Trả lời câu hỏi bạn đọc về y học thường thức và chuyên ngành ký sinh trùng tháng 8/2015 (Phần 2)
Những năm gần đây, Phòng khám của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơnngày càng tiếp nhận nhiều bệnh nhân có biểu hiện tổn thương da (chân, tay hoặc toàn thân), niêm mạc (môi hoặc lưỡi) đa dạng với nhiều chẩn đoán và phác đồ điều trị ở truyến trước không đặc hiệu nên diễn tiến bệnh thường kéo dài, chi phí cao, thiệt hại kinh tế và giảm năng suất lao động. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân được gợi ý đi khám và điều trị theo hướng bệnh lý ký sinh trùng khác nhau hy vọng tìm ra một liệu pháp hiệu quả cho bệnh tình của mình, tuy nhiên y học chứng cứ cho thấy đó là các bệnh lý da do nghề nghiệp của họ mà ra. Nhân đây, chúng tôi xin chia sẻ các thông tin liên quan đến bệnh da nghề nghiệp đến các bệnh nhân một cách cụ thể nhất cũng như kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp ở các chuyên khoa khác nhau vì trong quá trình khám và tư vấn có thể chưa dủ thời gian để chuyển tải đầy đủ thông tin coh bệnh nhân. Bệnh da do ngộ độc chì - Đừng nhầm lẫn với bệnh ký sinh trùng trên daCó lẽ đây là vấn đề đang được nhiều bệnh nhân quan tâm khi đến khám tại phòng khám gầnđây? Trong thực hành lâm sàng tại phòng khám chuyên khoa sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh, nhiều bệnh nhân, nhất là nam giới (có một số nữ nhưng không đáng kể) đến với bệnh cảnh lâm sàng là tổn thương da dạng sạm da, hoặc dày da, một vùng hoặc toàn thân, kèm theo đó là toàn trạng suy nhược, ăn uống kém, có tổn thương gan, thận và hệ tiêu hóa, cơ niêm,…Do đó, để các bệnh nhân này cùng hiểu hết ý nghĩa của nhiễm độc chì là gì và tác hại của chúng ra sao. Chúng tôi xin chia sẻ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc chì của Bộ Y tế (2012). Ban hành kèm theo Quyết định số 1548/QĐ-BYT ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế) cùng với các bạn đồng nghiệp và những ai đang làm trong môi trường ô nhiễm và bệnh nghề nghiệp liên quan đến chì. Dưới đây, chúng tôi xin tóm lược các điểm chính liên quan đến ngộ độc chì: (i) Chì không có vai trò có lợi về sinh lý với cơ thể. Nồng độ chì máu toàn phần bình thường < 10 µg /dL (Mỹ), nồng độ lý tưởng là 0 µg /dL; (ii) Người tiếp xúc với chì qua nhiều nguồn khác nhau như thuốc nam (dạng uống, bôi) lưu hành bất hợp pháp có chì (hồng đơn); (iii) Sơn có chì (loại sơn cũ, đồ chơi dùng sơn chì); (iv) Môi trường sống (bụi từ sơn chì cũ, đất bị nhiễm sơn chì, ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp có chì, dùng xăng có chì, nước từ đất ô nhiễm, hệ thống ống dẫn nước bằng chì (loại ống cũ), không khí từ các hoạt động công nghiệp có chì, khói do xăng dầu có chì; (v) Nghề nghiệp có nguy cơ cao phơi nhiễm chì: sửa chữa bộ tản nhiệt động cơ, sản xuất thuỷ tinh, hướng dẫn tập bắn, thu gom đạn, nung, nấu chì, tinh chế chì, đúc, cắt chì, sơn, công nhân xây dựng (làm việc với sơn chì), sản xuất nhựa polyvinyl chloride; phá, dỡ bỏ tàu; sản xuất, sửa chữa và tái sử dụng ắc quy; (vi) Thực phẩm đồ hộp có chất hàn gắn hộp sử dụng chì, đồ nấu ăn bằng chì, các nguồn thực phẩm bị ô nhiễm từ môi trường do không được kiểm soát tốt; (vii) Các nguồn có chì khác (đồ gốm, sứ thủ công có chì), mảnh đạn chì trên cơ thể, pin có chì, lưới đánh cá buộc chì. Chẩn đoán Chẩn đoán xác định a) Có tiếp xúc với các nguồn có chì, hoặc có triệu chứng gợi ý. b) Xét nghiệm chì máu > 10 µg /dL (tiêu chuẩn bắt buộc). Chẩn đoán phân biệt a) Các nguyên nhân gây bệnh lý não, màng não cấp do các bệnh lý, ngộ độc khác. b) Các bệnh lý thần kinh ngoại biên, như Guillain Barré, porphyria. c) Thiếu máu do các nguyên nhân khác. d) Các nguyên nhân đau bụng cấp không do chì. đ) Tâm căn suy nhược, suy nhược cơ thể. Chẩn đoán mức độ ngộ độc chì ở trẻ em a) Mức độ nặng - Lâm sàng: + Thần kinh trung ương: Bệnh lý não (thay đổi hành vi, co giật, hôn mê, phù gai thị, liệt dây thần kinh sọ, tăng áp lực nội sọ) + Tiêu hoá: Nôn kéo dài + Biểu hiện thiếu máu, có thể kết hợp thiếu sắt. - Xét nghiệm: Nồng độ chì máu: >70 µg /dL b) Mức độ trung bình (tiền bệnh lý não) - Lâm sàng + Thần kinh trung ương: tăng kích thích, ngủ lịm từng lúc, bỏ chơi, quấy khóc. + Tiêu hoá: Nôn từng lúc, đau bụng, chán ăn. - Xét nghiệm: Nồng độ chì máu: 45 – 70 µg /dL c) Mức độ nhẹ - Lâm sàng: kín đáo hoặc không triệu chứng - Nồng độ chì máu: < 45µg /dL Chẩn đoán mức độ ngộ độc chì ở người lớn a) Mức độ nặng - Lâm sàng + Thần kinh trung ương: Bệnh lý não (hôn mê, co giật, trạng thái mù mờ, sảng, rối loạn vận động khu trú, đau đầu, phù gai thị, viêm thần kinh thị giác, dấu hiệu tăng áp lực nội sọ). + Thần kinh ngoại vi: liệt ngoại biên + Tiêu hoá: Cơn đau quặn bụng, nôn + Máu: thiếu máu, có thể kết hợp thiếu sắt + Thận: bệnh lý thận - Xét nghiệm: Nồng độ chì máu: >100 µg /dL b) Mức độ trung bình - Lâm sàng: + Thần kinh trung ương: Đau đầu, mất trí nhớ, giảm tình dục, mất ngủ, nguy cơ cao biểu hiện bệnh lý não. + Thần kinh ngoại vi: có thể có bệnh lý thần kinh ngoại biên, giảm dẫn truyền thần kinh. + Tiêu hoá: Vị kim loại, đau bụng, chán ăn, táo bón. + Thận: Bệnh thận mạn tính + Cơ quan khác: Thiếu máu nhẹ, đau cơ, yếu cơ, đau khớp. - Xét nghiệm: Nồng độ chì máu: 70- 100 µg /dL c) Mức độ nhẹ - Lâm sàng: + Thần kinh trung ương: Mệt mỏi, hay buồn ngủ, giảm trí nhớ. Có thể có các thiếu hụt về thần kinh tâm thần khi làm các test đánh giá. + Thần kinh ngoại vi : giảm dẫn truyền thần kinh ngoại vi. + Cơ quan khác: làm các test đánh giá về tâm thần thấy suy giảm, bệnh lý thận, bắt đầu có thiếu máu, giảm khả năng sinh sản, tăng huyết áp, rối loạn tiêu hoá. - Xét nghiệm: Nồng độ chì máu: 40 - 69 µg /dL d) Loại không có triệu chứng hoặc triệu chứng kín đáo - Lâm sàng: + Sinh sản: giảm số lượng tinh trùng, nguy cơ sẩy thai. + Thần kinh: có thể có thiếu hụt kín đáo (tiếp xúc kéo dài). + Tim mạch: nguy cơ tăng huyết áp. + Tăng protoporphyrin hồng cầu. - Xét nghiệm: Nồng độ chì máu: < 40 µg /dL - Biểu hiện nặng thường là cấp tính hoặc đợt cấp của ngộ độc mạn tính. Các xét nghiệm thăm dò Xét nghiệm, thăm dò thông thường: a) Huyết học: công thức máu có thể thiếu máu, huyết đồ có thể thấy hồng cầu có hạt ưa kiềm. b) Sinh hoá: urê, đường, creatinin, điện giải, AST, ALT, canxi, sắt, ferritin, tổng phân tích nước tiểu. c) Chẩn đoán hình ảnh: - Chụp xquang bụng không chuẩn bị: nếu ngộ độc qua đường tiêu hóa có thể thấy hình cản quang. - Chụp xquang tìm viên/mảnh đạn chì còn trên cơ thể. - Chụp khớp: có thể thấy viền tăng cản quang ở sụn liên hợp ở đầu xương dài. - Chụp cắt lớp sọ não nếu hôn mê, co giật h) Điện não: khi có triệu chứng thần kinh hoặc chì máu trên 50 µg/dL, có thể thấy sóng kiểu động kinh. Xét nghiệm độc chất a) Nồng độ chì máu toàn phần: trên 10 µg/dL là xét nghiệm quan trọng nhất. b) Chì niệu (lấy nước tiểu 24 giờ): giúp theo dõi khi điều trị, tăng khi được dùng thuốc gắp chì. Xét nghiệm chì máu, chì niệu cần làm trước, trong và ngay sau mỗi đợt dùng thuốc gắp chì; c) Cần làm xét nghiệm các kim loại nặng khác nếu nghi ngờ ngộ độc phối hợp. 3. Khám đánh giá bổ sung: Với trẻ em khám đánh giá phát triển thể chất, trí tuệ. Điều trị Tiêu chuẩn nhập viện a) Ngộ độc trung bình và nặng. b) Hoặc diễn biến phức tạp cần theo dõi sát và thăm dò kỹ hơn. Điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ a) Xử trí cấp cứu điều trị các triệu chứng: suy hô hấp, co giật, hôn mê, tăng áp lực nội sọ,...theo phác đồ cấp cứu. b) Dùng thuốc chống co giật đường uống nếu có sóng động kinh trên điện não. c) Truyền máu nếu thiếu máu nặng. d) Dùng thuốc chống co thắt nếu đau bụng. Điều trị để hạn chế hấp thu chì a) Xác định nguồn chì và ngừng phơi nhiễm. b) Rửa dạ dày: nếu mới uống, nuốt chì dạng viên thuốc, bột trong vòng 6 giờ. c) Rửa ruột toàn bộ: - Khi Xquang có hình ảnh kim loại (chì) ở vị trí của ruột. - Không làm nếu: rối loạn ý thức chưa được đặt nội khí quản, rối loạn huyết động, suy hô hấp chưa được kiểm soát, nôn chưa kiểm soát, tắc ruột, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa. - Dùng dung dịch polyethylene glycol và điện giải (như Fortrans): + Trẻ 9 tháng – 12 tuổi: 20ml/kg/giờ. + Từ 12 tuổi trở lên: 1 lít/giờ + Uống hoặc nhỏ giọt qua ống thông dạ dày, bệnh nhân ngồi hoặc Fowler 45 độ. + Dùng tới khi phân nước trong và chụp xquang bụng lại thấy hết hình ảnh cản quang. Nội soi lấy dị vật có chì, khi a) Có hình ảnh mảnh chì, viên thuốc có chì ở vị trí dạ dày trên phim chụp xquang bụng. b) Mảnh chì, viên thuốc có chì vẫn còn ở đại tràng mặc dù đã rửa ruột toàn bộ. Sử dụng thuốc giải độc chì (gắp chì) a) Chỉ định thuốc gắp chì dựa trên nồng độ chì máu, tuổi và triệu chứng của bệnh nhân. - Ngộ độc chì nặng: dùng dimercaprol (British anti-Lewisite, BAL), calcium disodium edetate (CaNa2EDTA). - Ngộ độc chì trung bình, nhẹ: + Ưu tiên dùng succimer (2,3-dimercaptosuccinic acid, DMSA): + Khi không có hoặc không dùng được các thuốc trên: dùng D-penicillamin b) Cách dùng thuốc gắp chì: - Mục tiêu: chì máu < 20 µg/dL và ổn định (hai lần xét nghiệm cuối cùng cách nhau 3 tháng) - Cách dùng: + Dùng theo đợt: • BAL, EDTA: 3-5 ngày/đợt. • Succimer: 19 ngày/đợt. • D-penicillamin: 7 – 30 ngày/đợt, theo dõi nếu không có tác dụng phụ thì dùng tối đa 30 ngày/đợt, tạm ngừng hoặc giảm liều ngay khi có tác dụng phụ. + Khoảng thời gian nghỉ: • Dùng BAL, EDTA: sau đợt 1 nghỉ 2 ngày, sau đợt 2 nghỉ 5-7 ngày, các đợt sau có thể dài hơn tùy theo nồng độ chì máu. • Succimer: thường nghỉ ít nhất 2 tuần trước khi dùng thuốc đợt tiếp theo. • D-penicillamin: Bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, nghỉ 10-14 ngày trước khi bắt đầu đợt gắp tiếp theo, các đợt nghỉ 14 ngày. - Theo dõi dùng thuốc: • Triệu chứng lâm sàng, tác dụng không mong muốn của thuốc. • Chì máu, chì niệu: trước, trong và sau mỗi đợt • Công thức máu • Chức năng thận, gan, đường máu, điện giải • Canxi, sắt, ferritin. • Truyền dịch hoặc uống nước, thuốc lợi tiểu nếu cần để tăng lưu lượng nước tiểu. • Bổ sung các khoáng chất: canxi, kẽm, sắt,…(lưu ý không bù sắt khi đang dùng BAL) Chỉ định, liều thuốc điều trị (gắp chì) cụ thể theo bảng sau: Triệu chứng, nồng độ chì máu (μg/dL) | Tên thuốc, liều dùng | Cách dùng 1 đợt | Người lớn | Bệnh não do chì | Dùng kết hợp: BAL: 450mg/m2/24h (24 mg/kg/24h) | - Chia làm 6 lần, 75mg/m2/lần (4mg/kg/lần) , 4 giờ/lần, tiêm bắp sâu, đổi vị trí tiêm mỗi lần. - Dùng 5 ngày/đợt | Bệnh não do chì | Và: CaNa2EDTA 1500mg/m2/24h (50-75mg/kg/24h), tối đa 2-3 gam/24h | - Bắt đầu sau khi đã dùng BAL được 4 giờ. - Truyền tĩnh mạch liên tục trong 24 giờ hoặc chia làm 2-4 lần để truyền ngắt quãng. - Dùng 5 ngày/đợt, nghỉ ít nhất 2 ngày trước khi dùng thuốc đợt tiếp theo. | Có triệu chứng gợi ý bệnh não, hoặc chì máu >100 | Dùng kết hợp: BAL: 300 - 450mg/m2/24h (18-24mg/kg/24h) | - Chia làm 6 lần, 50-75mg/m2/lần (3 - 4mg/kg/lần) , 4 giờ/lần, tiêm bắp sâu, đổi vị trí tiêm mỗi lần. - Dùng 3-5 ngày/đợt - Liều cụ thể, thời gian dùng căn cứ vào chì máu, mức độ nặng của triệu chứng | Có triệu chứng gợi ý bệnh não, hoặc chì máu >100 | Và: CaNa2EDTA 1000 – 1500 mg/m2/24h (25-75mg/kg/24h) | - Bắt đầu sau khi đã dùng BAL được 4 giờ - Truyền tĩnh mạch liên tục trong 24 giờ hoặc chia làm 2-4 lần để truyền ngắt quãng. - Dùng 5 ngày/đợt - Liều cụ thể, thời gian dùng căn cứ vào chì máu, mức độ nặng của triệu chứng | Triệu chứng nhẹ hoặc chì máu 70 – 100 | Succimer 700- 1.050mg/m2/24h (20-30mg/kg/24h) | - Uống 350mg/ m2/lần (10mg/kg/lần), 3 lần/ngày, trong 5 ngày, sau đó 2 lần/ngày trong 14 ngày. Nếu không có chỉ định gắp nhanh chóng thì cần tạm nghỉ ít nhất 2 tuần trước khi dùng thuốc đợt tiếp theo. | Triệu chứng nhẹ hoặc chì máu 70 – 100 | D-penicillamin: 25-35mg/kg/ngày, bắt đầu liều nhỏ hơn 25% liều này, sau 2 tuần tăng về liều trung bình. Vì nhiều tác dụng phụ chỉ nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả. | - Liều trong ngày chia thành các liều nhỏ, uống xa bữa ăn. - Nếu không có chỉ định gắp nhanh chóng thì chỉ nên dùng trong 1 tháng, sau đó tạm nghỉ ít nhất 2 tuần trước khi dùng thuốc đợt tiếp theo. Các đợt nghỉ sau có thể 2 tuần hoặc kéo dài hơn. | Không triệu chứng và chì máu <70 | Thường không có chỉ định Cân nhắc nếu phụ nữ có kế hoạch muốn có thai, người bị một số bệnh mà chì máu có thể làm bệnh nặng hơn (VD động kinh, tăng huyết áp,...) | - Nếu dùng thuốc gắp chì thì dùng succimer hoặc D-penicillamin như trên | Trẻ em | Bệnh não do chì | Dùng kết hợp: BAL: 450mg/m2/24h (24 mg/kg/24h) | - Chia làm 6 lần, 75mg/m /lần (4mg/kg/lần), 4 giờ/lần, tiêm bắp sâu, đổi vị trí tiêm mỗi lần. - Dùng 5 ngày/đợt. | Bệnh não do chì | Và: CaNa2EDTA 1500 mg/m2/24h (50-75mg/kg/24h) | - Bắt đầu sau khi đã dùng BAL được 4 giờ. - Truyền tĩnh mạch liên tục trong 24 giờ hoặc chia làm 2-4 lần để truyền ngắt quãng. - Dùng 5 ngày/đợt | Chì máu > 70 hoặc có triệu chứng | Dùng kết hợp: BAL: 300 - 450mg/m2/24h (18-24mg/kg/24h) | - Chia làm 6 lần, 50-75mg/m /lần (3-4mg/kg/lần) , 4 giờ/lần, tiêm bắp sâu, đổi vị trí tiêm mỗi lần. - Dùng 3-5 ngày/đợt - Liều cụ thể, thời gian dùng căn cứ vào chì máu, mức độ nặng của triệu chứng | Chì máu > 70 hoặc có triệu chứng | Và: CaNa2EDTA 1000 – 1500 mg/m2/24h (25-75mg/kg/24h) | - Bắt đầu sau khi đã dùng BAL được 4 giờ - Truyền tĩnh mạch liên tục trong 24 giờ hoặc chia làm 2-4 lần để truyền ngắt quãng. - Dùng 5 ngày/đợt - Liều cụ thể, thời gian dùng căn cứ vào chì máu, mức độ nặng của triệu chứng | Chì máu 45 – 70 | Succimer 700- 1050mg/m2/24h (20-30mg/kg/24h) | - Uống 350mg/ m2/lần (10mg/kg/lần), 3lần/ngày, trong 5 ngày, sau đó 2 lần/ngày trong 14 ngày. | Chì máu 45 – 70 | Hoặc: CaNa2 EDTA, 1000 mg/m2/24h (25-50mg/kg/24h) | - Truyền tĩnh mạch liên tục trong 24 giờ, hoặc chia 2-4 để truyền ngắt quãng trong ngày, đợt 5 ngày | Chì máu 45 – 70 | Hoặc (hiếm khi): D-penicillamin: 25-35mg/kg/ngày, bắt đầu liều nhỏ hơn 25% liều này, sau 2 tuần tăng về liều trung bình. | - Liều trong ngày chia thành các liều nhỏ, uống xa bữa ăn. - Nếu không có chỉ định gắp nhanh chóng thì chỉ nên dùng trong 1 tháng, sau đó tạm nghỉ ít nhất 2 tuần trước khi dùng thuốc đợt tiếp theo. Các đợt nghỉ sau có thể 2 tuần hoặc kéo dài hơn. - Vì nhiều tác dụng phụ chỉ nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả. | Chì máu 20 – 44 | Không chỉ định gắp thường quy. Dùng thuốc gắp nếu: trẻ <2 tuổi, gợi ý có triệu chứng kín đáo, chì máu 35-44 µg/dL, chì máu vẫn không giảm sau ngừng phơi nhiễm 2 tháng | - Dùng succimer hoặc D-penicillamin như trên. | Chì máu < 20 | Không chỉ định gắp, Ngừng phơi nhiễm Theo dõi sự phát triển của trẻ và nồng độ chì máu mỗi 6 tháng | |
c. Tác dụng phụ của thuốc gắp chì, thường gặp là: - Đối với BAL: + Ngứa, tăng thân nhiệt, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, đau, áp xe vị trí tiêm, dùng cùng sắt có thể gây độc với thận. + Xử trí: tạm ngừng thuốc, dùng thuốc chống dị ứng, không dùng đồng thời với sắt. - Đối với CaNa2 EDTA: + Sóng T đảo ngược, nhịp tim không đều, giảm huyết áp thoáng qua, hoại tử ống lượn gần, đái máu, protein niệu, đường niệu, suy thận cấp (độc tính với thận phụ thuộc liều), viêm da, huyết khối tĩnh mạch nếu truyền nhanh và pha thuốc nồng độ cao, buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy, tăng nhẹ AST, ALT, thiếu máu, ức chế tủy, mệt mỏi, đau cơ, giảm kẽm, đau đầu, run, tê bì. Có thể làm nặng thêm bệnh lý não nếu không kết hợp với BAL. + Xử trí: theo dõi điện tim, huyết áp khi đang truyền thuốc, lưu lượng nước tiểu, tổng phân tích nước tiểu, chức năng thận. Đảm bảo tăng lưu lượng nước tiểu khi dùng thuốc. Dùng liều thấp nhất có hiệu quả. Luôn bù kẽm, bù sắt nếu thiếu. Khi có bệnh lý não, chì máu >70 BAL. mg/dL cần dùng kết hợp với - Đối với succimer: + Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, mày đay, buồn ngủ, tê, tăng thoáng qua AST, ALT, giảm nhẹ đến vừa bạch cầu trung tính. + Xử trí: theo dõi công thức máu, AST, ALT. Tạm dừng nếu giảm bạch cầu, AST, ALT tiếp tục tăng. - Đối với D-penicillamin: + Tăng bạch cầu ưa axit, giảm bạch cầu trung tính (nếu tiếp tục dùng thuốc khi có giảm bạch cầu trung tính có thể dẫn tới thiếu máu bất sản), giảm tiểu cầu, tăng ure máu, protein niệu, đái máu vi thể, đại tiểu tiện không tự chủ, đau bụng, mày đay, ban, phổng nước ngứa, đỏ da đa hình thái, hoại tử thượng bì nhiễm độc, giảm vị giác. Dùng D-penicillamin kéo dài (nhiều tuần trở lên) tăng tỷ lệ tác dụng phụ. Người dị ứng với penicillin có thể bị dị ứng chéo. + Xử trí: theo dõi da, nước tiểu, công thức máu, chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu. Ngừng thuốc nếu giảm bạch cầu, sốc, biểu hiện da nặng. Chỉ nên dùng nếu không có thuốc khác thay thế. 6. Phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ sơ sinh a) Phụ nữ có thai: lựa chọn thuốc căn cứ vào các yếu tố: - Theo phân loại độ an toàn khi dùng cho phụ nữ có thai: EDTA thuộc nhóm B, succimer thuộc nhóm C, BAL thuộc nhóm C, D-penicillamin thuộc nhóm D. - Thực tế vẫn có thể chỉ định dùng thuốc gắp chì nếu lợi ích nhiều hơn nguy cơ. b) Mẹ bị nhiễm độc chì tốt nhất không nên cho con bú; cần xét nghiệm chì trong sữa, nếu chì sữa không đáng kể mới cho trẻ bú. c) Trẻ sơ sinh nhiễm độc chì từ mẹ thì áp dụng liệu pháp gắp theo khuyến cáo trên. d) Phụ nữ đang bị nhiễm độc chì không nên có thai, chỉ nên có thai khi chì máu < 10 µg/dL. Tiên lượng 1. Nồng độ chì máu > 70 µg/dL thường gây hội chứng não cấp ở trẻ nhỏ. 2. Hội chứng não cấp dễ gây tử vong hoặc di chứng thần kinh, tâm thần nặng nề: tỷ lệ tử vong là 65% khi chưa có thuốc gắp chì và giảm xuống <5% khi có các thuốc gắp chì có hiệu quả, 25-30% trẻ sẽ bị di chứng vĩnh viễn bao gồm chậm phát triển trí tuệ (mất khả năng học tập và tự phục vụ), co giật, mù, liệt. 3. Phần lớn các trẻ có chì máu tăng nhưng không có triệu chứng rõ và vẫn có nguy cơ chậm phát triển trí tuệ và thể chất, cần phải điều trị. 4. Có mối liên quan tỷ lệ nghịch giữa chỉ số IQ của trẻ em và nồng độ chì máu, ngay cả khi nồng độ chì máu thấp. Phòng bệnh 1. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức của người dân, khi bị bệnh chỉ khám ở các cơ sở có đăng ký và dùng các thuốc lưu hành hợp pháp. 2. Loại bỏ các sản phẩm có nguy cơ gây nhiễm độc chì trong cuộc sống hàng ngày như sơn có chì, đồ chơi có chì,… 3. Giữ vệ sinh môi trường, đặc biệt ở nhà và trường học, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ (đặc biệt rửa tay, cắt móng tay, không đưa tay và mọi vật lên miệng). Trẻ em ở nơi có ô nhiễm chì bên cạnh việc xử lý môi trường cần chú ý thường xuyên cung cấp đủ các chất khoáng cần thiết như canxi, sắt, kẽm, ma giê,… 4. Đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động, đặc biệt với các nghề nghiệp có nguy cơ nhiễm độc chì cần đảm bảo môi trường và an toàn lao động, tránh gây ô nhiễm, kiểm tra sức khỏe (gồm xét nghiệm chì máu) định kỳ. Những vấn đề bệnh nhân mắc bệnh nghề nghiệp ở da - Gồm cả bệnh da do ký sinh trùngTại phòng khám chuyên khoa về ký sinh tùng của Viện hàng ngày tiếp nhận ít nhất 3-4 người, đặc biệt nam giới có biểu hiện viêm da tiếp xúc, nhất là những người làm thợ xây, thợi hồ, thợ đóng ghe tàu, thợ làm trong gara liên quan đến dầu máy thường xuyên, thợ trong các xưởng cưa xẻ gỗ….cứ nghĩ mình bệnh giun sán gây ngứa và sẩn da, nhưng đến khi thăm khám thì mới phát hiện ngay là bệnh da nghề nghiệp (Occupational Skin Disease). Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Hưng, đang công tác tại Viện Da liễu Quốc gia cho biết Hiện nay, nền kinh tế công nghiệp phát triển và vì vậy hàng ngày người công nhân phải tiếp xúc với hoá chất và các sản phẩm, máy móc, môi trường làm việc, các tác động vật lý, vi sinh vật... làm cho họ mắc các bệnh liên quan đến nghề nghiệp. Mặc dù số người mắc bệnh có thể là nhiều, nhưng nhiều bệnh nhân không được phát hiện bệnh do nghề nghiệp gây nên, chính vì vậy mà số bệnh nhân thực sự không được có trong báo cáo thống kê của các tổ chức y tế nhà nước. Một số bệnh da nghề nghiệp thường gặp: (i)Viêm da tiếp xúc kích thích (Irritant contact dermatitis); (ii) Viêm da tiếp xúc dị ứng (Allergic contact dermatitis); (iii) Các tác nhân vi sinh (nhiễm trùng tụ cầu, liên cầu, nhọt cụm, lao da, erysipeloid, nhiễm vi rút Herpes simplex virus, hạt cơm, ORF, Milker’ nodule, nhiễm nấm, nhiễm ký sinh vật, giun, sán (Helminths), động vật chân đốt, (iv) Các tác động vật lý: chấn thương cơ học, nóng, lạnh, môi trường ẩm ướt bị ẩm ướt và (v) Các bệnh lý do môi trường như trứng cá, ung thư da. - Viêm da tiếp xúc kích thích (Irritant contact dermatitis)là bệnh hay gặp nhất trong các bệnh da nghề nghiệp. Bệnh thường xảy ra ở các vùng da hở như bàn tay, cánh tay. Bệnh xảy ra ngay khi tiếp xúc với hoá chất. Biểu hiện có thể chỉ là đỏ da, cho đến biểu hiện rất nặng như bọng nước và loét. Hoá chất gây phản ứng cho tất cả mọi người khi nồng độ hoá chất cao và thời gian tiếp xúc đủ dài. Các hoá chất kiềm và a xít mạnh như sút, pồ-tạt, hydrofluoric acid thường gây bệnh này. Yếu tố chủ yếu gây bệnh là bản chất của hoá chất, nồng độ và thời gian tiếp xúc. Bệnh có thể xảy ra từ từ sau nhiều lần tiếp xúc với hoá chất. Bệnh xảy ra có sự phối hợp của nhiều yếu tố như hoá chất gây bệnh, dạng hoá chất bốc hơi, thể rắn, dung dịch; người bệnh có băng bịt hay không, ra mồ hôi, nhiễm sắc, khô da, sự hoạt động của tuyến bã và các bệnh da hiện có. Yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, chà sát, áp lực lên da và da bị rách. Tuổi của người lao động, giới, chủng tộc và gen di truyền. Một yếu tố quan trọng là cơ địa dị ứng làm cho người lao động dễ bị thương tổn hơn. Ước tính khoảng 10% dân số, các người này dễ bị viêm da kích ứng. Khi đó da tăng khả năng bị các chất tẩy rửa, xà phòng...xâm nhập vào. Bệnh nhân ngứa gãi, làm da bị tổn thương nặg hơn, đỏ da bong vẩy và dẫn đến da bị khô nẻ. Môi trường làm việc khép kín cũng gây nhiều bất lợi cho người lao động. Một số chất gây viêm da kích ứng: +Gây loét do acide, chất kiềm, muối (như arsenic trioxide, dichromates); +Viêm nang lông, trứng cá:arsenic trioxide, dầu và các chất béo, than đá, nhựa đường; +Da bị thay đổi màu sắc làm tăng nhiễm sắc tố: các chất gây viêm da kích thích, than đá, nhựa đường, các kim loại nặng, tia cực tím, tia hồng ngoại, sóng ngắn, các chất ion hoá; +Mày đay do các hoá chất, mỹ phẩm, các sản phẩm từ động vật, thức ăn, cây cỏ, vải sợi và gỗ; +Các u hạt: chất keratin, silic, talc, sợi bông, vi khuẩn, nấm, ký sinh vật. - Viêm da tiếp xúc dị ứng (Allergic Contact Dermatitis).Viêm da tiếp xúc dị ứng ít gặp hơn viêm da tiếp xúc kích thích. Nhiều trường hợp người lao động không được chẩn đoán và báo cáo cho hệ thống y tế. Thông thường, sau khi tiếp xúc với dị nguyên khoảng 24-48h thì xuất hiện phản ứng dị ứng. Các phương pháp bảo vệ thường ít hiệu quả nên thông thường người lao động phải đổi nghề. Cần phải làm tét áp để xác định dị nguyên là rất quan trọng. Điều đó giúp cho người lao động tránh tiếp xúc với dị nguyên. Một số dị nguyên hay gặp: +Nickel sulfate có trong đồ trang sức, hợp kim, đồ nha khoa, dụng cụ dao cạo râu, kính đeo mắt; +Đồ làm từ mỡ cừu có trong các mỹ phẩm, thuốc bôi ngoài da (kem, mỡ, hỗn dịch và xà phòng); +Neomycin sulfat có trong các thuốc bôi kháng sinh da, kem sát trùng, thuốc nhỏ mắt và mũi; +Potassium dichromate chủ yếu có trong xi măng; +Hương liệu có trong các chất vệ sinh, trang điểm, xà phòng, dầu gội đầu, các chất tẩy rửa trong gia đình... - Trứng cá do môi trường, trứng cá do chlor Viêm nang lông do dầu vô cơ với biểu hiện các sẩn và mụn mủ nang lông ở vùng da hở tiếp xúc với than đá, dầu mỡ. Đó là vùng da mặt duỗi cẳng tay, đùi là nơi bị tiếp xúc với quần áo dính dầu mỡ. Trước đây, bệnh này là bệnh lý hay gặp nhất nhưng ngày nay do bảo hộ lao động tốt hơn nên bệnh hiếm gặp. Các bệnh lý khác dothan đá, dầu mỏ như xạm da, nhạy cảm với ánh nắng. Điều trị chủ yếu là tránh tiếp xúc với than đá, dầu mỏ và thực hiện vệ sinh cá nhân bao gồm tắm sau khi làm việc và thay quần áo bảo hộ hàng ngày. Trứng cá do nghề nghiệp xảy ra với các nghệ sĩ phải trang điểm hàng ngày, công nhân làm đồ ăn nhanh, nhân viên lao công ở bệnh viện, người làm răng và công nhân vệ sinh phải đeo khẩu trang hầu như cả ngày làm việc. Trứng cá do chlor xảy ra đối với những người tiếp xúc với chlorinated naphthalene và biphenyls có trong các cáp điện và dầu thừa công nghiệp có chứa chlorinated biphenyls. Biểu hiện bệnh rất điển hình với nhiều mụn nhân trứng cá đóng và các nang màu vàng nhạt trên da vùng quanh dưới mắt (vùng má dưới mắt) và sau tai, sau đó xuất hiện ở ngực, lưng, các vùng da trên cơ thể mà không bị trứng cáthông thường. Đó là các vùng da như bụng, đùi, dương vật, bìu, nhưng mũi thì không bị tổn thương. Các nang màu vàng rơm được coi là biểu hiện đặc trưng của chloracne. Sau đó, các mụn mủ và áp xe có thể xảy ra và khi khỏi để lại sẹo lõm. Mắt cũng có thương tổn viêm kết mạc mắt và có dử mắt ở mi mắt. Móng bị nhiễm sắc màu nâu. Lông mọc nhiều, nhiễm sắc tố ở những vùng da bị tổn thương và da dễ bị trầy xước. Điều đó có thể gợi ý chức năng gan bị ảnh hưởng và bệnh porphyrin da muộn. Các thương tổn da có thể xuất hiện 5 tuần sau khi tiếp xúc. Bệnh nặng dần lên, nhưng nếu không tiếp xúc với chlor nữa thì c ác thương tổn sẽ mất đi trong khoảng 4-6 tháng. Nhưng đôi khi bệnh kéo dài hàng năm dù không còn tiếp xúc với chlor nữa. Chloracne không chỉ gây thương tổn ở da đơn thuần mà còn có thể gây nhiễm độc toàn thân, các phủ tạng như gan, thần kinh ngoài biên, bệnh porphyrin da muộn. Xét nghiệm đánh giá gan bị thương tổn, nhiễm độc là aryl hydrocarbon hydroxylase (AHH). Chất quan trọng nhất hay gây nhiễm độc là 2, 3, 7, 8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD). Nguồn quan trọng gây bệnh là chất diệt cỏ, chất độc màu da cam (2,4,5-trichlorophenol gọi là 2, 4, 5-T). Chất này đã bị cấm sản xuất và sử dụng ở Mỹ. Ngoài ra còn có thể xảy ra ở các nhà máy sản xuất chất diệt cỏ, các tai nạn khi vận chuyển. Điều trị thường không có hiệu quả, bệnh có thể thuyên giảm nếu không tiếp xúc với chất chlor nữa. Có thể bôi vitamin A axít hoặc uống isotretinoin. Các kháng sinh ít có tác dụng. Phòng ngừa chủ yếu là đóng cửa các nhà máy sản xuất, mặc quần áo bảo hộ và sử dụng mặt nạ phòng độc khi cần. - Các ung thư da do nghề nghiệp Các ung thư da không phải u hắc tố mà chủ yếu là ung thư tế bào đáy và ung thư tế bào vẩy. Nhiều trường hợp được điều trị ung thư nhưng bác sĩ không coi là nguyên nhân do nghề nghiệp hoặc không quan tâm đến do vậy không báo cáo cho hệ thống y tế. Vùng da hở hay bị ung thư da là đầu, cổ. Ung thư bìu cũng hay gặp trong các ung thư do nghề nghiệp. Các ung thư khác là sarcom mạch gan ở những người hay tiếp xúc với polyvinyl chloride, ung thư bàng quang ở những người tiếp xúc với thuốc nhuộm và ung phổi trên những người làm quặng amiăng. Ung thư da không phải u hắc tố do nghề nghiệp chủ yếu do tia tử ngoại, polycyclic aromatic hydrocarbon, arsenic, bức xạ ion hoá và chấn thương. Cutaneous T cell Lymphoma (CTCL) do nghề nghiệp bao gồm u sùi dạng nấm và hội chứng Sézary. Ung thư lympho T helper ít gặp. Khởi đầu là các ban dạng eczema ngứa, khó phân biệt với viêm da tiếp xúc và do đó thường bị chẩn đoán nhầm là viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh, eczema dạng đồng tiền, vẩy nến. Tuy nhiên, thương tổn dần dần thâm nhiễm thành mảng và cuối cùng là giai đoạn u. Còn có nhiều tranh cãi về căn nguyên của bệnh, nhưng các T lympho bị thoái hoá gọi là tế bào mycosis fungoides. Một nghiên cứu cho thấy các thợ cơ khí, người điều khiển máy, công nhân xây dựng và đúc sắt, thợ làm mũ, thợ điện có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Chẩn đoán bệnh da nghề nghiệp Chẩn đoán bệnh da nghề nghiệp cần phải khai thác kỹ tiền sử và khám lâm sàng; Các xét nghiệm gồm có test áp(Patch testing), sinh thiết da, nuôi cấy tìm vi trùng, nấm và đến thăm nơi làm việc của người lao động là rất cần cho việc chẩn đoán và tư vấn phòng ngừa. Điều trị Điều trị các bệnh da nghề nghiệp bao gồm điều trị bệnh và xác định được tác nhân gây bệnh để giúp người bệnh phòng ngừa, tránh tái phát. Phòng ngừa +Phòng bệnh bao gồm kế hoạch phòng chung và bảo hộ lao động cho cả đơn vị sản xuất và phòng ngừa cá nhân. Cần phải giao dục sức khoẻ và tư vấn để người lao động biết được tác nhân gây bệnh và cách phòng bệnh; +Vệ sinh tắm rửa sau khi lao động. Vệ sinh lau rửa không dùng nước (Waterless hand cleaners); +Bôi kem bảo vệ như kem giữ ẩm, kem bảo vệ, kem chống nắng; +Đồ bảo hộ bao gồm quần áo, giày ủng, kính đeo, khẩu trangăỵmt nạ, tạp dề, găng tay. Việc chọn đồ bào hộ về chủng loại và chất liệu tuỳ thuộc vào nghề nghiệp và công việc của người lao động. Bệnh sạm da nghề nghiệp: Không phải liên quan đến ký sinh trùng! Có lẽ, khi ngồi ở phòng khám chuyên khoa da liễu hoặc ký sinh trùng hàng ngày, các thầy thuốc lâm sàng có thể nhận ra rất nhiều bệnh nhân có biểu hiện sạm da do nghề nghiệp. Đây là quá trình bệnh lý làm tăng lượng hắc tố bình thường của da, biểu hiện bằng những dát thâm da liên quan đến chất tiếp xúc (chất quang động) với tác động của ánh sáng mặt trời. Bệnh thường xuất hiện ở các vùng da hở như mặt, cổ, thái dương, cẳng tay, cổ tay rất mất mỹ quan nhất là đối với nam nữ thanh niên, làm họ thiếu tự tin trong giao tiếp. Đây không chỉ là vấn đề sức khỏe mà cũng là vấn đề tâm lý- xã hội cần được quan tâm. Hắc tố là những hạt không đều, sinh ra từ các tế bào nằm ở lớp tế bào đáy thuộc thượng bì của da. Trong bệnh sạm da, da chuyển từ màu bình thường qua màu vàng sáng đến màu nâu đen, cuối cùng là màu thâm sạm dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Bệnh sạm da nghề nghiệp ở nước ta được công nhận là bệnh nghề nghiệp được đền bù từ năm 1991. Bệnh thường gặp trong các công việc khi tiếp xúc với xăng, dầu hỏa, dầu nhờn, dầu mazut, dầu đá phiến, benzen, parafin, nhựa than, acridin, anthracen, nhựa đường, bitum, creosot, hơi hydrocacbua, bạc, chì, asen, than đen, sa thạch, hóa chất cao su, hợp chất lưu huỳnh, phenol, bức xạ ion hóa. Đó là những chất quang động. Biểu hiện lâm sàng, triệu chứng toàn thân gồm có biểu hiện trước các triệu chứng ngoài da, người mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ, ăn kém ngon, trí nhớ giảm, sụtcân, năng suất lao động giảm. Bệnh nhân có cảm giác ngứa, nóng rát tại các vùng tổn thương. Triệu chứng ngoài da, khi khởi đầu là giai đoạn đỏ da, rồi đến các dát thâm. Da sạm xuất hiện ở phần da hở hoặc vùng tiếp xúc. Da khô, sạm thâm hình mạng lưới, có vùng da teo xen kẽ, da bong vảy và giãn mạch rõ. Chẩn đoán bệnh dựa vào tiền sử phơi nhiễm với nghề nghiệp như những người làm việc ở môi trường có hơi và bụi hydrocacbua cao quá giới hạn cho phép (0,30mg/l) hoặc tiếp xúc với các chất quang động. Trên thăm khám, biểu hiện ngoài da là da khô, sạm thâm hình lưới, có vùng da teo, bong vảy, dãn mạch; da sạm ở vùng tiếp xúc hoặc vùng da hở; ngứa, nóng rát tại các vùng tổn thương. Triệu chứng toàn thân hay gặp mệt mỏi, sút cân, thiểu lực, trí nhớ giảm, nhịp tim chậm, huyết áp hạ. Cần đo liều sinh vật dương tính < 4 phút; Porphyrin niệu từ 22,7 - 8,3g/l. Về điều trị, bôi kem có chứa hydroquinol như Leucodilin B, Domina, Mayfair. Uống sinh tố C liều cao, các loại sinh tố B1, B6, A, D.Các loại chống oxy hóa như Selen phus hoặc L-Cystin. Về phòng bệnh, nên thay đổi nguyên liệu hoặc thời gian làm việc để tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh (Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng , tia tử ngoại,…Cải thiện môi trường làm việc, thông gió hút bụi. Trang bị đầy đủ và sử dụng hiệu quả quần áo bảo hộ lao động. Dùng thuốc bảo vệ da như kem chống nắng, Paba, oxybenzon, dioxybenzon. Nhóm bệnh nghề nghiệp, trong đó có bệnh về da dễ nhầm lẫn do ký sinh trùng Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện có hại của nghề nghiệp tác động vào người lao động. Bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp tính. Một số bệnh nghề nghiệp không chữa khỏi được mà để lại di chứng lâu dài. Bệnh nghề nghiệp hoàn toàn có thể phòng tránh được. Nhà nước quy định có 21 loại bệnh nghề nghiệp nằm trong các nhóm như sau đây: -Các bệnh bụi phổi và phế quản do silic, do atbet, do bông; -Nhiễm độc: do chì, do thuỷ ngân, do măng-gan, do TNT, do asen, do nicotin, do các loại thuốc sâu. Nhiễm độc benzen và các chất đồng đẳng của benzen; -Do các yếu tố vật lý như ồn, phóng xạ, rung, giảm áp; -Các bệnh da nghề nghiệp như sạm da, loét da; -Nhiễm khuẩn nghề nghiệp như lao, viêm gan, xoắn khuẩn; Chi tiết hoá về các loại bệnh nghề nghiệp có thể khái quát như sau: Với bệnh nhiễm độc do chì và các hợp chất của chì: Công việc gây ra bệnh khi tiếp súc với chì như chế biến chì và các phế liệu có chì, thu hồi chì cũ, đúc, dát mỏng chì, hàn, mạ chì, gia công các dạng vật liệu chì, sửa chữa accu chì, điều chế và sử dụng các oxyt chì, muối chì, sử dụng các dạng sơn, men có gốc chì, pha chế tetraethyl chì, xăng pha chì. Bệnh lý biểu hiện: -Hội chứng đau bụng do chì; -Viêm thận tăng đạm huyết hoặc tăng huyết áp do chì; -Liệt cơ duỗi ngón tay do chì; -Bệnh não do nhiễm độc chì; -Tai biến tim mạch do nhiếm độc chì; -Viêm dây thần kinh mắt do nhiễm độc chì; -Đau khớp xương do nhiễm độc chì. Nhiễm độc benzen và các đồng đẳng của benzen Công việc có thể gây bệnh do nhiễm độc benzen và các đồng đẳng của benzen: Khai thác, chế biến, tinh luyện benzen, dùng benzen để chế biến dẫn xuất, dùng benzen để tẩy, rửa các dạng mỡ bám lên vật liệu, cấu kiện. Điều chế các dung môi hoà tan cao su. Pha chế vecni, sơn, men, máttit để trang trí nội, ngoại thất của ngôi nhà. Dùng benzen làm chất hoà tan nhựa thiên nhiên và tổng hợp khi pha sơn. Dùng benzen hút nước trong rượu hoặc cồn. Bệnh lý: -Tai biến cấp tính: hôn mê, co giật; -Rối loạn tiêu hoá; -Giảm bạch cầu ở mạch máu ngoại vi kèm giảm bạch cầu đa nhân trung tính; -Ban xuất huyết; -Hội chứng xuất huyết có thể tái phát trong năm, hoặc tái phát xuất huyết mà hồng cầu dưới 2,5 triệu một năm; -Thiếu máu kiểu thiểu năng tuỷ hoặc suy tuỷ; -Trạng thái giả bạch cầu; -Bệnh bạch cầu. Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân Công việc có thể nhiễm độc thuỷ ngân như chưng cất thuỷ ngân, thu hồi thuỷ ngân. Sửa chữa các nhiệt kế thuỷ ngân. Dùng thuỷ ngân trong các công việc về điện. Sản xuất axit acêtic, axetôn. Chế biến da dùng muối thuỷ ngân. Các bệnh lý khi nhiễm độc thuỷ ngân. Tẩy da bằng axit thuỷ ngân. Mạ vàng, mạ thiếc, mạ đồng, khảm vàng bạc dùng thuỷ ngân hoặc muối thuỷ ngân. Làm ngòi nổ mìn bằng Eluminate thuỷ ngân. Kỹ thuật làm đồ sứ, in hình, làm hoa nhân tạo. Bệnh lý: -Chứng não cấp. -Bị run cố ý; -Mất điều hoà tiểu não; -Đau bụng, ỉa chảy; -Viêm thận tăng đạm trong máu. Bệnh nhiễm bụi phổi silic Công việc có thể nhiễm độc bụi phổi silic: Khoan đập đá, tán, nghiền sàng đá, đẽo, mài đá. Sản xuất và sử dụng các loại đá mài, bột đánh bóng, và các sản phẩm có silic tự do. Chế biến chất cacborundum, mài thuỷ tinh, đồ sành, sứ, gốm, gạch chịu lửa. Các việc liên quan đến cát, bụi cát. Làm sạch bề mặt bằng phun cát. Các bệnh lý khi nhiễm độc bụi phổi silic: -Xơ phổi; -Biến chứng tim do hậu quả của xơ phổi; -Biến chứng phổi: Tràn dịch phế mạc đột phát, lao phổi. Bệnh bụi phổi nhiễm bụi amiăng Công việc có thể gây ra bệnh nhiễm độc bụi amiăng: Khoan, đập phá, khai thác quặng hay đá có amiăng. Tán, nghiền, sàng và thao tác khô với quặng hoặc đá có amiăng. Chải sợi, kéo sợi và dệt vải amiăng. Làm cách nhiệt bằng amiăng, áp dụng amiăng vào súng bắn nhiệt. Thao tác khô với amiăng khi chế tạo xi măng amiăng. Tạo gioăng bằng amiăng và cao su. Chế tạo má phanh bằng cao su amiăng. Chế tạo các tông có amiăng. Bệnh lý khi bị nhiễm độc bụi phổi amiăng: -Xơ phổi và phế quản do hít phải bụi amiăng; -Xơ phổi nhưng chưa đến mức rối loạn hô hấp hoặc đã đến rối loạn hô hấp; -Ung thư phổi; -Biến chứng vào tim như thiểu năng tim, suy tim không hồi phục. Bệnh nhiễm độc mănggan và các hợp chất của măng gan Công việc có thể gây ra bệnh nhiễm độc mănggan: Khai thác, nghiền, sàng, đóng bao và trộn khô bioxytmangan (MnO2) nhất là trong việc chế tạo pin điện, que hàn. Dùng bioxytmangan trong việc làm già ngói, chế tạo thuỷ tinh, thuốc màu. Nghiền và đóng bao xỉ ở lò luyện kim có bioxytmangan. Bệnh lý khi bị nhiễm độc mănggan: -Hội chứng thần kinh kiểu Parkinson thể hiện ở triệu chứng run tay nhẹ, run tay nặng đến mức không tự phục vụ mình được. Bệnh nghề nghiệp gây ra do quang tuyến X và các tia phóng xạ Công việc có thể gây ra bệnh do các dạng tia: Khi lao động có tiếp xúc với các dạng tia. Khai thác và chế biến quặng có chất phóng xạ. Điều chế và sử dụng các chất phóng xạ, các sản phẩm hoá học và dược có chất phóng xạ. Điều chế và áp dụng các chất phóng xạ có phát quang. Nghiên cứu và đo các tia phóng xạ và quang tuyến X trong phòng thí nghiệm. Chế tạo các máy để điều trị bằng radium và các máy quang tuyến X. Các công việc liên quan đến tia xạ trong bệnh viện, phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, trong nông nghiệp khác, quanh khu vực hàn hồ quang, hàn hơi. Bệnh lý có thể gây ra bệnh do các tia: -Các bệnh về máu như: giảm bạch cầu, giảm bạch cầu đa nhân, hội chứng xuất huyết, thiếu máu, trạng thái giả bạch cầu, bệnh bạch cầu; -Các dạng bệnh về mắt như: viêm mí mắt hay viêm màng tiếp hợp, viêm giác mạc, đục thuỷ tinh thể; -Các dạng bệnh về da như: viêm da cấp, viêm da mãn tính, viêm niêm mạc mãn; -Các bệnh về xương như hoại tử xương, ung thư xương; -Các bệnh về phổi như ung thư phổi do hít phải bụi phóng xạ. Bệnh nghề nghiệp do tiếng ồn Công việc có thể gây ra bệnh do tiếng ồn: Công nhân làm việc ở những nơi bị ồn từ 6 giờ trở lên trong một ngày và độ ồn trên 80 dB. Bệnh lý có thể gây ra do tiếng ồn -Bị điếc nghề nghiệp dạng tiếp âm thể đáy, giảm thính lực trên 35%; -Tổn thương tế bào nghe ở loa đạo biểu hiện qua nghiệm pháp đo thính lực trên ngưỡng; -Chức năng tiền đình không bị ảnh hưởng; -Giảm thính lực không tốt lên sau 3 tháng. Bệnh nghề nghiệp gây ra cho da Công việc có thể gây ra bệnh cho da: Chế tạo accuy, sản xuất xi măng, đồ gốm, bột màu pha sơn hay pha vôi màu, men sứ, thuỷ tinh, cao su, bản kẽm, gạch chịu lửa, hợp kim nhôm, nghề nề và phụ nề, mạ điện, mạ crôm. Bệnh lý về da: -Loét da và niêm mạc; -Loét vách ngăn mũi; -Viêm da tiếp xúc, chàm tiếp súc; -Xạm da do tiếp xúc với dầu hoả, than cốc, nhựa đường, bitum, luu huỳnh. Bệnh nghề nghiệp gây ra do làm việc trong môi trường bị rung Công việc gây bệnh: Thao tác với các dụng cụ hơi nén cầm tay như đục, búa dùi, búa tán rivê, chày đục phá khuôn, máy khoan đá, máy đầm. Sử dụng các máy động cơ nổ như máy cưa cầm tay, máy cắt cỏ, máy mài cầm tay. Tiếp xúc với vật gây rung như tời khoan, máy mài. Bệnh lý: -Hư khớp khuỷu, khớp cổ tay; -Hoại tử xương bán nguyệt; -Gia hư khớp xương thuyền; -Bệnh Raynaud nghề nghiệp như rối loạn thần kinh vận mạch ở các ngón, rối loạn cảm giác. Bệnh bụi bông phổi Công việc gây bệnh: Lao động khi xé bông, chải thô, làm sợi bông, đay, gai làm các vật liệu nhồi trong xây dựng, làm vật liệu tẩm trong xây dựng, làm các lớp cách ẩm, cách nhiệt. Bệnh lý: -Khó thở, tức ngực ngay từ ngày đầu tiên lao động; -Biến đổi chức năng hô hấp từ nhẹ đến trung bình. Bệnh lao nghề nghiệp Công việc gây bệnh: Tiếp xúc với súc vật bị lao hoặc mang vi khuẩn lao. Thao tác sừng, xương, da súc vật. Tiếp xúc với bệnh nhân lao khi người bị lao là công nhân, người lao động. Bệnh lý: -Bệnh lao da; -Bệnh lao hạch; -Lao màng hoạt dịch; -Lao xương khớp; -Lao màng phổi; -Lao phổi. Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp Công việc gây bệnh: Phải tiếp xúc với người đang mắc bệnh viên gan virut, vật phẩm ô nhiễm. Bệnh lý: -Viêm gan. -Xơ gan. Bệnh do Leptospira nghề nghiệp Công việc gây bệnh: Làm việc trong hầm, hào, hố sâu, cống rãnh. Đào kênh, mương, hố sâu. Làm việc ở đầm lầy, suối, ruộng, ao, hồ. Bệnh lý: + Sốt do Leptospira. Bệnh nhiễm độc TNT Công việc gây bệnh: Nhồi, nạp thuốc và lỗ mìn. Dùng mìn gây nổ phá đá. Các việc tiếp xúcvới TNT.Bệnh lý: -Tổn thương máu; -Suy tuỷ; -Tổn thương gan; -Đục nhân mắt; -Tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá; -Suy nhược thần kinh. Bệnh nghề nghiệp có thể có nhiều nguyên nhân gây lên, nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, tuy nhiên ta hoàn toàn có thể khắc phục được những nguyên nhân đó, quan trọng nhất chính là tư tưởng, kiến thức và tinh thần trách nhiệm của mỗi người lao động. Chỉ có tri thức mới giải quyết tận gốc được căn bệnh nghề nghiệp, căn bệnh thói quen và căn bệnh chủ quan vô thức. Việc nhận biết nguyên nhân và triệu chứng bệnh là rất quan trọng, đặc biệt là đối với những ngành nghề chịu nhiều tác động của môi trường làm việc, không gian lao động, nhận biết được nó giúp ta không những tránh, hạn chế tác hại của chúng mà còn đảm bảo sức khỏe của chúng ta và gia đình khỏi những ảnh hưởng tai hại lâu dài, giúp người lao động yêu nghề hơn và không còn khái niệm "bệnh nghề nghiệp" trong tương lai, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào chính chúng ta.
|