Kết quả 10 năm ứng dụng công nghệ thông tin tại Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn
Trong thời đại bùng nổ khoa học công nghệ, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã trở thành hoạt động thường quy nhưng để có được kết quả hôm nay là nỗ lực không mệt mỏi của đơn vị sau hơn 10 năm hoạt động (2005-2016). Quá trình hình thành và phát triển công nghệ thông tin tại Viện Sự bùng nổ khoa học công nghệ đòi hỏi mỗi người không ngừng tự trau dồi kiến thức, cập nhật thông tin để kịp thời tiếp cận với tiến bộ toàn cầu mà theo đó CNTT được xem là “chìa khoá vạn năng” để mở ra bất cứ cánh cửa khoa học và công nghệ nào. Trong lĩnh vực y tế, việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và CNTT không chỉ hỗ trợ kịp thời khám chữa bệnh phục vụ nhân dân, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc mà còn là phương tiện truyền thông giáo dục sức khỏe nhân dân thiết thực nhất. Ngay từ năm 2003 Viện đã được Bộ Y tế phê duyệt dự án: “Phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin tại Viện Sốt rét Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn” với tổng dự toán là 3,5 tỷ đồng nhưng trong quá trình triển khai do thiếu kinh phí, Bộ chỉ đạo lấy từ nguồn kinh phí tiết kiệm được để chi hàng năm, mỗi năm khoảng 500 triệu. Thời gian triển khai dự án là 3 năm, từ năm 2004 đến 2006, các trang thiết bị CNTT chủ yếu được trang bị trong thời gian này. Từ dự án được duyệt nêu trên, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tại Viện được bắt đầu bằng Trang tin điện tử (Website) từ ngày 8/7/2005, sau đó là việc phát triển các phần mềm quản lý sốt rét (MMS), quản lý các dự án quốc tế, quản lý nhân sự (TTCB), quản lý đào tạo, quản lý tài chính, quản lý khám chữa bệnh, tích hợp dữ liệu thông tin cùng nhiều phần mềm ứng dụng khác. Đến nay, mọi ứng dụng và phát triển CNTT đã trở thành nhiệm vụ không thể thiếu và gắn liền với hoạt động thường quy của Viện là kết quả của hơn 10 năm nỗ lực triển khai ứng dụng CNTT tại Viện. Mặc dù hoạt động CNTT đã triển khai từ năm 2005 nhưng đến 2006 Phòng Quản lý khoa học-CNTT mới được thành lập, hiện nay nhân sự của Phòng gồm 1 thạc sỹ, 5 đại học trong đó có 3 cán bộ có chuyên ngành CNTT là nòng cốt cho mọi ứng dụng và phát triển CNTT của Viện. Viện đã thành lập Ban quản lý dự án và điều hành CNTT do Viện trưởng làm Trưởng ban và các Trưởng khoa/phòng chuyên môn làm ủy viên mà trong đó Trưởng phòng Quản lý khoa học-CNTT đóng vai trò thực hiện. Theo quy định của Bộ Y tế, hàng năm Viện đã dành tối thiểu 1% tương đương khoảng 300 triệu đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp để mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị CNTT và triển khai các phần mềm ứng dụng. Tuy nhiên, những năm gần đây do chính sách hạn chế chi tiêu nên nguồn kinh này rất eo hẹp nên chậm bổ sung, thay thế thiết bị mới nhưng với sự nỗ lực nhiệt tình của đội ngũ cán bộ thực hiện, việc triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan đạt được năng suất và hiệu quả cao. Trong thời gian gần đây, Viện tích cực chỉ đạo mua sắm và trang bị thay thế một số thiết bị CNTT hư hỏng, lạc hậu bằng những trang thiết bị công nghệ mới, hiện đại và có tính ưu việt cao bao gồm 4 máy chủ và gần 80 máy trạm tại các khoa, phòng chuyên môn và Phòng khám đa khoa và với 20 máy phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và truy cập internet tại phòng máy vi tính đảm bảo cho Viện hoàn thành xuất sắc chức năng nhiệm vụ được Bộ Y tế giao.
Kết quả đạt được Trang tin điện tử (Website) Cách đây hơn 10 năm (8/7/2005), Trang tin điện tử (Website) của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng Quy Nhơn được hình thành với tên miền impe-qn.org.vn và chính thức đi vào hoạt động. Quãng thời gian 10 năm không phải là dài nhưng đủ để Website của Viện khẳng định vị trí và trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của mọi tầng lớp xã hội. Ở vào thời điểm hiện nay, Cổng thông tin điện tử hoặc Trang tin điện tử là chuyện hết sức bình thường, thậm chí mỗi cá nhân đều có một Weblog hoặc Facebook riêng được phần mềm hỗ trợ để chuyển tải lên mạng xã hội những thông tin theo chủ đề chọn lọc của mình hoặc ý kiến cá nhân đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, làm sao để Website trở nên trung thực, sống động và gần gũi với mọi người thì lại là câu chuyện không dễ chút nào. Trong bối cảnh đó, Trang tin điện tử của Viện (www.impe-qn.org.vn) được thành lập với ứng dụng công nghệ portal tiên tiến, thuận tiện trong việc cập nhật bài viết và việc bảo trì bao gồm các chuyên mục chuyên ngành, các trang thông tin của các tỉnh trong khu vực, thể hiện bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Trang thông tin điện tử của Viện đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực trong việc chuyển tải các thông tin chuyên ngành với hàng trăm ngàn bài viết. Các tin bài được cập nhật liên tục tập trung chủ yếu các chuyên đề về bệnh sốt rét, ký sinh trùng sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng truyền bệnh cùng những vấn đề nóng bỏng ; đặc biệt là bệnh sán lá gan lớn và các bệnh ký sinh trùng khác như giun đũa chó, giun đầu gai, giun lươn,…là những thông tin mà nhiều người tìm quan tâm nhất ; những tin tức sự kiện mới nhất về công tác chỉ đạo tuyến cơ sở hay lĩnh vực chuyên ngành cũng như y tế chung ở trong nước và trên thế giới ; các thông tin chuyên đề về dịch tễ học, ký sinh trùng học, côn trùng học, hóa sinh học, sinh học phân tử, nghiên cứu bệnh nhiệt đới ; giải đáp độc giả về các bệnh côn trùng, ký sinh trùng truyền bệnh ; các thông tin nghiên cứu khoa học, chương trình/dự án phòng chống sốt rét, phòng chống các bệnh ký sinh trùng, đào tạo kỹ thuật viên trung cấp tại Viện, hoạt động hợp tác quốc tế, các chỉ số thống kê cơ bản về diễn biến bệnh sốt rét và ký sinh trùng trong khu vực hàng tháng, hàng quý, hàng năm ; chủ trương và chính sách về y tế của Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế ; hoạt động thường xuyên của Viện cũng như các tỉnh thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên ; công tác quản lý và một số lĩnh vực khác. Chính vì vậy, sauhơn 10 năm hoạt động,http ://www.impe-qn.org.vn đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực nhiều mặt y học và ngoài y học trong việc chuyển tải các thông tin chuyên ngành thu hút gần 24 triệu lượt người truy cập, hàng trăm đến hàng ngàn người online. Hơn thế nữa, http ://www.impe-qn.org.vnngày càng trở thành cầu nối quan trọng giữa Viện với Bộ Y tế, với các Viện liên quan y học trực thuộc Bộ và các đơn vị y tế thuộc tỉnh và đặc biệt là đông đảo đọc giả, trong đó có nhiều học viên đại học, thực tập sinh, học viên cao học và nghiên cứu sinh quan tâm đến công tác phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống các bệnh ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh. Trong đó có rất nhiều thông tin về chuyên môn chuyên sâu có giá trị giúp cho Viện chỉ đạo tốt công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là khống chế sự gia tăng của bệnh sốt rét, bệnh sán lá gan lớn ở người, và một số bệnh ký sinh trùng ngõ cụt ký sinh cũng như các căn bệnh lây truyền từ động vật sang người (zoonosis).
Phần mềm quản lý sốt rét (MMS) Cũng ngay từ năm 2006-2007, Viện đã được triển khai ứng dụng phần mềm quản lý sốt rét (Malaria Management System_MMS) tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập và phân tích số liệu kịp thời giúp cho công tác chỉ đạo sát đúng với tình hình sốt rét địa phương góp phần tích cực dự báo sớm và kiểm soát dịch bệnh tại địa phương. MMS được xây dựng cơ sở dữ liệu là SQL server chạy trên nền Windows, có tính năng bảo mật cao và dễ dàng trong việc nâng cấp. Ngoài việc quản lý số liệu sốt rét, Phần mềm này còn tích hợp các báo cáo về bản đồ dựa trên hệ thống định vị toàn cầu GIS, dự báo dịch sốt rét, thống kê và phân tích xử lý số liệu trong nghiên cứu, điều tra dịch tễ sốt rét, cập nhật trực tiếp số liệu từ các tỉnh trong khu vực thông qua đường truyền internet ; bảng biểu đồ đánh giá sự phân bố về hành chính nhân sự, phân vùng dịch tễ sốt rét, các phiếu theo dõi sốt rét ác tính và tử vong sốt rét phục vụ tốt công tác quản lý bệnh sốt rét, dự báo dịch sốt rét, giảm tỷ lệ mắc và tử vong sốt rét ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên Hiện nay, phần mềm đang nâng cấp và hoàn thiện hơn trong công tác thu thập và phân tích số liệu toàn miền cũng như toàn quốc.
Hộp thư điện tử nội bộ và văn phòng điện tử Viện đã hoàn thành hộp thư điện tử từ Lãnh đạo Viện đến các khoa phòng, đồng thời xây dựng Văn phòng điện tử quản lý công văn đi đến thuộc Phòng Hành chính-quản trị nâng cao chất lượng trao đổi thông tin giúp Ban Lãnh đạo Viện chỉ đạo và thông báo kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng tuần, đồng thời tiếp cận nhanh các thông tin quản lý cùng với đầu tư trang thiết bị và triển khai các ứng dụng nhằm cải cách thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Bộ Y tế. Trình chiếu dạng slide lịch công làm việc hàng tuần lên màn hình lớn thay thế cho lịch công tác tại cơ quan được gửi bằng văn bản, việc trình chiếu lịch công tác lên màn hình lớn sẽ giúp cho việc cập nhật tình hình công việc một cách nhanh chóng và chính xác nhất, nâng cao chất lượng làm việc của cán bộ tại Viện.
Phần mềm quản lý phòng khám bệnh chuyên khoa Phục vụ công tác quản lý bệnh nhân, trả lời kết quả xét nghiệm và thu viện phí tại phòng khám. Nhờ có phần mềm khám chữa bệnh, Phòng khám của Viện đã giảm tải được các thủ tục hành chính, quản lý chặt chẽ hồ sơ khám chữa bệnh và các khoản thu dịch vụ theo quy định, tránh phiền hà cho người bệnh và nâng cao hiệu quả phục vụ. Xây dựng phần mềm bốc và gọi số thứ tự tại Phòng khám chuyên khoa phục vụ cho công tác tiếp đón và ghi danh tại quầy tiếp đón thuộc phòng khám. Nhờ có phần mềm trên, Phòng khám đã làm cho việc đăng ký khám bệnh được công khai và trật tự hơn, rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân, tránh phiền hà cho bệnh nhân và nâng cao hiệu quả phục vụ.
Hệ thống hội nghị trực tuyến (Teleconference) Để kịp thời chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã trang bị cho Viện phần mềm Teleconference phục vụ hội nghị trực tuyến đảm bảo tiết kiệm thời gian đi lại mà vẫn nâng cao hiệu quả công việc như hội nghị trực tiếp bao gồm máy chủ hay còn gọi là thiết bị điều khiển trung tâm có nhiệm vụ giải mã/mã hóa hình ảnh, âm thanh dữ liệu đồng thời kết nối các máy trạm khác trong cùng hệ thống để tiến hành hội nghị truyền hình với nhiều điểm khác nhau ; camera hội nghị truyền hình có chức năng ghi hình, mã hóa và chuyền tải các hình ảnh chân thực nhất tại các điểm cầu trong cuộc họp ; hệ thống âm thanh có chức năng thu và phát âm thanh tại phòng họp của các điểm cầu ; băng thông và đường truyền cho hội nghị truyền hình là đường truyền kết nối mạng ( ADSL, FTTH, 3G…) cùng các thiết bị phụ trợ khác. Nhờ có hệ thống Teleconfenrence năm 2012 Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã họp hội nghị trực tuyến với Bộ Y tế (điểm cầu Hà Nội), các Viện thuộc Bộ Y tế (điểm cầu Tp. Hồ Chí Minh) thực hiện kiểm soát kịp thời bệnh viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
Một số khó khăn tồn tại Cùng với những kết quả hoạt động trên, việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin vẫn còn một số tồn tại như đội ngũ cán bộ viên chức tại Viện tuy được thường xuyên tập huấn nhưng do không được đào tạo bài bản, chủ yếu là soạn thảo văn bản, nên khả năng đổi mới và áp dụng CNTT còn nhiều hạn chế, chưa nắm được các thủ thuật về bảo mật, phòng chống virus, sử dụng internet an toàn, xử lý một vài sự cố nhỏ… ; đội ngũ cộng tác viên tham gia trang tin điện tử còn ít, việc gửi bài đăng tải lên Website chưa thường xuyên và chưa phản ảnh hết các nội dung hoạt động của Viện, nhất là các hoạt động phòng chống sốt rét, các bệnh ký sinh trùng và côn trùng cũng như các bệnh do véc tơ truyền (vector-born diseases). Bên cạnh đó, chế độ lương và ưu đãi cho đội ngũ cán bộ CNTT còn quá thấp so với mặt bằng chung của xã hội hiện nay nên không thu hút được các cán bộ thực sự có năng lực, chế độ bồi dưỡng đội ngũ thực hiện website còn nghèo nàn vì vậy cần có chế độ đãi ngộ hợp lý và thỏa đáng, nâng cao được hiệu quả ứng dụng CNTT tại Viện.
Nhiệm vụ ứng dụng và phát triển thông tin theo chỉ đạo của Bộ Y tế Theo Bộ Y tế, ứng dụng và phát triển thông tin trong công tác y tếcó vai trò quan trọng trong phát triển công tác y tế, trong những năm qua công nghệ thông tin y tế đã đạt nhiều thành tựu như khám chữa bệnh từ xa, quản lý bệnh viện, dự báo dịch bệnh, quản lý trang thiết bị y tế, dược phẩm, đào tạo, khoa học công nghệ và chuyển giao kỹ thuật. Đặc biệt là ngành y tế đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tới nhiều hoạt động y tế từ trung ương đến địa phương, đến nay Bộ Y tế đã có tổ chức chỉ đạo về ứng dụng công nghệ thông tin từ cơ quan Bộ đến các đơn vị. Thống kê năm 2014 cho thấy 100% cơ sở y tế tuyến trung ương có ứng dụng phần mềm tin học bệnh việv, tuyến tỉnh 68% và tuyến huyện 61%. Tuy nhiên, khả năng kết nối liên thông các hệ thống thông tin bệnh viện giữa các bệnh viện chưa có, Bộ Y tế đang triển khai thí điểm dự án Bệnh án điện tử và quản lý hệ thống bệnh viện trong đó có nâng cấp phần mềm tin học quản lý bệnh viện của 6 bệnh viện (Nhi Trung ương, Nhi Thanh Hóa, Phụ sản Trung ương, Y học cổ truyền Trung ương, Đa khoa Hà Tĩnh và Đa khoa Trung ương Huế). Bộ Y tế cho biết việc liên thông phần mềm giữa cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội là một giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường chất lượng bệnh viện, chất lượng dịch vụ y tế, cải cách thủ tục hành chính khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế. Bộ Y tế cũng đã triển khai hoạt động y tế từ xa tại các BV Bạch Mai, BVViệt Đức với các hoạt động giao ban hàng tuần trực tuyến, chẩn đoán hình ảnh từ xa, hội chẩn, tư vấn các ca khó, khám chữa bệnh từ xa... Về định hướng nhiệm vụ CNTT y tế trong 5 năm tới (2016-2020), Bộ Y tế sẽ trọng tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn khám chữa bệnh từ xa trong đề án bệnh viện vệ tinh, trong y tế biển đảo, cho việc tăng cường y tế tuyến dưới; ứng dụng công nghệ truyền hình thế hệ mới cho y tế từ xa; dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa; dịch vụ công trực tuyến. Nhằm góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng bảo vệ và chămsóc sức khỏe nhân dân. Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trong ngành y tế đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai CNTT y tế trong các đơn vị y tế với những nhiệm vụ cơ bản như sau.
Về chủ trương CNTT y tế cần được xem là một trong những ưu tiên để đầu tư phát triển cơ quan đơn vị trong những năm 2016-2020 mà theo đó thủ trưởng các đơn vị là người chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai CNTT tại đơn vị mình phụ trách. Trên cơ sở định hướng chiến lược của ngành, các đơn vị cần xây dựng kế hoạch, lộ trình tổ chức thực hiện việc ứng dụng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, cải cách thủ tục hành chính của đơn vị. Kế hoạch ứng dụng phát triển CNTT được lồng ghép trong chiến lược, kế hoạch phát triển chung của địa phương, đơn vị. Về tổ chức và nhân lực Các đơn vị cần có bộ phận chuyên trách, được bố trí nhân lực phù hợp để triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đơn vị; các sở y tế, bệnh viện tuyến tỉnh,viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng y tế cần sớm tổ chức bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin. Về đầu tư Hàng năm các đơn vị căn cứ vào khả năng ngân sách Nhà nước, các nguồn thu và các nguồn vốn hợp pháp khác để ưu tiên dành kinh phí cho dự án, kế hoạch ứng dụng CNTT của đơn vị. Tùy theo điều kiện cụ thể, các đơn vị cần dành tối thiểu 1% các nguồn kinh phí của đơn vị để chi cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Về xây dựng hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin Đơn vị có kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin, truyền thông bao gồm mạng máy tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm hệ thống và quy trình thông tin để đảm cho việc trao đổi thông tin thông suốt, an toàn, bảo vệ bí mật nhà nước trong các cơ quan và với các đơn vị y tế. Riêng phần chi viện của Bộ sẽ thực hiện ưu tiên đầu tư trước cho các đơn vị y tế tuyến trung ương, tuyến tỉnh sau đó đến tuyến cơ sở.
Cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng và phần mềm mã nguồn mở Bộ Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế đẩy nhanh việc xây dựng kho cơ sở dữ liệu y tế của đơn vị và ngành đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý và nghiên cứu khoa học. Các bệnh viện tổ chức triển khai phần mềm báo cáo thống kê bệnh viện và các phần mềm ứng dụng khác để thuận tiện trong việc quản lý, điều hành, tác nghiệp, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trong ngành. Các bệnh viện trung ương và tuyến tỉnh phải triển khai phần mềm quản lý bệnh viện. Các cơ sở đào tạo cần triển khai phần mềm quản lý học sinh, sinh viên theo yêu cầu của Bộ Giáo dục-Đào tạo và Bộ Y tế. Bộ Y tế khuyến khích đầu tư, phát triển để đưa vào sử dụng chung đối với các chuẩn thông tin y tế, các chương trình phần mềm có tính chất đặc thù chung cho một lĩnh vực trong ngành y tế ; khuyến khích sử dụng phần mềm mã nguồn mở giúp giảm chi phí và chủ động trong việc xây dựng phần mềm ứng dụng. Internet và website Theo Bộ Y tế, đến cuối năm 2010 có 100% các cơ sở y tế trung ương, bệnh viện, cơ sở y tế tuyến tỉnh, các cơ sở đào tạo y dược và 80% bệnh viện huyện có kết nối Internet băng thông rộng tạo điều kiện thuận lợi để các cán bộ y tế, sinh viên, học sinh được tiếp cận dịch vụ Internet có tốc độ cao để phục vụ công tác khám chữa bệnh, học tập và nghiên cứu khoa học y dược. Các cơ sở y tế tuyến trung ương, các sở y tế, các trường đại học và cao đẳng y tế phải có trang thông tin điện tử (website) trên Internet với thông tin được cập nhật, tin cậy cao để phục vụ nhân dân, doanh nghiệp và tổ chức khác có liên quan. Các cơ sở đào tạo, chỉ đạo tuyến, các bệnh viện chuyên khoa cần đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong đào tạo chuyển giao kỹ thuật, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh từ xa phục vụ kịp thời cho nhu cầu của cán bộ và nhân dân. Quản lý và điều hành Đảm bảo hệ thống chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin từ Bộ đến các đơn vị trực thuộc và sở y tế thông suốt, kịp thời. Bộ Y tế chỉ đạo phải có ít nhất trên 50% thông tin được trao đổi trên mạng, 30% các cuộc họp của Bộ được tổ chức trên môi trường mạng, hạn chế thủ tục, giấy tờ không cần thiết. Dịch vụ công Các dịch vụ công về y dược ở cơ quan Bộ Y tế và các sở y tế được cung cấp trên mạng của Bộ Y tế và các Sở y tế ở mức độ 2, một số dịch vụcông ở mức độ 3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung ứng các dịch vụ khám, chữa bệnh, cấp phép trong hoạt động y tế qua mạng, phục vụ tốt cho nhân dân và doanh nghiệp. Bộ yêu cầu giám đốc sở y tế các tỉnh/thành phố, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và các cơ sở y tế cần có kế hoạch tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả về thường xuyên về Bộ Y tế. Bộ giao cho Vụ Khoa học và đào tạo, Văn phòng Ban chỉ đạo công nghệ thông tin y tế có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn các đơn vị trong ngành y tế thực hiện chủ trương ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế đã ban hành.
Thay cho lời kết Là một trong những đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, trong hơn 10 năm qua (2005-2016) Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã đạt nhiều kết quả ứng dụng CNTT được Bộ Y tế đánh giá cao, trong những năm tới khắc phục những khó khăn tồn tại trong việc phát triển CNTT và thực hiện sự chỉ đạo của Bộ, Viện sẽ xây dựng kế hoạch ngắn hạn (hàng năm) và trung hạn (2016-2020) để công tác ứng dụng-phát triển công nghệ thông tin y tế hiệu quả theo chỉ đạo của Bộ trưởng, góp phần phát triển đơn vị và kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
|