TRANG CHỦ | Thứ 6, ngày 22/11/2024 |
|
|||||||||||||||
|
Liên đới đến câu hỏi và vấn đề bạn nêu ra, chúng tôi xin trả lời rằng Tribetason là một thuốc kem bôi ngoài da có tác dụng điều trị phổ rộng các bệnh lý ngoài da và niêm mạc, bao gồm các chất chống viêm betamethason, kháng sinh gentamicine và clotrimazole, trong đó thành phần betamethason là một hoạt chất corticosteroides tác dụng chống viêm, chống dị ứng tại chỗ, đáp ứng nhanh trong các bệnh lý và biểu hiên lâm sàng trên da như dạng viêm da, chàm, vảy nến. Gentamicin là một kháng sinh thuộc họ aminoglycosid tác dụng diệt khuẩn phổ rộng, tác dụng diệt khuẩn qua cơ chế ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn, tác dụng trên phần lớn các vi khuẩn thường gặp trong nhiễm khuẩn da, có tác dụng điều trị hiệu quả trong các nhiễm khuẩn da nguyên phát hay thứ phát. Clotrimazol là thuốc kháng nấm phổ rộng như nấm da, nấm Candida spp., lang ben, nấm tóc và vùng chân tóc. Clotrimazol liên kết với các phospholipid trong màng tế bào nấm, gây mất các chất thiết yếu nội bào dẫn đến tiêu hủy tế bào nấm. Đối với phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì phải được bác sĩ cân nhắc lựa chọn giữa lợi ích và tác hại của thuốc. Tuyệt đối không được để thuốc dính vào mắt hoặc bôi thuốc lên vết thương hở. Đối với các bệnh như lao da, tổn thương do virus Herpes simplex, thủy đậu, giang mai. Viêm da chàm hóa vùng ống tai ngoài do chảy mủ tai. Loét da, bỏng từ độ 2 trở lên. Tiền sử mẫn cảm với kháng sinh nhóm aminoglycosid (kanamycin, streptomycin, neomycin) và các trường hợp mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc thì không được dùng kem bôi Tribetason. Nếu lạm dụng và dùng thuốc này một thời gian rất dài sẽ dẫn đến căng da, bóng da, nhăn da, teo da, khô da, tróc da, dễ nhạy cảm với nhiễm trùng tai chỗ, viêm loét dễ xảy ra và nguy cơ nhiễm trùng lớn hơn so với các bệnh nhân ít dùng hơn. Cũng như thuốc Tribetason, một số chế phẩm khác bôi thoa ngoài da cũng nên hạn chế dùng vì hầu hết chúng nếu dùng kéo dài đều có thể dẫn đến tác dụng ngoại ý tại chỗ hoặc toàn thân. Trong điều trị các bệnh ngoài da, thuốc bôi/ thoa có tác dụng tại chỗ vết tổn thương, thường được dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, diện tích da nhỏ, mức độ tổn thương nông. + Dạng dung dịch bao gồm hai thành phần là dung môi và thuốc tạo thành một dung dịch đồng nhất. Dung môi có thể là nước, cồn, ete, axeton hoặc glycerin. Thuốc là thành phần chủ đạo vì nó sẽ quyết định hoạt tính dược lý. Đa phần chúng là các thuốc sát khuẩn như xanh metylen, axit boric, tím gentian. Dạng dung dịch chủ yếu dùng với vết thương, loét da, chảy nước. + Dạng bột là hỗn hợp khá đồng đều của tá dược và thuốc. Tá dược thường được sử dụng là các loại bột có khả năng thấm hút nước mạnh như bột gạo, bột than, bột talc (Mg2SiO3), bột kaolin (Al2SiO3), bột bismuth. Thuốc trong công thức của thuốc bột thường là các kháng sinh như clorocid. Thuốc bôi dạng này chủ yếu được dùng với các vết thương nhiễm khuẩn chảy nước nhiều và liên tục. + Thuốc mỡ là một dạng thuốc chủ yếu nhất trong họ hàng nhà thuốc bôi. Thành phần của nó có mỡ hoặc chất béo nên thuốc dễ ngấm vào sâu và tác dụng tốt. Trong công thức cấu tạo chúng gồm: chất béo, bột tạo hình và thuốc, trong đó bột tạo hình không quá 30% hàm lượng. Chất béo thông dụng là vaselin và lanoline. Thuốc được pha vào là các chất diệt khuẩn như kháng sinh, các axit hữu cơ, các chất làm bong vảy da như axit salicylic, các kháng sinh chống nấm, các corticoid, vitamin... Thuốc mỡ chỉ được dùng khi vết thương đã khô và đóng vảy. + Dạng hồ là dạng thuốc bôi, trong đó thành phần giống như thuốc mỡ, bao gồm chất béo, bột tạo hình và thuốc. Nhưng ở dạng này, thành phần bột tạo hình nhiều hơn, từ 30-50% tổng hàm lượng. Vì có nhiều bột hơn nên nó được sử dụng trong giai đoạn bán cấp, vết thương chuẩn bị se da. + Kem là dạng một dạng thuốc bôi mà thành phần của nó có đủ: mỡ, glycerin, nước và thuốc. Vì có thêm nước nên nó có vẻ nhão hơn các dạng khác và cũng vì thế mà nó mát hơn. Nó thường được dùng để chế tạo mỹ phẩm. Thuốc đôi khi cũng được bào chế dạng kem với chủ định là làm mát da. Có một điều lưu ý ở đây, dù sử dụng dạng nào thì thuốc bôi không chỉ tác dụng tại chỗ bôi. Nó hoàn toàn có nguy cơ gây ra tác dụng toàn thân. Và đây chính là tác hại của thuốc bôi khi sử dụng bất cẩn. Thuốc bôi/thoa đa phần chỉ có tác dụng tại chỗ. Song điều này chỉ đúng khi diện tích da tổn thương nhỏ và nông. Khi diện tích da bị ảnh hưởng diện rộng và tổn thương sâu thì thuốc thoa/ bôi có cơ hội ngấm qua da và gây nên những tác dụng ngoại ý toàn thân. Như vậy, diện tích da bôi thuốc rộng, nồng độ thuốc cao, sử dụng kéo dài là 3 yếu tố chủ đạo gây ra những tác phụ ngoại ý ở bên trong cơ thể. Thuốc sẽ có nhiều cơ hội đi vào máu, tích lũy trong các cơ quan và gây ra những tác dụng không mong muốn. Ví dụ, salicylic là thuốc có tác dụng bạt sừng, bong vảy điều trị đặc hiệu những bệnh mà có dày sừng như vảy đầu ở trẻ dưới 1tuổi, vảy nến, mụn trứng cá do bài tiết quá nhiều. Tuy nhiên, nếu ngấm vào cơ thể gây ra tác hại trên hệ thần kinh gây nhức đầu, chóng mặt. Đặc biệt khi chúng ta sử dụng quá nhiều ở những đối tượng sẵn có những biểu hiện này. Nhiều trường hợp ngộ độc salicylic (do cơ thể hấp thu quá nhiều salicylic gây ra) với các dấu hiệu của hội chứng này bao gồm: da xanh, mệt mỏi, chóng mặt, rối loạn hô hấp, ù tai, buồn nôn, lú lẫn. Đã có trường hợp trẻ em bị tử vong do khi bôi thì uống nhầm salicylic gây ra phù thanh quản hẹp thanh quản cấp tính. Tương tự aciclovir là một thuốc ức chế virus gây bệnh trên da như zona thần kinh. Nó có tác dụng khá tốt khi được dùng tại chỗ. Nhưng nó cũng có thể gây ra phản ứng toàn thân. Một trong các phản ứng toàn thân rõ rệt của loại thuốc này là dị ứng. Trên những bệnh nhân hen cơ địa, aciclovir có thể gây ra phát ban quanh rốn mặc dù chúng bôi ở trên mặt, xuất hiện các ban đỏ dạng sẩn, cục nổi hẳn lên trên mặt da. Tác hại này là do thuốc đã ngấm vào máu, đi từ vị trí bôi đến nơi bộ phận ở da và gây ra dị ứng da. Diện tích bôi thuốc càng rộng thì mức độ dị ứng càng nặng. Một thuốc khác cũng cần cảnh báo là calcipotriol. Đây là một dẫn xuất của vitamin D được dùng trong trị liệu vẩy nến. Nó có tác dụng ức chế sự tăng sinh tế bào sừng (điều chủ yếu trong vẩy nến), làm tăng biệt hóa tế bào theo hướng bình thường. Nhưng một khi được ngấm vào trong máu thì chúng lại tác động mạnh lên hệ thần kinh trung ương và gây ra đau đầu. Trên đây chỉ là những ví dụ rất nhỏ về tác hại của thuốc bôi khi dùng không cẩn trọng. Do đó, để dùng thuốc an toàn, hãy cẩn thận khi dùng thuốc bôi trên diện rộng và dài ngày, nhất là với người già và trẻ em. Tốt nhất, không nên bôi quá 3% diện tích cơ thể, tương ứng với diện tích một bàn tay và không nên bôi quá dài ngày, nên kết thúc sớm trước 2 tuần. Trong mọi trường hợp, chúng ta phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị. Với các thông tin ở trên, chúng tôi nghĩ rằng bạn đã thấy được hiệu dụng và tác hại của các chế phẩm thuốc có chứa corticoides. Nếu chúng ta dùng thận trọng và theo chỉ dẫn của bác sĩ và dược sĩ sẽ mang lại hiệu quả điều trị tối ưu nhất nhé.
|
Táo bón (constipation) có nhiều nguyên nhân dẫn đến, có thể là thực thể có thể là chức năng trên một cơ thể người, gây nên các phiền toái trong sinh hoạt đời sống và ăn uống tiêu hóa của người bệnh. Táp bón là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cả trẻ em nhỏ. Ước tính vào khoảng 28 - 50% số người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên mắc phải do nhiều yếu tố tác động vào khâu này. Có khoảng 10 nguyên nhân gây táo bón ở người già được các nhà lâm sàng tổng hợp:
- Thay đổi chế độ ăn ở người cao tuổi: Người cao tuổi thường có xu hướng ăn ít chất xơ hơn, do khả năng nhai nuốt và tiêu hóa kém. Vì lượng chất xơ trong khẩu phần ăn giảm nên dễ dàng bị táo bón;
- Suy giảm các hoạt động thể chất ở người cao tuổi vì nhiều lý do như tình trạng sức khỏe không đảm bảo, bị mắc các bệnh mạn tính như thoái hóa, viêm khớp, loãng xương; các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường; các bệnh hô hấp mạn tính như tâm phế mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, do thói quen ít hoạt động hoặc thói quen nhịn đại tiện lâu. Việc giảm hoạt động thể chất dẫn tới giảm nhu động ruột, giảm bài tiết dịch ruột gây táo bón;
- Táo bón do thuốc đang được sử dụng để điều trị các bệnh mạn tính như thuốc kích thích beta-2 giao cảm hay các thuốc điều trị bệnh parkinson ở người cao tuổi làm tăng tiết nước bọt, khoo môi, miệng. Thuốc này gây giảm nhu động ruột dẫn đến táo bónl
- Bệnh trĩ là nguyên nhân cũng thường gặp dẫn đến triệu chứng táo bón ở người cao tuổi. Khi bị trĩ, bệnh nhân thường có xu hướng nhịn đi đại tiện vì sợ đau và chảy máu;
- Thói quen nhịn đại tiện lâu và nhiều lần sẽ giảm phản xạ đại tiện, gây tích trữ phân dẫn đến táo bón. Bệnh nhân càng bị táo bón, đi ngoài càng đau và càng dễ chảy máu, kết quả là bệnh nhân càng nhịn đi đại tiện và táo bón ngày càng tiến triển thành vòng luẩn quẩn;
- Nguyên nhân táo bón sau các phẫu thuật ổ bụng. Sự giảm nhu động ruột và cảm giác đau khi rặn dẫn đến bệnh nhân khó đại tiện kèm theo tình trạng phải ăn thức ăn tinh, ít chất xơ, lượng dịch bù không đủ làm phân khô lại, có trường hợp sờ thấy thành chuỗi cứng dọc theo khung đại tràng;
- Táo bón ở người cao tuổi có thể là do uống không đủ lượng nước hàng ngày. Nguyên nhân có thể do mắc các bệnh mạn tính như suy tim phải hạn chế nước nhưng cũng có thể do bệnh nhân bị mắc chứng tiểu đêm, bị u xơ tiền liệt tuyến nên hạn chế uống nước để đỡ đi tiểu tiện.
- Do nhu động đại tràng giảm, các cơ trực tràng và cơ thành bụng yếu nên khả năng tống phân ra bị suy giảm;
- Nguyên nhân bắt buộc phải loại trừ ở người cao tuổi có táo bón kéo dài, đó là các khối u, polyp của đại trực tràng;
- Nhóm người già tuổi từ 80 trở lên, đó là táo bón do suy tuyến giáp. Các triệu chứng kèm theo thường là mạch chậm và phù niêm, ăn uống khó tiêu tuy không rõ rệt như ở người trẻ.
Như trên, bạn có thể thấy được táo bón có thể gặp do nhiều nguyên nhân hoặc chỉ một nguyên nhân đơn thuần kết hợp với các yếu tố thuận lợi làm phát sinh táo bón. Muốn giảm hoặc chấm dứt táo bón, bạn nên đưa ông cụ đi khám đúng chuyên khoa lão khoa để xác định nguyên nhân cụ thể và điều trị giảm nhẹ hoặc dứt điểm tình trạng táo bón bạn nhé
Táo bón (constipation) có nhiều nguyên nhân dẫn đến, có thể là thực thể có thể là chức năng trên một cơ thể người, gây nên các phiền toái trong sinh hoạt đời sống và ăn uống tiêu hóa của người bệnh. Táp bón là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cả trẻ em nhỏ. Ước tính vào khoảng 28 - 50% số người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên mắc phải do nhiều yếu tố tác động vào khâu này. Có khoảng 10 nguyên nhân gây táo bón ở người già được các nhà lâm sàng tổng hợp:
- Thay đổi chế độ ăn ở người cao tuổi: Người cao tuổi thường có xu hướng ăn ít chất xơ hơn, do khả năng nhai nuốt và tiêu hóa kém. Vì lượng chất xơ trong khẩu phần ăn giảm nên dễ dàng bị táo bón;
- Suy giảm các hoạt động thể chất ở người cao tuổi vì nhiều lý do như tình trạng sức khỏe không đảm bảo, bị mắc các bệnh mạn tính như thoái hóa, viêm khớp, loãng xương; các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường; các bệnh hô hấp mạn tính như tâm phế mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, do thói quen ít hoạt động hoặc thói quen nhịn đại tiện lâu. Việc giảm hoạt động thể chất dẫn tới giảm nhu động ruột, giảm bài tiết dịch ruột gây táo bón;
- Táo bón do thuốc đang được sử dụng để điều trị các bệnh mạn tính như thuốc kích thích beta-2 giao cảm hay các thuốc điều trị bệnh parkinson ở người cao tuổi làm tăng tiết nước bọt, khoo môi, miệng. Thuốc này gây giảm nhu động ruột dẫn đến táo bón
- Bệnh trĩ là nguyên nhân cũng thường gặp dẫn đến triệu chứng táo bón ở người cao tuổi. Khi bị trĩ, bệnh nhân thường có xu hướng nhịn đi đại tiện vì sợ đau và chảy máu;
- Thói quen nhịn đại tiện lâu và nhiều lần sẽ giảm phản xạ đại tiện, gây tích trữ phân dẫn đến táo bón. Bệnh nhân càng bị táo bón, đi ngoài càng đau và càng dễ chảy máu, kết quả là bệnh nhân càng nhịn đi đại tiện và táo bón ngày càng tiến triển thành vòng luẩn quẩn;
- Nguyên nhân táo bón sau các phẫu thuật ổ bụng. Sự giảm nhu động ruột và cảm giác đau khi rặn dẫn đến bệnh nhân khó đại tiện kèm theo tình trạng phải ăn thức ăn tinh, ít chất xơ, lượng dịch bù không đủ làm phân khô lại, có trường hợp sờ thấy thành chuỗi cứng dọc theo khung đại tràng;
- Táo bón ở người cao tuổi có thể là do uống không đủ lượng nước hàng ngày. Nguyên nhân có thể do mắc các bệnh mạn tính như suy tim phải hạn chế nước nhưng cũng có thể do bệnh nhân bị mắc chứng tiểu đêm, bị u xơ tiền liệt tuyến nên hạn chế uống nước để đỡ đi tiểu tiện.
- Do nhu động đại tràng giảm, các cơ trực tràng và cơ thành bụng yếu nên khả năng tống phân ra bị suy giảm;
- Nguyên nhân bắt buộc phải loại trừ ở người cao tuổi có táo bón kéo dài, đó là các khối u, polyp của đại trực tràng;
- Nhóm người già tuổi từ 80 trở lên, đó là táo bón do suy tuyến giáp. Các triệu chứng kèm theo thường là mạch chậm và phù niêm, ăn uống khó tiêu tuy không rõ rệt như ở người trẻ.
Như trên, bạn có thể thấy được táo bón có thể gặp do nhiều nguyên nhân hoặc chỉ một nguyên nhân đơn thuần kết hợp với các yếu tố thuận lợi làm phát sinh táo bón. Muốn giảm hoặc chấm dứt táo bón, bạn nên đưa ông cụ đi khám đúng chuyên khoa lão khoa để xác định nguyên nhân cụ thể và điều trị giảm nhẹ hoặc dứt điểm tình trạng táo bón bạn nhé
Trả lời: Trước tiên, chúng tôi rất vui mừng vì sự tín nhiệm của anh chi đối với trang tin điện tử và chuyên ngành của Viện chúng tôi trong thời gian qua. Kính chúc gia đình bạn khỏe mạnh và thành công trong cuộc sống. Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin chia sẻ bài viết của ThS.Bs. Phạm Thị Bích Thủy đề cập đến vấn đề này như sau:
Ở trẻ em, bệnh viêm mũi xoang thường kéo dài dai dẳng. Nếu không phát hiện được bệnh vànguyên nhân gây bệnh để điều trị kịp thời, đúng đắn có thể dẫn đến các biến chứng xấu như viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm mắt, viêm màng não... kết quả làm ảnh hưởng tới thể chất của trẻ. Một trong những yếu tố liên quan tới bệnh viêm xoang trẻ em là hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản. Viêm mũi xoang có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, tiến triển kéo dài và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Ở trẻ em, bệnh có biểu hiện lâm sàng khá phức tạp với các triệu chứng không điển hình do sự phối hợp nhiều nguyên nhân khác nhau như yếu tố cơ địa, mối liên quan tới quá trình hình thành và phát triển các xoang, cũng như ảnh hưởng của các bệnh lý các cơ quan lân cận.
Chính vì vậy, cha mẹ thường chủ quan, nhiều khi tự điều trị các triệu chứng như nghẹt mũi, sốt... tại nhà. Nếu có đưa tới bác sĩ thì việc thăm khám lâm sàng ở trẻ em cũng gặp nhiều khó khăn như trẻ sợ hãi, khóc lóc, không hợp tác, hốc mũi nhỏ nên việc phát hiện đầy đủ các triệu chứng là rất khó khăn, khó đánh giá hết các vị trí tổn thương nên thường có những sai lầm trong chẩn đoán, dẫn đến kết quả điều trị bị hạn chế. Nguyên nhân gây bệnh xoang ở trẻ em thì có nhiều như dị ứng với môi trường, khói bụi, hít phải nước bẩn, ô nhiễm như tại ao hồ, sông suối khi bơi lội, hoặc bội nhiễm từ các bệnh lý liên quan như viêm họng. Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khác là trào ngược dạ dày-thực quản (DD-TQ).
Trào ngược DD-TQ là một hội chứng gây ra do nhiều nguyên nhân. Nhìn chung ở khía cạnh liên quan, nó làm cho dịch dạ dày trào ngược lên vùng mũi họng gây nên axit hóa vùng niêm mạc này dẫn đến những rối loạn trong quá trình hoạt động của hệ thống lông nhày, viêm nhiễm niêm mạc gây phù nề bít tắc lỗ thông mũi xoang dẫn tới viêm mũi xoang. Trào ngược DD-TQ thật ra là khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Theo thống kê, đây được xem như một hiện tượng sinh lý bình thường do sự phát triển còn non nớt của hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Ước tính có hơn 50% trẻ khỏe mạnh có tiền sử trào ngược DD-TQ trong 3 tháng đầu đời. Con số này tăng lên 67% ở thời điểm 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ thoái lui khi trẻ lớn lên nhờ các cấu trúc của đường tiêu hóa dần hoàn chỉnh và chế độ ăn cũng đặc dần. Ở thời điểm 8 tháng tuổi thì có đến 85% trẻ bị trào ngược sẽ hết triệu chứng và chỉ khoảng 5% trẻ tiếp tục vẫn bị trào ngược sau thời điểm 1 tuổi. Nhóm trẻ này sẽ dễ có nguy cơ xuất hiện các biến chứng của trào ngược, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và tình trạng trào ngược sinh lý trước kia giờ trở thành bệnh lý, đó là bệnh trào ngược DD-TQ.
Cơ chế bệnh sinh gây viêm mũi xoang cấp tính là do phù nề bít tắc lỗ thông mũi xoang, ứ đọng các dịch tiết trong xoang gây viêm xoang cấp, các lông chuyển và hệ thống dịch nhày bị giảm hoạt động và khó khôi phục trở lại. Lỗ thông mũi xoang ở trẻ nhỏ hẹp hơn ở người lớn, niêm mạc lại dễ bị phù nề làm lỗ thông mũi xoang bị tắc, sự thông khí giữa mũi xoang bị mất, dẫn đến sự giảm ôxy trong xoang làm áp lực trong xoang giảm, niêm mạc xoang dày lên và tăng xuất tiết, suy giảm chức năng của hệ thống lông nhày từ đó gây viêm xoang.
Lỗ thông mũi xoang không chỉ có vai trò thông khí mà còn rất quan trọng trong vai trò dẫn lưu để đảm bảo quá trình dẫn lưu dịch từ xoang ra mũi. Khi lỗ thông này bị tắc làm mất đi chức năng dẫn lưu, các chất xuất tiết ứ đọng trong xoang làm rối loạn chức năng của hệ thống lông nhày, đồng thời tạo ra sự giảm áp lực trong xoang hút ngược chiều dịch từ mũi vào xoang kèm cả vi khuẩn gây viêm xoang. Như vậy, từ một viêm xoang cấp dần dần chuyển thành viêm xoang mạn tính.
Hiện nay, tỷ lệ trẻ mắc các chứng bệnh dạ dày ngày càng tăng, tuổi mắc cũng ngày càng nhỏ. Vì vậy, khi trẻ bị viêm xoang cần nghĩ tới một trong những yếu tố liên quan là trào ngược DD-TQ. Điều trị bệnh viêm xoang do trào ngược cần kết hợp điều trị bệnh viêm xoang và bệnh trào ngược DD-TQ thì mới có hiệu quả. Bên cạnh đó, cha mẹ, người thân của trẻ nên chú ý những triệu chứng sau đây của bệnh viêm xoang để kịp thời đưa trẻ tới bác sĩ: chảy mũi mủ qua cửa mũi trước và sau, xuống họng; ngạt tắc mũi từng lúc hoặc thường xuyên; hay khịt khạc; ho; hơi thở hôi; đau đầu hoặc đau nhức kích thích vùng mặt từng đợt hoặc liên tục; thay đổi tính tình; nôn trớ nhiều; nuốt khó; trẻ ợ khó sau khi ăn; từ chối ăn, thường phải ép ăn. Ngược lại, cần phát hiện sớm hội chứng trào ngược thực quản ở trẻ để phòng ngừa bệnh gây biến chứng viêm xoang.
Hỏi: Hiên nay tôi đang có cháu bị bệnh thủy đậu hay trái rạ trên khắp thân mình, không biết tại sao gia đình tôi năm nay có nhiều người bị như thế không biết, hết bà xã nhà tôi, đến mẹ nó, bầy giờ đến nó đấy. Nhưng do lần này cháu bị nhiễm trùng nặng quá. Tôi xin lời khuyên của BS để chăm sóc cháu tốt nhất, tránh bị sẹo do trái rại.
Trả lời: Trước hết chúng tôi xin lỗi vì đã trả lời cho bác chậm hơn so với thời điểm mà bác hỏi vì có rất nhiều câu hỏi của bạn đọc đã hỏi kỳ trước vẫn chưa phúc đáp do quá nhiều công việc trong Viện. Liên quan đến câu hỏi của bác, chúng tôi xin phúc đáp như sau:
Thủy đậu hay còn gọi theo dân gian là bệnh trái rạ/ phỏng rạ, là một trong những bệnh nhiễm trùng có tính lây nhiễm rất cao trong cộng đồng. Trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị lây bệnh thủy đậu nhất vì sức đề kháng còn yếu kém và cơ hội tiếp xúc với môi trường sống khá rộng. Hiện tại các thành phố lớn, khu vực sống đông dân cư, thời tiết nóng ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho virus và con người phơi nhiễm mạnh, nên một số tác giả ví von có vẻ như đang vào mùa thủy đậu. Theo thống kê hàng năm của ngành y tế, bệnh thường xuất hiện nhiều vào khoảng tháng 3- 4 trong năm. Theo Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, bệnh thủy đậu ở nước ta xảy ra quanh năm nhưng thời gian số người mắc bệnh thủy đậu thường tăng cao là từ tháng 2-6 hàng năm. Nhất là vào tháng 3. Đây là khoảng thời gian độ ẩm trong không khí khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh thủy đậu phát tán và lây bệnh cho con người. Cần lưu ý biểu hiện bóng nước khá giống bóng nước của bệnh tay chân miệng
Khi trẻ bị nhiễm bệnh phụ huynh cần chú ý một số đặc điểm quan trọng sau để giúp trẻ mau lành bệnh và giúp phòng ngừa sự lây lan bệnhthủy đậu trong cộng đồng một cách hiệu quả.
Bệnh thường cấp tính do virus Varicella - Zoster và loại virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp, người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi, nhất là trẻ em. Một số cách lây nhiễm khác có thể xảy ra nếu chúng ta không cẩn thận khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu như bệnh có thể lây từ dịch trong bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất vẫn là trẻ em nhóm tuổi đi học. Theo thống kê của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, có tới 90% số bệnh nhân bị nhiễm bệnh là trẻ em có độ tuổi từ 2-7 tuổi. Thời gian gần đây, theo ghi nhận tại các cơ sở khám chữa bệnh số người lớn bị nhiễm thủy đậu bắt đầu phổ biến, có nhiều người trên 80 tuổi vẫn bị. Đây chính là nguồn lây nhiễm thuận lợi và nhanh chóng cho trẻ em vì trẻ nhỏ sức đề kháng chưa hoàn thiện, đặc biệt là những trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu.
Mặc dù, về ghi nhận bệnh thường là lành tính, nhưng đôi khi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Bệnh thủy đậu nếu được chăm sóc đúng cách, nhất là việc giữ vệ sinh da, vệ sinh cá nhân tốt thường bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 10-14 ngày và không để lại bất kỳ biến chứng nào. Những biến chứng nghiêm trọng của bệnh thủy đậu đã được các bác sĩ điều trị ghi nhận, đặc biệt là những trường hợp mắc bệnh thủy đậu nặng với việc chăm sóc chưa phù hợp, cụ thể như:
-Nhiễm trùng nốt đậu dẫn đến lở loét da trẻ, nếu không được điều trị tích cực và đúng cách có thể để lại sẹo xấu vĩnh viễn trên da;
-Nhiễm trùng huyết làm suy sụp sức khỏe, nếu không điều trị kịp thời à dẫn đến tử vong;
-Biến chứng viêm não-viêm màng não do thủy đậu tuy hiếm gặp nhưng thường để lại những di chứng nặng nề như bại não, điếc, chậm phát triển tâm thần-động kinh à gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội;
-Một số bệnh nhi có thể xuất hiện biến chứng viêm phổi nặng do vi rút thủy đậu.
Người lớn hoặc trẻ em sau khi bị nhiễm thủy đậu tự nhiên thường cơ thể có tính miễn nhiễm rất cao, hệ miễn dịch của cơ thể tạo được lượng kháng thể tự nhiên đầy đủ và tồn tại rất bền vững, hầu như rất hiếm gặp những trường hợp bị nhiễm thủy đậu lần thứ 2. Tuy nhiên có khoảng 10% số người đã bị nhiễm thủy đậu có khả năng sẽ mắc bệnh Zona/ giời leo. Bệnh Zona thường xuất hiện ở người trung niên và cao tuổi, người mắc bệnh suy giảm miễn dịch tự nhiên hoặc mắc phải, người đang điều trị các thuốc ức chế miễn dịch…
Về mặt lâm sàng cần chú ý và phân biệt với các bóng nước tổn thương, nhất là trong bệnh tay chân miệng:
-Bóng nước trong bệnh thủy đậu có nhiều kích cỡ khác nhau (do thời điểm xuất hiện bóng nước khác nhau), trong khi đó bóng nước trong bệnh tay chân miệng rất đồng đều;
-Bóng nước trong bệnh thủy đậu xuất hiện toàn thân, trong khi bóng nước của bệnh tay chân miệng thường xuất hiện khu trú ở những vị trí đặc trưng như lòng bàn tay, lòng bàn chân, ổ miệng hoặc vùng mông, vùng khớp gối;
-Bóng nước trong bệnh thủy đậu thường gây ngứa và đau khi ta ấn lên vùng da có bóng nước, bóng nước của bệnh tay chân miệng thường không gây ngứa và ấn không đau.
Khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở bất kỳ thai kỳ nào cũng nguy hiểm, đặc biệt ở 3 tháng đầu của thai kỳ, virus sẽ dễ gây sẩy thai. Hay khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh...mẹ có thể bị viêm phổi nặng. Phụ nữ có thai bị thủy đậu trong những ngày sắp sinh hay sau sinh trẻ bị lây bệnh từ mẹ thì bệnh rất nặng với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi. Thực tế bệnh viện Nhi trung ương đã tiếp nhận nhiều trẻ bị thủy đậu bội nhiễm do lây từ mẹ. Một số bệnh nhân, sau khi bệnh đã khỏi, virus thuỷ đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt. Nhiều năm sau đó, khi có điều kiện thuận tiện như sức đề kháng cơ thể kém hay có yếu tố gì khác, thì virus này sẽ tái hoạt động trở lại và gây ra tổn thương da dưới dạng bệnh zona, mà dân gian thường gọi là bệnh giời leo.
Điều may mắn cho cộng đồng là bệnh thủy đậu đã có vaccine giúp phòng bệnh. Phòng ngừa tạm thời là giúp trẻ nâng cao ý thức tự phòng vệ: hạn chế tiếp xúc với người nhiễm bệnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống tốt. Phòng ngừa chủ động, hiệu quả và an toàn nhất là đưa trẻ từ 12-15 tháng tuổi đi tiêm ngừa vaccine thủy đậu, một vaccine đã được kiểm chứng là hiệu quả bảo vệ cao (sau tiêm chủng khả năng phòng ngừa đạt 95-97%), với độ an toàn gần như tuyệt đối (chỉ khoảng 5% người chủng ngừa bị sốt nhẹ sau tiêm).
Đối với phụ nữ ở tuổi lập gia đình nên tiêm phòng thủy đậu vì đây là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất. Ở nước ngoài người ta vẫn khuyến cáo phụ nữ chuẩn bị lập gia đình nên đi tiêm phòng vắc xin thủy đậu. Vaccine này đã được chứng minh là có hiệu quả bảo vệ cao 97% và kéo dài trong suốt cuộc đời.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tư vấn và Thực hành tiêm chủng Mỹ, để bảo vệ trẻ tối ưu và phòng tránh tình trạng tái nhiễm thủy đậu sau tiêm chủng phụ huynh nên cho trẻ tiêm đủ 2 liều vaccine thủy đậu, liều thứ 2 cách liều đầu tốt nhất sau 6 tuần hoặc tiêm nhắc liều thứ 2 lúc trẻ được 4-6 tuổi để gia tăng hiệu quả bảo vệ cho trẻ.
Huỳnh Nhựt Q., 32 tuổi, Yên Phong, Nam Định, 0912…
Hỏi: Xin được hỏi quý thầy thuốc ở trang tin điện tử từ Viện Sốt rét Quy Nhơn, cha tôi bị bệnh Parkinson hơn 10 năm qua và hiện đang dùng thuốc điều trị, nhìn chung vấn đề điều trị bệnh không khả quan cho lắm, gần đây ngoài các triệu chứng run tay chân, các đầu chi, chảy nước bọt liên tục, sững sờ khi nhìn con cháu, giảm trí nhớ và đi lại khó khăn có khi cứng đờ. Gia đình chúng tôi biết các triệu chứng như thế rất rõ vì đã chăm sóc ông đã lâu và thường đưa ông đi khám và điều trị. Tuy nhiên, khoảng 2 tháng nay thì ông có triệu chứng trên lại thêm triệu chứng buồn nôn và nôn, được các bác sĩ cho dùng thêm thuốc chống nôn domperidon với thuốc điều trị Parkinson, nhưng liệu dùng lâu dài như thế có ảnh hưởng đến sức khier của ông không, xin được trả lời sớm càng tốt. Gia đình chúng tôi xin cảm ơn!
Trả lời: Chúng tôi xin chỉa sẻ về bệnh tật của ông cụ ở nhà các canh chị về mắc phải bệnh Parkinson hay còn gọi là liệt rung. Bệnh nhân phải dùng thuốc điều trị thường xuyên hàng ngày và có chế độ chăm sóc đặc biệt và theo dõi các triệu chứng cũng như các tai biến gián tiếp do bệnh sinh ra như té, ngã,...
Domperidon là chất kháng dopamin, thuốc hầu như không có tác dụng lên các thụ thể dopamin ở não, nên domperidon không ảnh hưởng lên cơ quan tâm thần và thần kinh. Domperidon kích thích nhu động của ống tiêu hóa, làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị và làm tăng biên độ mở rộng của cơ thắt môn vị sau bữa ăn, nhưng lại không ảnh hưởng lên sự bài tiết của dạ dày.
Thuốc dùng để điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn, cảm giác trướng và nặng vùng thượng vị, khó tiêu sau bữa ăn do thức ăn chậm xuống ruột; trị triệu chứng nôn ở người bệnh đang điều trị bằng thuốc độc tế bào và cả chứng buồn nôn và nôn do dùng levodopa hoặc bromocripxin ở người bệnh Parkinson.
Lạm dụng thuốc chống nôn domperidon có thể gây co thắt tâm vị.
Bệnh nhân bị nôn sau khi phẫu thuật hoặc bị xuất huyết đường tiêu hóa và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì không được dùng thuốc này để điều trị nôn. Đối với bệnh nhân Parkinson, khi đã được bác sĩ khám và chỉ định thì cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn về liều lượng cũng như thời gian và uống vào thời điểm nào là tốt. Xin lưu ý bạn thêm rằng, chỉ nên dùng thuốc chống nôn domperidon cho bệnh nhân mắc bệnh Parkinson khi các biện pháp chống nôn khác an toàn hơn không có tác dụng.
Thuốc cũng không được dùng quá 12 tuần cho những bệnh nhân này. Trong quá trình dùng thuốc có thể gặp phải các triệu chứng ngoại ý như buồn ngủ, rối loạn kinh nguyệt, vú to. Nếu tác dụng ngoại ý trở nên nặng nề, cần ngừng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ. Với người bệnh Parkinson thường phải uống thuốc chống trầm cảm, hai loại thuốc này không gây ra những tương tác có hại. Nhưng nếu bệnh nhân đang phải uống thuốc kháng cholinergic; thuốc kháng acid hoặc thuốc ức chế tiết acid thì cần phải thông báo cho bác sĩ biết để có biện pháp hạn chế các tương tác thuốc có thể xảy ra và làm giảm hiệu quả hoặc tăng độc tính của thuốc chống nôn domperidon (theo ý kiến chuyên gia).
Thân chúc cả gia đình vui khỏe!
Hỏi: Kính thưa các y bác sĩ của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn, hôm qua vợ tôi bị ngộ độc thức ăn, nhưng tôi đưa đi khám bác sĩ chuyên khoa nội trước đó không nhận ra, sau đó buổi vợ tôi biểu hiện tình trạng nặng hơn thì nhập viện các bác sĩ mới chẩn đoán ngộ độc thức ăn. Nay tôi xin hỏi làm thế nào phát hiện ra ngộ độc thức ăn và cách xử trí tốt nhất là như thế nào? Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi cũng rất chia sẻ về mối lo lắng của bạn và gia đình cũng như một số thành viênkhác vì hiện nay đang rơi vào mùa hè và tình trạng mua bán hàng rong, cũng như vệ sinh an tòan thực phẩm chưa được tốt ở một số khu vực ăn uống,…Do đó, chúng tôi chia sẻ với bạn về cách nhận ra và xử trí cấp cứu bệnh nhân ngộ độc thức ăn do thạc sĩ BùiQuỳnhNga đưara để giúp bạn đọc biết cách xử lý cấp cứu người bị ngộ độc thức ăn, báo Sức khỏe & Đời sống xin giới thiệu bài viết dưới đây.
Nguyên nhân và triệu chứng ngộ độc thức ăn
Ngộ độc thức ăn là các trường hợp nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn do thức ăn gây ra. Thức ăn có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình bảo quản, chế biến hoặc bản thân thức ăn chứa độc chất như một số thịt, cá, con cóc, quả dứa, củ sắn...Có 3 loại nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn: một là ngộ độc histamin, do thức ăn có chứa độc chất như cá ngừ, cá nóc, cóc hoặc do thức ăn gây dị ứng như dứa, lạc...; hai là nhiễm độc nhiễm khuẩn thức ăn: do thức ăn nhiễm các loại vi khuẩn như Clotridium botilium, Samonella, Shigella, tụ cầu, phẩy khuẩn tả; ba là ngộ độc do thức ăn nhiễm nấm. Tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc mà có các triệu chứng khác nhau. Thông thường, các triệu chứng ngộ độc thức ăn là: buồn nôn và nôn mửa; ỉa chảy, ỉa nhiều lần và phân lỏng; nổi mẩn ngứa, mề đay khắp người; nếu ngộ độc nặng, bệnh nhân có thể bị truỵ tim mạch, khó thở dạng hen phế quản. Xét nghiệm mẫu thức ăn lưu nghiệm, cấy phân có thể xác định được tác nhân gây bệnh.
Xử lý cấp cứu người ngộ độc thức ăn
-Cấp cứu bệnh nhân: việc trước tiên là phải làm cho người bị ngộ độc nôn ra cho hết chất đã ăn vào dạ dày bằng cách gây nôn, rửa dạ dày, tẩy ruột, ngăn cản sự hấp thu chất độc, phá hủy độc tính đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày.
-Gây nôn: để tống thức ăn ra ngoài, áp dụng trong những trường hợp thức ăn chứa chất độc chưa kịp xuống ruột và còn lưu ở dạ dày. Cách gây nôn thông thường là ngoáy họng. Rửa dạ dày càng sớm càng tốt, chậm nhất là 4 - 6 giờ sau khi ăn phải chất độc. Rửa cho đến sạch mới thôi. Thường rửa bằng nước ấm, hoặc khi biết rõ chất độc có thể rửa bằng nước pha thêm thuốc phá hủy chất độc thành chất không độc, thí dụ: ngộ độc sắn dùng dung dịch xanh metylen.
-Cho uống thuốc tẩy: khi thời gian ngộ độc tương đối lâu, chất độc có thể còn lưu lại trong ruột, cho uống 15 - 20g magiê sunfat (uống 1 lần để tẩy).
-Ngăn cản sự hấp thu, phá hủy chất độc, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày. Có thể dùng những chất sau đây: trung hòa chất axit có thể dùng những chất kiềm yếu như nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút lại uống 15ml. Tuyệt đối không được dùng thuốc muối (bicacbonat) để tránh hình thành CO2 đề phòng thủng dạ dày do tiền sử bệnh nhân có bị loét. Ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch axit nhẹ như giấm, nước quả chua như nước chanh, khế, sấu...
-Hấp phụ chất độc: dùng than hoạt (5 - 10g), thuốc carbophos...
-Bảo vệ niêm mạc dạ dày: dùng các chất bột như bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo... Những chất này không những bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm nhẹ kích thích mà còn có tác dụng bao chất độc, ngăn cản sự hấp thu chất độc vào cơ thể.
-Nếu ngộ độc kim loại như chì, thủy ngân... có thể dùng lòng trắng trứng hoặc sữa, hoặc natrisunfat. Ngộ độc kiềm, có thể dùng nước chè đặc hoặc 15 giọt cồn iốt hòa vào một cốc nước cho bệnh nhân uống.
-Chất giải độc: có thể dùng thuốc để kết hợp với chất độc thành chất không độc. Thường dùng là hỗn hợp gồm: than bột 4 phần, magie oxyt 2 phần, axittanic 2 phần, nước 200 phần để chống ngộ độc do glucozit, kim loại nặng, axit...
-Điều trị nguyên nhân: diệt vi khuẩn bằng thuốc kháng. Nếu bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng thì dùng thuốc kháng sinh mạnh. Điều trị hỗ trợ: truyền dịch, hồi phục thể tích tuần hoàn càng nhanh càng tốt.
Để tránh ngộ độc thì thực phẩm dùng để làm thức ăn phải tươi, không dập nát. Thực hiện ăn chín, uống sôi. Thức ăn nấu chín nên ăn ngay. Thức ăn không ăn hết cần đun lại rồi mới cất giữ trong tủ lạnh. Khi ăn lại vẫn phải đem đun sôi rồi mới ăn. Loại bỏ những phần nghi là gây độc như bỏ vỏ sắn và ngâm nước trước khi luộc; không ăn khoai tây đã mọc mầm; bỏ da, đầu, ruột, mật cá trước khi nấu...Diệt ruồi, gián, chuột... Không hái nấm ở dọc đường hay trong rừng để ăn. Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn hay khi nấu ăn
Ngày 01/07/2015 |
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang, PGS.TS. Triệu Nguyên Trung |
|
||||
|
|
|
|
|
|
| |
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impequynhon.org.vn@gmail.com Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng |
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích |