SDD chung cả nước trong năm 2012 (6,7%) và các vùng sinh thái như đồng bằng sông Hồng (5,5%), trung du và miền núi phía Bắc (7,4%), bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung (7,5%), Tây Nguyên (8,1%), miền đông Nam Bộ (5,4%) và đồng bằng sông Cửu Long (6,8%). | Hình ảnh suy dinh dưỡng thể gầy còm |
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế (2012) về kết quả thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trong đó có phòng chống SDD trẻ em thì tỷ lệSDD thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi giảm từ 41% (năm 1990) xuống còn 16,2% (năm 2012), hoàn thành mục tiêu trước thời hạn 3 năm. Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi giảm gần 3 lần, từ 59‰ (năm 1990) xuống còn 23,2‰ (năm 2012), tiếp cận với mục tiêu đặt ra đến 2015 là 19,3‰. Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi cũng giảm mạnh từ 44,4‰ (năm 1990) xuống còn 15,4‰ (năm 2012), gần đạt mục tiêu đề ra cho năm 2015 là 14,8‰. | Đường vào thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai |
Mặc dù mang tiếng là đô thị nhưng thị xã An Khê lại mang nặng đặc thù miền núi, nguồn thu nhập chính của người dân vẫn là nông nghiệp, đời sống kinh tế khó khăn trong hoàn cảnh chung của Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên. Việc chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng, đặc biệt là với trẻ dưới 5 tuổi vẫn còn nhiều vấn đề chưa được đáp ứng cần có những giải pháp can thiệp phù hợp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, nhất là công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng nâng cao kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đặc biệt là lúc trẻ bị mắc bệnh, tuyên truyền cho phụ nữ có thai về quản lý thai nghén và lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ.
|