Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 4 5 6 7
Số người đang truy cập
3 5 9
 Hoạt động hợp tác Hợp tác trong nước
Làm thế nào để công tác phòng chống bệnh sốt rét ở tỉnh Quảng Trị đạt kết quả bền vững

Quảng Trị là một trong những tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên có tình hình sốt rét phức tạp, khó kiểm soát giao lưu biên giới với Lào. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng công tác phòng chống sốt rét ở Quảng trị cũng đối mặt với những thách thức trong thời gian đến, vậy làm thế nào để công tác PCSR ở tỉnh Quảng Trị đạt hiệu quả cao và mang tính bền vững?

Trong những năm qua nhờ có sự đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của UBND các cấp, công tác phòng chống bệnh sốt rét đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ: nhiều năm không có tử vong do sốt rét, dịch sốt rét không xảy ra trên địa bàn, bệnh nhân sốt rét được khống chế, tỷ lệ KSTSR/ 1000 dân vùng SRLH giảm (5,54 năm 2011 xuống còn 1,78 năm 2014), số xã nằm trong vùng sốt rét lưu hành nặng từ 23 xã (2009) xuống còn 12 xã (2014). Thành quả ấy là nhờ sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ y tế trong toàn tỉnh, đặc biệt là những cán bộ làm công tác phòng chống sốt rét từ tỉnh đến cơ sở.

 
Nhân viên Trung tâm y tế Hướng Hóa lấy máu xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét tại cộng đồng

Tính đến nay, Quảng trị có 61 xã thuộc vùng sốt rét lưu hành ở các mức độ khác nhau, trong số đó có 36 xã thuộc vùng sốt rét lưu hành nặng và vừa theo phân vùng dịch tể của Dự án phòng chống sốt rét quốc gia với dân số chiếm khoảng 1/ 3 dân số chung của cả tỉnh (231.869/ 675.925). Phần lớn các xã nằm trong vùng lưu hành bệnh sốt rét là đồng bào dân tộc, vùng khó khăn về kinh tế, giao thông đi lại còn cách trở và những tập quán không có lợi cho sức khoẻ của người dân. Ngoài ra Quảng trị có tỷ lệ KSTSR/1000 dân ở vùng sốt rét lưu hành ở mức cao của cả nước. Theo báo cáo của dự án phòng chống sốt rét quốc gia đến cuối năm 2014, Quảng trị còn 1,78 KSTSR/1000 dân vùng SRLH, nằm trong số 10 tỉnh có số ca mắc sốt rét /1000 dân cao cuả cả nước (0,78). Vì vậy, trong khi các tỉnh còn lại thực hiện chiến lược loại trừ và tiền loại trừ bệnh sốt rét trên phạm vi cả tỉnh giai đoạn 2011- 2020 và định hướng đến năm 2030 theo QĐ số 1920/QĐ-TTg ngày 27/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì Quảng Trị vẫn phải thực hiện công tác phòng chống sốt rét tích cực.

Điều quan ngại là trong thời gian gần đây do biến đổi khí hậu nên diễn biến sốt rét bất thường, mùa truyền bệnh có sự khác biệt giữa các năm làm cho việc triển khai biện pháp phòng chống vector gặp nhiều khó khăn. Nhìn tổng thể tình hình sốt rét trong mấy năm gần đây có giảm nhưng một số xã vẫn có sự gia tăng cục bộ mà sự bùng phát bệnh nhân tại xã Batầng vào cuối tháng 8 năm 2014 là một ví dụ điển hình. Thêm vào đó, mạng lưới y tế cơ sở tuy đã được củng cố trong một thời gian dài nhưng chất lượng hoạt động chưa cao, đặc biệt là y tế thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa. Do kinh phí bị cắt giảm nhiều nên các hoạt động như đào tạo lại không được triển khai, nhiều nơi sốt rét giảm nhiều nên chính quyền các cấp thiếu sự đầu tư về chỉ đạo và bổ sung kinh phí. Công tác truyền thông giáo dục chưa được đẩy mạnh và đa dạng hóa các loại hình thích hợp. Diễn biến thời tiết thất thường cộng với môi trường thay đổi đã làm hồi phục các vector truyền bệnh sốt rét như An minimus, An. dirus vào nhà để đốt ngườitrong khi biện pháp bảo vệ bằng màn tẩm và ngủ màn tại các vùng đồng bào dân tộc đạt tỷ lệ thấp. Qua điều tra 6 xã đầu năm 2014 của dự án PCSR Trung ương tại Hướng Hoá tỷ lệ ngũ màn của người dân sống trong vùng sốt rét <50%. Hợp tác nghiên cứu phòng chống sốt rét ở vùng biên giới giữa 2 tỉnh Quảng Trị và Savanakhet đưa ra một số khuyến nghị như: phun tồn lưu ở các thôn phía Lào có tỷ lệ mắc sốt rét cao nhiều năm liền vẫn phụ thuộc vào chiến lược phòng chống sốt rét của Lào (chỉ phun tồn lưu khi có dịch sốt rét), giao lưu qua lại thăm thân, làm ăn buôn bán và khai thác lâm thổ sản của người dân vùng biên giới diễn ra thường xuyên và có số lượng đông vượt quá tầm kiểm soát của ngành y tế. Điều này ảnh hưởng đến công tác phòng chống bệnh sốt rét ở khu vực biên giới giữa 2 tỉnh.

Giải quyết bài toán phòng chống sốt rét ở Quảng trị đòi hỏi cần có các giải pháp tích cực, không chỉ trước mắt mà cả lâu dài. Trước mắt, cần huy động và bổ sung nguồn lực cho công tác phòng chống sốt rét (đội ngũ, kinh phí, vật tư), tập trung có trọng điểm vào các xã thường hay biến động như vùng Lìa (Hướng Hoá). Chú trọng phối hợp với các lực lượng trên địa bàn như Quân y biên phòng, phụ nữ, giáo dục trong truyền thông phòng chống sốt rét ởvùng sâu, vùng xa. Cần triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống sốt rét như phát hiện và điều trị sớm người mắc bệnh sốt rét tại thôn bản, xã; trong đó chú ý duy trì và tăng cường các hoạt động có hiệu quả của cụm kính hiển vi tuyến xã, tại các phòng khám đa khoa khu vực, các cơ sở điều trị trong toàn tỉnh. Tăng cường giám sát và quản lý ca bệnh ngay tại cộng đồng. Cập nhật các thông tin về thuốc và phác đồ điều trị theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và thực tế điều trị tại Việt nam. Bảo đảm việc cung cấp đủ và quản lý tốt các loại thuốc có hiệu lực cao, thuốc phối hợp với dẫn xuất Artemisinine và các loại thuốc sốt rét khác cho các tuyến. Cung cấp miễn phí màn và màn võng có tẩm hóa chất cho người dân sống trong các vùng sốt rét lưu hành nặng và vừa, dân nghèo, dân giao lưu đi rừng ngủ rẫy, vận động người dân tự nguyện mua màn và ngủ màn thường xuyên. Theo dõi sát mùa truyền bệnh để can thiệp kịp thời bằng biện pháp phòng chống vector trước đỉnh của mùa truyền bệnh như tẩm màn và phun hoá chất tồn lưu trong nhà nơi có tỷ lệ người dân ngủ màn thấp (< 80%), các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng như thăm hộ gia đình, họp dân, tư vấn trực tiếp tại các cơ sở y tế, thảo luận nhóm.

Hợp tác với tỉnh Savanakhet (Lào) và các tổ chức quốc tế nghiên cứu chuyên sâu hơn về các yếu tố chuyên môn kỹ thuật và triển khai nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về phòng chống sốt rét, đặt công tác phòng chống sốt rét xuyên biên giới làm trọng tâm trong thời gian đến. ề lâu dài, phòng chống sốt rét cần phải được các cấp uỷ Đảng và chính quyền quan tâm chỉ đạo và đầu tư hơn nữa. Gắn công tác phòng chống bệnh sốt rét trong tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương. ể bệnh sốt rét trở thành bệnh thông thường, hướng tới đạt mục tiêu thiên niên kỷ vào cuối năm 2015 là có số BNSR/1000 dân chỉ còn 0,35, không gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người dân và cộng đồng trong xã hội trong thời gian đến thì việc chung tay góp sức của mỗi cá nhân và các tổ chức, ban ngành trong cộng đồng là hết sức cần thiết. 

Ngày 10/04/2015
Ths. Bs. Lê Thạnh.
Trưởng khoa Sốt rét- KST-CT, Trung tâm YTDP Quảng Trị
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích