Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 4 2 0 6
Số người đang truy cập
2 6 7
 Thư viện điện tử
Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo-Bộ Y tế tổ chức nghiệm thu chính thức 3 đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ 2012-2014 của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn

Ngày 27/3/2015, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo-Bộ Y tế tổ chức nghiệm thu chính thức 3 đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ 2012-2014 của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn.

Theo Quyết định nghiệm thu chính thức của Bộ Y tế, Hội đồng nghiệm thu đề tài NCKH cấp Bộ gồm 7 thành viên do PGS.TS. Lê Xuân Hùng, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung Ương làm Chủ tịch Hội đồng cho 3 đề tài có nhiệm vụ đánh giá nghiệm thu đề tài theo đúng quy định hiện hành. Tham dự buổi nghiệm thu còn có GS.TS. Nguyễn Công Khẩn-Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo-Bộ Y tế và PGS.TS. Trần Thị Oanh-Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo-Bộ Y tế và chuyên viên Cục cùng Lãnh đạo Viện, Hội đồng khoa học, Trưởng/Phó khoa phòng và toàn thể cán bộ viên chức làm công tác nghiên cứu và quản lý khoa học trong Viện.

 

 ThS.Nguyễn Văn Quân-Trưởng phòng Quản lý Nguyên cứu khoa học và phát triển-Cục Khoa học
công nghệ và Đào tạo-Bộ Y tế độc Quyết định nghiệm thu chính thức cho 3 đề tài

Mở đầu buổi nghiệm thu, PGS.TS. Lê Xuân Hùng đã đánh giá cao tinh thần hăng say tìm tòi sáng tạo của các chủ nhiệm đề tài nói riêng và tập thể Viện nói chung trong nghiên cứu khoa học. Hơn thế nữa, các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn không chỉ tìm ra các giải pháp phòng chống sốt rét phù hợp cho mỗi giai đoạn mà còn làm giàu thêm các công trình nghiên cứu của chuyên ngành ký sinh trùng. Các đề tài được đánh giá là một công trình nghiên cức khoa học có giá trị và có tính ứng dụng cao, nhất là biện pháp can thiệp đi đôi với việc truyền thông giáo dục, vệ sinh ăn uống để đảm bảo sự hạ thấp tỷ lệ bệnh một cách bền vững.

 

PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Phó Viện trưởng báo cáo kết quả đề tài “Nghiên cứu diễn biến mùa truyền
bệnh sốt rét dưới tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam và đề xuất một số khuyến nghị

 

Đề tài “Nghiên cứu diễn biến mùa truyền bệnh sốt rét dưới tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam và đề xuất một số khuyến nghị” do PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Phó Viện trưởng làm chủ nhiệm đề tài đã nghiên cứu một số vấn đề chung về cung cấp những tư liệu có giá trị về sự thay đổi của mùa truyền bệnh dưới tác động của biến đổi khí hậu, giúp hiểu rỏ thêm mùa truyền bệnh sốt rét hiện nay và đề xuất thời điểm can thiệp hợp lý PCSR cho cộng đồng dân sống trong vùng sốt rét lưu hành tại Việt Nam, hơn thế nữa, đề tài đã đưa ra được giải pháp can thiệp hợp lý theo đỉnh cao mùa truyền bệnh sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh, thiệt hại do bệnh sốt rét gây ra sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của người dân sống trong vùng sốt rét lưu hành tại Việt Nam. Kết quả đề tài cho thấy: Mùa truyền bệnh sốt rét hiện nay: tại Bình Định: tháng 9-11 hàng năm, cũng trong thời gian này, bệnh nhân nhiễm KSTST và mật đô muỗi đều tăng cao; có sự hiện diện của 2 véc tơ sốt rét chính An.minimusAn.dirus phát triển từng tháng 3-12 hàng năm; cao nhất 8-11, phát triển vào mùa mưa tháng 9-12; Tại Gia Lai có mùa truyền bệnh quanh năm, 1 đỉnh là 9-10-11 trùng với thời gian lượng mưa gia tăng và tại Phước Sơn, Bình Phước, cũng tương tự như vậy. Đồng thời, đề tài còn đưa ra một số khuyến nghị về thời gian triển khai công tác biện pháp phòng chống véc tơ tại các đỉnh bệnh trong năm.

 

TS. Ngô Thị Hương-Trưởng khoa Sinh học phân tử báo cáo kết quả đề tài: “Nghiên cứu phân tích phả hệ,
vai trò truyền bệnh của các thành viên trong phức hợp Anopheles minimus và Anopheles dirus
bằng các chỉ thị di truyền và kỹ thuật ELISA”

              Đề tài: Nghiên cứu phân tích phả hệ, vai trò truyền bệnh của các thành viên trong phức hợp Anopheles minimus và Anopheles dirus bằng các chỉ thị di truyền và kỹ thuật ELISA do TS. Ngô Thị Hương-Trưởng khoa Sinh học phân tử làm chủ nhiệm đề tài được tiến hành với phạm vi nghiên cứu 8 tỉnh thuộc khu vực MT-TN. Các tỉnh được chọn đại diện cho các vùng địa lý khác nhau, mục đích để khảo sát tính đa hình di truyền của các gen ở các loài muỗi được nghiên cứu. Mỗi tỉnh chọn 2 điểm điều tra, các điểm này đều năm trong vùng SRLH nặng, có mặt của 2 loài vector truyền bệnh sốt rét chính là An. minimus An. dirus. Kết quả đề tài có ý nghĩa thực tiên là xác định được trình tự vùng ITS2 (thuộc hệ gen nhân) và các gen ty thể (COI, COII) của các loài muỗi thuộc 2 phức hợp Minimus và Dirus; Phân tích so sánh trình tự các gen này theo phạm vi trong loài và giữa các loài ở các vùng địa lý khác nhau; Xác định được quan hệ phả hệ giữa các thành viên trong phức hợp loài Minimus (An. minimus, An. harrisoni) và An. dirus trên cơ sở các chỉ thị di truyền vùng ITS2 và các gen COI, COII; Cung cấp các dữ liệu phân tử về gen nhân (ITS2) và gen ty thể (COI, COII) của các loài muỗi truyền bệnh sốt rét tại khu vực MT-TN; Xác định được vai trò truyền bệnh của các loài muỗi sốt rét hiện nay.

 

 ThS. Bùi Văn Tuấn-trưởng Khoa Ký sinh trùng thay mặt cho nhóm nghiên cứu báo cáo kết quả đề tài:
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ấu trùng giun đũa chó
ở người tại một số điểm của miền Trung và Tây Nguyên và hiệu quả điều trị bằng Albendazole

Đề tài Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người tại một số điểm của miền Trung và Tây Nguyên và hiệu quả điều trị bằng Albendazole” do PGS.TS. Nguyễn Văn Chương-Viện trưởng làm chủ nhiệm đề tài đã được Bộ Y tế chấp nhận và tiến hành trong 2 năm 2012-2014 nhằm mô tả đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa chó/mèo và triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người, qua đó đánh giá hiệu quả điều trị bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo ở người bằng thuốc Albendazole. Kết quả đề tài cho thấy:Các triệu chứng lâm sàng của giun đũa chó rất đa dạng và phước tạp, không đặc trưng và mang tính phổ biến giống như các triệu chứng dị ứng thông thường hoặc một số bệnh thông dụng thường gặp khác như: ngứa, nổi mần (chiếm 69,1%); đau đầu (63,9%); đau bụng (45,6%); mệt mỏi (35%); nhức mỏi chân tay (38,8%); tê bì (31,6%); dấu hiệu ban trườn (6,1%)…Các hình thái lâm sàng đôi khi dễ nhầm lẫn với bệnh lý nội khoa hoặc da liễu khác, nên các thầy thuốc lâm sàng xem đó như một tham khảo trong thực hành nghề nghiệp; tất cả bệnh nhân đều có huyết thanh dương tính giun đũa chó bằng kỹ thuật ElISA với OD/ngưỡng ≥ 1 và tỷ lệ tăng bạch cầu ái toan > 8% là 43,2%. Đồng thời, hiệu quả điều trị bằng Albendazole 400mg cho 113 trường hợp/ca/bệnh nhân tại cộng đồng với liều 15mg/kg/ngày cân nặng trong 14 ngày và 131 trường hợp/ca/bệnh nhân tại Phòng khám với liều 15mg/kg/ngày cân nặng trong 21 ngày đã cho thấy: Tại cộng đồng, sau 1 tháng điều trị tỷ lệ giảm triệu chứng lâm sàng là 31,9%, sau 3 tháng là 40,7% và sau 6 tháng là 71,7%. Tại Phòng khám Viện, sau 1 tháng điều trị tỷ lệ giảm triệu chứng lâm sàng là 34,4%, sau 3 tháng là 50,4% và sau 6 tháng là 86,3%. Không thấy sự thay đổi về chức năng gan thận trong quá trình điều trị; tác dụng ngoại ý của thuốc điều trị tại cộng đồng và phòng khám thấp.

 

 GS.TS. Nguyễn Công Khẩn-Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo-Bộ Y tế thăm và viết vài
dòng kỷ niệm  tại Nhà truyền thống Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn

Tại buổi nghiệm thu, Hội đồng đã đánh giá cao về những kết quả mà các đề tài đã đạt được. Nhóm thực hiện đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu, thực nghiệm, khảo sát và tính toán hợp lý; kết quả phân tích đảm bảo tính chính xác, khoa học. Đề tài đã hoàn thành đầy đủ về số lượng, chủng loại, khối lượng các sản phẩm và thực hiện đầy đủ các nội dung theo đề cương và mục tiêu nghiên cứu đề ra. Đây là những đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn, góp phần tạo những bước phát triển mang tính đột phá trong công tác phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, côn trùng truyền góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Mặc khác, Hội đồng nghiệm thu cũng đánh giá cao về cơ sở nghiên cứu của Viện đảm bảo về cở sở vật chất cũng như nguồn lực của đội ngũ khoa học của Viện đã nghiên cứu những vấn đề khoa học có tầm chiến lược và khả năng áp dụng trong thực tiễn của ngành y tế. Kết quả nghiên cứu của các tác giả sẽ góp phần làm sáng tỏ bức tranh toàn cảnh về phân bố các bệnh sốt rét, ký sinh trùng; côn trùng truyền tại khu vực miền Trung-Tât Nguyên nói riêng và cả nước nói chung, bổ sung các dữ liệu cần thiết để xây dựng một chiến lược phòng chống phù hợp. Hội đồng đã bỏ phiếu đồng ý cả 3 đề tài đều đạt loại Khá.

 

Ngày 06/04/2015
Hội đồng Khoa học Viện  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích