Trả lời bạn đọc những câu hỏi về y tế và chuyên ngành ký sinh trùng tháng 4 năm 2015
Nguyễn Thị Tứ Hoài-hochien99@...., châu sơn đak ya, măng yang, Gia Lai Hỏi: Con tôi năm nay 4 tuôi, một năm nay cứ vai thang cháu lai bị tím bầm quanh vom môi trên. cach đây một tuan cháu bị đầy bụng ho, hôm nay cháu lại bị tìm bầm quanh vòm môitrên, nhà tôi nuôi rất nhiều chó. Liệu cháu có bị giun sán từ chó không? Trả lời: Cảm ơn câu hỏi của chị, với các triệu chứng như chi mô tả chúng tôi không nghĩ đến đó là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng giun sán từ chó, mèo. Tuy nhiên, có thể nhiễm giun sán chó có thể đồng thời với một bệnh lý khác dẫn đến cho cháu bị bầm tím quanh môi trên từng đợt như vậy. Cháu bị bầm tím quanh môi trên có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó đáng quan tâm nhất là bệnh lý tim và rối loạn sắc tố da niêm mạc trên lứa tuổi như vậy. Nhân đây, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin đoán bệnh qua sắc tố môi miệng để chi và gia đình tham khảo nhé! Mồm miệng là cửa ngõ của bệnh tật đi vào trong cơ thể. Các loại bệnh do thức ăn không sạch sẽ gây nên: các bệnh đái tháo đường, bệnh cao huyết áp, bệnh béo phì, bệnh thiếu máu ... đều gắn liền với vấn đề thức ăn đưa vào cơ thể qua mồm miệng. Bệnh không những "từ mồm vào", mà bệnh cũng còn có thể gây phản ứng, được thể hiện rõ qua những biến đổi về hình thái mồm miệng, khoang miệng, màu sắc của môi miệng. Mồm miệng, dân gian vẫn thường gọi là mồm mép môi miệng nó do hai mép trên và dưới hợp thành khoang mồm miệng y học gọi là khoang vòng miệng. Mồm miệng, môi mép của con người có tác dụng làm đẹp cho bộ mặt, nhất là xung quanh mồm viền một vành môi màu đỏ, trong giải phẫu học gọi là môi đỏ. Huyết quản ở bộ phận môi đỏ này sát ngang gần bề mặt niêm mạc. Huyết quản mao mạch ở đó rất nhiều, người bình thường, đôi môi đỏ tươi, mềm mại, tươi sáng, độ khô ướt vừa phải, hơn nữa trông tươi non bóng bẩy. Còn nếu đôi môi trông khác thường về hình thái và màu sắc thì đó thường là biểu hiện ở trong người có bệnh. Phương pháp quan sát có: 1. Nhìn vào hình thái môi miệng: Môi miệng khô: Người bệnh môi miệng khô, thường vẫn phải đưa đầu lưỡi liếm liếm, thậm chí bị nứt nẻ cả môi miệng nữa. Trường hợp này phần lớn thấy ở những người bị sốt cao, khí hậu khô hanh, cơ thể thiếu nước, khi ngủ thích đắp chăn trùm đầu. Ở những người thiếu vitamin B và rất ít ăn các loại rau quả tươi mới và các loại lương thực tổng hợp cũng phần nhiều phát sinh ra những hiện tượng khô mồm miệng khô môi như thế. Viêm môi, chốc mép cũng là một nhân tố quan trọng dẫn tới chứng bệnh khô mồm miệng này. Những biểu hiện chủ yếu của viêm môi miệng là môi mép khô háo, bị tróc bong da, bị nứt nẻ, khi ăn các chất kích thích thuộc loại chua cay sẽ cảm thấy xót đau, khi nói và cười to, mép miệng sẽ bị nứt, rướm máu ra. Người bị nặng, mồm miệng và đôi khoé mép bị sưng tấy lên, mọc mụn nước, bị toét lở, bị đóng vẩy ... do vì nứt nẻ bỏng rát nên làm trở ngại đến việc ăn uống và nói cười. Nguyên nhân thường thấy nhất của bệnh viêm môi miệng là do sử dụng các đồ hoá trang ở môi miệng bị dị ứng. Ngoài ra khô háo mồm miệng còn thấy ở những người uống quá nhiều lượng rượu vào cơ thể và những người bị mắc bệnh dạ dày mạn tính. Môi miệng bị nứt nẻ, lở loét: Phần nhiều là do tì vị bị nhiệt, thường thấy ở những người bị bệnh dạ dày và ruột ở thể mạn tính. Khi mới phát hiện có lở loét ở môi miệng thì cần phải cảnh giác đi kiểm tra kỹ xem có phải bị bệnh giang mai di truyền không. Nếu ở vùng môi mép mà bị lở loét và có những nốt chấm đen, lên những mụn nước, bị nứt nẻ và bong ra những vẩy ... rồi ở hai bên mép có thể thấy rõ những vân vệt như những tia phóng ra ngoài, phần lớn thì hiện tượng này thể hiện ở cả hai bên mép phát sinh cùng một lúc, cũng có trường hợp cá biệt là chỉ thể hiện ra ở một bên mép thôi. Trường hợp này thường là bị viêm ở bên mép, trong dân gian vẫn thường gọi là bị chốc mép. Đây là chứng viêm da và viêm niêm mạc ở bộ phận mồm miệng. 2. Nhìn màu sắc của môi miệng: Màu môi bạc thếch: Nếu cả hai môi đều trắng nhạt, phần lớn thuộc tì vị hư nhược, khí huyết không đủ, trường hợp này thường thấy ở những người bị thiếu máu và bị chứng mất máu. Nếu môi trên xanh tái xám lại, thì phần lớn là do đang bị những chứng bệnh như đại tràng bị hư nhược, bị tiêu chảy, bị chướng khí, bụng quặn đau, bị nhiễm lạnh, vừa sốt nóng vừa sốt rét. Nếu môi dưới xanh tái xám lại thì đó là hiện tượng do dạ dày bị hư hàn, gây nên miệng nôn trôn tháo, dạ dày phát lạnh, bị những cơn đau dạ dàygây nên. Môi đỏ nhạt: Phần lớn thuộc về huyết hư hoặc cả hai phương diện khí và huyết đều suy hư. Có một số người tuy không có bệnh gì lớn, nhưng cơ thể hư nhược nhiều cũng vẫn thường thấy có biểu hiện là môi nhợt nhạt như vậy. Môi đỏ thẫm: Màu môi rực đỏ, thẫm lại, thường thấy ở những người bị sốt. Đối với những người bị cả hai bệnh tim và phổi, lại có kèm theo cả tâm lực suy kiệt, khi thiếu ô xy trong cơ thể, cũng thường thấy môi đỏ thẫm và tím bầm lại. Trên lâm sàng gọi là tím đen lại. khi màu môi trông đỏ như màu quả anh đào thì thường là đã bị trúng độc hơi than. Môi màu xanh tái: Đó là do khí trệ, huyết ứ tắc, trường hợp này phần nhiều là do huyết dịch, không lưu thông thoáng mát, rất dễ bị các bệnh cấp tính, nhất là những bệnh cấp tính nguy hiểm về huyết quản, như tắc huyết quản, bị trúng phong. Màu môi đen: Xung quanh môi màu đen sạm lại thì đó là do thận đã suy kiệt. Khi mồm miệng khô cháy, đen sạm lại thì đó lại là lúc nguy kịch lắm rồi. Nếu ở những người màu môi đen xịt lại và đục, thì phần lớn là có bệnh ở hệ thống tiêu hoá. Có lúc lại thấy ở những người bí đại tiện, bị tiêu chảy, bụng dưới bị đau tức, bị đau đầu, mất ngủ, chán ăn. Nếu trên môi lại xuất hiện cả những nốt mẩn, các mảng bớt màu đen, hai bên mép nổi lên những sắc tố ở vành mép thì hiện tượng này thường thấy ở những người công năng của màng thượng thận bị suy thoái có tính chất mạnh tính. (Bệnh addison). Nếu ở vùng mồm miệng, ở hai bên mép, nhất là ở mép dưới và niêm mạc khoang miệng có những nốt chấm nâu, đen có lúc rất dày và tập trung, không có cảm giác khó chịu, thì có thể là ở trong dạ dày và ruột của người bệnh phát sinh ra thịt thừa (cục thịt nổi lên ở dạ dày và vách ruột, vì niêm mạc phát triển khác thường) có tính đa phát. 3. Nhìn vào hình thái khoang miệng: Khoang miệng bình thường thì rất thẳng và bóng bảy, sạch sẽ. Nếu niêm mạc ở khoang miệng bị tấy đỏ, mọc lên các mụn nước, bị lở loét hoặc xuất hiện các vết lấm chấm màu trắng vàng, có khi lại kèm theo cả sốt, đau đớn, không ăn được. Đó là đã bị viêm khoang miệng. Lúc bình thường, trong khoang miệng có vô số vi khuẩn, hễ khi sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, các vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở ra nhiều và nhanh chóng làm cho viêm mạc của khoang miệng, của răng lợi, môi mép và đầu lưỡi bị viêm tấy, có khi cũng có thể là do virus hoặc là do quá mẫn cảm (dị ứng) gây nên. Những người uống rượu và hút thuốc quá nhiều, cơ thể mệt mỏi, hoặc khi bị những kích thích của răng giả, của răng bị sún, bị sâu, cũng có thể làm cho viêm khoang miệng. Có những phụ nữ mỗi khi có kinh nguyệt cũng bị viêm khoang miệng có tính chất chu kỳ. Hiện nay, ở một số vùng của nước ta, bệnh về giới tính (bệnh ở bộ máy sinh dục) lại nhen nhóm lại, những hành vi mất vệ sinh không những đã gây bệnh ở bộ máy sinh dục mà có khi còn xuất hiện cả những triệu chứng ở ngay trong khoang miệng. Những biểu hiện của bệnh về giới tính thường thấy thể hiện những triệu chứng ở ngay trong khoang miệng như sau: bệnh giang mai mới mắc về sau này (không phải do di truyền hoặc bẩm sinh). Bệnh giang mai: Ở thời kỳ đầu bị lây truyền bằng con đường tiếp xúc như hôn nhau chẳng hạn, sau đó từ ba đến bốn tuần, ở môi miệng ở mép, ở lợi, ở phần hàm ếch cứng và mềm, ở má, ở lưỡi và ở phần cổ họng, xuất hiện các nốt mẩn đỏ, những vết lở loét. Ở thời kỳ thứ hai, bằng con đường giao tiếp tình dục, bệnh xâm nhập vào cơ thể, rồi vào tuần hoàn huyết dịch, từ máu truyền lan đi khắp cơ thể, sau khi nhiễm bệnh từ 9-12 tuần, ở niêm mạc trong khoang miệng xuất hiện những mảng lấm chấm sắc tố có tính đa phát, ở đầu lưỡi và quanh lưỡi xuất hiện các vết loét. Đến thời kỳ thứ ba, qua tiếp xúc về tình dục, cứ thế truyền nhiễm vào cơ thể, sau thời gian từ 10 đến 30 năm, chủ yếu liên luỵ đến phần hàm ếch cứng, làm nó sưng tấy lên rồi mềm nhũn y như nhựa cây vậy, có thể bị vỡ ra làm cho xương hàm bị phá hoại rồi lây lan sang tới cả khoang mồm miệng và lỗ mũi. Bệnh lậu: Người bị mắc bệnh nhiễm phải song cầu khuẩn của bệnh lậu, từ 3-5 ngày có thể phát sinh ra triệu chứng viêm họng, viêm khoang miệng do bệnh lậu gây nên. Những biểu hiện của những bệnh thường thấy ở trong khoang miệng còn có cả các nhọt hoặc khối u mẩn đỏ mọng, rồi bệnh cầu khuẩn xâu chuỗi màu trắng, bệnh mẩn mụn đỏ có tính chất đơn thuần nữa. Trong cuộc sống và sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, có thể dẫn tới các bệnh về sinh dục, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của mọi người, đòi hỏi mọi người luôn phải nâng cao cảnh giác. 4. Nhìn vào màu sắc của khoang miệng: Bình thường thì niêm mạc khoang miệng màu như phấn hồng. Nếu xuất hiện những sắc tố màu đen xám xịt từng đám một, thì phần lớn là biểu hiện công năng của tuyến thượng thận bị giảm sút. Nếu lại xuất hiện những nốt máu hoặc những chấm sắc tố ứ đọng, thì có khả năng là do cơ thể thiếu vitamin C gây nên. Khi quan sát màu sắc của niêm mạc khoang miệng, phải đặc biệt chú ý xem có xuất hiện những vết "đốm trắng", vết "đốm đỏ", vết "đốm đen" hay không. Bởi vì tỉ suất biến chứng của bệnh ung thư thể hiện ở những vết "đốm trắng", "đốm đỏ" và "đốm đen" tương đối cao, thế mà khoang miệng lại là một trong những chỗ thuộc loại dễ mắc bệnh này, cho nên phải đặc biệt cảnh giác. Vết đốm trắng: Đây là một loại biến chứng bệnh lý đốm trắng ở niêm mạc khoang miệng thường thấy (các vết "đốm trắng" này dùng tăm quấn bông xát đi không mất được, nó không giống như bệnh tưa mồm (viêm mồm áp tơ). Bệnh này phần nhiều phát sinh ở những chỗ khác nhau của niêm mạc khoang miệng của những ông già, nhưng thấy nhiều ở niêm mạc má. Cũng có trường hợp thấy có cả ở niêm mạc môi, hàm ếch và lưỡi nữa. Tỷ lệ phát sinh bệnh này ở nước ta là trên dưới 8%. Trong số những người có những vết đốm trắng thì có tới từ 1 đến 5% cuối cùng là bị ung thư. Tỷ lệ biến chứng ung thư của vết đốm trắng ở trạng thái khối u (trạng thái khối u ở đầu vú) cao nhất. Nếu các vết đốm trắng đó lại mọc lên cứng lại, nổi cộm lên và bị loét ra thì đó là điềm báo trước biến chứng của ung thư. Những người hút thuốc lá dễ mắc chứng bệnh đốm trắng này. Vết đốm đỏ: Đây là một loại biến chứng bệnh lý máu đỏ ở niêm mạc khoang miệng, biểu hiện ra là những mảng lốm đốm màu đỏ tươi, mềm và có đường viền rất rõ ràng, nói chung là không thấy đau rõ rệt (điều này cần kiểm tra để giám định rõ, phân biệt với các chứng bệnh như viêm niêm mạc, bị bỏng, bị xây xước). Một biểu hiện khác nữa là còn có cả những hạt lốm đốm trắng, to bằng những hạt thóc rải rác nhiều chỗ giống y như những hạt lốm đốm màu đỏ tươi nữa, thường lại kèm thêm cả hơi thấy đau đau nữa. Những vết lốm đốm đỏ phần nhiều phát sinh ở rìa lưỡi, ở lòng lưỡi và ở đáy miệng, tỷ lệ phát sinh thấp hơn so với những vết lốm đốm trắng, nhưng tỷ lệ biến chứng ung thư thì lại cao gấp 17 lần so với những vết lốm đốm trắng. Vết lốm đốm đen: đây là một loại vết lốm đốm màu đen, hoặc màu xanh lam, màu xanh xám, có bờ rõ ràng ở trên niêm mạc khoang miệng, những vết lốm đốm này tương đối nhỏ, hình dạng không đều nhau, không có những triệu chứng gì làm cho người ta thấy khó chịu cả (các sắc tố màu đen trong khoang miệng lắng đọng, trông dày đặc và lan toả khắp, các ung nhọt mọc lên ở huyết quản trông ngoài không giống như các vết lốm đốm đen). Các vết lốm đốm đen phần lớn thấy ở niêm mạc hàm ếch trên, ở răng hàm và ở má. Tỷ lệ bệnh phát sinh ở nam giới gấp đôi nữ giới, tỷ lệ biến thành ác tính trên dưới 30%. Khi đã chuyển biến thành những nốt ung thư sắc tố ác tính thì những vết đốm đen đó lớn to lên, các bờ mép mờ đi, sắc tố không đều nhau và ăn sau vào, có những trường hợp ra máu và nổi lên những nốt ở xung quanh. Nếu phát hiện những vết lốm đốm có màu sắc như trên thì cần phải kịp thời đến bệnh viện khám và điều trị. Anh chị có thể đưa cháu đến khám tại các trung tâm y tế chuyên sâu về tim mạch nhi khoa và da liễu (vì đây không thấy y văn đề cập là triệu chứng của bệnh giun sán chó). Chúc cả gia đình khỏe! Tran Nam - Gia lai Hỏi: Chao bac si. Em bi ngua ngoai da cach nay da 3 nam. Em co di kham o da lieu, hoa hao va nhiet doi tp.hcm. moi noi cho ket qua moi khac va dieu tri ko khoi. Lan gan nhat la em kham o nhiet doi thi ket qua la nhiem giun dua cho. Em da dieu tri theo don thuoc 21 ngay nhung ko khoi. Tinh trang em la ngua khap nguoi, dat biet la hai chan va bo phan sinh duc. Bieu hien cua benh la noi tung dot do, cung, khi gai troc lop da di va ruom mau, sau do keo mai, ko lam mu, ko mong nuoc, sau vai ngay kho di de lai seo. Nhung co the noi di noi lai mot cho nhieu lan, cu lanh vai hom la noi lai dung cho cu. Ca biet la phia ben duoi dui, tu dau goi den han la noi thanh tung mang voi nhieu muc nho hon, nhung cung nhu cac muc lon roi rac nhu em ke o tren. binh thuong noi vai muc, nhung khi uong bia hoac an thit bo la noi nhieu va ngua khap nguoi. Cu mat do di lam thi rat it ngua nhung ve nha la ngua khung khiep. Kinh mong bac si tu van giup, chu em rat kho so trong may nam qua, uong rat nhieu loai thuoc nhung ko khoi. Em goi tu ipad nen ko soan dau duoc, kinh mong bac si tu van giup em va goi theo email em dang ky. Chan thanh cam ta bac si nhieu lam. Trả lời: Cảm ơn câu hỏi tư vấn của bạn, song rất tiết các xét nghiệm của bạn chúng tôi không có trong tay cũng như không nhìn thấy một hình ảnh nào liên quan đến tổn thương của bạn, mà bạn biết không – trong chuyên khoa về da liễu thì tổn thương cơ bản là quan trọng nhất để thầy thuốc định hướng chẩn đoán và điều trị thích hợp. Theo mô tả sơ bộ, bạn có thể bị một trong các bệnh lý sau: hoặc là bệnh viêm da do tụ cầu, liên xâu, hoặc viêm da bong vảy, vảy nến toàn thân,….. Viêm da tụ cầu - liên cầu
Vảy nến
Do vậy, chúng tôi khuyên bạn một lần nữa có thể đến khám tại bệnh viện da liễu TP. Hồ Chí Minh lúc mà cơ thể bạn hình thành thương tổn rõ ràng và bạn đang bị ngứa trên toàn thân, khi đó bác sĩ sẽ dễ dàng chẩn đoán và định hướng xét nghiệm và điều trị chính xác cho bạn nhé! Chúc bạn và gia đình sức khỏe! Bùi Thị D. P.-diemphuong.irisflo@... 84/4 Thích Minh Nguyệt, Q. Tân Bình, 093… Hỏi: Thưa bác sĩ, Em có đi xét nghiệm ký sinh trùng tại Viện Pastuer TP HCM (tất cả các loại, IgE, huyết đồ). Kết quả là dương tính với Toxocara canis, mức dương tínhlà 0,48 (< 0,30 OD) tuy nhiên Bác sĩ nói em vẫn bình thường, có thể là bệnh lý trong quá khứ nhưng đã tự hêt và không gây ảnh hưởng gì và những thứ khác đều không bị gì. Tuy nhiên, em không biết liệu mức như vậy có khả năng nào gây hại cho em không và em có cần uống thuốc nữa không vì em thường xuyên bị nổi mề đay, dị ứng khoảng 3 năm nay). Rất mong các bác sĩ vui lòng hồi đáp giúp em. Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phúc đáp như sau: trước hết chúng tôi đồng ý với cách giải thích của một số đồng nghiệp ở Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, vì hiện tại xét nghiệm giun đũa chó có thể dương tính giả và dương tính chéo với nhiều loại giun sán khác nhau, nếu chỉ một kết quả xét nghiệm dương tính chưa đủ kết luận đó là ca bệnh, trong khi chúng ta không có triệu chứng gì nữa, rất tiếc các xét nghiệm khác bạn chưa cho chúng tôi biết như bạch cầu ái toan, chỉ số IgE toàn phần ra sao. Để chẩn đoán một ca bệnh giun đũa cho mèo có thể dựa vào tiêu chuẩn một ca bệnh của Pawlowski (2001) hoặc các tác giả khác như sau: (a)Đặc điểm của bệnh nhân và bệnh sử liên quan; (b)Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng; (c)Kháng thể anti-Toxocara spp IgG dương tính; (d) Bạch cầu ái toan trong máu ngoại biên tăng; (e)Nồng độ total IgE tăng. Nếu đối chiếu như trên bạn thấy ca bệnh mình là phù hợp tiêu chuẩn thì hãy đặt ra vấn đề điều trị. Thân chúc ban khỏe! Hồ Quốc N….-quocnguyenbmt92@..., xã hòa thuận, Buôn Ma Thuột, Daklak, Hỏi: Chào BS trên mặt cháu co nhiều mẩn đỏ đi xết nghiêm thì cháu bị giun đũa chó có kết quảxét nghiệm Toxocara IgG POS 0.75 OD Toa thuốc 1: Ivermectin 3mg 2 viên, actoramin 14 viên, stadasone 16mg 7 viên, dialbendazole 400mg 14 viên, cinetidin 14 viên, loratadin 10mg 14 viên Toa thuốc 2: dialbendazole 30 viên, fortec 400mg 80 viên, stadasone 16 mg 14 viên, cimetidin 400mg 15 viên, doxycilin 100mg 14 viên, vitaminC 30 viên, fexostad 180mg 14 viên, Trong khi uống thuốc thì không có mẩn đỏ trên mặt nhưngsau khi uống hết thuốc khoảng 1 tuần thi trên mặt lai xuất hiện mẩn đỏ. Theo BS cho cháu hỏi là bệnh của cháu uống thuốc như vậy đã đúng liều chưa ? bệnh của cháu có thể điều trị khỏi hoàn toàn hay không? Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi nghĩ rằng các đơn thuốc ở trên có quá nhiều thuốc đồng thời có một số thuốc không cho phép chỉ định dùng trong bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2007), đồng thời đa số các bệnh lý giun sán hiếm khi gây ngứa và nỏi mẩn đỏ trên da mặt, đặc biệt vùng cổ mặt trở lên đầu, mà chúng thường xuất hiện tại các vùng mạn sườn, bụng, đùi, cánh tay, cẳng chân, lưng, ….Nếu bạn đủ tiêu chuẩn chẩn đoán như trên câu hỏi số 3 ở trên (tham khảo câu hỏi số 3), thì bạn có thể đến bác sĩ điều trị đúng phác đồ theo quy định. Sở dĩ trong thời gian uống thuốc bạn không thấy có triệu chứng nỏi mẩn đỏ nữa vì thời gian này các bác sĩ cho thuốc bạn các loại thuốc chống dị ứng như fexostad 180mg, loratidine 10mg,…sẽ giảm ngứa cho bạn chứ không giải quyết các triệu chứng được, nên đến khi hết thuốc thì bạn sẽ bị nổi mẩn đỏ ngứa trở lại và y như cũ. Do đó nên điều trị triệu chứng đầy đủ thì mới mong khỏi bệnh. Thân chúc bạn khỏe! Le thanh hai dang-haidang0695@...........-Hoang Kim, Me Linh, Vinh Phuc Hỏi: Em xin chào bác sĩ! Xin bác sĩ vui lòng cho em biết loài muỗi Culex và Mansonia thường truyền bệnh gì cho người vậy? Em xin chân thành cảm ơn các bác! Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúc tôi xin phúc đáp rằng muỗi Culex có thể truyền bệnh giun chỉ bạch huyết ở người, một vài loài trong số chúng đóng vai trò như vectors của một hoặcnhiều bệnh quan trọng của chim, người và một số động vật khác. Bệnh do vector này gồm nhiễm trùng Arbovirus, West Nile virus, giun chỉ, viêm não Nhật Bản, viêm não St. Louis và sốt rét gia cầm (avian malaria). Muỗi Mansonia có kích thước lớn, màu đen hoặc nâu cũng góp phần truyền bệnh giun chỉ. Một nghiên cứu ấn bản vào năm 2013 xác định loài muỗi Mansonia dyari nhóm tác gỉa Belkin, Heinemann và Page cân nhắc và đề xuất muỗi này như một vector tiềm năng gây bệnh sốt virus thung lũng Rift (Rift Valley fever virus) và cần thiết phải kiểm soát nếu virus này đến các vùng nào đó lan rộng. Bạn có thể tham khảo thêm trên các trang website đề cập về hai loài muỗi này. Nguyễn Mạnh Trung - khongxainick@....-TPHCM Hỏi: Cho em hỏi tại sao khi làm tiêu bản sốt rét thì chỉ cố định giọt đàn mà không cố định giọt đặc ạ? và tại sao chỉ cố định bằng cồn tuyệt đối mà không được được dùng cồn 70 độ? Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của em, chúng tôi xin phúc đáp như sau: thông thường để chẩn đoán hoặc trong nghiên cứu đánh giá kháng thuốc sốt rét trên 1 bệnh nhân sốt rét. Giọt máu đặc dùng để xác định nhanh sự có mặt KSTSR và giọt máu đàn còn giúp chúng ta xác định loài KSTSR chính xác hơn, chúng ta có thể lấy máu giọt đàn và giọt đặc trên cùng một lam máu và sau đó cùng soi dưới kính hiển vi sau khi đã nhuộm giêm sa xong, để khô. Nếu giọt máu đặc được cố định bằng cồn 90 độ (ngay cả cồn 70 độ) trước khi nhuộm dung dịch giêm sa và khi rửa lam máu thì giọt máu sẽ còn nguyên vẹn. Nghĩa là tất cả các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu) bị cồn cố định chắc chắn trên nền lam, không bị dung giải (phá vở), do đó giọt máu có màu đen đậm xanh. Khi đọc lam máu trên kính hiển vi, ánh sáng từ tụ quang kính hiển vi không thể xuyên qua giọt máu nên thấy vi trường tối, tế bào máu và KSTSR không rõ ràng, thậm chí không xác định được bất kỳ vật thể gì. Vì lý do trên, giọt máu đặc không được cố định cồn. Ngược lại, giọt máu đặc không cố định cồn, khi nhuộm dung dịch giêm sa, sẽ thẩm thấu vào trong tế bào máu và phá vở tế bào, khi rửa lam máu, các tế bào máu và KSTSR sẽ trôi đi một số lượng nào đó. Do đó, khi đọc lam máu trên kính hiển vi thấy vi trường với hình thái học của KSTSR rõ, hồng cầu lờ mờ, nhân bạch cầu rõ và tiểu cầu cũng rõ. Đối với giọt máu đàn (giọt mỏng) nếu trước khi nhuộm không cố định cồn, tất cả tế bào máu sẽ bị dung giải, khi rửa sẽ trôi đi toàn bộ tế bào và KSTSR. Vì trên giọt máu đàn ở đầu giọt máu có vài lớp tế bào máu và ở đuôi giọt máu chỉ có một lớp tế bào máu (nếu làm lam máu chuẩn). Do vậy, giọt máu đàn cần phải cố định cồn 90 độ trước nhuộm, các tế bào máu sẽ được cồn cố định trên nền lam và khi rửa lam tất cả tế bào máu và KSTSR sẽ không thay đổi về số lượng và vị trí trên lam. Đọc lam máu trên kính hiển vi thấy: tế bào máu và KSTSR rõ ràng và đầy đủ các yếu tố về hình thể ở vị trí đuôi giọt máu. Không dùng cồn etylic 90 độ để sát khuẩn, vì cồn etylic 90 độ cao độ và có tính bốc hơi nhanh, khi cồn tiếp cận vi khuẩn, cồn sẽ làm lớp màng ngoài của vi khuẩn co lại, sần hóa tạm thời, làm giảm khả năng thẩm thấu nhanh của cồn vào nội bào vi khuẩn. Khi cồn vào được nội bào vi khuẩn thì cồn không còn tác dụng (do tính bốc hơi nhanh). Do vậy, khả năng diệt khuẩn của cồn 90 độ bị hạn chế. Bên cạnh đó, cồn 90 độ dễ cháy (không an toàn) và gây đau rát trên vết thương, nhất là da trẻ em. Trong khi đó, cồn 70 độ đều đạt được các yêu cầu diệt khuẩn tốt, an toàn và không gây đau rát quá nhiều khi sát khuẩn. Ngoài ra, cồn tuyệt đối dùng để cố định có giá trị và tốt hơn rất nhiều so với cồn 70 độ khi làm lam máu đạt chuẩn trong chẩn đoán sốt rét cũng như nghiên cứu ký sinh trùng sốt rét. Hy vọng với các giải thích trên, bạn đã hiểu được phần nào và lý do tại sao. Phạm Phú Bình-phubinh54@....Bùi Thị Xuân, P.2, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng. Hỏi: Chào bác sĩ, em tên Phạm Phú Bình, 25 tuổi, ở Đà Lạt. Từ 7 tháng trở lại đây em có triệu chứng: gãi thì lên mận đỏ và nỗi lằng trên lưng, ngực, bụng và đùi (hầu như toàn thân). Em có người anh trai bị sán lá gan cách đây 2 năm trước và có triệu chứng y hệt em và đã chưa trị khỏi. Như vậy khả năng em bị sán lá gan là như thế nào, đã có triệu chứng 7 tháng rồi thì mức độ nguy hiểm như thế nào? Và nếu e ghé Viên Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn để chữa trị vào sáng thứ bảy (15/11/2014) thì có chữa trị giứt điểm trong ngày hoặc xin thuốc về uống luôn đươc không? Vì điều kiện công việc không cho phép. Em chân thành cảm ơn. Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của em, nếu muons biết mình có bị sán lá gan lớn và cần điều trị để khỏi các triệu chứng trên hay không, chúng tôi đề nghị bạn dành chút thời gian, kể cả ngày thứ 7 hoặc chủ nhật Viện chúng tôi vẫn phục vụ, bạn có thể đến đó để xét nghiệm và siêu âm chẩn đoán. Nếu đúng, bệnh thuyên giảm rất nhanh bạn nhé. Thân chúc bạn khỏe! Nguyễn T. Phương T.-phuongtrinh.kh244166@..., Điện Biên Phủ, F.25, Bình Thạnh, HCM Hỏi: Cho em hỏi, em bị sán lá gan lớn (đã có kết quả xét nghiệm ở bệnh viện Nhân dân Gia Định, tp. Hồ Chí Minh, nhưng ở đây không có thuốc đặc trị Egaten 250mg hoạt chất Triclabendazole, giờ em muốn ra Quy Nhơn để điều trị, thì em có cần phải làm xét nghiệm lại không ạ, và ở ngoài đó còn thuốc này không ạ. Em chỉ rảnh 2 ngày thứ 7 và chủ nhật, em đi khám vào những ngày đó có được không ạ. Em xin cảm ơn! Trả lời: Em có thể khám vào ngày thứ 7 và chủ nhật tại viện đều có thể được và lưu ý em nhé, khi đi ra Quy Nhơn nên mang theo các kết quả xét nghiệm, siêu âm, chụp x quang hoặc giấy tờ liên quan đến khám bệnh của em khác, để chúng tôi có thể xem đó là kết quả tin cậy và chỉ định thuốc luôn, tránh mất thời gian và kinh phí thêm cho chị và thời gian điều trị sẽ nhanh chóng hơn. Thuốc triclabendazole (biệt dược Egaten)
Thuốc triclabendazole (biệt dược Lesaxys)
Hiện nay thuốc triclabendazole trên thị trường có thể có hai biệt dược khác nhau, đó là Egaten 250mg (hàng Thụy Sĩ) và Lesaxys 250mg (hàng Việt Nam, hoạt chất của châu Âu). Theo một vài số liệu nghiên cứu gần đây cũng như trong thực hành điều trị bệnh nhân sán lá gan lớn tại Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn trong 3 năm qua, chúng tôi thấy tác dụng và hiệu quả của cả hai loại thuốc điều trị đều rất tốt và hiệu quả chữa khỏi lên trên 95% các ca bệnh. Thân chúc bạn sớm lành bệnh. Trình Thị Oanh-oanhkrc@gmail.com-Công ty Cao su Krông búk, Krông năng, Đắk lắk Hỏi: Chào viện sốt rét ký sinh trùng quy nhơn. tôi có câu hỏi rất mong nhận được sự quan tâm của viện. Năm nay tôi 27 tuổi, cách đây 1 năm tôi có đi xét nghiệm ở 1 phòng khám thì dương tính với bệnh giun sán chó. thời gian đó tôi bị ngứa nhiều nhưng do cho con bú nên tôi không đi chữa được. Giờ tôi muốn chữa ở Viện thì đi ngày thứ 7 được không? và trong ngày tôi vừa xét nghiệm vừa lấy thuốc được không ạ. Tôi ở xa và bận công việc nên chỉ tranh thủ cuối tuần ạ. Cảm ơn Viện rất nhiều! Trả lời: Thông thường tất cả xét nghiệm về giun sán và một số xét nghiệm thường quy khác đều có thể trả lời ngay trong chieu cùng ngày, de thuận tiện cho chi đi khám và lấy thuốc điều trị trong ngày thứ 7 hoặc chủ nhật, chi nên đi sớm thế nào, miễn là đến phòng khám của viện trước 11 giờ trưa thì chiều hôm đó chị sẽ được giải quyết về nhà ngay nhé. Chúng tôi rất vui và hân hạnh phục vụ các bệnh nhân nói chung và chị nói riêng chi nhé. Nhuong-nguyenthinhuong992@gmail.com-binh dinh, 0169…… Hỏi: Mat em bi mun nhieu qua!co thuoc nao tri mun hieu qua khong ah,xin bác xi giúp em voi! Trả lời: Trứng cá là một bệnh rất thường gặp. Bệnh gặp ở cả hai giới nam và nữ. Bệnh hay xuất hiện ở tuổi dậy thì, tuy nhiên bất kỳ thời gian nào trong độ tuổi từ 13-50 tuổi thì mụn trứng cá vẫn có thể xuất hiện. Thực ra, trong thực hành lâm sàng và điều trị hiện nay, chúng tôi gặp nhất nhiều bệnh nhân điều trị và chăm sóc mụn trứng cá bị sa rất nhiều và điều đó đã dẫn đến ảnh hưởng rất lướn đến sức khỏe của các bệnh nhân, đặc biệt là về mặt thẩm mỹ trên da mặt,…Thực tế mụn trứng cá không khó điều trị, chỉ cần lời khuyên hợp lý đối với từng bệnh nhân và cơ địa bệnh phù hợp là tốt nhất và điều tị cần kiên nhẫn không nên nóng vội mà mụn sẽ không thể chấm dứt ngay được nhé. Nguyên nhân gây bệnh là do vào lúc tuổi dậy thì các chất nội tiết tố sinh dục được tiết nhiều.Trong số các chất nội tiết thì androgen đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành mụn trứng cá. Androgen được tiết ra nhiều sẽ gắn vào các thụ thể đặc hiệu của chúng có trên bề mặt các tế bào tuyến bã. Sự gắn kết này sẽ kích thích tuyến bã phát triển về kích thước và tăng bài tiết chất bã nhờn. Vì vậy, thường thì da chỉ trở nên nhờn và có mụn vào tuổi dậy thì. Các tuyến bã nằm ở trung bì và có phần ống đổ các chất tiết của chúng vào cổ nang lông. Song song với hiện tượng tăng tiết chất nhờn thì còn có sự bất thường về quá trình sừng hóa. Các tế bào sừng hoá tăng về số lượng và chúng dính lại với nhau làm hẹp lòng nang lông và bít tắc ở phía lỗ nang lông. Sự bít tắc lỗ nang lông tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn P.acne sinh sôi phát triển. Vi khuẩn này chuyển hóa các acid béo tự do có trong chất bã ứ đọng ở nang lông làm xuất hiện các chất trung gian gây viêm. Các chất trung gian gây viêm có tác dụng hoạt hóa các tế bào viêm, vì thế phản ứng viêm hình thành và tạo nên mụn trứng cá. Nếu viêm nhẹ thì biểu hiện là các mụn nhânmàu trắng ngà hoặc màu đen: mụn nhỏ sắp xếp rải rác và ưu tiên ở vùng da có nhiều tuyến bã nhờn: trán, mũi, cạnh mũi, cằm. Nếu viêm nhiều thì tổn thương là các sẩn nổi cao hơn mặt da kích thước từ 0,3 - 0,5cm, đôi khi to đến 1cm. Nếu có bội nhiễm thì có mủ trắng. Chế độ chăm sóc da: Khi ra ngoài đường phải đội mũ, đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn bám vào. Rửa mặt ngày 2-3 lần bằng nước muối hoà loãng hoặc bằng các sữa làm sạch và giảm tiết chất nhờn. Tuyệt đối không bôi các chế phẩm như trangalar, cortebios, flucinar, chlorocid H, gentrison, diproson, temproson, kem tự chế, các loại kem Đông y không rõ nguồn gốc... Trong các chế phẩm này có chứa hoạt chất steroid có hại cho da mặt bị mụn. Khi bôi thuốc trong 3-7 ngày đầu thì da bớt viêm trông mịn đi nhưng nếu tiếp tục bôi thì sẽ bị các biến chứng như teo da, giãn mạch, nổi mụn chi chít, căng mọng, trông da sần sùi như vỏ cam sành. Khi bị mụn nhiều nên tránh hoặc hạn chế trang điểm để cho lỗ nang lông được thông thoáng. Thuốc bôi tại chỗ: - Bôi sáng một trong các chế phẩm có chứa kháng sinh như: eryfluid, fucidin, bactroban...
- Bôi tối một trong các chế phẩm trị mụn như isotretinoin 0,05 - 0,1%.
Thuốc dùng toàn thân: Thuốc uống phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. - Nếu có viêm nhẹ và trung bình: uống 1 đợt thuốc kháng sinh.
- Nếu viêm nặng, số lượng mụn nhiều, da nhờn và điều trị như trên không đỡ thì có thể lựa chọn liệu pháp nội tiết tố hoặc uống vitamin A acid trong trị liệu trứng cá. Loại thuốc nội tiết có tác dụng tốt trong điều trị trứng cá có hoạt chất chính để điều trị trứng cá, vì thế làm giảm tiết bã nhờn và điều trị nguyên nhân gây ra mụn. Thuốc chỉ sử dụng cho bệnh nhân nữ. Bắt đầu uống vào ngày đầu có kinh, mỗi ngày uống 1 viên, uống liên tục 21 ngày, nghỉ 7 ngày rồi lại uống tiếp dù có kinh hay không. Một đợt điều trị ít nhất là 6 tháng. Ngoài ra trong thuốc điều trị trứng cá còn có hoạt chất ethinylestradiol có tác dụng tránh thai nên nếu bạn gái mà kết hợp cả mục đích tránh thai và điều trị trứng cá thì thời gian uống thuốc có thể kéo dài hơn.
- Các chống chỉ định khi dùng thuốc là phụ nữ có thai, cho con bú, mắc các bệnh nội tiết, u xơ, u nang vú, buồng trứng, tử cung, hiện tại hoặc tiền sử có huyết khối, tai biến mạch máu não, đái tháo đường có tổn thương mạch máu, bệnh gan, viêm tụy, u gan, dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc... Nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc tránh thai không có tác dụng bất lợi đến khả năng có con sau khi ngưng thuốc. Một câu hỏi đặt ra là khi nào thì có thai được? Thực tế, bệnh nhân dừng thuốc là có thai ngay được nhưng để tránh tình trạng song thai hoặc đa thai thì sau ngừng thuốc 3 tháng mới nên có thai.
Chế độ ăn uống: Phải uống nhiều nước, từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Kiêng các chất kích thích như ớt, hạt tiêu. Hạn chế ăn thức ăn rán, mỡ. Tăng ăn rau xanh, quả tươi, thức ăn luộc, nấu. Thân chúc bạn mau khỏi bệnh mụn trứng cá, tự tin trong giao tiếp với mọi người! Nguyen Van Minh-nhaxanh001@gmail.com-38 Phuong Thanh Xuan Quan 12 TPHCM Hỏi: Em sinh năm 1992, Em đi xét nghiệm máu tại TT chẩn đoán y khoa Medic, thì họ nói em bị nhiễm giun sán chó và giun lươn. Hàm lượng nhiêm ghi như sau: NFS (C.B.C), CÔNG THỨC MÁU)WBC 5.39, % NEu 43.2, %Lym 44.6,% Mono 9.40, % Eos 2.1, %Baso 0.7, #Neu 2.33, #Lym 2.40, #Mono 0.51, #Eos 0.11, #Baso 0.04, RBC 5.12, Hb 16.2, Hct 47.7, MVC 93.3, MCH 31.7, MCHC 34.0, RDW 12.8, PLT 182, MPV 8.6, GGT 28.00, SGOT(AST) 27.60H, SGPT (ALT) 25.40, IgE 46.20. Sau đây là nhiễm giun: Strongyloides Stercorais IgG POS 0.69 ( < 0.20 OD, GZ: 0.2 - 0.3) và Toxocara spp. IgG POS 1.05OD (< O.25 OD, GZ:0.25 - 0.35). Bác sĩ kê em thuốc Ascaratel 6mg (Ivermectine) ngày uống 2 viên, lần uống 2 viên uống trước khi ăn trong 2 ngày tổng cộng 4 viên. Và Histofen 180mg (Fexofenadine 180) ngày uống 1 viên sau ăn. Trên người em không có bất cứ hiện tượng gì gọi dâu hiệu giun ví dụ như: các nhóm đỏ, hay dây đỏ dài hiện, ngứa. Nhưng khi em cuối người thì lại có cảm giác như con gì bỏ ở sau ngực và em tin chắc em bị giun sán chó với em thấy thuốc histofen chống mề đây với dị ứng da còn thuốc diệt giun thật sự là Ascaratel 6mg (Ivermectine), sau khi em uống 2 ngày thì chẳng thấy kết quá mong muốn. Em thấy viện có nói thuốc Ascaratel 6mg (Ivermectine) chỉ hiệu quả diệt giun lươn cao, nhưng không hiệu quả cao trong diệt sán chó. Bây giờ em muốn dùng thêm Albendazole 400mg (hướng dân dùng chi tiết nên an yên tâm) nhưng em đang dùng Ascaratel 6mg (Ivermectine) và giờ thời gian khoảng bao lâu để em dùng thêm Albendazole 400 mg chuyên trị sán chó. Cảm ơn bác sĩ các cô rất nhiều. Trả lời: Rất cảm ơn em về các thông tin rất chi tiết trong câu hỏi và đã tín nhiệm đặt câu hỏi nhờ tư vấn. Việc dùng thêm thuốc albendazole trong điều trị nhiễm cùng lúc hai loại giun sán như trên là cần thiết và liệu trình dùng albendazolelà 15 mg/kg cân nặng, hoặc dùng liều người lớn là sáng 1 viên albendazole 400mg và tối 1 viên albendazole 400mg, trong vòng 14 ngày là đủ liệu trình, sau đó khoảng 3 tháng, bạn có thể đi khám xét nghiệm lại xem mình đã giảm hoặc khỏi bệnh chưa, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hợp lý cho bạn. Thân chúc bạn khỏe! Đặng thị kiều-minhkieudang@yahoo.com.vn-suối Bạc, Sơn Hòa, Phú Yên. Hỏi: Xin cho em hỏi ! cu tí nhà em nay được 30 tháng tuổi, cháu đi ngoài em thấy trong phân của cháu có vài con giun màu trắng đục, mình của chúng hơi dẹp, thân có nhiều mắc em tìm hiểu trên mạng thì thấy giống con sán sơ mít, vậy con em có thể đưa ra bệnh viện điều trị được không ạ, và phác đồ điều trị ra sao, hôm đó em không chụp hình con giun đó lại vậy giờ phải làm cách nào để xét nghiệm biết con em bị nhiễm giun ạ! Em xin chân thành cảm ơn !nếu đươc thì thứ 5 tuần này e đưa con em đi khám. Trả lời: Theo thông tin của chị, đồng thời cháu quá nhỏ, để chẩn đoán chính xác loại giun hay sán gì cháu đang mắc phải cần phải đưa cháu đến cơ sở y tế chúng tôi xét nghiệm và nếu có thể bắt con giun/ sán đó đi theo để chẩn đoán và chúng tôi mới có thể đưa ra phác đồ điều trị cụ thể được chị a. Thân chúc chị và cháu khỏe! Phong-thanhphonghy01@gmail.com-Đi làm, Kazan Rusia, 89673709913 Hỏi: cháu năm nay 20 tuổi. cháu vừa sang bên Nga cùng gia đình được 2 tháng. họng cháu bị đau và hay chảy máu. đi khám tổng quát thì lượng bạch cầu ái toan trong máu tăng lên 12 gần gấp 3 lần bình thường, xét nghiệm nước tiểu thì trong nước tiểu có lẫn máu. hồi nhỏ cháu có bị hen xuyễn. trong 2 năm gần đây cháu có 1 vài lần đau dạ dày. Các bác, cô chú trả lời giúp cháu những hiện tượng này là bệnh gì có ảnh hưởng gì lớn không. virus HIV có gây nên những cái này hay không ạ. cháu cảm ơn mọi người. Trả lời: Liên quan đến các triệu chứng mà bạn đang mô tả cho chúng tôi biết, cũng rất khó để nói lên bạn đang mắc bệnh gì, nếu chỉ có dấu hiệu họng hay bị chảy máu và tăng bạch cầu ái toan hơn gấp 3 lần và đi tiểu ra máu thì có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến các dấu chứng như vậy bạn ạ. Chẳng hạn, viêm loét họng, hoặc viêm mũi hầu, viêm thành sau họng, viêm họng cấp tính, viêm amidan, viêm chân răng, viêm nướu răng,…cũng có thể gây cho bạn ho khạc ra máu; Về chỉ số thứ hai là tăng bạch cầu ái toan trong máu thì có rất nhiều lý do để khiến chỉ số này tăng trong máu, như bạn có thể đọc trên mạng của Viện chúng tôi thấy bạch cầu đều có những đặc tính chung sau đây: - Xuyên mạch: Bạch cầu mono và đa nhân trung tính có khả năng thay đổi hình dạng, xuyên qua vách giữa các tế bào để tới những nơi cần thiết; - Chuyển động: Bạch cầu mono và đa nhân trung tính có khả năng chuyển động bằng chân giả (theo kiếu amip) với tốc độ 40mm/phút; - Hoá ứng động và nhiệt ứng động:Có một số chất do mô viêm sản xuất, do vi khuẩn tạo ra hoặc những chất hoá học đưa từ ngoài. Vào cơ thể thu hút bạch cầu tới (hoá ứng động dương tính) hoặc xua đuổi bạch cầu ra xa hơn (hoá ứng động âm tính). Tương tự, với nhiệt cũng như vậy, bạch cầu cũng có nhiệt ứng động dương tính và âm tính. Các đặc tính này chủ yếu là của bạch cầu mono và đa nhân trung tinh ; - Thực bào: Bạch cầu mono và đa nhân trung tính có khả năng thực bào, ẩm bào. Những điều kiện thuận lợi cho thực bào là: + Bề mặt của vật rộng và xù xì; + Không có vỏ bọc. Chất tự nhiên trong cơ thể có vỏ bọc là protein, các chất này đẩy tế bào; + Thực bào ra xa nên khó thực bào. Các mô chết, các vật lạ không có vỏ bọc và thường tích điện rất mạnh nên chúng dễ bị thực bào. + Quá trình opsonin hoá, kháng thể (được sản xuất trong quá trình miễn dịch) đã gắn vào màng tế bào vi khuẩn làm cho vi khuẩn dễ bị thực bào; + Sự thực bào được thực hiện khi bạch cầu tiếp cận vật lạ, phóng chân giả để bao vây vật lạ, tạo thành một túi kín chứa vật lạ. Túi này xâm nhập vào trong tế bào, tách khỏi màng tế bào tạo ra một túi thực bào trôi tự do trong bào tương. Túi thực bào tiếp cận lysosom và các hạt khác trong bào tương và xuất hiện hiện tượng hoà màng. Các enzym tiêu hoá và các tác nhân giết vi khuẩn được trút vào túi thực bào để xử lý vật lạ. Túi thực bào trở thành túi tiêu hoá. Sau khi tiêu hoá, các sản phẩm cần thiết cho tế bào được giữ lại, các sản phẩm không cần thiết sẽ được đào thải ra khỏi tế bào bằng quá trình xuất bào. Tính thực bào của bạch cầu không phải là vô hạn. Một bạch cầu hạt trung tính có thể thực bào 5 - 25 vi khuẩn thì chết. Đại thực bào có khả năng thực bào mạnh hơn nhiều. Nó có thể thực bào tới 100 vi khuẩn. Khi nghiên cứu chức năng thực bào của bạch cầu, người ta thường sử dụng "chỉ số thực bào" để đánh giá chức năng này . Bạch cầu có mặt ở khắp nơi trong cơ thể cho nên vi khuẩn đột nhập bằng bất kz đường nào cũng bị tiêu diệt. Đặc biệt bạch cầu trấn giữ những nơi quan trọng của cơ thể mà vi khuẩn dễ xâm nhập vào như: da, niêm mạc, các hốc tự nhiên, phổi, đường tiêu hoá, gan, lách. Tuy vậy có một số vi khuẩn bị bạch cầu "nuốt" nhưng không "giết" được như mycobacteria spp., salmonella spp., listera spp ... Những vi khuẩn này ẩn náu rồi nhân lên trong đại thực bào. Bạch cầu N và đại thực bào còn chứa những chất giết vi khuẩn. Một số vi khuẩn không bị tiêu hoá bởi các enzym của lysosom vì chúng có vỏ bọc bảo vệ, hoặc có các yếu tố ngăn chặn tác dụng của các enzym tiêu hoá nhưng lại bị chết bởi các chất giết vi khuẩn. Các chất giết vi khuẩn là các chất oxy hoá mạnh như superoxid (02-), hydrogenperoxid (H202), ion hydroxyl (0H-). Ngoài ra enzym mieloperoxydase của lysosom cũng có khả năng giết vi khuẩn vì nó làm tan màng lipid của vi khuẩn. Bạch cầu ái toan đóng hai vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch: - Phá hủy các chất lạ: Các bạch cầu ái toan có thể tiêu thụ các chất lạ, đặc biệt các chất có liên quan đến nhiễm trùng ký sinh trùng, điều đó cho thấy sự phá hủy nhờ vào các thành phần của hệ thống miễn dịch của bệnh nhân. - Điều hòa phản ứng viêm: các bạch cầu ái toan tăng giúp thúc đẩy quá trình viêm, điều này đóng vai trò có lợi trong việc ly tách và kiểm soát một vị trí bệnh đang diễn ra. Đôi khi các phản ứng viêm có thể diễn ra mạnh hơn cần thiết, dẫn đến các triệu chứng phức tạp và rắc rối, thậm chí gây thương tổn mô. Chẳng hạn, tăng bạch cầu ái toan đóng vai trò chìa khóa. Chẳng hạn, bạch cầu ái toan đóng vai trò chính trong các triệu chứng của hen phế quản và dị ứng hay sốt mùa hè. Các rối loạn hệ thống miễn dịch khác cũng có thể góp phần gây phản ứng viêm mạn tính. Về mặt chức năng, khi viêm, đặc tính của mô bị thay đổi một số khía cạnh sau: - Giãn mạch tại chỗ làm cho lưu lượng máu tăng lên. - Tăng tính thấm mao mạch gây phù nề. - Đông dịch kẽ và dịch bạch huyết do fibrinogen và các yếu tố gây đông máu thoát vào. - Tập trung nhiều bạch cầu N và đại thực bào. - Các tế bào của mô trương phồng lên. - Mô bị thương tổn do bất kỳ một nguyên nhân nào (vi khuẩn, chấn thương, hoá chất, nhiệt, v.v...) sẽ giải phóng histamin, bradykinin, serotonin, prostaglandin, các yếu tố gây đông máu. Các lympho bào T hoạt hoá giải phóng ra lymphokin. Một số chất trên đã hoạt hoá đại thực bào và cùng với một số sản phẩm khác do tế bào tổn thương và vi khuẩn tạo ra đã gây hoá độngdương tính với bạch cầu đa nhân trung tính và đại thực bào. Bạch cầu bám mạch, xuyên mạch và di chuyển tới ổ viêm. - Sự đông dịch kẽ và bạch huyết tạo ra một bức tường bảo vệ ngăn cách giữa vùng viêm và vùng lành. Sự tập trung của bạch cầu (đại thực bào tới trước: sau vài phút, bạch cầu đa nhân trung tính tới sau: sau vài giờ) là một hàng rào thứ hai. Đồng thời với sự tập trung của bạch cầu, tế bào viêm sản xuất ra các globulin, các sản phẩm phân huỷ bạch cầu vào máu, theo máu tới tác động lên tuỷ xương làm tăng sản xuất bạch cầu (sau 1 - 2 ngày). Do quá trình tăng sản xuất bạch cầu cho nên trong máu sẽ có nhiều bạch cầu non hơn bình thường (bạch cầu đũa). - Ổ viêm hình thành một cái hốc chứa xác vi khuẩn, bạch cầu đa nhân trung tính, đại thực bào, tổ chức hoại tử gọi là mủ. Mủ nhiều sẽ bị vỡ thoát ra ngoài hoặc vào các xoang, các tạng rỗng của cơ thể. Nếu hàng rào bảo vệ kém, vi khuẩn sẽ lan rộng vào các cơ quan, có khi vào cả máu. Ở máu cũng có đại thực bào và bạch cầu đa nhân trung tính sẵn sàng tiêu diệt chúng. Trong nhiều trường hợp cơ thể không tự bảo vệ được mình các triệu chứng nhiễm khuẩn tăng lên dần và cần phải được điều trị kịp thời. Sơ đồ sau đây minh hoạ rõ hơn bệnh sinh của hiện tượnggia tăng bạch cầu ái toan: Vấn đề thứ 3 chính là tiểu ra máu, nếu tiểu ra máu cần nhận định tiểu ra toàn máu hoặc chỉ có nước tiểu màu hồng nhạt, hoặc tiểu máu toàn bãi sẽ có các nguyên nhân khác nhau như sỏi thận, tiết niệu, u đường tiết niệu hoặc xuất huyết đường tiết niệu,…Nghĩa là có nhiều nguyên nhân chứ không thể khu trú được bệnh gì. Do đó chúng tôi đề nghị bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám, xét nghiệm máu một cách bài bản để các bác sĩ chỉ định thuôc đúng cho bạn, chứ không nên nên để bệnh diễn tiến đến nguy cơ cho tính mạng và sức khỏe tính mạng của bạn. Thân chúc bạn khỏe! Nguyễn văn đại-dainguyen81472@...., sinh viên, Bình Hải, Bình Sơn, Quảng Ngãi. Hỏi: Dạ thưa bác sĩ, cho em hỏi: em ăn uống được mà k thấy tăng cân, người e mệt mỏi và hơi có đờm ở cổ... cho e hỏi có phải bị sán không ạ? nếu như mình xét nghiệm máu tất cả loại sán mình phải tốn phí bao nhiêu? và có bảo hiểm ở tỉnh khác mà đi vượt tuyến mình có được hưởng không ạ? Trả lời: Hiện nay, Viện chúng tôi đang tạm dừng thu nhận các chế độ thanh toán bảo hiểm y tế từ các tỉnh chuyển đến hay trong tỉnh cũng vậy, vì đây là theo quy định mới của BHYT của tỉnh, khi nào có cho phép trở lại chúng tôi mới thực hiện. Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi nghĩ rằng gầy không phải là không khỏe và mập chưa chắc đã là khỏe. Hơn nữa, có rất nhiều nguyên nhân khiến con người ta gầy, hoặc không tăng cân dù bệnh nhân đó ăn uống rất bình thường bạn ạ. Chẳng hạn, bạn ăn uống được nhưng bị tiểu đường, bị lao phổi, bị rối loạn hấp thu, …cũng có thể làm cho anh chị không thể tăng cân là bình thường. Nếu muốn biết mình có bị giun sán hay không, bạn có thể đi xét nghiệm cả phân lẫn máu để xác định chính xác mình bị con gì. Riêng giá tiền bao nhiêu thì tùy thuộc vào từng loại xét nghiệm và số lượng loại giun sán mà bạn cần xét nghiệm. Hy vọng phúc đáp trên đã làm hài lòng bạn! Lê Doãn Quý Tiềng, 66 tuổi, TT Gò Dầu, tỉnh Tây NinhHỏi: Tôi có đứa con gái 25 tuổi bị nứt gót chân thường xuyên và đã nhiều năm qua điều trị nhiều nơi nhưng bệnh tình không thuyên giảm, cứ còn thuốc thoa là giảm đi đôi chút, khi hết thuốc thì lại đâu vào đó, cháu ít khi để chân ướt mà thường xuyên khô các bác sĩ ạ, nhiều nặng hơn về thời tiết lạnh và khô, cháu làm việc chủ yếu trong phòng bàn giấy. Xin các bác sĩ ở Viện sốt rét quy nhơn chỉ mách cho loại thuốc nào điều trị nứt gót chân hiệu quả? Tôi xin cảm ơn nhiều! Trả lời: Cảm ơn về câu hỏi của bạn, liên quan đến phần hỏi đáp, chúng tôi xin phúc đáp và có tham khảo phần phúc đáp của một đồng nghiệp khác về điều trị nứt gót chân. Nứt gót chân là phần da khô ở gót chân bị mất đi độ đàn hồi và tách ra khi trọng lực cơ thể dồn xuống chân. Nứt gót chân là phần da khô ở gót chân bị mất đi độ đàn hồi và tách ra khi trọng lực cơ thể dồn xuống chân. Trong trường hợp nặng, các vết nứt có thể gây chảy máu, thậm chí tổn thương sâu, bội nhiễm do vi khuẩn và virus, tác nhân nhiễm trùng khác thâm nhập, bệnh xảy ra có thể diễn ra quanh năm, nhưng thường biểu hiện bệnh nặng hơn vào mùa đông, lạnh, hanh, khô. Về cách chắm sóc vết nứt và làm thế nào hạn chế vết nứt gót chân, có nhiều cách và nên đồng thời dùng nó. Hiện nay có một số loại dược phẩm có công dụng trị nứt gót chân. Trong thành phần thuốc, hãy chú ý đến axit lactic và malic giúp tẩy tế bào chết trên bề mặt da, đồng thời cung cấp độ ẩm tối đa để nuôi dưỡng, chữa lành và làm mềm da. Nó cũng là lớp bảo vệ ngăn ngừa sự thất thoát của bã nhờn và các loại dầu tự nhiên có trong da. Bên cạnh đó là các dưỡng chất như vitamin E, dimethicone và chất siêu dưỡng ẩm natri PCA (hiệu quả hơn glycerine 50%) kết hợp với dầu mầm lúa mì cho các hiệu ứng nhanh trông thấy. Quan trọng nhất là thuốc phải chứa ít nhất 25% urea, một thành phần có tính chất nền tảng cho việc duy trì lớp ngoài của da, có độc tính thấp và ít gây dị ứng. Không tự ý bôi các loại mỡ kháng sinh hoặc thuốc không rõ nguồn gốc khi chưa thăm khám và có ý kiến của bác sĩ. Ngoài kem đặc trị, có thể áp dụng một số liệu pháp tự nhiên để hạn chế tình trạng khô nứt gót chân như: massage gót chân với dầu mè hoặc dầu dừa khoảng 10 phút trước khi đi ngủ, sáng hôm sau dậy thì rửa lại chân sạch sẽ. Hàng ngày, ngâm chân trong nước ấm có vắt nửa quả chanh. Sau đó, khi da chân mềm thì lấy đá mài chà nhẹ phần gót chân và rửa sạch. Trộn glycerin và nước hoa hồng với nhau rồi thoa vào gót chân hàng ngày. Lấy một quả chuối chín, bóp nát và thoa vào khu vực gót chân bị ảnh hưởng, để ít nhất trong 15 phút mới rửa sạch… Đó là những biện pháp khắc phục nứt gót chân cho hiệu quả nhanh chóng. 10 chiêu trị nứt gót chân hiệu quả: Dầu mè, mù tạt, tinh dầu oải hương... là những nguyên liệu dễ kiếm, giúp bàn chân bạn mềm mại hơn.1. Glycerin và nước hoa hồng: Glycerin có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, trong khi nước hoa hồng lại rất giàu vitamin A, C, D và E giúp dưỡng da. Bạn nên trộn hỗn hợp này rồi thoa đều lên chân mỗi tối trước khi đi ngủ, sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. 2. Chanh: Chanh chứa nhiều axit tự nhiên, có tác dụng làm sạch các bụi bẩn, lại vừa giúp kháng khuẩn, đóng vai trò tích cực trong việc dưỡng mềm và chống nứt nẻ gót chân. Mỗi tuần hai lần, bạn ngâm chân trong chậu nước ấm, vắt 1/2 quả chanh vào đó, rồi dùng đá mài kỳ cọ nhẹ nhàng phần gót chân, giúp lấy đi phần chai dễ dàng và làm mềm da. 3. Bột gạo: Bột gạo không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn, tẩy tế bào chết mà còn giúp dưỡng ẩm da. Sử dụng bột gạo để chữa trị nứt gót chân bằng cách trộn một thìa mật ong, một thìa giấm táo với bột gạo, tạo thành hỗn hợp sền sệt. Bôi chúng lên vùng gót chân nứt nẻ rồi nhẹ nhàng massage khoảng 5-10 phút, sau đó rửa lại chân bằng nước ấm. Lưu ý, trước khi bôi hỗn hợp này lên da, bạn nên ngâm chân bằng nước ấm khoảng 10 phút. 4. Dầu mè: Dầu mè chứa một hoạt chất không những dưỡng ẩm hiệu quả mà còn tẩy tế bào chết,giúp da vùng gót chân mịn hơn. Mỗi ngày trước khi đi ngủ, bạn nên thoa dầu mè lên gót chân, mát xa trong 10 phút, vừa giúp lưu thông khí huyết, lại vừa dưỡng ẩm bàn chân. 5. Chuối: Chuối chín giàu kalo và các dưỡng chất khác, khắc phục tình trạng nứt gót chân hiệu quả. Bạn hãy nghiền nát một quả chuối chín, sau đó đắp gót chân để khoảng 15 phút rồi rửa sạch với nước ấm. Sau đó ngâm chân trong nước lạnh khoảng 2 phút rồi lau khô. Nên làm đều đặn hàng ngày để có kết quả nhanh chóng. 6. Đu đủ chín: Mỗi tuần 3 lần, bạn xay nhuyễn một miếng đu đủ chín, trộn với 1 thìa nước cốt chanh, đắp hỗn hợp này vào gót chân rồi để trong 20 phút. Sau khi rửa sạch với nước ấm, da chân bạn sẽ mềm hơn. 7. Mù tạt: Dầu mùi tạt không chỉ là một loại gia vị ăn kèm với các món sống mà còn có tác dụng trị nứt nẻ. Bạn chỉ cần thoa chúng lên chân rồi mát xa nhẹ nhàng, mang tất khi ngủ là sáng hôm sau sẽ có đôi bàn chân mềm mại hơn. 8. Baking soda: Cho hai muỗng canh bột baking soda vào chậu nước ấm, ngâm chân trong khoảng 15 phút. Sau đó, lau khô chân rồi mát xa bằng dầu dừa hoặc dầu ôliu, mang tất khi ngủ. Bạn có thể làm đều đặn nhiều lần trong tuần để có kết quả như mong muốn. 9. Mật ong: Chỉ cần trộn ba thìa mật ong với nước ấm, ngâm chân trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch. Mật ong vừa làm mềm da lại kháng khuẩn, rất tốt cho bàn chân của bạn. 10. Tinh dầu oải hương: Trộn hỗn hợp gồm: hai giọt tinh dầu oải hương, một thìa cà phê mật ong, một thìa cà phê muối biển, 1 thìa canh bột yến mạch và 1 thìa canh thịt lá nha đam. Sau đó đổ hỗn hợp này vào chậu nước ấm, khuấy đều, ngâm chân trong khoảng 30 phút. Làm đều đặn hàng ngày, bàn chân sẽ mềm mịn và không còn nứt nẻ nữa. Thêm vào đó, bạn cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu hụt vitamin và khoáng chất cũng chính là tác nhân gây nứt gót chân. Nên uống nhiều nước hàng ngày (ít nhất 1,5 lít) để giữ cho làn da và gót chân không bị mất nước. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin A, C, E để chống lão hóa da. Các thực phẩm giàu chất béo omega-3, kẽm, sắt, canxi cũng cần thiết cho người bị nứt gót chân. Để việc dùng thuốc đạt hiệu quả thì bạn phải luôn giữ cho đôi chân được khô ráo và sạch sẽ, giữ ấm cho chân, không đi chân trần trong nền thô ráp. Tuyệt đối không dùng kéo hay dao cạo lớp da gót chân dày sẽ khiến lớp da ấy dễ bị nhiễm trùng và tình trạng nứt không cải thiện. Huỳnh Quốc V L. 51 tuổi, Viện Nuôi Trồng Thủy Sản,… Hỏi: Xin hỏi các thầy cô trong ban biên tập của trang website của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn, khi đọc một số tài liệu em thường thấy phần tài liệu tham khảo người ta có thể viết tùy ý về cách viết tắt tên các tạp chí trong phần tài liệu tham khảo, tuy nhiên khi tôi tra cứu vào mục tìm kiếm thì rất khó để xác định chính xác tên tạp chí đó để đưa vào các đề tài của chúng tôi. Xin cảm ơn thầy cô cho ý kiến và chỉ cho phần nào có thể tra cứu tốt nhất mục này. Trả lời: Đây là một câu hỏi tìm kiếm phần viết tắt các tên tạp chí chuyên ngành khác nhau đã được đăng ký trên thế giới. Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin chia sẻ với bạn một chuyên san đầy đủ tên các tạp chí quố c tế và quốc gia cụ thể mà họ đôi khi có viết tắt. Bạn có thể vào google à vào ISI Journal Title Abbreviations, bạn sẽ tải xuống toàn bộ các tạp chí tùy chọn của bạn, nếu tạp chí đó bắt đầu từ ký tự naof thì bạn sẽ tra vào ký tự đó theo hướng dẫn và ví dụ dưới đây: Browse by letter: A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A + U-ARCHITECTURE AND URBANISM A U-ARCHIT URBAN A N A E-APPROCHE NEUROPSYCHOLOGIQUE DES APPRENTISSAGES CHEZ L ENFANT ANAE AAA-ARBEITEN AUS ANGLISTIK UND AMERIKANISTIK AAA-ARB ANGLIST AM AAPG BULLETIN-AMERICAN ASSOCIATION OF PETROLEUM GEOLOGISTS AAPG BULL AAPS PHARMSCI AAPS PHARMSCI ABA JOURNAL ABA J ABACUS-NEW YORK ABACUS-NEW YORK ABDOMINAL IMAGING ABDOM IMAGING ABHANDLUNGEN AUS DEM MATHEMATISCHEN SEMINAR DER UNIVERSITAT HAMBURG ABH MATH SEM HAMBURG ABSTRACTS OF PAPERS OF THE AMERICAN CHEMICAL SOCIETY ABSTR PAP AM CHEM S ACADEME-BULLETIN OF THE AAUP ACADEME ACADEMIC EMERGENCY MEDICINE ACAD EMERG MED ACADEMIC MEDICINE ACAD MED ACADEMIC PSYCHIATRY ACAD PSYCHIATR ACADEMIC RADIOLOGY ACAD RADIOL ACADEMY OF MANAGEMENT EXECUTIVE ACAD MANAGE EXEC ACADEMY OF MANAGEMENT JOURNAL ACAD MANAGE J ACADEMY OF MANAGEMENT REVIEW ACAD MANAGE REV ACADIENSIS ACADIENSIS ACAROLOGIA ACAROLOGIA ACCIDENT ANALYSIS AND PREVENTION ACCIDENT ANAL PREV ACCOUNTING ORGANIZATIONS AND SOCIETY ACCOUNT ORG SOC ACCOUNTING REVIEW ACCOUNT REV ACCOUNTS OF CHEMICAL RESEARCH ACCOUNTS CHEM RES ACCREDITATION AND QUALITY ASSURANCE ACCREDIT QUAL ASSUR ACH-MODEL IN CHEMISTRY ACH-MODELS CHEM ACI MATERIALS JOURNAL ACI MATER J ACI STRUCTURAL JOURNAL ACI STRUCT J ACM COMPUTING SURVEYS ACM COMPUT SURV ACM SIGPLAN NOTICES ACM SIGPLAN NOTICES ACM TRANSACTIONS on COMPUTER SYSTEMS ACM T COMPUT SYST ACM TRANSACTIONS on DATABASE SYSTEMS ACM T DATABASE SYST ACM TRANSACTIONS on DESIGN AUTOMATION OF ELECTRONIC SYSTEMS ACM T DES AUTOMAT EL ACM TRANSACTIONS on GRAPHICS ACM T GRAPHIC ACM TRANSACTIONS on INFORMATION SYSTEMS ACM T INFORM SYST ACM TRANSACTIONS on MATHEMATICAL SOFTWARE ACM T MATH SOFTWARE ACM TRANSACTIONS on OFFICE INFORMATION SYSTEMS ACM T INFORM SYST ACM TRANSACTIONS on OFFICE INFORMATION SYSTEMS ACM T OFF INF SYST ACM TRANSACTIONS on PROGRAMMING LANGUAGES AND SYSTEMS ACM T PROGR LANG SYS ACM TRANSACTIONS on SOFTWARE ENGINEERING AND METHODOLOGY ACM T SOFTW ENG METH ACOUSTICAL PHYSICS ACOUST PHYS+ ACP-APPLIED CARDIOPULMONARY PATHOPHYSIOLOGY ACP-APPL CARDIOPUL P ACRIDA ACRIDA ACS SYMPOSIUM SERIES ACS SYM SER ACSMS HEALTH & FITNESS JOURNAL ACSMS HEALTH FIT J ACTA ACUSTICA ACTA ACUST ACTA AGRICULTURAE SCANDINAVICA ACTA AGR SCAND ACTA AGRICULTURAE SCANDINAVICA SECTION A-ANIMAL SCIENCE ACTA AGR SCAND A-AN ACTA AGRICULTURAE SCANDINAVICA SECTION B-SOIL AND PLANT SCIENCE ACTA AGR SCAND B-S P ACTA AGRONOMICA ACADEMIAE SCIENTIARUM HUNGARICAE ACTA AGRON HUNG ACTA ALIMENTARIA ACTA ALIMENT HUNG ACTA ANAESTHESIOLOGICA SCANDINAVICA ACTA ANAESTH SCAND ACTA ANATOMICA ACTA ANAT ACTA APPLICANDAE MATHEMATICAE ACTA APPL MATH ACTA ARITHMETICA ACTA ARITH ACTA ASTRONAUTICA ACTA ASTRONAUT ACTA ASTRONOMICA ACTA ASTRONOM ACTA BIOCHIMICA ET BIOPHYSICA HUNGARICA ACTA BIOCHIM BIOPHYS ACTA BIOCHIMICA ET BIOPHYSICA SINICA ACTA BIOCH BIOPH SIN ACTA BIOCHIMICA POLONICA ACTA BIOCHIM POL ACTA BIOLOGICA ACADEMIAE SCIENTIARUM HUNGARICAE ACTA BIOL ACAD SCI H ACTA BIOLOGICA CRACOVIENSIA SERIES BOTANICA ACTA BIOL CRACOV BOT ACTA BIOLOGICA CRACOVIENSIA SERIES ZOOLOGIA ACTA BIOL CRACOV ZOO ACTA BIOLOGICA ET MEDICA GERMANICA ACTA BIOL MED GER ACTA BIOLOGICA HUNGARICA ACTA BIOL HUNG ACTA BIOQUIMICA CLINICA LATINOAMERICANA ACTA BIOQUIM CLIN L ACTA BIOTECHNOLOGICA ACTA BIOTECHNOL ACTA BIOTHEORETICA ACTA BIOTHEOR ACTA BOTANICA ACADEMIAE SCIENTIARUM HUNGARICAE ACTA BOT HUNG ACTA BOTANICA GALLICA ACTA BOT GALLICA ACTA BOTANICA HUNGARICA ACTA BOT HUNG ACTA BOTANICA INDICA ACTA BOT INDICA ACTA BOTANICA NEERLANDICA ACTA BOT NEERL ACTA BOTANICA SINICA ACTA BOT SIN ACTA CARDIOLOGICA ACTA CARDIOL ACTA CHEMICA SCANDINAVICA ACTA CHEM SCAND ACTA CHEMICA SCANDINAVICA SERIES A-PHYSICAL AND INORGANIC CHEMISTRY ACTA CHEM SCAND A ACTA CHEMICA SCANDINAVICA SERIES B-ORGANIC CHEMISTRY AND BIOCHEMISTRY ACTA CHEM SCAND B ACTA CHIMICA ACADEMIAE SCIENTARIUM HUNGARICAE ACTA CHIM HUNG ACTA CHIMICA HUNGARICA-MODELS IN CHEMISTRY ACTA CHIM HUNG ACTA CHIMICA SINICA ACTA CHIM SINICA ACTA CHIMICA SLOVENICA ACTA CHIM SLOV ACTA CHIRURGIAE PLASTICAE ACTA CHIR PLAST ACTA CHIRURGICA AUSTRIACA ACTA CHIR AUSTRIACA ACTA CHIRURGICA BELGICA ACTA CHIR BELG ACTA CHIRURGICA SCANDINAVICA ACTA CHIR SCAND ACTA CHIRURGICA-THE EUROPEAN JOURNAL OF SURGERY ACTA CHIR-EUR J SURG ACTA CIENTIFICA VENEZOLANA ACTA CIENT VENEZ ACTA CLINICA BELGICA ACTA CLIN BELG ACTA CRYSTALLOGRAPHICA SECTION A ACTA CRYSTALLOGR A ACTA CRYSTALLOGRAPHICA SECTION B-STRUCTURAL SCIENCE ACTA CRYSTALLOGR B ACTA CRYSTALLOGRAPHICA SECTION C-CRYSTAL STRUCTURE COMMUNICATIONS ACTA CRYSTALLOGR C ACTA CRYSTALLOGRAPHICA SECTION D-BIOLOGICAL CRYSTALLOGRAPHY ACTA CRYSTALLOGR D ACTA CYTOLOGICA ACTA CYTOL ACTA DERMATO-VENEREOLOGICA ACTA DERM-VENEREOL ACTA DIABETOLOGICA ACTA DIABETOL ACTA DIABETOLOGICA LATINA ACTA DIABETOL LAT ACTA ELECTRONICA ACTA ELECTRON ACTA ENDOCRINOLOGICA ACTA ENDOCRINOL-COP ACTA ENTOMOLOGICA BOHEMOSLOVACA Hy vọng phần hướng dẫn trên đây đã giúp bạn nhiều hơn trong công tác tra cứu và nghiên cứu khoa học nhé.
|