Trả lời câu hỏi bạn dọc về chuyên ngành ký sinh trùng và y học thường thức tháng 7 năm 2015 (Phần 1)
Nguyễn Vĩnh Tiên, 41 tuổi, Thủ Dầu Một Bình Dương, 0126….
Hỏi: Xin được các bác sĩ tư vấn giúp cho em biết các loại xét nghiệm nào có thể bị ảnh hưởng bởi thức ăn, nghĩa là xét nghiệm nào cần phải nhịn ăn sáng trước khi xét nghiệm vì câu hỏi này có rất nhiều công nhân hỏi em vừa qua. Xin chân thành cảm ơn các bác sĩ! Trả lời: Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời một cách tổng thể để bạn tránh các yếu tố từ sinh lý, bệnh lý và yếu tố bên ngoài tác động lên kết quả xét nghiệm sinh hóa cho bệnh nhân của bạn: (i) Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lấy mẫu - Để kết quả xét nghiệm chính xác thì việc đảm bảo tuân thủ các yêu cầu trong quá trình lấy mẫu là rất quan trọng. Các điều sau đây có thể xảy ra trong quá trình lấy mẫu: - Sau khi ăn, nồng độ các chất glucose, cholesterol, triglycerid, các acid amin, sắt và phosphatetăng lên trong máu; - Sự thay đổi tư thế bệnh nhân đột ngột khi lấy máu có thể ảnh hưởng đến nồng độ các huyết cầu và các đại phân tử như các bạch cầu, hồng cầu, Hb, Hct, protein toàn phần, enzymes, lipoprotein và các ion gắn protein (như calci, sắt, …);
- Một số thuốc đang được bệnh nhân sử dụng có thể ảnh hưởng đến kết quả một số XN sinh hóa; - Việc sử dụng một lượng lớn rượu trong một thời gian dài có thể làm tăng hoạt độ enzym gamma glutamyl transferase (GGT) và thể tích trung bình huyết cầu (mean corpuscular volume_ MCV); - Những người hút thuốc lá có nồng độ HbCO và chỉ điểm ung thư CEA tăng; - Giá trị một số thông số có thể thay đổi trong ngày, ví dụ như các hormon (epinephrine, norepinephrine, aldosterone, corticotrophin, cortisol, prolactine, somatotropine, testosterone), các chất điện giải trong nước tiểu, nồng độ hemoglobin và sắt trong huyết thanh; - Bệnh nhân được làm nghiệm pháp sẽ được chuẩn bị theo yêu cầu cụ thể của từng nghiệm pháp; - Việc lấy mẫu phải luôn được thực hiện trong những điều kiện chuẩn, nghĩa là khi bệnh nhân đói, với cùng một tư thế (ngồi hoặc nằm nghiêng), trong khoảng cùng thời gian trong ngày và sau khi buộc garô. (ii) Các yếu tố có thể ảnh hưởng lên kết quả xét nghiệm máu - Lấy mẫu máu làm xét nghiệm: là bước đầu tiên, nếu lấy bệnh phẩm sai sẽ dẫn đén sai số trầm trọng cho kết quả. Lấy máu nên để nhân viên chuyên trách của phòng XN làm,lấy máu ở hệ máu nào (TM, ĐM, hoặc mao mạch) vì một số thông số khác nhau giữa 3 hệ này như khí máu, glucose máu, protein máu mao mạch cao hơn so với máu tĩnh mạch, (do chuyển hoá, do phân bố khác nhauở các khu vực); - Lấy máu mao mạch (dái tai, đầu ngón tay, ngón chân, hoặc ở 2 phía của gan bàn chân) khi cần một thể tích nhỏ máu ở trẻ sơ sinh và trẻ em, để tránh sai số do sự hoà loãng khi lấy máu mao mạch thì phải đảm bảo cho máu chảy tự do, không nặn bóp vị trí lấy máu; - Thời gian buộc garot: thường buộc garot ở vị trí lấy máu tĩnh mạch, sự cô máu trong thời gian 3 phút sau khi buộc garot cao hơn so với thời điểm 1 phút. Tại thời điểm 3 phút, sự ứ đọng máu làm tăng sự phân huỷ yếm khí glucose máu và làm giảm pH máu cùng sự tích tụ của latate.Hiện tượng thiếu oxy dẫn đến giải phóng K+ từ tế bào. Có sự tăng nồng độ ion Ca và Mg ở máu trong thời gian buộc garot ® Tốt nhất là tháo garot ngay sau khi kim đã vào tĩnh mạch; - Tư thế bệnh nhân khi lấy máu: nằm hay đứng cói thể thay đổi một số nồng độ các chất trong máu. Nên để lấy máu nên để bệnh nhân ngồi nghỉ khoảng chừng 10 phút trước khi lấy máu XN; - Thời gian lấy máu: sự thay đổi sinh học ngày đêm hoặc theo chu kỳ tháng (kinh nguyệt) của một số chất trong máu, nên nồng độ có thể thay đổi khi lấy máu (VD: nồng độ cortison cao nhất 6-8 giờ sáng, giảm dần buổi chiều hay nửa đêm, dung nạp glucose cũng cao hơn ở buổi chiều so với buổi sáng, sự bài tiết hormone GH thấp ở thời gian thức); - Thời gian nhịn ăn trước khi lấy máu: thời gian nhịn ăn kéo dài 48 giờ làm tăng nồng độ bilirubine huyết thanh và giảm nồng độ albumin, pre-albumine, transferrine. Nên lấy máu ở thời gian đói qua đêm, ít nhất là 12 giờ trước khi lấy máu vì nồng độ triglyceride có thể bị ảnh hưởng bởi bữa ăn ở thơì điểm 9 giờ trước khi lấy máu. (iii) Chất chống đông và chất bảo quản: - Chất ức chế phân huỷ glucose máu như fluor cần thiết cho sự bảo quản máu (ngoại trừ trường hợp huyết tương hay huyết thanh cần tách ra khỏi tế bào, nếu máu để định lượng glucose mà không có chất bảo quản sẽ giảm chất lượng khoảng 7% trong giờ đầu sau khi lấy máu. - Trì hoãn việc tách hồng cầu khỏi huyết thanh sẽ làm cho thành phần hồng cầu thoát rahuyết thanh hay huyết tưong (đặc biệt trong xét nghiệm kali máu) - Heparin nước có thể gây sai số do pha loãng mẫu máu, điều này có thể khắc phục bằng cách làm đông khô heparin trong bơm tiêm. - Chất chống đông EDTA tốt nhất là Di-potassium EDTA, thường dùng lấy máu làm xét nghiệm huyết học, nhưng không dùng để lấy máu định lượng calci, kali. EDTA là chất chống đông lý tưởng để ổn địnhl lipide vì nó ngăn sự oxy hoá lipid nhờ phản ứng tạo phức hợp chelat hoá. (iv) Một số yếu tố khác - Thời gian lưu giữ máu: thời gian lưu trữ có khả năng làm thay đổi một số chất trong máu, VD: máu dùng để đo khí máu, pH nếu không giữ được trong nước đá (0 - 40C)sẽ bị giảm chất lượng đáng kể trong vòng 15phút. Nếu được cất trong ngăn đá sẽ giúp tránh giảm chất lượng đi 10 lần; - Sự tan huyết: do lấy máu không tốt, làm tăng các thành phần của hồng cầu (kali, phospho, ..) trong huyết thanh hay huyết tương và tăng hemoglobin. Hemoglobin có thể gây nhiễu trong một vài phương pháp xét nghiệm liên quan đến đọ hấp thụ bước sóng. - Tác dụng của việc tiêm truyền: nếu đang truyền glucose trên tay cùng tay lấy máu thì sẽ cho kết quả glucose máu tăng cao.
(v) Biến đổi thông số xét nghiệm do nguồn gốc sinh lý - Giới tính: nồng độ một số chất trong máu và nước tiểu có sự khác nhau giữa nam và nữ (nồng độ Hb nữ < nam, các hormone sinh dục, glucose, phosphatase kiềm, ure, creatinin, hormone giáp trạng). - Tuổi: trẻ sơ sinh và người trưởng thành khác nhau rõ rệt (bilirubine, cholesterol, ure, creatinin..), nếu chúng ta không chú ý, đôi khi đưa đến biện luận chẩn đoán nhầm dựa trên đơn thuần xét nghiệm. Nồng độ một số chất có thay đổi giữa người trưởng thành và người cao tuổi (creatinin, ure, phosphatase kiềm, hormone sinh dục, một số chỉ điểm khối u, cholesterol) - Chế độ ăn và tập quán: Nồng độ một số chất như triglyceride (sau ăn nhiều mỡ), GGT (tăng sau khi uống nhiều rượu), phosphat và canxi huyết thanh (sau khi uống nhiều sữa); Rượu: ở một số người nghiện rượu nặng,sẽ có sự thay đổi hoạt độ một số enzyme SGOT, SGPT, GGT. Hút thuốc lá: do thuốc lá có ái lực cao với Hb nên các thành phần trong thuốc lá như CO, CO2 sẽ gây MetHb. Cà phê: ức chế phosphodiester (một enzyme phân huỷ AMPc thành 5’ AMP), quá trình phân huỷ glucose và lipide tăng lên ® acide béo tự do huyết tương tăng gấp 3 lần. - Thói quen luyện tập thể dục: thay đổi hoạt động enzyme của cơ: creatin phosphokinase (CK) cũng như SGPT, tăng rõ sau luyện tập thể dục, hoặc nó cũng tăng lên ở những bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim. Hemoglobine niệu có thể tăng lên sau luyện tập nặng,gây hiện tượng tán huyết;
- Thực tế thường bệnh nhân đến với chúng ta khi bệnh đã chuyển nặng hay dùng thuốc không khỏi, nên chúng ta cũng khó tránh khỏi sự nhiễu kết quả xét nghiệm. Nên cán bộ xét nghiệm cũng nên nắm một số thuốc có thể ảnh hưởng két quả, để loại trừ. + Thuốc lợi tiểu thiazide ảnh hưởng lên kết quả xét nghiệm huyết thanh; + Thuốc tránh thai làm thay đổi một số nồng độ protein gắn hormone. + Paracetamol, nhóm salicylate ảnh hưởng đến một số màng điện cực chọn lọc ion (tác dụng nhiễu kết quả giai đoạn trước xét nghiệm) Hy vọng phần trả lời đầy đủ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn các yếu tố có thể tác động và làm nhiễu đi kết quả xét nghiệm huyết học, sinh hóa ở người. Chúc bạn khỏe! Nguyễn Mạnh Nhân, 34 tuổi, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa Hỏi: Kính thưa các thầy, các cô thuộc Viện Sốt rét Quy Nhơn có thể cho em biết các bệnh miễn dịch mà người ta gọi là bệnh tự miễn hay gặp trên người là gì vì khi học trong trường y khoa, các thầy cô chỉ cung cấp mỗi cái bệnh lypus ban đỏ hệ thống và bệnh viêm khớp dạng thấp. Nay em đang làm việc trong khoa miễn dịch dị ứng cần biết các bệnh tự miễn gồm các bệnh như thế nào để không bỏ sót bệnh nhân. Em chân thành cảm ơn thầy cô. Trả lời: Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi liên quan đến bệnh tự miễn với chúng tôi. Chúng tôi xin phúc đáp như sau: Hiện nay có ít nhất 80 loại bệnh tự miễn được xác định, nhiều loại trong số đó có triệu chứng tương tự nhau, khiến cho nhà lâm sàng rất khó xác định. Chúng biểu hiện lâm sàng thay đổi và đa dạng vơi các đợt tái phát lặp lại (flare-ups). Một trong những thách thức đối với bệnh tự miễn đang đối mặt chính là thiếu đi chuẩn chẩn đoán đặc hiệu và điều trị đặc hiệu, tạo nên gánh nặng bệnh mạn tính cho xã hội.
Kháng thể kháng nhân (Antinuclear antibodies_ANAs) còn gọi là yếu tố kháng nhân (antinuclear factor_ANF) là các tự kháng thể gắn với thành phần trong nhân tế bào. Trên cá nhân bình thường, hệ miễn dịch sinh ra các kháng thể khi đối mặt với các protein lạ (antigens) nhưng không phải là protein người (autoantigens). Trên một số cá nhân, các kháng thể chống lại kháng nguyên người được sinh ra. Có nhiều subtype của ANA như anti-Ro Ab, anti-La Ab, anti-Sm Ab, anti-nRNP Ab, anti-Scl-70 Ab, anti-dsDNA Ab, anti-histone Ab, các kháng thể kháng với phức hợp bào tử, anti-centromere Ab và anti-sp100 Ab. Mỗi loại subtype gắn với các protein hay phức hợp protein khác nhau trong nhân. Các kháng thể ANA này liên quan đến các bệnh lý/ rối loạn tự miễn, ung thư và nhiễm trùng với tỷ lệ có mặt ANA khác nhau tùy thuộc tình trạng bệnh. Điều này cho phép sử dụng ANAs trong chẩn đoán một số bệnh tự miễn, gồm có SLE, hội chứng Sjögren's, xơ cứng bì, bệnh mô liên kết phối hợp, viêm đa cơ, viêm cơ bì, viêm gan tự miễn và lupus do thuốc.
Dưới đây là danh mục tương đối đầy đủ mà các Hội miễn dịch dị ứng và bệnh tự miễn và bệnh liên quan đến tự miễn được tổng hợp (vì lý do một số thuật ngữ chuyên ngành không thể dịch thấu đáo, nên cần giữ nguyên thuật ngữ chuyên ngành để bạn dễ theo dõi):
BỆNHTỰMIỄNVÀ BỆNHLIÊNQUAN ĐẾNTỰMIỄN (Autoimmune and Autoimmune-Related Diseases) | |
Với các thông tin trên, chúng tôi đã cung câp cho bạn danh mục đầy đủ các bệnh tự miễn hay gặp hoặc hiếm gặp ở người. Thân chúc bạn khỏe! Đào Thị L, 46 tuổi, TP. Long Xuyên 0913…. Hỏi: Xin các bác và các nhà khoa học ở Viện Sốt rét ký sinh trùng Bình Định cho biết em nghe nói nếu nhiệt độ môi trường ngoài đường ngoài nhà tăng cao như trong thời gian qua ở miền Trung và miền Nam có thể dẫn đến các biến đổi nghiêm trọng trong cơ thể, đặc biệt là nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Liệu cái này có đúng không? Xin rõ thực hư. Trả lời: Đúng như vấn đề bạn cần tham luận vừa rồi, chúng tôi cũng nhận thấy thời gian qua sự thay đổi thời tiết đột ngột từ bên trong (nhà, buồng ngủ, xe buýt, xe khách chất lượng cao có sử dụng mý điều hòa khoảng 26-290C) và bên ngoài đường có nhiệt độ lệch rất cao đã làm cho một lượng lớn bệnh nhân vốn dĩ có các bệnh lý tim mạch, đột quỵ, hoặc hội chứng chuyển hóa,…đã xuất hiện đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, dẫn đến biến chứng hôn mê, di chứng và thậm chí tử vong cao.
Thời tiết nóng bức, nhiệt độ cao làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, từ đó gây ra tai biến mạch máu não/ đột quỵ hay nhồi máu cơ tim cấp. Giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa chính là ngăn ngừa sự hình thành và làm tan cục máu đông. Gần đây, nhiệt độ ở các vùng trong cả nước liên tục lên cao 35 -360C, nhất là khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Đặc biệt, ở các thành phố lớn với mật độ giao thông cao và hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ thực tế có thể lên tới 380C. Tại các bệnh viện số người cao tuổi phải nhập viện tăng cao do các bệnh liên quan đến thời tiết như tim mạch, hô hấp, thần kinh, tim mạch, đặc biệt là đột quỵ.
Một nghiên cứu tại Đài Loan công bố những người già, nguy cơ mắc bệnh nhồi máu não ở 32 độC cao hơn 66% so với mức 27-29C. Vào mùa hè, khi nhiệt độ tăng cao, cơ thể chúng ta dễ mất nước do đổ mồ hôi để điều hòa thân nhiệt. Quá trình này làm tăng chất dịch nhày trong máu, đồng thời các mạch máu có khuynh hướng trở nên lồi lõm làm gia tăng sự hình thành của các cục máu đông. Khả năng điều nhiệt kém hay nói đúng hơn là khả năng thích ứng của cơ thể theo tuổi tác làm cho nhóm người cao tuổi rơi vào tình trạng báo động đỏ về nguy cơ đột quỵ do cục máu đông.
Vậy, những dấu hiệu nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ do cục máu đông là gì? Dấu hiệu nhận biết sớm nguy cơ tai biến gồm: - Nhức đầu dữ dội không rõ nguyên nhân, chóng mặt xây xẩm, mất thăng bằng, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, đột nhiên nhìn mờ ở một hoặc cả hai mắt; - Tê bì tay chân, hoặc tay chân sẽ bị sưng nóng đỏ và dần yếu đi; - Nói ú ớ hoặc kém hiểu biết những gì người khác đang nói; - Toát mồ hôi lạnh, mệt mỏi, uể oải và lả người, cơ mặt yếu dần và da trở nên nhợt nhạt, khó thở, tim đập nhanh và mạnh. Cảm giác đau hoặc khó chịu ở ngực, bị ợ, buồn nôn, ói mửa. Điều nguy hiểm là một số triệu chứng nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ để có thể ứng cứu kịp thời lại khá giống với biểu hiện say nắng mùa hè nên nhiều người thường bỏ qua. Điều này làm tăng nguy cơ tử vong hoặc tàn tật vĩnh viễn cho những ca đột quỵ. Biện pháp đề phòng từ gốc rễ các bệnh này chính là ngăn ngừa sự hình thành và làm tan cục máu đông, nhất là trong mùa hè nhiệt độ cao. Các chuyên gia khuyên rằng để ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông vào mùa hè, chúng ta cần uống nhiều nước, mặc quần áo phù hợp, tránh ra ngoài khi nắng gắt. Đặc biệt, chúng ta nên có một chế độ phòng ngừa sự hình thành cục máu đông từ khi nó chưa hình thành hoặc chưa nghiêm trọng dẫn đến biến chứng tai biến.
Tại Nhật Bản, chế phẩm Nattokinase được các chuyên gia hàng đầu đánh giá cao là loại men tự nhiên tác động trực tiếp đến thành phần chính của máu là các sợi huyết và làm cục máu đông tan rã. Ngoài ra, Nattokinase còn có tác dụng ổn định huyết áp, giúp máu tuần hoàn tốt hơn trong cơ thể. Với hiệu quả nói trên, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng Nattokinase để bào chế nên các sản phẩm giúp làm tan cục máu đông, hạn chế tối đa những yếu tố nguy cơ dẫn tới tai biến mạch máu não. Nattokinase có nguồn gốc từ Nhật Bản, tại đây các công ty lớn uy tín về sản xuất Nattokinase cùng phối hợp thành lập và tham gia vào Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA). Dấu chứng nhận của JNKA như một sự đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng và nguồn gốc Nhật Bản cho các sản phẩm sử dụng Nattokinase. Vì thế, các chuyên gia đầu ngành đều khuyến cáo nên chọn sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu Nattokinase từ Nhật Bản, được đóng dấu chứng nhận bởi Hiệp hội JNKA để đảm bảo hàm lượng và chất lượng Nattokinase một cách tốt nhất, tránh hàng giả hàng nhái.
Sự thay đổi đột ngột hay thường xuyên của hai môi trường trong ngoài môi trường như trên còn có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau không những trên người già mà còn trên cả các trẻ em nhỏ, nên gần đây bạn có thể nhìn thấy số lượng bệnh nhi và bệnh nhân mắc bệnh lão khoa nhập viện rất đông tại các tuyến y tế. Hồ Việt G. 46 tuổi, TP. Thái Nguyên, huyentran21@.... Hỏi: Các bác sĩ cho em hỏi, khoảng 1 tuần nay, tối nào em ngủ cũng nửa đêm là thấy tay chân mình cứng đờ, nhất là hai bàn tay, khi đó em thức dậy và nhờ người thân xoa bóp và cho uống nước một lúc thì giảm các dấu như vậy. Liệu em có phải là trường hợp thiếu can xi hay không? Xin các bác sĩ cho em biết các dấu hiệu bị thiếu canxi là gì và cách khắc phục điều trị ra sao?. Em chân thành cảm ơn các bác sĩ! Trả lời: Cảm ơn câu hỏi của em, liên quan đến câu hỏi này, chúng tôi xin chia sẻ các thông tin liên quan đến hạ canxi máu và các ảnh hưởng của nó trên cơ thể con người. Hạ canxi máu là tình trạng nồng độ canxi máu trong cơ thể thiếu hụt do bị thấp một cách bất thường. Canxi có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nó không chỉ là điều cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của xương, mà nó còn có một vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền tín hiệu thần kinh lên não, chức năng tế bào và sự co cơ. Hạ canxi máu có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể nên cần được phát hiện và can thiệp kịp thời. Người hạ canxi máu có thể không biểu hiện triệu chứng, đặc biệt ở giai đoạn đầu, nhưng các triệu chứng cũng có thể xuất hiện rầm rộ và ngày một nặng hơn như: co rút và đau cơ (chuột rút), rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều), tăng phản xạ gân xương, và cảm giác ghim và kim châm ở bàn tay và bàn chân.
Canxi có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sức sống của bạn. Nó không chỉ là điều cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của xương, mà nó còn có một vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền tín hiệu thần kinh lên não, chức năng tế bào, và sự co cơ. Đôi khi nồng độ canxi máu có thể thấp một cách bất thường. Hạ canxi máu xảy ra khi nồng độ canxi máu trong cơ thể thiếu hụt. Hạ canxi máu là khi nồng độ canxi huyết thanh toàn phần dưới 8,8 mg/dl ( hay 2,2 mmol/L) trong điều kiện protein huyết thanh bình thường hoặc canxi ion hóa dưới 4,7 mg/dl (1,17 mmol/L). Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, trong đó chủ yếu là suy tuyến cận giáp, albumin máu thấp, thiếu hụt ion magiê, vitamin D hoặc khẩu phần thiếu canxi. Hạ canxi máu cũng có thể do nghiện rượu và các biến chứng của nó như viêm tụy, suy thận, suy gan, suy dinh dưỡng. Người hạ canxi máu có thể không biểu hiện triệu chứng, đặc biệt ở giai đoạn đầu, nhưng các triệu chứng cũng có thể xuất hiện rầm rộ và ngày một nặng hơn. Các biểu hiện lâm sàng của hạ canxi máu là do rối loạn điện thế màng tế bào, gây kích thích hệ thần kinh - cơ. Dấu hiệu hay gặp là tình trạng co cứng cơ ở vùng lưng và chân. Những trường hợp hạ canxi máu diễn biến từ từ, âm ỉ có thể gây các dấu hiệu thần kinh nhẹ như trầm cảm, lú lẫn hay kích thích tâm thần. Phù gai thị và đục thể thủy tinh có thể xuất hiện khi bị hạ canxi máu kéo dài. Ngoài ra, người bị hạ canxi máu còn có các triệu chứng như: rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều), tăng phản xạ gân xương và cảm giác nóng hoặc ngứa ran (cảm giác ghim và kim châm) ở bàn tay và bàn chân.
Ở trẻ sơ sinh, nếu bị hạ canxi máu sẽ có các biểu hiện như trẻ khó bú, khó ăn, trẻ bị kích thích vật vã, có khi ngủ gà hoặc chậm chạp, biếng ăn, tăng phản xạ gân xương, co rút cơ, trẻ bị co giật và run, có trẻ có thể thấy mê mệt, dễ cáu kỉnh. Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng giống với triệu chứng của một số bệnh khác. Do đó, khi trẻ có các triệu chứng này, điều quan trọng là phải đưa trẻ đi khám bác sĩ mới chẩn đoán đúng bệnh. Các triệu chứng báo hiệu tình trạng hạ canxi máu nghiêm trọng: Khi thấy các trường hợp hạ canxi máu có biểu hiện nghiêm trọng như: co giật hoặc động kinh, khó ăn hoặc biếng ăn ở trẻ sơ sinh, co thắt cơ, thì cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Hoặc khi hạ nồng độ canxi máu ở trẻ sơ sinh có 2 giai đoạn: giai đoạn sớm và giai đoạn muộn. Hạ canxi máu giai đoạn sớm xuất hiện trong một vài ngày đầu tiên sau khi sinh. Hạ canxi máu giai đoạn muộn có thể là do chế độ ăn có hàm lượng phốt phát (phosphate) cao và gây giảm nồng độ canxi máu. Loại hạ canxi máu này được cho là do nồng độ phốt pho máu quá lớn hoặc do suy tuyến cận giáp. Bất cứ trẻ sơ sinh nào có biểu hiện các dấu hiệu hạ canxi máu thì cần thăm khám và đánh giá ngay lập tức để có thể được điều trị sớm. Xử trí ngay lập tức nếu trẻ sơ sinh có biểu hiện các triệu chứng như: khó chịu/kích thích, run, co rút cơ, và bú/ăn khó. Ở người lớn, ban đầu các triệu chứng có thể chưa xuất hiện, nhưng chúng có thể xuất hiện khi bệnh tiến triển. Các triệu chứng bao gồm: co rút và đau cơ, rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều) và cảm giác ghim và kim châm ở bàn tay và bàn chân. Trẻ sơ sinh hạ canxi máu có thể thấy mê mệt, dễ cáu kỉnh và chậm chạp, hoặc trẻ có thể có co giật, run và co rút. Trẻ gặp khó khăn trong việc bú hoặc ăn và dần trở lên biếng ăn. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể giống với các bệnh cảnh khác, vì vậy điều quan trọng là trẻ phải được đi khám bác sĩ. Hạ canxi máu không được điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển và sức khỏe của trẻ nhỏ: trẻ chậm lớn, chức năng vận động chậm phát triển, não bị tổn thương, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, bị nhuyễn xương, xương mềm, yếu do thiếu vitamin D trong quá trình tạo xương. Ở người lớn và trẻ em có thể bị các biến chứng loãng xương, kém phát triển, dễ xảy ra cơn tetani do hoạt động thần kinh quá mức. Cơn tetani xuất hiện do hạ canxi máu nặng nhưng cũng có thể gặp trong trường hợp chỉ hạ canxi ion hóa trong khi canxi toàn phần bình thường, ví dụ như trong tình trạng kiềm hóa máu. Biểu hiện của cơn tetani là các triệu chứng cảm giác như dị cảm ở đầu chi, môi, lưỡi, bàn cổ chân, đau cơ lan tỏa, co cứng cơ vùng mặt, tay, chân.
Hạ canxi máu cần được điều trị bằng truyền canxi tĩnh mạch để khôi phục và bổ sung lượng canxi thiếu hụt trong cơ thể. Ngoài đường truyền tĩnh mạch, canxi cũng có thể được bổ sung qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống. Nếu hạ canxi máu thứ phát do các bệnh lý khác thì cần kết hợp điều trị dứt điểm bệnh lý đó. Để phòng bệnh hạ canxi máu cần đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh. Ăn uống đủ dinh dưỡng nhất là thức ăn chứa nhiều canxi. Tăng cường vận động ngoài trời, với trẻ em cần tắm nắng hàng ngày để bổ sung lượng vitamin D cần thiết và tăng cường hấp thu canxi cho cơ thể. Các biến chứng của hạ canxi máu là gì? Các biến chứng của hạ canxi máu không được điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển và sức khỏe của trẻ nhỏ. Với người lớn, biến chứng cũng có thể nghiêm trọng. Bạn có thể làm giảm thiểu nguy cơ biến chứng nghiêm trọng bằng việc tuân theo kế hoạch điều trị mà bạn và bác sĩ đã lên kế hoạch dành riêng cho bạn. Các biến chứng của hạ canxi máu bao gồm: - Không thể lớn; - Chức năng vận động và bộ não bị tổn thương; - Suy dinh dưỡng; - Nhuyễn xương (xương mềm, yếu do thiếu vitamin D trong quá trình tạo xương); - Loãng xương (thưa và yếu xương); - Kém phát triển; - Cơn Tetany (hoạt động thần kinh quá mức, gây đau đớn vô cùng)
Hai thử nghiệm đánh giá thiếu can xi ở trẻ em và người lớn: Dấu hiệu Chvosteck |
| Dấu hiệu Trousseau/ Hay Dấu bàn tay đỡ đẻ |
Những triệu chứng hạ canxi máu thường gặp ở người lớn Tăng phản xạ gân xương (biểu hiện kín đáo có thể phát hiện bằng dấu hiệu Chvostek được gây ra bằng cách gõ trên vị trí dây thần kinh mặt, trước gờ tai ngoài 2 cm và quan sát thấy tình trạng co cơ cùng bên của các cơ mặt. Tuy nhiên, dấu hiệu này vừa không nhạy (27%) vừa không đặc hiệu và có thể gặp ở 25% các đối tượng bình thường); - Đau thắt bụng; - Rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều); - Trầm cảm; - Cáu gắt/khó chịu; - Ngủ gà hoặc chậm chạp/lười biếng; - Co thắt cơ (biểu hiện kín đáo có thể phát hiện bằng dấu hiệu Trousseau được gây ra bằng cách cuốn băng huyết áp ở cánh tay và bơm băng đo cao hơn huyết áp tâm thu 20 mmHg, giữ mức áp lực này trong 3 phút và quan sát thấy dấu hiệu tư thế bàn tay người đỡ đẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy dấu hiệu này có độ nhạy 66% và tỷ lệ dương tính giả 4%. Dấu hiệu Trousseau cũng có thể biểu hiện tự nhiên khi co thắt cơ nặng hơn); - Co giật. Những triệu chứng hạ canxi máu thường gặp ở trẻ sơ sinh - Khó bú và ăn; - Khó chịu/kích thích; - Ngủ gà hoặc chậm chạp/lười biếng; - Biếng ăn; - Tăng phản xạ gân xương (dấu hiệu Chvosteck); - Co rút cơ (dấu hiệu Trousseau); - Co giật và run.
Các triệu chứng báo hiệu tình trạng thiếu canxi nghiêm trọng Tất cả các trường hợp hạ canxi máu có biểu hiện nghiêm trọng cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Tìm kiếm chăm sóc y tế ngay lập tức (gọi bác sĩ, gọi cấp cứu 115) nếu bạn hoặc ai đó mà bạn ở cùng có các triệu chứng nghiêm trọng sau: - Co giật hoặc động kinh; - Khó ăn hoặc biếng ăn ở trẻ sơ sinh; - Co thắt cơ
Nguyên nhân gây hạ canxi máu là gì? Nồng độ canxi máu thấp được cho là do suy tuyến cận giáp, tuyến này có vai trò điều hòa số lượng canxi trong cơ thể bạn, hoặc do nồng độ phốt phát máu cao, chất này có thể làm giảm nồng độ canxi máu. Hạ canxi máu cũng có thể do nồng độ albumin máu thấp, chất này được sản xuất tại gan, và nó rất quan trọng trong việc điều hòa dịch trong tế báo và mô của cơ thể bạn. Thiếu hụt magiê, vitamin D, hoặc khẩu phần canxi cũng rất quan trọng để duy trì nồng độ canxi máu thích hợp. Nguồn thức ăn có chứa canxi bao gồm các sản phẩm sữa (sữa và pho mát), cũng như rau dền, rau cải, bông cải xanh, và cam. Hạ canxi máu cũng có thể do nghiện rượu và các biến chứng của nó như viêm tụy, suy thận, và suy gan. Các nguyên nhân gây hạ canxi máu thường gặp: - Nghiện rượu; - Nồng độ phốt phát máu cao; - Bệnh thận; - Chế độ ăn uống thiếu canxi; - Nồng độ albumin máu thấp; - Nồng độ magiê máu thấp; - Nồng độ vitamin D máu thấp; - Kém hấp thu; - Viêm tụy; - Suy tuyến cận giáp - Các yếu tố nguy cơ gây hạ canxi máu là gì? - Có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng hạ canxi máu, gồm có: - Nghiện rượu; - Bệnh thận hoặc gan; - Chế độ ăn uống thiếu canxi; - Suy dinh dưỡng Điều trị hạ canxi máu như thế nào? Hạ canxi máu được điều trị bằng truyền canxi tĩnh mạch để khôi phục và bổ sung lượng canxi thiếu hụt trong cơ thể. Ngoài đường truyền tĩnh mạch, canxi cũng có thể được bổ sung qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống. Nếu hạ canxi máu thứ phát do các bệnh lý nền khác thì ngoài việc điều trị hạ canxi máu ta cũng cần phải điều trị bệnh lý nền đó. Hạ canxi máu có thể tự hồi phục mà không cần điều trị; điều này càng có nhiều khả năng nếu không có biểu hiện triệu chứng. Bác sĩ sẽ xác định điều trị cái gì, nếu có, là cần thiết. Ở trẻ sơ sinh, việc đánh giá sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe tổng thể và cân nặng; khả năng dung nạp với một số loại thức ăn, thuốc, hoặc biện pháp điều trị, và sở thích của bậc cha mẹ… để điều trị cho trẻ. Việc điều trị hạ canxi máu bao gồm những bước sau: - Bổ sung canxi theo đường tĩnh mạch; - Theo dõi dưới sự giám sát y tế; - Bổ sung canxi đường uống; - Điều trị bệnh lý nền gây hạ canxi máu. Trên đây là các thông tin mà chúng tôi tổng hợp để giúp bạn có cái nhìn tổng thể về thế nào là hạ canxi máu, các triệu chứng trên người lớn như thế nào và trên trẻ em và đặc biệt trẻ sơ sinh như thế nào, các yếu tố nguy cơ gây thiếu can xi, các biến chứng có thể xảy ra nếu thiếu can xi nghiêm trọng và cuối cùng là thái độ xử trí cũng như dự phòng thiếu canxi. Thân chúc bạn và gia đình khỏe! Triệu Thị Vui, 53 tuổi, TP. Hà Nội, 0912…..hoanang@ Hỏi: Vừa qua tôi bị các triệu chứng rất khó chịu, cả hai bác sĩ nữ và nam giới đều có kết luận là rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Vậy, xin hỏi các bác sĩ của phân viện Sốt rét côn trùng, ký sinh trùng quy nhơn cho tôi hỏi, vào tuổi tiền mãn kinh và lứa tuổi mãn kinh, việc ăn uống và chế độ ăn uống như thế nào cho hợp lý và đảm bảo sức khỏe! Trả lời: Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều phụ nữ lứa tuổi dao động từ 45-55 hay hỏi và thắc mắc vấn đề này vì đây là giai đoạn mà người phụ nữ nào cũng rơi vào – dù ít hay nhiều đều biểu hiện khó chịu. Mãn kinh là hiện tượng sinh lý diễn ra ở nhóm phụ nữ trung tuổi, gây ra hàng loạt thay đổi về thể chất lẫn tinh thần như bốc hỏa, tăng cân, bất ổn tâm tính hay mất ngủ... 7 nhóm thực phẩm dưới đây được xem là “liều thuốc quý” giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người ở nhóm tuổi này. Ở nam giới cũng có giai đoạn mãn dục nam, nhưng có vẻ muộn hơn. Liên quan đến câu hỏi của chị, chúng tôi xin phúc đáp 7 nhóm thực phẩm tốt cho phụ nữ tuổi giai đoạn tiền mãn kinh và tuổi mãn kinh theo các nhà dinh dưỡng đề cập: - Trái cây và rau quả: Trái cây và rau quả cung cấp nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất tự nhiên bởi chúng có hàm lượng mỡ thấp. Ngoài ra, thực phẩm đi từ cây trồng rất giàu phytoestrogens, hóa chất có cấu trúc giống như estrogen, có tác dụng làm giảm những khó chịu do suy giảm estrogen gây ra (estrogen là hormon làm đẹp và tăng sự quyến rũ ở phụ nữ). Đặc biệt, khoáng chất boron có trong nhóm thực phẩm này sẽ giúp cơ thể duy trì hàm lượng estrogen và làm tổn thất canxi do mãn kinh gây ra. Gần đây khoa học phát hiện thấy có cả những loại ung thư nhạy estrogen, tuy nhiên điều này chưa được khẳng định. Nếu thuộc nhóm người nói trên hoặc đã mắc bệnh ung thư lệ thuộc estrogen, thì nên hạn chế thực phẩm giàu phytoestrogen, như mận, dâu tây, quả mâm xôi, măng tây, củ cải đường hành tây và lúa mì... - Nhóm đậu đỗ: Đậu đỗ là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe chung. Trước tiên nó làm chậm sự hấp thụ glucos trong máu, hạn chế sự thèm ăn, giúp no lâu. Ngoài ra còn là thực đơn giàu chất xơ, protein có hàm lượng chất béo thấp. Có thể dùng chế biến thành nhiều món ăn như xalát, súp, các món hầm hoặc bánh, ăn trực tiếp theo sở thích của từng người; - Tận dụng chất béo tốt: Thời kỳ mãn kinh, phụ nữ không nên ăn các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa. Thay vào đó là loại mỡ tốt để hạn chế những căn bệnh liên quan đến tim mạch và ung thư, chẳng hạn như axit béo Omega-3 có trong cá, dầu ô liu và dầu canola rất hữu ích cho nhóm trung cao tuổi. Ngoài ra, trọng tâm đến món cá, thay cho chất béo động vật. Hạn chế các loại thực phẩm có chứa dầu hydro hóa toàn phần hay từng phần, chuyên môn gọi là mỡ trans-fat hay mỡ chiên đi chiên lại. - Chọn đồ uống thông minh: Nên uống 8 ly nước mỗi ngày. Nó có tác dụng giữ cho thận làm việc tốt. Hạn chế rượu bia, cà phê và các đồ uống có ga như nước giải khát, nước tăng lực... - Ăn bữa sáng nhỏ: Bữa sáng và trưa là những bữa ăn quan trọng đối với phụ nữ mãn kinh, nó không chỉ giúp ngon miệng, tăng cường năng lượng và giúp làm việc hiệu quả hơn. Thay vì những bữa ăn lớn, có thể dùng các bữa nhỏ hơn, giúp cơ thể chuyển hóa tốt. Riêng bữa tối không nên ăn nhiều vì nó gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. - Bổ sung đủ canxi: Canxi là khoáng chất cần cho cơ thể phụ nữ trung cao niên, mỗi ngày cần ít nhất 1.000 đến - 1.500 mg canxi từ thực phẩm. Nếu không thích uống sữa, có thể pha vào cà phê có hàm lượng caffein thấp, hãy thử một tách sôcôla sữa đậu nành mỗi ngày. Ngoài ra, cũng nên dùng thuốc bổ vitamin, tăng cường ăn bông cải xanh, rau xanh dạng lá, đậu đỗ, sữa chua ít béo, phô mai, hoặc phomát và nước cam có bổ sung canxi - Giảm thực phẩm nhiều đường, nhiều mỡ, tăng vận động: Quá nhiều đường trong chế độ ăn uống có thể làm tăng cân, béo phì, tăng đường huyết, kích thích tuyến tụy giải phóng insulin. Insulin dư thừa làm tăng tốc độ chuyển hóa lượng calo thành chất béo trong máu và cuối cùng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nên cắt giảm đồ uống sirô, thạch, mứt, kem, đường ăn, bánh ngọt, bánh quy, bánh nướng, bánh ngọt, bánh ngọt, kem, bánh pudding, và các sản phẩm giàu đường, mỡ và các chất phụ gia có hại.
Duy trì cuộc sống vận động mang lại lợi ích vô cùng to lớn. Ví dụ, tập thể dục không phải là đồ ăn thức uống nhưng nó lại có tác dụng giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu hay còn gọi là mỡ máu, giảm tổn thất xương, cải thiện khả năng đối phó với stress, cải thiện lưu thông máu, nâng cao sức khỏe tim mạch và giúp lưu thông dưỡng khí, kiểm soát trọng lượng, hạn chế các hiệu ứng do mãn kinh gây ra như bốc hỏa, đổ mồ hôi, thay đổi tâm tính hoặc suy giảm ham muốn tình dục.... Điều quan trọng, chúng tôi hàng ngày gặp trên lâm sàng thăm khám bệnh nhân gặp nhiều phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh và giai đoạn mãn kinh có biểu hiện phổ triệu chứng đa dạng vốn dĩ sinh lý ở lứa tuổi đó mà nhiều thầy thuốc chưa nhận ra để tư vấn hợp lý cho bệnh nhân vì nó không phải là bệnh mà chỉ đưa ra giải thích và điều trị giảm nhẹ triệu chứng là cần thiết cho các bệnh nhân. Trương Đình Vĩnh A. 54 tuổi, Thủ Dầu Một, Bình Dương Hỏi: Tôi xin hỏi các bác sĩ nếu tôi cho các con nhà tôi một chế độ ăn nhiều thực phẩm có chứa canxi trong một thời gian dài, liệu có nguy hiểm gì không, xin quý anh chị cho biết? tôi rất biết ơn! Trả lời: Dù là các vitamin bổ sung rất tốt cho cơ thể, tưởng rằng có cho càng nhiều thì càng tốt, song điều đó không đúng như anh chị suy nghĩ. Nếu cho nhiều cũng gây nên bệnh thừa vitamine, nếu thiếu gây bệnh thiếu vitamine. Tương tự như vậy, nếu thừa hoặc thiếu canxi cũng sẽ dẫn đến rất nhiều nguy hại cho con người. Như bạn đã biết, thành phần canxi rất cần thiết và có vai trò quan trọng để xương phát triển và cơ thể luôn khỏe mạnh, đặc biệt là với trẻ em và phụ nữ ngoài 30 tuổi. Thiếu canxi sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em, gây nhiều bệnh cho người trưởng thành. Nhưng thừa canxi cũng để lại những hậu quả xấu cho cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Bổ sung canxi cho các cháu/ bé ngay từ khi còn nhỏ là việc làm cần thiết và rất nhiều phụ huynh đã ý thức được điều đó. Nhưng bổ sung bằng cách nào, liều lượng bao nhiêu để bé hấp thu tốt thì không phải ai cũng biết. Chính vì vậy, nhiều người đã cho bé uống sữa hàm lượng canxi cao ngay từ khi mới sinh, rồi uống bổ sung canxi với quan niệm dùng càng nhiều càng tốt, con càng cao lớn, mà không nhận thức được tác hại của việc thừa chất này đối với trẻ nhỏ. Tuy canxi có tác dụng thúc đẩy phát triển chiều cao, nhưng khi cơ thể thừa canxi thì sẽ gặp nguy cơ bị vôi hóa thận, sỏi thận, giảm chức năng thận, giảm hấp thu các chất khoáng khác như sắt, kẽm, magie, phospho... khiến bé bị suy dinh dưỡng. Sự thừa canxi từ nguồn thực phẩm thì phần thừa sẽ được thải ra ngoài qua đường tiểu. Còn canxi thừa do thuốc khó đào thải ra ngoài sẽ gây sỏi thận, tăng canxi máu, táo bón, buồn nôn, ăn không ngon, đau xương... Điều đáng ngại hơn, trẻ có thể bị lùn do thừa canxi. Điều này được lý giải như sau: hàm lượng canxi trong máu tăng cao có thể đi vào xương nhiều hơn, làm cứng xương sớm, dẫn đến hạn chế sự phát triển xương, ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển chiều cao, trẻ có thể bị lùn hoặc ngừng phát triển chiều cao vì cốt hóa xương sớm. Dấu hiệu nhận biết bé thừa canxi là: nếu nhẹ bé có thể bị táo bón, mệt mỏi, buồn nôn hay là biếng ăn. Còn nếu nặng hơn, bé có thể có các dấu hiệu như đau xương, đau cơ, đi tiểu nhiều. Khi làm xét nghiệm, lượng canxi huyết của bé rất cao.
Nguy cơ mắc bệnh do thừa canxi Bất kỳ chất dinh dưỡng hay thực phẩm nào dư thừa cũng đều gây ra những bất lợi cho cơ thể và canxi cũng không là ngoại lệ. Một số vấn đề về sức khỏe dễ mắc phải khi dư thừa canxi gồm: - Sỏi thận: thừa canxi còn gây quá tải cho thận, nếu vẫn tiếp tục bổ sung quá nhu cầu cơ thể trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận. Bệnh có thể nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời; - Cường giáp: các tuyến cận giáp có trách nhiệm kiểm soát lượng canxi và phospho trong cơ thể. Khi hormon tuyến cận giáp được sản xuất với số lượng lớn, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh cường giáp, đây là một tác dụng phụ do dư thừa canxi; - Bệnh tim mạch: dùng canxi liều cao có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ canxi trong máu gây rối loạn canxi máu và rối loạn nhịp tim. Hơn nữa, do lượng canxi lớn giải phóng nhiều hormon khác nhau gây ra những cơn đau tim, ảnh hưởng đến sự phát triển của tim mạch; - Buồn nôn và mệt mỏi: dư thừa canxi sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái không tỉnh táo, cơ thể mệt mỏi, trầm cảm, chóng mặt và buồn nôn, khát nước, đi tiểu nhiều; - Giảm hấp thu chất dinh dưỡng: lượng canxi được hấp thu bởi cơ thể tăng sẽ khiến việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác suy giảm. Thừa canxi sẽ ức chế hấp thu các chất khác như sắt và kẽm khiến cơ thể có nguy cơ thiếu hai chất này. Khi đó, cơ thể sẽ không đủ khỏe mạnh để hoạt động. Huyết áp thấp và nhịp tim không đều là kết quả của việc giảm hấp thu; - Rối loạn tiêu hóa: cung cấp canxi quá nhu cầu cơ thể khiến bạn ăn không ngon miệng, đau bụng, tiêu chảy. Bổ sung canxi quá mức cần thiết sẽ khiến bạn thường xuyên bị táo bón. Nhu cầu canxi của cơ thể thay đổi theo lứa tuổi và phụ thuộc vào quá trình phát triển xương của mỗi người. Bạn cần bổ sung đúng với nhu cầu, không thiếu thì không cần bổ sung. Việc bổ sung canxi cũng cần tuân theo chỉ định của thầy thuốc. Khi bổ sung canxi cần lưu ý: muốn hấp thu canxi thì phải bổ sung cả vitamin D. Những trường hợp đặc biệt: người suy thận, người sỏi thận, phụ nữ có thai hay đang cho con bú, người già yếu, người có cơ địa dị ứng, người có nhiều bệnh lý kết hợp, người có rối loạn nhịp tim... lại càng cần có sự chỉ dẫn kỹ càng của thầy thuốc. Nên bổ sung canxi vào buổi sáng đến trưa, tránh uống vào buổi chiều, tối vì sẽ gây khó ngủ. Nên uống sau bữa ăn khoảng một giờ. Cách bổ sung canxi an toàn, hiệu quả là qua thực phẩm như: sữa, các chế phẩm từ sữa (pho mai, sữa chua...), tôm, tép, ốc, cua, trứng, sữa, các loại rau màu xanh sậm, đậu, chuối, kiwi... Khi dùng thực phẩm giàu canxi hoặc uống canxi cần hạn chế ăn chung với rau củ quả có vị chát, ngũ cốc nguyên vỏ, thực phẩm có chứa oxalate như socola, trà, nước ép hoa quả... vì sẽ làm hạn chế hấp thu canxi. Không dùng chung canxi với tất cả các loại sữa và chế phẩm của sữa. Đồng thời nên tiếp xúc với nắng buổi sáng để giúp cơ thể hấp thu canxi hiệu quả hơn. Khi uống canxi quá liều, cơ thể sẽ có những biểu hiện như: khát nước, đi tiểu nhiều, buồn ói, rối loạn nhịp tim. Khi đó, cần uống thật nhiều nước để làm giảm nồng độ canxi trong máu và nếu tình trạng vẫn xấu thì cần nhập viện ngay. Y Ban, 41 tuổi, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, cafebanme@.... Hỏi: Kính thưa các bác sĩ, vừa qua tôi có di khám ở Viện Sốt rét-KST Quy Nhơn, ở phòng số 2 bác sĩ cho tôi xét nghiệm và điều trị ấu trùng giun đũa chó, nhưng có một bệnh khó nói tôi đang bị mắc là hắc lào, do bệnh nhân đông quá tôi không tiện nói và cũng không dám nói trước mọi người đang có mặt. Tôi muốn hỏi làm thế nào để điều trị bệnh hắc lào này và phòng bệnh ra sao. Chỉ mong các bác sĩ giúp cho. Trả lời: Mùa hè nóng nực, da lúc nào cũng ướt do mồ hôi, là cơ hội cho các chứng bệnh ngoài da phát triển mạnh do tác nhân vi khuẩn, virus và ký sinh trùng hoặc vi nấm, trong đó có bệnh hắc lào như bạn mô tả. Hắc lào hay còn gọi là bệnh ngoài da do vi nấm. Tác nhân gây bệnh thuộc nhóm Dermatophytes và thường gặp nhất là hai loại nấm Trychophyton và Epidermophyton. Đây là một bệnh da phổ biến. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, gặp nhiều ở tuổi thanh thiếu niên và trung niên, nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân mắc bệnh hắc lào là do vệ sinh thân thể kém, ít tắm gội trong khi cơ thể có nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho vi nấm dễ dàng gây bệnh. Bơi lội tại vùng có nước bẩn, là nơi trú ẩn của nhiều loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh. Qua con đường lây nhiễm từ người này sang người khác (tiếp xúc da - da, hay mặc chung quần áo, dùng chung đồ sinh hoạt, quan hệ tình dục với người nhiễm). Hai dấu hiệu nổi bật của bệnh nấm da là ngứa và nổi mẩn đỏ, mụn nước, khi gãi nhiều để lại vết thương tổn lan rộng và cảm giác rát. Ngứa ở vùng có tổn thương da, cả ngày lẫn đêm, tăng nhiều khi ra mồ hôi, trời nóng nực hay về đêm. Nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, trên bề mặt thường có nổi nhiều mụn nước như phỏng tập trung ở rìa của tổn thương, vết trên da tương tự như đồng tiền (nên còn được gọi là lác đồng tiền). Bệnh thường khởi đầu ở một bên bẹn, sau đó có thể lan sang bên kia và ra sau mông. Ngoài ra, hắc lào còn có thể gặp ở chân tay, ngực, lưng... Hắc lào tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày do các triêu chứng gây nên như ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh, đặc biệt là vấn đề thẩm mỹ. Dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh là ngứa, nổi mẩn đỏ, có mụn nước, vùng có nấm thường tròn như đồng tiền. Cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu ở vùng da bị tổn thương, cả ngày lẫn đêm, ngứa nhiều hơn khi về đêm, đổ mồ hôi, thời tiết nóng bức...Nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, trên bề mặt xuất hiện những mụn nước, tập trung ở phần rìa vùng nổi mẩn. Bệnh có thể gặp ở bẹn, chân tay, mặt, bụng, ngực...Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ lây sang những vị trí khác của cơ thể, tăng mức độ tổn thương trên da, chàm hóa hoặc dễ dàng lây sang người khác do tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua quần áo. Vì vậy, cần chữa bệnh hắc lào tận gốc, tránh tái phát và lây nhiễm cho người khác. Việc chữa trị hắc lào không khó, nếu người bệnh kiên trì dùng thuốc. Thuốc cổ điển dùng để trị hắc lào là dung dịch cồn BSI (acid benzoic + acid salicylic + Iod), thuốc phối hợp (acid benzoic + acid salicylic + acid boric), dung dịch ASA (acid acetylsalicylic, natri salicylat). Các thuốc này có tác dụng tốt nhưng gây lột da nhiều, đau rát, để lại màu đen trên da như sạm da hoặc gây biến chứng. Hiện nay có nhiều thuốc dùng tại chỗ (dạng kem bôi) với các hoạt chất là dẫn chất Imidazol rất có hiệu quả như Miconazol, Ketoconazol, Econazol. Những thuốc này có ưu điểm là không có màu, mùi thơm, không gây lột da, không sưng đau nhưng cũng có thể gây ra những dị ứng nhẹ. Những dị ứng này sẽ hết khi ngừng dùng thuốc. Khi tổn thương quá rộng, có thể cho bệnh nhân dùng kết hợp cả thuốc điều trị tại chỗ với các thuốc uống để trị vi nấm toàn thân như Griseofulvine, Ketoconazol, Itraconazole, Fluconazole. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng thuốc uống chống nấm toàn thân, do thuốc có nhiều biến cố bất lợi và có những tương tác không tốt, có thể có những biến chứng nặng khi phải dùng đồng thời với thuốc trị bệnh khác. Thuốc được sử dụng hạn chế ở những người có bệnh gan, thận... Khi dùng thuốc điều trị hắc lào, bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc để tránh sự tái nhiễm và bảo đảm kết quả điều trị như: điều trị liên tục (ngày bôi thuốc 2 - 3 lần) cho đến khi da lành, sau đó cần tiếp tục thoa thuốc ít nhất 2 tuần nữa để tránh tái phát. Nếu điều trị sau 4 tuần không có dấu hiệu cải thiện thì nên xin ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn. Khi bôi thuốc cũng phải theo hướng dẫn, vì nếu bôi thuốc không đúng (bôi thuốc quá mạnh, bôi dây sang da lành hay da non) có thể làm bệnh càng lây lan hơn hoặc gây ra tình trạng phỏng, chảy nước nhiều, ngứa dữ dội... Trong một số ít trường hợp có thể gây nhiễm khuẩn, đi lại khó khăn. Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết, hắc lào tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh, đặc biệt là vấn đề thẩm mỹ... Vì vậy, cần chữa bệnh hắc lào tận gốc, tránh tái phát và lây nhiễm cho người khác. Việc chữa trị hắc lào không khó, nếu người bệnh kiên trì dùng thuốc. Hiện nay có nhiều thuốc dùng tại chỗ (thuốc dạng kem bôi) với các hoạt chất là dẫn chất Imidazol rất có hiệu quả, những thuốc này có ưu điểm là không có màu, mùi thơm, không gây lột da, không sưng đau nhưng cũng có thể gây ra những dị ứng nhẹ. Những dị ứng này sẽ hết khi ngừng dùng thuốc. Nguyên nhân nhiễm vi nấm không chỉ do ăn ở kém vệ sinh mà còn do lạm dụng thuốc kháng sinh, lạm dụng thuốc corticoides, dẫn đến nhiễm bệnh nấm “cơ hội” (do kháng sinh chỉ điều trị được vi khuẩn, còn thuốc corticoides làm giảm sự đề kháng trên cơ thể, nên các vi nấm có điều kiện tăng sinh). Vì vậy, mọi người nên từ bỏ thói quen dùng thuốc bừa bãi để phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe. Để hạn chế bệnh hắc lào tái phát, bên cạnh việc dùng thuốc đúng chỉ định cần phải diệt nấm ở những vật dụng cá nhân như áo quần, mùng mền, chiếu gối... bằng cách luộc nước sôi 100oC trong vòng 15 phút, rắc bột chống nấm. Không mặc chung quần áo với người khác, tránh làm việc ở những nơi ẩm ướt, ra mồ hôi nhiều, vệ sinh thân thể sạch sẽ. Trên đây là các ý kiến và tổng hợp từ các kiến thức y học thường thức chuyên về da liễu của các chuyên gia chuyên ngành, bạn có thể dựa trên đó để thực hiện đúng và loại trừ bệnh ra khỏi cơ thể mình và người thân. Trần Thanh B. 36 tuổi, Kỹ sư CNTT, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Hỏi: Xin bác sĩ cho biết, gia đình tôi bị suy thận mạn có tính chất di truyền hay sao ấy. Từ ông nội, đến cha tôi và nay lại đến cô và em trai tôi đều có bệnh lý viêm cầu thận và nay suy thận, phải chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên, việc chạy thận nhân tạo cứ hẹn lại đi, nhưng về chế độ chăm sóc tạinhà cũng như dinh dưỡng tại gia đình và bệnh viện cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo thì dường như ở Việt Nam không có hướng dẫn cho người nhà, khác với ở Thái Lan khi tôi đi nuôi bạn của tôi. Vậy, tôi không biết làm thế nào để có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất cho bệnh nhân đang trong chế độ chạy thận nhân tạo, kính nhờ các bác chỉ giúp. Trân trọng! Trả lời: Đúng là hiện nay vấn đề suy thận và chạy thận nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc là các lựa chọn cứu cánh cuối cùng của cuộc đời người bệnh. Việc kéo dài thời gian sống như thế nào tùy thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến thẻ bệnh, giai đoạn bệnh, tình hình bệnh lý kèm theo, chế độ điều trị và nuôi dưỡng hợp lý đến đâu.
Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phúc đáp như sau: Với những người bị bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối phải lọc máu ngoài thận (chạy thận nhân tạo) hoặc đã ghép thận vẫn phải thực hiện một chế độ ăn phù hợp với bệnh để không xảy ra những biến chứng đột ngột làm mất đi niềm vui của cả nhà.
Khi thận đã bị tổn thương mạn tính sẽ dẫn đến suy thận. Biện pháp điều trị bảo tồn bằng chế độ ăn rất thấp đạm, đủ năng lượng và các thuốc cần thiết là nhằm ngăn chặn các biến chứng và làm chậm bước tiến của suy thận mạn. Khi điều trị bảo tồn không có hiệu quả thì phải điều trị thay thế thận suy bằng lọc máu ngoài thận hoặc ghép thận. Khi lọc máu chu kỳ thì ure, creatinin, axic uric sẽ được giảm xuống mức an toàn sau kỳ lọc, muối Na, K cũng được điều chỉnh tốt. Người bệnh sẽ thấy thoải mái hơn, ăn ngon miệng hơn và khỏe dần ra. Nhưng lọc máu cũng chỉ giải quyết được một số rối loạn cơ bản sau kỳ lọc 1- 2 ngày sau đó lại tăng nên phải lọc 3 lần/tuần; vì thế người bệnh không được ăn uống tự do thoải mái mà phải được kiểm soát theo các yêu cầu sau:
Những ngày không lọc máu người bệnh bị thiểu niệu nên kali máu dễ tăng do đó không thể ăn quá nhiều rau và hoa quả được. Còn natri và nước bị tích lại gây tăng thể tích tuần hoàn dẫn đến phù và tăng huyết áp nên cũng phải giảm lượng nước uống, giảm ăn mặn và mỳ chính. Qua màng lọc thận nhân tạo người bệnh cũng mất một số đạm và một số yếu tố vi lượng. Mất khoảng 3-4g đạm/mỗi kỳ lọc vì thế nếu cứ dùng chế độ giảm đạm (20g) như điều trị bảo tồn thì cân bằng nito âm tính gây suy dinh dưỡng, nhưng nếu nhiều đạm quá thì ure ở những ngày trước lọc tăng cao. Chế độ ăn phải đủ năng lượng, đủ đạm trong đó đạm động vật từ 50% trở lên, đủ vitamin và muối khoáng, hạn chế nước, Na, K và tăng cường Ca.
Nhu cầu dinh dưỡng trong một ngày của bệnh nhân chạy thận nhân tạo (cho người nặng 50kg). Nhu cầu năng lượng (E): 35 kcalo/kg/ngày x 50 = 1.750 kcalo. + Năng lượng từ chất đạm 15-20%; + Năng lượng từ chất béo 20%; + Năng lượng từ chất bột - đường 60 - 65%; + Nhu cầu đạm: 1,2g/kg/ngày x 50 = 60g; + Đạm động vật từ 50% trở lên . + Nhu cầu chất béo: 20% tổng năng lượng (khoảng 36-38g/ngày); + Nhu cầu bột đường: 60-65% tổng năng lượng (khoảng 290 - 300g/ngày. + Nhu cầu nước và muối Na: 3,5 - 4g NaCl/ngày tùy theo có phù hay không. Không dùng thực phẩm chế biến sẵn, chỉ thêm muối vào thức ăn sau khi đã trừ muối trong thực phẩm. Khuyến nghị không nên tiêu thụ quá 2,4g natri/ ngày với người bình thường (tương đương với 6g Nacl). Nước cần 500ml + lượng nước tiểu đi ra hàng ngày. Mùa hè tăng gấp rưỡi. + Rau, hoa quả: 200g/ngày. Nếu vô niệu thì dùng ít hơn đề phòng tăng kali. Bổ sung vitamin B tổng hợp Một số loại thực phẩm giàu Na, kali nên hạn chế sử dụng: + Hoa quả: chuối tiêu, mãng cầu xiêm, mít dai, quả bơ đều có trên 300mg kali/100g; sầu riêng có 600mg kali/100g; + Rau: cần tây, giá đậu tương, măng chua, rau đay, rau dền đỏ, rau ngót, rau khoai lang, rau mồng tơi, rau dền cơm... đều có từ 300 mg đến 600 mg kali/100g; + Thực phẩm khác: cua bể, tôm đồng, cua đồng đều có lượng natri cao từ 300 mg đến 450 mg/100g. Cá chép, cá hồi, cá ngừ, cá nục, cá trích đều có lượng kali từ 350 mg đến 520 mg kali/100g.
|