Giải đáp bạn đọc về các kiến thức chuyên ngành ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh tháng 9 năm 2014 (Phần 1)
Khôi-ku_meo.cohon@............. - Buôn ma thuột Hỏi: Làm cách nào để biết được bênh lải chó. có chịu chứng gì và có nguy hiểm không? Trả lời: Rất tiếc, chúng tôi không thể trả lời câu hỏi này của bạn vì không biết bạn đang hỏi ai và yêu cầu ai sẽ trả lời câu hỏi của bạn. Hơn nữa, nếu bạn đặt câu hỏi liên quan đến “lãi chó” thì lại là một từ quá chung chung, có thể đó là sán dải chó, giun đũa chó, giun móc chó, sán lá ở chó,…nên không thể biết mà chúng tôi tư vấn một cách chính xác. Mong bạn thông cảm và chúc bạn khỏe! Nguyenthimai-Ninimeocon@................- khanh hoa Hỏi: Chồng tôi xét nghiệm bị vi rút chó. Nếu đen viện ký sinh trung có cần xét nghiệm lại lần nữa ko? Hay lấy kết quả của xét nghiệm cũ để điều trị? Khi điều trị khó thể hết hẳn ko? Co nguy hiểm đến tinh mang ko? Trả lời: Không biết bạn có nhầm lẫn nào không vì từ rất lâu chúng tôi chưa bao giờ nghe nói đến vi rrus chó lây nhiễm trên người. Do vậy, để chúng tôi trả lời thấu đáo cho gia đình chị, mong chi khẳng định và gỏi kết quả chính xác mới có thể tư vấn được. Chân thành cảm ơn! Hằng-damnguyethang1708@..................-Khánh Hòa Hỏi: Chào bác sĩ! năm nay em 25t nặng 48kg, tháng 3 năm 2012 em có đi xét nghiệm tại viện Pasteur Nha trang kết quả bị nhiễm Toxocara canis IgG 0.79 OD: -BS kê đơn: xitoran 0.5g 14v, theralen 5mg 14v, cenfast 60mg 30v, casmonin 60v; -Tháng 11 tái khám BS kê Didalben 400mg x 28v, Novomin 25mg 56v, Cenfast 60mg 14v, -Lần khám cuối là tháng 8/2013 với kq là 0.57) OD bs kê Pizai 6mg 04v, thymofast 80mg 60v, Audacals 5mg 30v. Hiện tại em vẫn còn thấy ngứa rất khó chịu, có cảm giác như con gì bò trong người, 2 mắt em nhiều lúc thấy ngứa và mờ. Xin hỏi BS bây giờ em có nên tiếp tục điều trị ở viện Pasteur nữa hay không? Bệnh có ảnh hưởng gì đến khả năng mang thai của em không, vì em rất mong có bé, nếu mang thai thì bệnh có truyền từ mẹ sang con hay không? Em phải điều trị bao lâu nữa mới khỏi bệnh ạ. Xin cảm ơn bác sĩ. Trả lời: Cảm ơn câu hỏi rất chi tiết và đầy đủ của bạn, tuy nhiên, sao ngay từ đầu đơn thứ nhất chúng tôi không thấy bác sĩ kê đơn thuốc điều trị giun đũa chó mèo vậy, hay là bạn gởi thông tin cho chúng tôi bị thiếu, tuy nhiên dù sao chăng nữa các phác đồ của Viện Pasteur cũng đã chỉ định thuốc tương đối đầy đủ và đúng phác đồ.
Nếu bạn có thời gian, có thể đọc thêm các phần trả lời khác của chúng tôi trên cùng trang website của Viện này sẽ rõ hơn. Rằng các xét nghiệm ELISA về ấu trùng giun đũa chó mèo có thể tồn tại kháng thể rất lâu, thậm chí có trường hợp kéo dài dương tính đến 2 năm sau kể từ khi điều trị. Do vậy, việc điều trị và theo dõi có đáp ứng tốt hay không không phải chỉ có theo dõi ELISA bạn nhé. Hiện tại, nếu các xét nghiệm trở về bình thường và trên cơ thể của em không còn triệu chứng gì, tốt nhất bạn không cần điều trị thêm phác đồ nào nữa. Đối với bệnh do ấu trùng giun đũa chó, mèo ở trên người, chúng tôi cũng xin báo cho bạn là may mắn các bệnh lý này không lây truyền từ mẹ sang con qua đường nhau thai, nên không gây bệnh trong thời gian mang thai, ngược lại điều này sẽ rất nghiêm trọng trên chó và trên mèo là bệnh có thể qua nhau thai và gây bệnh cho chó con. Bạn có thể tham khảo hình dưới đây sẽ yên tâm hơn về con đường truyền bệnh. Thân chúc bạn khỏe! Nguyễn Thị Mỹ Linh-ntmlinh.c1canam@.................-Khánh Hoà Hỏi: Xin chào bác sĩ! Con tôi bị ngứa và nổi mẩn trên da và hay ngứa nhiều vào lúc 3-4 giờ sáng và thỉnh thoảng bị đau bụng ở vùng rốn. Tôi cho cháu đi xét nghiệm máu thì bác sĩ kết luận là cháu bị nhiễm giun lươn và kê đơn thuốc Zentel 400mg uống trong 3 ngày. Từ đó, đến nay được gần 3 tháng. Gần đây, trên da cháu lại có xuất hiện mẩn ngứa. Xin hỏi bác sĩ liệu có phải cháu lại bị tái nhiễm giun lươn không? Xin bác sĩ chỉ giúp cách điều trị dứt điểm bệnh giun lươn. Xin cám ơn Bác sĩ!
Trả lời: Trên thực tế bệnh giun lươn có thể tái nhiễm nếu chúng ta không thể cách lý hoàn toàn đường lây truyền thì bệnh có thể tái nhiễm và tồn tại dai dẳng khó có thể tiệt trừ. Tuy nhiên, một điểm thú vị đối với loài giun tròn này là chu trình tự nhiễm của ấu trùng giun lươn nên có thể con bạn có tái nhiễm hoặc bản thân cơ thể vẫn còn và gây tự nhiễm. Do đó, giờ đây chúng tôi khuyên bạn nên cho cháu đi xét nghiệm cả phân và máu trở lại để phát hiện các mầm bệnh và bác sĩ sẽ chỉ định điều trị một cách đầy đủ nhất, nhằm ngăn ngừa lan truyền, tránh tái phát và đưa ra lời khuyên tốt nhất đẻ tránh tái nhiemx trong gia đình và bản thân con bạn. Chúc cả gia đình khỏe! Nguyenthimai-Ninimeocon@.......................-khanh hoa Hỏi: Bác sĩ chohoi !: chong chau xet nghiem o khanh hoa bi vỉut cho duong tinh. Bay gio, cháu muốn ra Viện sot ret KST Qui Nhon để diều trị? Vậy đên benh viện co cần xet nghiệm lại ko?
Trả lời: Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời là bạn có thể đưa chồng ra Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn để khám, xét nghiệm và điều trị. Chúng tôi biết hầu hết mọi xét nghiệm ở các cơ sở y tế đều chuẩn, nên bạn và chống nên mang toàn bộ xét nghiệm và đơn thuốc (nếu có) ở Khánh Hòa ra Viện chúng tôi để các bác sĩ xem xét có cần thêm hay bổ sung loại xét nghiệm nào khác hay không và sau đó chỉ định thuốc cho hợp lý. Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bạn và gia đình. Võ Thị Hiền-hien2005p@.................-Phú Hòa - Phú Yên Hỏi: Bị nhiễm giun đũa có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào? Trả lời: Khi bị nhiễm giun đũa tùy thuộc vào lượng giun mà bạn đang nhiễm, các bệnh lý khác bạn đang bị, và thể trạng của bạn như thế nào thì mức độ nguy hiểm hoàn toàn lệ thuộc vào các yếu tố trên. Khi nhiễm giun có thể chúng gây cho bạn thieus vi chất dinh dưỡng, thiếu máu, mất chất sắt, gây chậm phát triển thể chất học hành sa sút (mà y học đã chứng minh), gây giun chui ống mật, viêm ruột thừa, gây tắc ruột do búi giun bít tắc, có thể lạc chỗ gây các phản ứng viêm tại chỗ hay lan tỏa toàn thân,…một số trường hợp có thể gây biến chứng thủng ruột, tắc ruột và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Tác động của nhiễm giun đũa nói riêng và các loại giun sán nói chung ảnh hưởng không những cho những cá nhân mà còn về mặt cộng đồng và xã hội nữa, cần xem đây như một gánh nặng bệnh tật nghiêm trọng và quan trọng cần phải quan tâm và điều trị tối ưu nhất.
Việc điều trị nhiễm giun đũa rất dễ dàng, bạn có thể tham khảo trên cùng trang tin sẽ đề cập từ liều lượng, cách dùng thuốc và dinh dưỡng như thế nào hợp lý trong trang werbsite của chúng tôi. Bạn có thể tham khảo nhé! Mai An-maiandn2007@......................- Đà nẵng Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi năm nay 38 tuổi, nữ, đầu tháng 6/2014 bị ngứa lòng bàn tay, chân và nổi hạt li ti như hạt tấm (không mọng nước), đi khám BV da liễu Đà nẵng, BS kết luận bị viêm da tiếp xúc, khám lần thứ 2, BS kết luận viêm da tổ đĩa, khám lần 3 cho xét nghiệm chức năng gan, Bs kết luận gan bình thường, tiếp tục cho thuốc dị ứng, viêm da tiếp xúc. Ngày 23/6/2014 tôi xét nghiệm ký sinh trùng do Bộ môn Ký sinh vi nấm của ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch thực hiện cho kết quả nhiễm giun móc chó mèo (Ancy Cani). BS cho đơn thuốc: Zentel 200mg ngày uống 2 viên/2 lần: 20 viên, Beecom c ngày uống 2 viên/2 lần: 20 viên, Methyprednisolone 200mg ngày uống 1 viên, Desloratadine 5mg ngày uống 1 viên, Fucicort bôi ngoài da. Tôi đã uống đơn thuốc trên trong vòng 10 ngày, trong thời gian uống thuốc thì thấy giảm ngứa 70%, những hạt nhỏ li ti cũng hết, nhưng đến ngày hết thuốc thì bị ngứa lại như lúc đầu mới bị bệnh, lòng bàn tay, chân đỏ, ngứa và có cảm giác kim châm rất khó chịu. Xin hỏi BS, tôi uống thuốc như vậy đã đúng bệnh chưa, nếu đúng thì đủ liều chưa. Vì tôi tìm hiểu thấy có người uống đến 21 ngày. Tôi có dự định sinh em bé nên không muốn uống thuốc này nhiều. Khi tôi uống vừa hết đơn thuốc thì bị ngứa lại ngay và có gọi điện nhờ một BS ở Viện tư vấn và cho uống thêm Telfast 180mg, ngày uống 2 viên, khi ra ngoài mua thì dược sĩ yêu cầu uống ngày 1 viên. Nhờ BS tư vấn thêm, tôi phải điều trị như thế nào để khỏi bệnh. Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:Có lẽ tự bản thân của bạn đã hình dung được mình đang mắc chứng bệnh gì, đó chính là viêm da cơ địa hay chàm tổ đĩa mà ba người thầy thuốc trước đã chẩn đoán và điều trị đúng. Nhiễm giun móc chó chỉ là nhiễm trùng đồng thời và có thể loại bỏ bằng điều trị của thầy thuốc thứ 4. Bệnh lý viêm da cơ địa bạn vẫn có thể sinh em bé hoàn toàn bình thường. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bẹnh này, chúng tôi xin chỉa sẻ như sau: Viêm da cơ địa là một bệnh lý quan trọng và chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu bệnh về da, nhất là bệnh nhi. Bệnh biểu hiện với phổ lâm sàng đa dạng như vốn dĩ tên gọi của nó về mặt thuật ngữ (Eczema, Dermatitis, Atopic eczema, Atopic dermatitis). Bệnh viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, Lichen đơn mạn tính. Bệnh dễ chẩn đoán nhầm do đa dạng trong chẩn đoán lâm sàng, đặc biệt khi bệnh nhân dùng quá nhiều chế phẩm khác nhau. Điều trị mất chi phí cao và mất thời gian lao động cũng như năng suất làm việc không còn hiêu quả do làm thất thường về sinh hoạt cũng như thẩm mỹ cho bệnh nhân,... do tính tái phát của bệnh dai dẳng. Viêm da cơ địa là bệnh lý biểu hiện nhiều dạng cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Một đặc điểm quan trọng của bệnh là hay tái phát. Đa số trường hợp bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ. Triệu chứng điển hình gồm các thương tổn da khô kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, lichen hóa bệnh nhân càng ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý lẩn quẩn, bệnh diễn biến nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn. Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người có bệnh tự miễn hoặc dị ứng khác như hen phế quản, viêm mũi dị ứng. Có tới 35% trẻ viêm da cơ địa có biểu hiện hen trong cuộc đời. Chẩn đoán bệnh không khó khăn, dựa trên các triệu chứng lâm sàng, nồng độ IgE tổng cộng trong máu thường tăng cao. Nguyên nhân của bệnh hiện nay vẫn chưa rõ, tuy nhiên, qua các nghiên cứu cho thấy bệnh có tính chất di truyền và yếu tố gia đình (60% người bị viêm da cơ địa có con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh). Ngoài ra, còn có các yếu tố làm bệnh khởi phát và nặng lên bao gồm: các dị nguyên trong không khí như các chất thải của rệp nhà, len dạ... Ngoại độc tố của tụ cầu vàng Staphylococus aureus đóng vai trò siêu kháng nguyên kích thích hoạt hóa T lympho và đại thực bào. Dị ứng nguyên nội sinh trong huyết thanh bệnh nhân có kháng thể IgE có thể kích thích IgE hoặc T lymphô đáp ứng viêm. Thức ăn (một số thức ăn như trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá, bột mỳ) và các yếu tố khác làm phát bệnh hoặc bệnh nặng lên - đó là giảm chức năng của hàng rào bảo vệ của da cùng với giảm lớp ceramic trên bề mặt da làm cho da dễ bị mất nước gây khô da. Mùa hay bị bệnh thường vào mùa thu đông, nhẹ vào mùa hè. Ðồ quần áo, khăn quàng cổ, mũ, bao tay bằng chất liệu len dạ, lông chó mèo, đồ thảm hoặc đệm giường cũng làm cho bệnh nặng lên. Để xác định rõ nguyên nhân viêm da trên tạng dị ứng, bệnh nhân nên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ cho thực hiện một xét nghiệm trên da của người bệnh. Đây là một xét nghiệm hết sức an toàn, không đau và rất có giá trị trong việc xác định các nguyên nhân gây dị ứng. Nguyên nhân chính xác dẫn đến viêm da cơ địa đến nay vẫn chưa biết rõ. Tuy nhiên, các phân tích cho thấy có liên quan: -Di truyền: có bằng chứng cho thấy rằng viêm da cơ địa có tính di truyền. Người ở tất cả chủng tộc có thể mắc eczema. Năm 2006 được khám phá rằng sự đột biến trong gen sinh sản filaggrin gia tăng mạnh mẽ nguy cơ phát triển dạng viêm da cơ địa. Hầu như quan trọng nhất 2 loại đột biến tìm thấy có ảnh hưởng đến khoảng 5% số người ở Tây Âu mà có thể làm gián đoạn quá trình sinh filaggrin. Filaggrin là một protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình duy trì nước trong các tầng da, nếu cá nhân nào có các đột biến này sẽ dẫn đến tìnhtrạng da khô. -Dị ứng: các cá nhân có phơi nhiễm với chó khi lớn có nguy cơ thấp mắc viêm da cơ địa. Dị ứng thức ăn không gây ra viêm da viêm da cơ địa nhưng lại nhạy với một số thức ăn, thường nhầm với nguyên nhân eczema vì nó liên quan đến chế độ ăn. Nhiều nhà da liễu và thầy thuốc kiểm tra dị ứng thức ăn tại văn phòng của họ. Xét nghiệm thường được làm như sử dụng một kim chích hay phản ứng prick trên da. Một chấm mẫu thức ăn được thử đặt lên trên da và lẩy da nhỏ trên lớp biểu bì. Một vết lằn xuất hiện chỉ ra kết quả phản ứng dương tính;-Dung nạp với histamine: Một số người bị ảnh hưởng với viêm da viêm da cơ địa bị liên đới bởi nguồn histamin ngoại sinh, điều này có nghĩa là histamin từ ngoài cơ thể, vì histamine gây ngứa và khó chịu. Tổng số 33% số ca eczema cải thiện đáng kể triệu chứng sau khi có chế độ ăn không có histamine. Chế độ ăn này loại trừ các thực phẩm khác nhau có thành phần histamine cao, gồm có phô ma, xúc xích, alcohol, các thực phẩm lên men. Các chế độ ăn không có histamine cũng loại trừ cá, các thực phẩm biển có vỏ như tôm, cua, sò, vẹm, cà chua, rau bina, cây cà lim. Cá cũng được biết ngừng sự giáng hóa của vi khuẩn hình thành một lượng lớn histamine trong cá mà có thể gây độc như trong họ cá thu Nhật BảnMột số thuốc đặc biệt được sử dụng để điều trị viêm da cơ địa -Chất làm ẩm da: petrolatum, aquaphor, hay một số chế phẩm mới hơn như atopiclair và mimyx (tốt hơn nhưng đắt tiền hơn và đòi hỏi phải đánh giá thêm); -Dạng steroids thoa ngoài (vẫn là thuốc điều trị chính phối hợp với thuốc làm ẩm da): hydrocortisone, triamcinolone, betamethasone; mỡ tra, đặc biệt khi ở trong môi trường khô; -Chất điều hòa miễn dịch: Tacrolimus và pimecrolimus (lọa thuốc ức chế calcineurin, được xem như liệu pháp điều trị thay thế và sử dụng khi được chỉ định); omalizumab (dạng kháng thể đơn dòng mà chúng gây blocks chức năng của IgE); Một số liệu pháp điều trị khác có thể thử dùng, bao gồm: -Chất sinh học Probiotics; -Tia cực tím (UV)-A, UV-B, một sự phối hợp cả hai, psoralen với UV-A (PUVA), hay liệu pháp UV-B1 (dải băng rộng); -Acyclovir, Ketotifen, Everolimus -Trong trường hợp bệnh nặng, liệu pháp quang, methotrexate, azathioprine, cyclosporine and mycophenolate mofetil được dùng nhưng dưới sự giám sát bác sĩ; -Hydroxyzine và Diphenhydramine hydrochloride; -Các kháng sinh dùng cho nhiễm trùng lâm sàng, gây ra bởi Staphylococcus aureus hay các đợt bệnh tái phát; -Thuốc bôi mỡ vào trong mũi mupirocin và dung dịch pha loãng tắm (sodium hypochlorite); -Các biện pháp không dùng thuốc có thể giúp làm giảm nhẹ, gồm có: dùng các quần áo vải mềm (như cotton) sát bề mặt da; sản phẩm len dạ nên tránh, duy trì nhiệt độ mát, đặc biệt vào ban đêm, sử dụng máy làm ẩm trong cả màu đông và mùa hè, giặt quần áo bằng chất có thuốc tẩy nồng độ nhẹ, không có chất tẩy trắng. Các chế phẩm CorticosteroidsThuốc corticosteroids thoa ngoài hay tiêm có thể có ích. Chúng tác dụng nhờ vào quá trình can thiệp chống viêm tự nhiên của cơ thể.Corticosteroids từ lâu được xem là phương pháp có hiệu quả nhất trong việc làm giảm triệu chứng eczema tạm thời. Tuy nhiên, da sẽ tái phát thành có đợt bùng phát (flare up) như một tác nhân mà không thể loại bỏ được. Bất lợi của việc sử dụng kem steroid gồm có tạo nên các vết rạn da và mỏng da hơn; hơn nữa chúng dẫn đến phạm lỗi một phần chức năng trên hàng rào biểu mô và làm gia tăng tính nhạy cảm với tiếp xúc với các chất dị nguyên.
Nếu các biến chứng như nhiễm trùng (thường là nhiễm trùng tụ cầu S. aureus, thuốc kháng sinh có thể áp dụng. Các dạng kem steroid có hiệu lực cao không bao giờ sử dụng trên vùng mặt hoặc các vùng khác mà bản chất da vốn đã mỏng; thường sử dụng loại steroid có độ mạnh thấp trên các vùng da nhạy cảm như thế này. Việc dùng kem này cũng được chỉ dẫn là dùng kem thoa ngoài bao nhiêu trên đầu ngón tay tùy thuộc vào các vùng da khác nhau. Nếu eczema không đáp ứng với prednisone thì có thể dùng một mũi tiêm cortisone? Cân nhắc việc dùng kháng sinh trên bệnh viêm da cơ địaTại sao viêm da cơ địa dễ nhạy cảm với nhiễm trùng . Các nghiên cứu đã chỉ ra khoảng 90% số bệnh nhân viêm da cơ địa có nhiễm tụ cầu vàng Staphylococcus aureus trên da của họ. So sánh cho thấy, có ít hơn 5% số người không có viêm da cơ địa có nhiễm tụ cầu trên da. Khi một người viêm da cơ địa bị trầy xước và vết thương trên da bị rách ra. Điều này cho thấy các vi sinh vật trênda như vi khuẩn đi vào cơ thể. Bên cạnh đó, một nghiên cứu cũng cho thấy bệnh nhân viêm da cơ địa không thể sinh ra đủ một lượng protein kháng sinh tự nhiên mà hệ miễn dịch cần chống lại nhiễm trùng. Khi nhiễm trùng tụ cầu thường trực trên da và hệ miễn dịch không thể chống nhiễm trùng hiệu quả thì chúng dễ dàng phát triển nhiễm trùng. Các kháng sinh dùng trong điều trị viêm da cơ địa -Đôi khi các kháng sinh rất quan trọng trong việc quản lý bệnh viêm da cơ địa, hầu hết thường khi có dấu hiệu nhiễm trùng như vết đang rỉ nước, vết vảu cứng, tao mủ, sưng phồng vết thương và bị đau hay viêm mô tế bào. Các thuốc kháng sinh hầu hết chỉ định đường uống, nhưng đôi khi phải nhập viện cần thiết để điều trị thuốc theo đường tĩnh mạch; -Tại New Zealand, dẫn chất penicillin flucloxacillin hay dicloxacillin thường được kê toa hoặc erythromycin khi có dị ứng với penicillin. Các thuốc khác có hoat tính chống lại tụ cầu và liên cầu có ưu thế dùng hơn; -Chỉ định hoặc gián đoạn thuốc kháng sinh, các bệnh nhân có thể chịu sự tái phát trở lại. Nếu điều này xảy ra lặp lại, các thuốc kháng sinh có thể được kê đoan kéo dài trong vài tuần đến vài tháng và có thể có các tác dụng ngọai ý. Mối quan tâm chính hiện nay là tình hình kháng với kháng sinh đang gia tăng (MRSA). -Các dạng kem kháng sinh và thuốc bôi không nên khuyến cáo dùng rộng rãi trên các viêm da cơ địa. Chúng không hiệu quả như các thuốc dùng đường uống. Chúng cũng có thể gây dị ứng hay thúc đẩy phát triển vi khuẩn kháng kháng sinh. Trên đây là một số vấn đề cơ bản về viêm da cơ địa và phương cách điều trị bạn có thể tham khảo và giữ gìn làn da của mình khỏe hơn. Vương-duyhotan@.....................- Quảng Ngãi Hỏi: Xin bác sĩ cho cháu hỏi : Cháu đi bơi suối về được vài ngày cháu có triệu chứng đau đầu, buồn nôn, đau đầu khoảng 2 tuần,cháu nên đi khám ở đâu thưa bác sĩ? Liệu cháu có bị nhiễm amip không ạ ? Cháu mong nhận được câu trả lời sớm nhất của bác sĩ. Cháu xin cảm ơn ! Nếu lỡ bị nhiễm amip có điều trị được không ạ? Trả lời: Cảm ơn về câu hỏi thú vị của bạn rất nhiều, ý của bạn đang đề cập dạng amip ăn não đó mà, tuy nhiên các loại bệnh lý amip nhu thếlà rất hiếm, nhưng cũng có thể gặp tại Việt Nam như trường họp 2 bệnh nhân ở thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2012 đã tử vong. Dù sao đi chăng nữa, bạn đã phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ và về nhà có biểu hiện một số triệu chứng như thế cũng nên cẩn thận và đi khám bệnh đúng cơ sở chuyên khoa như khoa nội thần kinh và ký sinh trùng. Nhân đây, chúng tôi gởi đến bạn vài thông tin quan trọng về bệnh viêm não và mang não do amip này.
Naegleria fowleri là một loại vi sinh vật đơn bào, thường tìm thấy trong các vùng nước ngọt ấm (hồ, ao, sông và suối nước nóng) và cả trong đất. Chỉ có một loài Naegleria sp. nhiễm bệnh cho người là N. fowleri. Ca bệnh đầu tiên ở người viêm não màng não do amip N. fowleri rảy ra tại Ireland vào năm 1909, nhưng mãi đến năm 1965, tác giả M. Fowler và R. F. Carter mới mô tả bệnh ở người chi tiết về loại đơn bào vừa có dạng roi vừa có dạng amip (amebo-flagellates) này ở Úc, công trình này đã cung cấp một bằng chứng làm thế nào mà đơn bào này có thể sống thuận lợi trong môi trường tự do và trong cơ thể người. Kể từ đó, ít nhất 150 ca bệnh đã được xác định và báo cáo tại nhiều quốc gia khác nhau trên phạm vi toàn cầu, riêng tại Mỹ, từ năm 2001-2010, có đến ít nhất 32 ca được ghi nhận báo cáo trên y văn. Vào năm 1966, Fowler đặt tên “nhiễm trùng viêm não màng não do amip N. fowleri tiên phát” để phân biệt với bệnh lý thần kinh trung ương do một loại amip thật sự là E. histolytica. N. fowleri nhiễm vào người thông qua các thương tổn hoặc khiếm khuyết dị tật vùng mũi, xoang. Điều này điển hình xảy ra khi người đi bơi trong các nơi chứa nước ngọt, ấm như sông, ao, hồ, suối. Trường hợp rất hiếm, nhiễm N. fowleri cũng có thể xảy ra khi nguồn nước ô nhiễm từ các nguồn nước hồ không được xử trí sát trùng đầy đủ hoặc nước từ vòi đi vào mũi, xoang khimột người nào đó lặn và trút đầu ngược hoặc có thói quen súc rửa không hợp lý (lấy bình nước đỏ vào lỗ mũi trực tiếp), sau đó N. fowleri chu du đến hệ thần kinh trung ương, não bộ và ở đó chúng phá hủy mô não. Bằng chứng cho thấy người không thể nhiễm N. fowleri do uống nguồn nước nhiễm bệnh. N. fowleri thường được tìm thấy khắp nơi trên thế giới, tại Mỹ cho thấy phần lớn số canhiễm đều gây ra bởi loài N. fowleri từ nguồn nước ngọt tại các khi vực phía nam. Các điều tra cho thấy amip có thể tìm thấy trong các vật thể trong nguồn nước ngọt ấm như sông, ao, hồ, các vùng có địa nhiệt hoặc suối nước nóng tự nhiên, hoặc nước ấm thải ra từ các khu công nghiệp, hoặc nguồn nước uống xuất phát từ địa nhiệt, đất ẩm, hoặc hồ bơi mà ít khi được bảo trì, bảo dưỡng và quan tâm đến vấn đề vệ sinh, nhất là sát khuẩn, hoặc nước ấm với nhiệt độ dưới 47°C. Đặc biệt, N. fowleri không thể tìm thấy trong nước muối, như ở đại dương. Naegleria fowleri, còn được biết như một loại amip ăn não (the brain eating amoeba) - là một loại tác nhân sống tự do tìm thấy trong các vật thể ẩm và trong nước ngọt như ao, hồ, sông và các suối nước nóng. Ngoài ra, chúng còn tìm thấy trong các vùng đất, gần nơi thải nước của các nhà máy công nghiệp và các hồ bơi chưa khử trùng chlor có ô nhiễm amip. Không có bằng chứng về vi sinh vật này sống trong nước đại dương. Nó thuộc vào nhóm Percolozoa hoặc Heterolobosea. Mặc dù, không phải là một amoeba thật sự, song vi sinh vật này thường được coi như một loài để tiện theo dõi và đánh giá. N. fowleri có thể xâm nhập và tấn công vào hệ thần kinh trung ương, mặc dù điều này hiếm xảy ra, nhưng khi nhiễm như thế thường dẫn đến hậu quả tử vong cho bệnh nhân và tỷ lệ tử vong ước tính khoảng 98%. N. fowleri cũng có thể tìm thấy trong hồ bơi chưa được xử lý đúng cách hoặc nước máy ô nhiễm. Cần ghi nhận là loại amip này không hoạt động để tấn công người và chúng chủ yếu ăn vi khuẩn. Tuy nhiên, khi vào đến não, chúng nhân lên nhanh chóng và bắt đầu ăn tế bào não để tồn tại.
Về quá trình nhiễm bệnh, chu kỳ của amip N. fowleri và các amip sống tự do: Trên người, N. fowleri có thể xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương thông qua con đường mũi, họng, xoang, hoặc đặc biệt hơn thông qua đường niêm mạc khứu giác và các đĩa có lỗ của mô mũi xoang. Quá trình xuyên qua khởi đầu bởi sựu hoại tử quan trọng và xuất huyết trong các bầu khứu giác. Tiếp đó, amip N. fowleri đi dọc theo các bó sợi thần kinh đến sàn nền sọ thông qua các đĩa hình lỗ, đi vào trong nhu mô não. Amip N. fowleri bắt đầu phá hủy và ăn tế bào não từng phần một bằng cách dùng một công cụ hút liên tục có trên tế bào, sau đó gây ra bệnh lý viêm não màng não do amip tiên pháp (primary amoebic meningoencephalitis_PAM). PAM là một hội chứng ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương, thường xảy ra trên những trẻ em khỏe mạnh hoặc người lớn trẻ tuổi mà không có tiền sử trước đó suy giảm miễn dịch hay có tình trạng giảm sức đề kháng nào, nhưng có tiếp xúc với các vật thể trong nước thời gian gần đây.
Các yếu tố bệnh sinh Vì không có biện pháp điều trị đặc hiệu cho PAM, nên sự phát triển một liệu pháp điều trị trong phạm vi lớn là một vấn đề đang được quan tâm. Các nghiên cứu đang được tiến hành để xác định có đặc hiệu với N. fowleri đến mức nào cũng như tác động lên bệnh sinh của chúng và nếu các yếu tố độc lực này có thể là một trong những đích để cho ra thuốc mới. Một yếu tố tiềm năng trong tính di động của amip là loại protein Nfa1. Khi protein Nfa1 trình diện trên các loài N. gruberi không sinh bệnh và amip cùng nuôi cấy với các tế bào mô đích, nó được quan sát trong đó protein nằm ở vị trí “food cup” chịu trách nhiệm cho sự tiêu hóa tế bào trong suốt quá trình thực bào. Tiếp tục các nghiên cứu, sự trình diện gen Nfa1 bị knockdown được tiến hành thông qua việc sử dụng RNA interference. Trong một thử nghiệm phân tử về đích liên quan đến Nfa1 được giới thiệu và mức độ trình diện tiếp theo đó của các sản phẩm gen giảm đi đáng kể. Phương pháp này có thể là một kỹ thuật tiềm năng cho ứng dụng quá trình trình diện các yếu tố bệnh sinh trong các thể tư dưỡng của N. fowleri. Liên quan đến các triệu chứng khởi đầu của nhiễm trùng loài N. fowleri bắt đầu từ 1-14 ngày kể từ khi phơi nhiễm mầm bệnh. Các triệu chứng ban đầu có thể gặp như thay đổi nhận định mùi vị, nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa, sốt, cứng cổ. Bệnh cảnh cấp tính biểu hiện giống như một trường hợp viêm màng não mủ, có hội chứng nhiễm trùng với hội chứng màng não đầy đủ. Tiếp sau đó, cóthể gặp trên bệnh nhân biểu hiện lơ mơ, bứt rứt, sốt cao, lú lẫn, u ám, thiếu tập trung, thất đều và cơn co giật. Dù tiền sử phơi nhiễm với nguồn nước rất lớn, song tỷ lệ mắc bệnh rất thấp, ước tính 1 trường hợp mắc trên 2,6 triệu nguy cơ tiếp xúc, bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người, không lây qua không khí, nước uống, bệnh khởi phát tùy thuộc vào cơ địa và bệnh lý nền có sắn ở vùng mũi xoang, bệnh nhiễm trùng nhưng không gây thành dịch. Song, điểm đặc biệt rằng sau khi các triệu chứng bắt đầu, thì diễn tiến bệnh rất nhanh trong 3 - 7 ngày và có thể tử vong rất nhanh (từ 1-2 tuần kể từ khi phơi nhiễm nguồn nhiễm) và tỷ lệ tử vong rất cao. Phát hiện và chẩn đoán
Chẩn đoán kịp thời vẫn là một trở ngại lớn và là yếu tố rất quan trọng để điều trị thành công các ca nhiễm amip, hạn chế tử vong vì hầu hết các ca bệnh chỉ được làm sáng tỏ sau khi giải phẩu tử thi, lấy mảnh mô xét nghiệm hoặc đánh giá mô bệnh học. Chẩn đoán dựa vào yếu tố dịch tễ, bệnh cảnh lâm sàng và xét nghiệm Xét nghiệm máu ngoại vi thường thấy tăng tổng số bạch cầu chung và đặc biệt tăng bạch cầu đa nhân trung tính. Dịch não tủy biến đổi giống như trong ca bệnh viêm màng não mủ (tăng protein, giảm glucose, phản ứng Pandy dương tính, bạch cầu tăng cao, thường trên 500 tế bào/ mm3, bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế và có thể nhìn thấy hồng cầu). Soi tươi dịch não tủy (không ly tâm) cho thấy hình ảnh thể tư dưỡng đơn bào dạng amip, có chân giả và một nhân lớn nằm trung tâm, hoặc có thể nhuộm Giêm sa hoặc Wright, lưu ý nhầm lẫn tế bào mủ thoái hóa hoặc đại thực bào. N. fowleri có thể phát triển trong một số loại dung dịch hoặc môi trường vô khuẩn hoặc các đĩa thạch agar không có chất dinh dưỡng được phủ bởi vi khuẩn. Escherichia coli có thể sử dụng để “overlay” trên các đĩa thạch không có chất dinh dưỡng và nhỏ một giọt dịch não tủy lắng thêm vào đó. Rồi đưa các đĩa thạch này vào ủ trong điều kiện nhiệt độ 370C và kiểm tra mỗi ngày để sạch agar trong các vết mỏng, điều này chỉ ra rằng các thể tư dưỡng đã ăn vi khuẩn. Có thể xác định có mặt Naegleria sp. có thể được làm bởi thử nghiệm tạo roi (flagellation test), ở đó amip xuất hiện rõ trong môi trường như nước cất chẳng hạn. Naegleria ngược với các loài amip khác, chỉ cần phân biệt trong vòng 2 giờ chuyển thành thể roi. Tính sinh bệnh học có thể được xác định thêm nhờ vào phương thức cho phơi nhiễm với nhiệt độ cao (42°C), N. fowleri có thể phát triển ở nhiệt độ này nhưng loài N. gruberi không sinh bệnh thì không phát triển.
Phát hiện tác nhân gây bệnh này trong nước có thể thực hiện bởi ly tâm mẫu nước có bổ sung thêm khuẩn Escherichia coli, rồi dùng thêm viên thức ăn (pellet) bổ sung vào môi trường thạch không có chất dinh dưỡng. Sau vài ngày, đĩa được quan sát vi thể và các nang N. fowleri được xác định qua phân tích hình thái. Việc xác định cuối cùng các loài có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp hóa sinh hoặc sinh học phân tử. Cần chẩn đoán phân biệt với các ca bệnh viêm não hoặc/ và viêm màng não mủ, do lao, do virus, do vi khuẩn, do nấm, hoặc do ký sinh trùng hoặc thứ phát do amip E. histolytica vì phổ lâm sàng rất đa dạng. Các nghiên cứu hiện nay tập trung phát triển các kỹ thuật hiện đại như chẩn đoán sinh học phân tử, PCR, Real time PCR có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác cao. Một phương pháp được phát triển gần đây có liên quan đến khảo sát tiến trình khuếch đại trong real-time với sự lai có vật dò đánh dấu đích trình tự MpC15, trong đó duy nhất đối vớiN. fowleri. Một nhóm khác sử dụng phản ứng multiplex 3 real-time PCR như là một chẩn đoán đối với N. fowleri, cũng như Acanthamoeba sp. và Balamuthia mandrillaris, cho thấy đây là một xét nghiệm có hiệu quả. Vì tính nghiêm trọng của bệnh khi nhiễm và có cùng với các bệnh lý vùng mũi xoang có thể dẫn đến tử vong, các thông tin cơ bản ở trên có thể giúp bạn phần nào yên tâm và nên đi khám đúng chuyên khoa để tại đó, các thầy thuốc và các nhân viên y tế có thể cho xét nghiệm và điều trị sớm cho bạn nhé! Nguyễn Trần Phong-tranphongxb1@................-Sông Cầu, Phú Yên. Hỏi: Xin chào! cho em hỏi: Em đi khám và xét nghiệm lần đầu tiên ngày 06/8/2014 tại Bệnh viện da liễu Trung ương Quy Hòa (có BHYT), em bị giun đũa chó nhưng đóng đến 70%/ tổng số tiền (425 000VND) và phải mua thêm thuốc ngoài (456 000VND, cho 20 ngày dùng thuốc. Vậy giá có cao lắm không? Toa thuốc như sau: - Albendazole 400mg: 40 viên (mua) - Proginnale: 40 viên (mua) - Selliver: 40 viên.(mua) - Dohistin: 20 viên (BHYT) - Alllerstat 180(BHYT) - Beprosalic: 2 típ Nếu lần sau em chuyển qua khám và trị bệnh tại Viện Sốt rét và kí sinh trùng Quy Nhơn thì phải chịu phí BHYT bao nhiêu? Trả lời: Đây là một câu hỏi tế nhị, rất khó để đánh giá toa thuốc trên đắt hay rẻ vì không phải Viện chúng tôi kê toa, mong bạn thông cảm không thể phúc đáp cho phần câu hỏi này. Tuy nhiên, theo chúng tôi biết là chế độ khám bảo hiểm y tế tại một số đơn vị chuyên khoa như Viện phong và Da liễu Trung ương Quy Hòa hay Viên Sốt rét KST-CT Quy Nhơn chúng tôi cũng vậy, chỉ chấp nhận thanh toán theo quy định của bảo hiểm một số chỉ tiêu xét nghiệm và loại thuốc trong danh mục, nên khi đó bạn có thể thấy thanh toán đôi khi không đúng phần trăm giảm cho bạn như ý nhưng đó là quy định của danh mục bảo hiểm y tế bạn ạ. Nếu lần sau, bạn đi khám tại viện chúng tôi, có thể khám áp dụng theo chế độ bảo hiểm y tế hiện hành. Thân chúc bạn khỏe! Võ Thị Kiều Thu-vkthu2003@...............- quận 12-tp.HCM Hỏi: Kính gử BS, Tôi 40 tuổi, ngày 1/6 tôicó xét nghiệm máu thì phát hiện bị nhiễm giun đũa chó. BS ở Hòa Hảo có cho 2 loại thuốc: 1 loại uống lien tục 1 tuần lễ ( 1 ngày 2 viên ), 1 loại uống 2 viên, sau 2 tuần nữa uống tiếp 2 viên (tôi không nhớ tên thuốc là gì?) Nhưng có đọc tính năng của nó là khi uống thuốc trong vòng 1 tháng không để có con vì dễ gây dị tật cho bé. Thứ 7 vừa qua tôi có làm xét nghiệm lại tất cả các loại giun, kết quả là đều âm tính. Duy nhất toxocara IgG ghi là Greyzone 0.30 OD ( <0.25 OD, GZ : 0.25-0.35). 1 tháng nữa tôi để có thai thì lieu trong thời gian mang thai ký sinh tùng này có phát triển và gây nguy hiểm không, giờ tôi có cần uống thuốc nữa không? Rất cám ơn BS và mong nhận được phản hồi của BS Trả lời: Với các thông tin trên mà bạn cho chúng tôi biết chi tiết thì đảm bảo rằng thuốc đã dùng trước đó đều đào thải ra khỏi cơ thể hết rồi và bạn có thể an tâm có thai và sinh em bé nhé. Lê Sanh Bảo-lehanthuyen@................Canh Vinh, Vân Canh, Bình Định Hỏi: kính gởi phòng nhân sự: em là sinh viên vừa mới ra trường, em học ngành công nghệ sinh học. Cho phép em hỏi là viện mình có nhu cầu tuyển dụng không ạ, nếu tuyển thì cần những điều kiện gì ạ! Rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất của viện! Em xin chân thành cảm ơn! Trả lời:Liên quan đến câu hỏi này, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Thạc sĩ Đào Ngọc Trung, trưởng phòng tổ chức cán bộ theo số điện thoại 0982.276429 để nhận được phần phúc đáp đầy đủ. Chúc bạn sớm có việc làm ổn định! nguyen thi hien tran-nguyenthihientran@....................-tuy hoa-phu yen Hỏi: xin chao! có thể cho em biết bệnh viện sốt rét kí sinh trùng côn trùng quy nhơn có làm xét nghiệm máu để phát hiện các bệnh như ung thư máu hay ung thu bao tử.. không ạ? Em gái của em thuong ngày hay bị nôn mửa chóng mặt đâu bụng và cách đây vài tháng trên da tay chân và ở bụng có những chấm đỏ vậy bác sĩ có thể cho em biết em của em bệnh gj không ạ em xin cảm ơn.
Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn chúng tôi khuyên để xác định các chỉ điểm ung thư (tumormarkers) hiện tại Quy Nhơn dường như không thực hiện, nếu có cũng chỉ là mang tính định tính chứ chưa thể định lượng, nếu có điều kiện bạn và em gái bạn có thể đến kiểm tra tại Trung tâm chẩn đoán Y khoa Hòa Hảo TP. Hồ Chí Minh, tại BV Chợ Rẫy, Bệnh viện ung bướu TP. Hồ Chí Minh,…vì các nơi đây số bệnh nhân lớn và chuyên khoa, họ sẽ thực hiện thường quy các xét nghiệm như vậy, giúp bạn chẩn đoán và tư vấn về bệnh ung thư cho gia đình bạn. Thân chúc bạn khỏe ! Trần Thị Thúy Hằng-lovesweet16_10@........................-Pleiku, Gia Lai Hỏi: khi nào Viện Sốt rét- Kí sinh trùng- Côn trùng Quy Nhơn thông báo kết quả trúng tuyển KTVXN khóa 37-2014? Trả lời: Không biết câu hỏi này em đang hỏi ai, và đặc biệt là cần ai trả lời. Do đó, chúng tôi không thể trả lời được. Mong bạn thông cảm và tự liên hệ với Khoa đào tạo của Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng Quy Nhơn để nhận được thông tin nhé! pham thi phuong-phuongmomht9626@....................-ha tinh Hỏi: cho e hỏi năm 2014này có tuyển sinh thí sinh ở Hà Tĩnh ko ạ. Em thấy chỉ có 16 tỉnh mà ko có Hà Tĩnh nên hơi thắc mắc. Anh chị có thể trả lời giúp e đc ko ạ. Trả lời: Cảm ơn em đã quan tâm đến chương trình đào tạo và tuyển sinh của Viện. Liên quan đến vấn đề này, em có thể liên hệ trực tiếp với khoa đào tạo của Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng Quy Nhơn, hoặc thầy thạc sỹ, bác sĩ Nguyễn Văn Trung (trưởng khoa đào tạo, số di động 0913442429 hoặc thầy, thạc sỹ Hoàng Truyền (phó trưởng khoa đào tạo, số di động 0914230458) để biết thông tin chi tiết nhất. Chúc bạn khỏe! TUẤN Du-yeuemotphucgietemmotgiay@....................-Long Thành. đồng nai Hỏi: Em bị bệnh vảy nến đã 1 năm rồi. Người em nổi lên nhìu đốm đỏ và ngứa ngáy lắm và nhìn vào rất mất thẩm mĩ. Cho em hỏi có cách nào để điều tri! Trả lời: Vảy nến là một căn bệnh thuộc chuyên khoa da liễu, như bạn biết là rất mất thẩm mỹ thậm chí đe dọa tính mạng vì các biến chứng lâu dài nếu không có các biện pháp xử lý và phòng bệnh giảm các đợt cấp xuất hiện, do vậy, bạn nên có chế độ làm việc và điều trị cụ thể và lâu dài.
Hiện tại bạn đang ở Đồng Nai, có thể đến bệnh viện chuyên khoa da liễu thành phố Đồng Nai hoặc Bệnh viện da liễu thành phố Hồ Chí Minh để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng thuốc bạn nhé. Lê Thị Bích-ltbich1711@..................-ĐắkLắk Hỏi: Xin chào bác sỹ, Tôi bị ngứa toàn thân đã khoảng vào tháng, đi khám da liễu thì được chuẩn đoán là viêm da dị ứng, đã được kê đơn thuốc để uống. Tuy nhiên, lúc hết thuốc thì bị ngứa lại. cứ nhiều lần như vậy nên tôi không uống thuốc nữa. Tôi đã làm xét nghiệm máu tại Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, kết quả đều âm tính, không bị nhiễm giun sán, men gan bình thường. Vậy cho tôi hỏi là tôi có nên làm kết quả xét nghiệm giun sán lại để kiểm tra có phải bị ngứa do giun sán không? xin tư vấn cho tôi phương pháp đều trị để hết ngứa. Tôi xin cảm ơn! Trả lời: Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được rất nhiều thư và email, thậm chí nhiều cuộc gọi nhòe tư vấn nguyên nhân gây ngứa, mày đay hoặc dị ứng,…Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải nói rằng có đến gần 5-30% số bệnh nhân không tìm ra nguyên nhân gây ngứa, chính vì vậy ngứa là một triệu chứng chứ không phải là bệnh nhưng khó phát hiện tìm ra tác nhân và điều trị triệt để. Nhằm giúp cho bạn có cái nhìn tổng thể cũng như chia sẻ với bạn một số nguyên nhân gây ngứa để bạn tự kiểm chứng lại mình nhé. Một số nguyên nhân của ngứa, mề đay:
-Các bệnh lý nội khoa và truyền nhiễm khác nhau; -Các bệnh lý do nhiễm ký sinh trùng giun sán hay các động vật chân đốt; -Các bệnh lý do côn trùng đốt và phóng thích các độc tố vào trong cơ thể; -Nhiễm trùng vi khuẩn Helicobacter pylori; -Nhiễm nấm trên da; -Viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc do bệnh lý nghề nghiệp (thợ hồ, đi biển, thợ máy dầu, …); -Do dị ứng với nhiều loại thức ăn kể cả hải sản, tinh bột, cá, cua,…; -Dị ứng với các chế phẩm thuốc, thảo dược đang dùng hoặc dùng một thời gian quá dài trước đó nay tích lũy độc tínhl -Môi trường làm việc quá hanh khô, hoặc sử dụng nhiều loại thuốc, hóa chất làm da bạn bị khô nhanh, nứt nẻ và dễ bị các vi sinh vật tấn công nhanh (ngứa bắt đầu do không khí khô, nhất là vào mùa đông khi không khí trở nên khôbên ngoài. Nên tắm rửa bằng nước ấm (không tắm nước quá nóng) thường xuyên và hạn chế việc ra ngoài àGiữ cho da ẩm theo nhiều cách khác nhau (dùng xà bông loại giữ ẩm hoặc các loại có nhãn hiệu ghi là dùng cho da khô, dùng kem dưỡng da hoặc các loại kem lót giữ ẩm da sau khi tắm); -Di ứng với nước hóa, các thuốc thoa ngoài, khử mùi (thường dùng thuốc xịt hay thuốc thoa để khử mùi hôi ở những chỗ kín như nách, háng và sau đó bị rát hay đỏ ở những chỗ đó vào mùa khô, nên ngưng dùng). Thường các thuốc này có chất chống lại sự đổ mồ hôi có chứa các muối kim loại như alumium sulfate, alumium chloride, zincomium chlorohydrate... các chất này hay làm lở da. Nếu bạn cần thuốc chống đổ mồ hôi, hãy dùng những loại trong thành phần cấu tạo có các chất oxide như magnesium oxide, zinc oxide, alumium hydroxide... và tránh các gốc sulfate, chloride. -Cơ thể và trên da nhạy cảm với chất kim loạinhư nickel, là một kim loại màu trắng như bạc được dùng để mạ sáng, hoặc để trộn với vàng nguyên chất làm thành vàng, đây cũng là nguyên nhân chính có nhiều người đeo vàng hay bạc thì hay bị nổi ngứa); -Các vật dụng đeo tay hoặc mặc áo ngực, khoen tai, nút tai nhựa, dây thun quần lót cả nam và nữ, đeo đồng hồ dây da hoặc dây kim loại cũng có thể dị ứng. -Da bỏng nắng hay bỏng do kiềm, acid nhẹ, ….. -Thay đỏi hormone, nội tiết tố như trong mang thai, tuyến giáp trạng, … -Nguyên nhân còn có thể do đè nén, tăng áp lực trên vùng da tại chỗ như dây thắt lưng, áo ngực nữ, gang tay găng tất mang quá chật, tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời, viêm mao mạch, mày đay nhiễm sắc trong bệnh tăng tế bào dưỡng bào,… Nói tóm lại, nguyên nhân gây ngứa và mày đay là một phổ đa nguyên nhân và có thể là các dị nguyên, nó có thể lúc này là thích ứng, nhưng sau đó là dị nguyên, nên khó có thể tìm ra nguyên nhân đặc hiệu và điều trị thích hợp, điều này cần đến các thầy thuốc có kinh nghiệm, chuyên khoa và kiên nhẫn điều trị, sự kiên nhẫn này ở cả thầy thuốc và bệnh nhân, đôi khi phải đặt ra vấn đề điều trị thử mới đi đến đích. Thân chúc bạn khỏe! Nguyễn Hoàng Vy-nguyen.hoang.vy80@................-TP Tuy hòa, Phú Yên Hỏi: Kính gửi viện. Viện có điều trị nấm âm đạo kg ah. Tôi đã chữa nhiều nơi nhưng vẫn chưa khỏi. tâm trạng rất lo lắng. Xin viện tư vấn giúp ah. Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng Viện và đặt câu hỏi, liên quan đến điều trị nấm âm đạo phải có khâu chẩn đoán phù hợp và điều trị có liệu trình theo dõi một cách cụ thể rõ ràng do các bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc sản phụ khoa điều trị theo đúng phác đồ, đưa ra các lời khuyên thích hợp cho cả bạn và vợ (chồng) hoặc bạn tính (nếu bạn chưa có gia đình). Sau đây chúng tôi xin giới thiệu việc sử dụng thuốc trong điều trị viêm âm đạo do nấm do DS. Nguyễn Tấn Xuân Trang đang công tác tại khoa dược, BV Từ Dũ, TP. Hồ Chí Minh để bạn tham khảo nhé.
Hầu hết phụ nữ sẽ có một lần viêm nhiễm âm đạo trong đời. Ba bệnh phổ biến liên quan đến dịch tiết âm đạo là nhiễm khuẩn âm đạo (gây ra bởi sự phát triển quá mức của các vi khuẩn kỵ khí bao gồm Prevotella sp., Mobiluncus sp., G. vaginalis, Ureaplasma, Mycoplasma…), viêm âm đạo do trichomonas (do T. vaginalis) và viêm âm đạo do nấm (thường do Candida albicans). Chỉ khai thác tiền sử không đủ để chẩn đoán chính xác viêm âm đạo và có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc không phù hợp. Do đó, cần phải có tiền sử bệnh, các đánh giá, xét nghiệm để xác định đúng nguyên nhân. Những thông tin về hành vi tình dục, giới tính của bạn tình, chu kỳ kinh nguyệt, vệ sinh âm đạo (như thụt rửa) và các thuốc đang dùng cũng nên được lưu ý.
Có khoảng 75% phụ nữ bị viêm âm đạo do nấm ít nhất một lần và 40-45% mắc bệnh từ hai lần trở lên trong đời. Dựa vào tình trạng lâm sàng, vi sinh học, yếu tố ký chủ và sự đáp ứng với phương thức điều trị, viêm âm đạo do nấm chia ra làm hai dạng: viêm không biến chứng và viêm có biến chứng. Khoảng 10 – 20% phụ nữ bị viêm có biến chứng đòi hỏi cần phải cân nhắc kĩ khi chẩn đoán và điều trị. Viêm không biến chứng bao gồm những trường hợp: viêm không thường xuyên, mức độ viêm từ nhẹ đến trung bình, có khả năng là C. albicans hay ở những phụ nữ có hệ miễn dịch bình thường. Với những trường hợp này, thường được khuyến cáo phác đồ điều trị ngắn hạn (như liều duy nhất hay trong khoảng thời gian từ 1 – 3 ngày). Nhóm thuốc azol tác dụng tại chỗ cho hiệu quả điều trị tốt hơn nystatin. Azol giúp giảm các triệu chứng và 80 – 90% âm tính dịch cấy ở bệnh nhân điều trị đầy đủ. Viêm có biến chứng bao gồm những trường hợp viêm bị tái phát, mức độ viêm nặng, nhiễm non-albicans hay ở những phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường chưa kiểm soát được, có sự suy giảm hệ miễn dịch hay đang mang thai… Một số các khuyến cáo dùng thuốc kháng nấm trong điều trị các trường hợp viêm có biến chứng của CDC (2010): Trường hợp viêm bị tái phát: -Mỗi đợt viêm âm đạo tái phát do C. albican có đáp ứng tốt với nhóm azole đường uống hay tại chỗ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để kiểm soát về mặt lâm sàng và vi nấm, có thể điều trị với thời gian dài hơn như dùng thuốc tác dụng tại chỗ trong 7 – 14 ngày hay fluconazol 100, 150 hay 200mg uống mỗi 3 ngày với tổng cộng 3 liều (ngày thứ 1, thứ 4 và thứ 7) trước khi bắt đầu điều trị duy trì. -Điều trị duy trì với fluconazol (100, 150 hay 200mg) uống 1 lần/ tuần trong vòng 6 tháng. Nếu fluconazol không có sẵn, có thể thay thế bằng phác đồ dùng thuốc tác dụng tại chỗ theo từng đợt. -Điều trị duy trì có hiệu quả trong giảm viêm âm đạo do nấm tái phát. Tuy nhiên, 30 – 50% phụ nữ vẫn bị tái phát khi không tiếp tục điều trị duy trì. Việc điều trị thường quy cho bạn tình vẫn còn tranh luận. Trường hợp viêm nặng: -Là những trường hợp có tỷ lệ đáp ứng trên lâm sàng thấp khi điều trị bằng đường uống hay tại chỗ trong thời gian ngắn. Theo khuyến cáo, có thể dùng thuốc nhóm azole tác dụng tại chỗ trong 7 – 14 ngày hay fluconazol 150mg uống x 2 lần, mỗi lần cách nhau 72h. -Viêm Non - albicans: việc điều trị tối ưu cho viêm non – albicans vẫn chưa được xác định. Có ý kiến cho rằng có thể dùng thuốc nhóm non-fluconazol azol tại chỗ hay uống trong 7 – 14 ngày. Với trường hợp tái phát, sử dụng acid boric 600 mg đặt âm đạo 1 viên/ ngày x 14 ngày; -Với phụ nữ có thai: chỉ dùng nhóm thuốc azol dạng tại chỗ trong vòng 7 ngày và chống chỉ định với fluconazol. Ngoài ra, việc ngâm rửa bằng natri bicarbonate có thể làm giảm ngứa bên ngoài khi bị viêm nhiễm do nấm. Nhưng điều này chỉ làm giảm triệu chứng và không giải quyết được sự viêm nhiễm. Một số nhóm thuốc kháng nấm thường dùng: Nhóm azol tác dụng toàn thân: Chỉ một số ít dẫn xuất cho tác dụng toàn thân bao gồm miconazol, ketoconazol (imidazol) và fluconazol, itraconazol (triazol). Những dẫn xuất này có cùng phổ kháng nấm và cơ chế tác dụng. Tuy nhiên, nhóm triazol ức chế chọn lọc cytocrom P450 của nấm hơn nên giảm độc tính về mặt nội tiết (chứng vú to ở nam giới, bất lực ở đàn ông, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ). Fluconazol và itraconazol đều được hấp thu tốt qua đường uống, phân bố tốt vào các mô của cơ thể. Fluconazol thải ra trong nước tiểu phần lớn ở dạng hoạt tính. Fluconazol có một số ưu điểm là sự hấp thu qua đường uống không bị ảnh hưởng bởi thức ăn hay acid dịch vị, khả năng thấm qua dịch não tủy cũng tốt hơn. Trong khi đó, itraconazol được chyển hóa và phân hủy ở gan, hấp thu tốt khi uống ngay sau bữa ăn hoặc uống cùng thức ăn do thức ăn làm sẽ tăng sự hấp thu thuốc. Ngoài ra, môi trường acid dịch vị cũng giúp thuốc được hấp thu tốt. Nếu dùng chung với các thuốc kháng acid/ kháng H2/ omeprazol thì tác dụng sinh học của itraconazol giảm đáng kể, mất đi hoạt tính kháng nấm. Vì vậy không nên dùng đồng thời những thuốc này hoặc có thể thay thế itraconazol bằng fluconazol. Nhóm azol tác dụng tại chỗ: Bao gồm: dẫn xuất imidazol: miconazol, ketoconazol, econazol, clotrimazol, tioconazol… hay dẫn xuất triazol: terconazol, butoconazol... Nhóm thuốc azol cho hiệu quả điều trị tốt hơn, thời gian điều trị ngắn hơn so với nystatin. Do thử nghiệm in – vitro về sự nhạy cảm của nấm với các thuốc không giúp dự đoán được các đáp ứng lâm sàng nên việc lựa chọn một trong các dẫn xuất azol dựa trên giá cả và hiệu lực của thuốc. Theo một bài tổng hợp từ Cochrane cho thấy không có sự khác biệt thống kê về hiệu quả điều trị trên lâm sàng khi dùng thuốc đường uống và đường đặt âm đạo ở 2 nhóm imidazol và triazol. Và hiệu quả dùng liều duy nhất và đa liều là như nhau. Vì vậy, lựa chọn thuốc trong điều trị sẽ phụ thuộc vào sự lựa chọn của bệnh nhân, khả năng kinh tế và các chống chỉ định (như thuốc uống thường có tác dụng phụ toàn thân nhiều hơn).
Ở những trường hợp viêm âm đạo do Candida trong thời kỳ mang thai, nhóm imidazol cho hiệu quả tốt hơn nystatin với khoảng thời gian điều trị nên là 7 ngày. Thời gian điều trị dài (7 ngày) có tỷ lệ chữa khỏi hơn 90% trong khi với thời gian điều trị 4 ngày chỉ chữa khỏi phân nửa các trường hợp. Việc điều trị kéo dài hơn 1 tuần không cho lợi ích nào thêm. Nystatin Chỉ dùng cho những trường hợp nhiễm Candida ở da, niêm mạc. Nystatin có tác dụng chống bội nhiễm C. albican đường tiêu hóa trong quá trình điều trị kháng sinh. Thuốc được hấp thu kém qua đường tiêu hóa, không được hấp thu qua da hay niêm mạc khi dùng tại chỗ, thải trừ chủ yếu qua phân dưới dạng chưa biến đổi. Có sự dung nạp tốt ở tất cả lứa tuổi kể cả trẻ nhỏ và ngay khi điều trị lâu dài. Thuốc thường được dùng cho những bệnh nhân ít đáp ứng với nhóm azol.
Sử dụng một số thuốc kháng nấm ở các đối tượng đặc biệt | Thuốc | Phụ nữ có thai | Đang cho con bú | Fluconazol | Chưa có nghiên cứu đầy đủ. Có báo cáo gây dị dạng bẩm sinh ở trẻ khi mẹ dùng liều cao (400 – 800mg/ ngày) trong 3 tháng đầu thai kỳ àChỉ dùng khi lợi ích điều trị lớn hơn nguy cơ. | Thuốc bài tiết vào sữa à Không dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú. | Itraconazol | Phát triển bất thường ở bào thai chuột cống. Chưa có nghiên cứu ở phụ nữ có thai à Chỉ dùng khi thật cần thiết. | Không dùng thuốc khi cho con bú. | Clotrimazol | Chưa có đủ số liệu nghiên cứu trên người mang thai 3 tháng đầu à Chỉ dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ với sự chỉ định rõ ràng của bác sĩ. | Chưa biết thuốc có bài tiết qua sữa không à Thận trọng khi dùng. | Miconazol | Ở ĐV, không gây quái thai nhưng độc thai ở liều cao. Ở người, chưa rõ ràng. Cũng như các imidazole khác, nếu có thể nên tránh sử dụng. | Không bài tiết qua sữa. | Econazol | Chưa có dữ liệu. | | Hy vọng bạn đã hài lòng với phần trả lời câu hỏi ở trên. Thân chúc bạn sớm bình phục! Phuong-dtphuongcl2@................-Cam ranh- Khanh Hoa Hỏi: Thưa Bác Sỉ Tôi xét nghiệm tại viện Pasteur Nha Trang thì bị nhiểm giun đủa chó và được Bác sỉ kê đơn thuốc ZENTEl 800mg/ngay và uống liên tục trong 21 ngay. Xin hoi? Bác sĩ phác đồ điều trị như vậy có đúng không a.. !! Trả lời: Nếu thật sự bạn xét nghiệm dương tính với ấu trùng giun đũa chó, mèo với hiệu giá kháng thể cao hơn ngưỡng, kèm theo các triệu chứng bệnh và bạch cầu ái toan tăng cao thì việc kê đơn thuốc như trên là hoàn toàn hợp lý nêu cân nặng và tuổi của bạn là người trưởng thành. Sau đó bạn phải lịch tái khám của các bác sĩ để đánh giá diễn biến khỏi bệnh bạn nhé. Thân chúc bạn khỏe! 20. dinh trung thanh-42 tuoi-kunxusociu@.................-Duc co-Gia Lai Hỏi: toi bi trieu chung bun run chan tay (khong thuong xuyen), nhung cung khong lam duoc gi. da di kham tong quat o BV Phap Anh (tphcm). kham khoa than kinh o BV Bach Mai (HN) van khong tim ra benh. Bac sy cho toi hoi co khi nao benh cua toi do 1 loai ky sinh trung nao gay nen khong? toi da xet nghiem phan - khong co ky sinh trùng. Neu co thi toi can di kham o dau? Rat mong nhan duoc hoi am cua cac bac sy. Trả lời: Rất thông cảm với nỗi băn khoăn và lo lắng của bạn, tuy nhiên vấn đề run tay bạn không mô tả chi tiết run tay vào lúc nào, khi xúc động hay buồn bực, vui sướng dấu run tay này có tăng lên hay không, run cả bàn tay hay chỉ run các gốc ngón tay. Dấu hiệu run tay có kèm theo các triệu chứng nào khác hay không, chẳng hạn dấu trên cơ mặt thẩn thờ, nhìn ngoại cảnh thờ ơ, dấu chảy hay tăng tiết nước bọt,…Bạn đã và đang làm nghề gì có liên quan đến hội chứng ống cổ tay hay không? Trong tiền sử có bị tại nạn lao động hay tai nạn giao thông hay không? ….tất cả vấn đề đó rất quan trọng để chúng tôi phân nhóm bệnh lý thần kinh hay chỉ liên quan đến vận động cơ, xương mà thôi. Do đó, chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể cho chúng tôi biết các chi tiết hoặc khi đi khám các chuyên khoa thần kinh và cơ xương khớp ở các bệnh viện lớn hoặc chuyên khoa sẽ giúp bạn định bệnh một cách chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhé.
|