Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 8 1 2 1 4
Số người đang truy cập
5 8 8
 Tư vấn sức khỏe Y học thường thức
Hussam Hidaoui chuẩn bị tiêm insulin.WHO/T. Jašarević
WHO giúp các bệnh nhân tiểu đường ở Syria

Ngày 21/3/2016. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) giúp các bệnh nhân tiểu đường ở Syria (WHO helps diabetes patients in Syria). Tình trạng thiếu hụt insulin ở Syria đang đe dọa sức khỏe của hàng ngàn người bị bệnh tiểu đường, WHO đang vất vả để lấp đầy lỗ hng được tạo ra do hệ thống y tế bị phá vỡ và thiếu nguồn sản xuất trong nước nhưng còn nhiều thách thức.

Hussam Hidaoui, 27 tuổi được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường type 1 như một đứa trẻ và là 1 trong tổng số khoảng 400.000 người Syria mà sự sống còn của họ phụ thuộc vào insulin. Anh ta chỉ được tiêm insulin mỗi ngày một lần, thậm chí điều đó không phải luôn luôn là một nhiệm vụ dễ dàng ở Syria, một đất nước bị xung đột trong 5 năm. "Tôi đã học được cách làm thế nào để sống với căn bệnh này, nó đã trở thành người bạn của tôi", ông nói với một nụ cười khi chỉ bộ insulin tại Hiệp hội chăm sóc bệnh tiểu đường (Association for Diabetes Care) Syria tại Damascus-thủ đô của Syria. Trước xung đột có khoảng 200 phòng khám chuyên khoa bệnh tiểu đường ctrên khắp Syria nhưng nhiều phòng khám không hoạt động do thiếu nhân viên hay vật tư, đặc biệt là ở các khu vực xung đột làm cho khó tiếp cận. Dựa trên dữ liệu bệnh tiểu đường của WHO về đất nước Syria, sự phổ biến của bệnh tiểu đường trong dân chúng đã gần như tăng gấp 3 lần kể từ năm 1980 với hơn 1 trong 10 người Syria (12,6% nữ và 11,2% nam giới) sống chung với căn bệnh này.

Tìm hiểu về bệnh tiểu đường (Learning about diabetes)

Tiểu đường là một bệnh không lây nhiễm (NCD) xảy ra hoặc khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin là một hormone điều chỉnh lượng đường trong máu mà nó sản xuất. Bệnh tiểu đường type 1 chủ yếu được chẩn đoán ở trẻ em và được đặc trưng bởi sự thiếu sản xuất insulin dẫn đến phụ thuộc insulin, bệnh tiểu đường typ2 là do sử dụng không hiệu quả insulin của cơ thể, thường là do trọng lượng cơ thể dư thừa và thiếu hoạt động thể chất, nhiều người bị bệnh tiểu đường thiếu thông tin quan trọng về cách kiểm soát lượng đường trong máu của họ và sử dụng insulin đúng cách. "Tôi có các vấn đề nghiêm trọng về mắt và thận bởi vì tôi đã không sử dụng insulin đúng cách", Hussam, hiện đang viếng thăm các trung tâm bệnh tiểu đường thường xuyên để được tư vấn và xét nghiệm đường máu miễn phí cho biết.

Tình trạng thiếu hụt insulin (Insulin shortages)

Hơn một nửa (60%) người dân Syria phụ thuộc insulin có nguy cơ do nguồn cung hạn chế,trước xung đột insulin được cung cấp miễn phí cho tất cả người sử dụng đăng ký với Chương trình quốc gia về bệnh tiểu đường (National Diabetes Programme) nhưng hiện nay, tình trạng thiếu hụt là phổ biến,cơ sở duy nhất sản xuất insulin của Syria đã bị hư hỏng và đã ngừng sản xuất.Thiếu insulin cho bệnh nhân thể lệ thuộc insulin dẫn đến tăng đường huyết, hoặc đường trong máu tăngcó thể gây ra tổn thương nghiêm trọng đối với nhiều hệ thống của cơ thể, đặc biệt là các dây thần kinh và mạch máu.WHO hiện đang là nhà cung cấp insulin chính trong nước với trên 500.000 lọ vào năm 2015, "Chúng tôi đang cố gắng để lấp đầy lổ hỏng được tạo ra bởi sự thiếu hụt sản xuất trong nước, bằng cách cung cấp các trung tâm tiểu đường trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức phi chính phủ", bà Elizabeth Hoff, Trưởng đại diện WHO tại Syria cho biết. Tuy nhiên, không phải luôn luôn có tất cả các loại insulin có sẵn tại các trung tâm bệnh tiểu đường, sự thiếu hụt diễn ra thường xuyên dẫn đến bệnh nhân bị bệnh tiểu đường đôi khi sử dụng một loại insulin khác hoặc bị buộc phải mua nó từ khu vực tư nhân."Gần đây, một bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê vì anh ta không thể tìm thấy loại thuốc thường dùng của mình và sử dụng loại insulin có sẵn mà ông có thể tìm thấy tại một hiệu thuốc gần đó",Tiến sĩ Bilal Hammad, một chuyên gia về bệnh tiểu đường và Giám đốc Hiệp hội chăm sóc bệnh tiểu đường ở Syria giải thích.Sự phân phối cho các khu vực không được kiểm soát bởi chính phủ là một thách thức nữa,duy trì dây chuyền lạnh từ kho đến điểm cuối cùng là khó khăn, trong khi việc tiếp cận tới các khu vực ở Syria bị cản trở bởi tình trạng mất an ninh. "Chúng tôi bỏ insulin trong các lô hàng chỉ khi chúng tôi biết rằng các dây chuyền lạnh có thể được duy trì", bà Hoff cho biết. Theo WHO, khoảng 9% người lớn trên thế giới bị bệnh tiểu đường vào năm 2014. Trong năm 2012, bệnh tiểu đường là nguyên nhân trực tiếp gây ra 1,5 triệu ca tử vong toàn cầu.

 

Ngày 28/03/2016
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích