Hỏi đáp chuyên ngành ký sinh trùng và y học thường thức tháng 5 năm 2016
Trần Thị Ánh H., 46 tuổi, giáo viên , TP. Kon Tum Hỏi: Ông xã nhà tôi bị chẩn đoán thoái hóa khóp đã nhiều năm này, đi lại khó khăn và chưa nhiều loại thuốc không giảm, hạn chế vận động đi lại là đỡ đau nhưng vì công việc nên đi lại liên tục đau trở lại, vậy thuốc nào và cách điều trị bệnh thoái hóa khớp hiệu quả là gì? Kính nhờ các bác sĩ của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn trả lời giúp! Trả lời: Rất nhiều người bị bệnh thoái hóa khớp đã đi rất nhiều nơi để điều trị bệnh này, nhưng vẫn chưa tìm ra được cách điều trị bệnh thoái hóa khớp hiệu quả nhất. Để có thêm thông tin kiến thức về căn bệnh thoái hóa khớp, xin biên tập lại bài viết của thạc sĩ Nguyễn Văn Long - Chủ tịch hội đồng sáng lập Đề án thành lập Bệnh viện xương khớp Đông y Việt Nam, cố vấn chuyên môn khoa cơ xương khớp đông y bệnh viện Việt Pháp, bài viết phân tích thực trạng và các phương pháp chưa trị các chứng bệnh xương khớp hiện nay dưới góc độ của một nhà chuyên môn. Bài viết cũng giới thiệu một địa chỉ chữa bệnh thoái hóa khớp một cách hiệu quả nhất, được sự đồng ý của người viết bài chúng tôi xin phép biên tập lại bài viết: Thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng phần sụn, đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm ở đó và giảm sút lượng dịch nhày giúp bôi trơn, vì vậy gây đau và cứng khớp. Đây là vấn đề y tế công cộng đang được xã hội rất quan tâm, vì quy mô lớn và hệ quả nghiêm trọng của bệnh trong cộng đồng. Thoái hóa khớp thường xảy ra ở người cao tuổi và trong tình hình tuổi thọ dân số ngày càng gia tăng, gánh nặng về thoái hóa khớp trong cộng đồng cũng sẽ gia tăng đáng kể trong tương lai. Bệnh thoái hóa khớp không chỉ gặp ở người già mà những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh này ngày càng nhiều và nguyên nhân mắc bệnh chủ yếu do “lười vận động” và làm việc quá sức sai tư thế trong một thời gian dài. Bệnh thoái hóa khớp tiến triển chậm rất âm thầm khiến cho nhiều bệnh nhân đôi khi không thể nhận ra được dấu hiệu của bệnh. Về cơ bản, bệnh thoái hóa khớp thường có những triệu chứng chính sau: -Trong hoặc sau khi vận động mạnh, hoặc sau một thời gian không vận động bệnh nhân có cảm giác đau khớp; -Khó chịu ở khớp, nhất là những trái gió trở trời hoặc lúc giao mùa; -Sưng cứng ở khớp, cảm giác rõ nhất sau khi vận động -Có gai xương ở giữa hoặc đầu các khớp ngón tay hoặc khớp bàn ngón tay cái; -Độ linh hoạt của khớp bị giảm đáng kể.
Về vấn đề chung căn bệnh viêm khớp: Viêm khớp xảy ra khi sụn đệm các đầu xương trong khớp ngày càng bị bào mòn theo thời gian do lượng dịch khớp cạn kiệt, các lớp sụn này chà xát trực tiếp lên nhau khi vận động gây đau. Khi bề mặt nhẵn mịn của sụn khớp trở nên thô ráp , gây kích ứng. Cuối cùng, nếu sụn khớp này xẹp xuống hoàn toàn có thể xương trên xương-đầu xương trở nên hư hỏng và các khớp xương trở nên đau đớn nhiều hơn. Giai đoạn sau của bệnh viêm khớp sẽ hình thành các gai xương, gây chèn ép các dây thần kinh, gây đau đầu, tê nhức tứ chi. Theo đông y, các bệnh liên quan đến xương khớp dù có sưng, nóng, đỏ, hay chỉ tê mỏi, nặng, ở các khớp thì đều thuộc chứng Tý, nghĩa là bế tắc không thông, dân gian gọi là phong thấp. Nguyên nhân gây các bệnh về xương khớp là do sức đề kháng của cơ thể không đầy đủ nên các yếu tố gây bệnh cùng phối hợp xâm phạm đến kinh lạc ở cơ, khớp. Hậu quả là sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn, gây sưng đau hoặc tê mỏi, nặng ở một khu vực xương khớp hoặc toàn thân. Một số khác thì do chính khí hư suy vì mắc bệnh lâu ngày hoặc do cao tuổi, các chức năng hoạt động cơ thể suy yếu nên khí huyết giảm sút, không nuôi dưỡng được các cân mạch, gây thoái hóa xương khớp và đau.
Các chứng xương khớp thường gặp như: Bệnh khô khớp hay khô dịch khớp, bệnh thoái hóa khớp (gối, cột sống, đốt sống cổ), bệnh vôi hóa khớp (gối, cột sống), bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh viêm đa khớp dạng thấp,…Ở Việt Nam hiện nay tình trạng mắc phải bệnh xương khớp khá phổ biến với cả nam và nữ. Điều trị bằng phương pháp nào để đạt hiệu quả và an toàn vẫn là vấn đề mà các nhà nghiên cứu y học cả đông và tây y rất quan tâm. Thực trạng hiện nay thường áp dụng các phương pháp điều trị như sau:
Cách 1: Khi người bệnh chớm xuất hiện các các triệu chứng về bệnh xương khớp, người bệnh thường có tâm lý thờ ơ với bệnh chỉ cho là đau đơn giản, ban đầu người bệnh thường tìm đến các phương pháp lưu truyền hiện nay như sử dụng mật gấu, lá bưởi, chườm nóng, chườm lạnh… xoa bóp nhằm giảm thiểu các cơn đau và có hi vọng chữa khỏi. -Ưu điểm: Đều là những sản phẩm từ tự nhiên vì vậy khi người bệnh sử dụng mang lại tính an toàn cao và với chi phí thấp. -Nhược điểm: Khó thực hiện, thời gian điều trị quá dài, không phải ai cũng có thời gian để duy trì lâu dài, các triệu chứng giảm không đáng kể, việc sử dụng lâu dài mà không có kết quả, như vậy gây nên tình trạng bệnh phát triển ngày một nặng thêm. Cách 2: Sau một loạt các phương pháp điều trị lưu truyền mà bệnh vẫn không khỏi người bệnh không còn mặn mà với phương pháp điều trị trên nữa mà chuyển sang sử dụng thực phẩm chức năng được quảng cáo nhan nhản trên các phương tiện truyền thông là an toàn và hiệu quả cao như : Thuốc Jex, viên khớp Tâm Bình, viên khớp P-V, Bonistas… vv. -Ưu điểm: dễ mua dễ sử dụng, sản phẩm là những viên nang dùng để uống hằng ngày. -Nhược điểm: Tình trạng bệnh gần như không thuyên giảm hoặc giảm không đáng kể (vì thực tế đây chỉ là sản phẩm hỗ trợ điều trị chứ không phải sản phẩm điều trị), chi phí điều trị cao, thời gian điều trị kéo dài từ 3 đến 9 tháng. Cách 3: Quá trình điều trị dài mà không có hiệu quả, có thể nói với suy nghĩ có bệnh thì vái tứ phương người bệnh đã trải qua các phương pháp chữa trị ai mách gì làm đấy dẫn đến tình trạng bệnh đã không khỏi lại ngày càng phức tạp hơn. Trong tâm trạng đó người bệnh thường được khuyên đến các bệnh viện công lập hoặc chuyên khoa của các bệnh viện đa khoa để khám và điều trị. Tại Việt Nam các bác sĩ sau khi có kết luận chính thức từ việc chụp chiếu của các máy móc, người bệnh thường được các bác sĩ kê đơn thuốc, tùy từng loại bệnh và mức độ mà các bác sĩ sẽ kê: Korulac, Paracetamol, Diclofenac, Arcoxia, Bonlutin, Artrodar, Fenalgic, Ibuprofen, Profenid, Voltaren, Mobic ….về điều trị tại nhà. -Ưu điểm: Việc chữa trị trong các chuyên khoa hoặc bệnh viên công lập giúp bệnh nhân yên tâm về mặt tâm lí do ở Việt Nam thường có tâm lí tin tưởng bác sĩ ở các bệnh viện công lập. -Nhược điểm: Với hàm lượng dược lý mạnh những thuốc này có tác dụng tức thời, cơn đau giảm một cách rõ rệt trong những ngày đầu và giảm hẳn trong khoảng 10 đến 15 ngày đi kèm với chế độ tập luyện. Quá trình ngưng sử dụng thuốc người bệnh trở về với cuộc sống và công việc hằng ngày. Quá trình này thường không kéo dài vì các bác sĩ thường kê các loại thuốc giảm đau và kháng viêm và khi hàm lượng dược lý của thuốc đã hết trong cơ thể dần dần các cơn đau âm ỉ bắt đầu xuất hiện trở lại, người bệnh hoang mang lo lắng không biết giải quyết thế nào vì đã chữa ở bệnh viện của nhà nước mà không khỏi dứt điểm ? Cách 4: Việc điều trị ở các chuyên khoa không khỏi khiến người bệnh mất niềm tin hoàn toàn về các chuyên khoa của nhà nước Lúc này qua các phương tiện thông tin đại chúng tivi báo đài người bệnh biết đến các phòng khám đa khoa tư nhân như: Phòng khám Kim Giang, Phòng khám Bạch Mai, phòng khám Kim Mã, phòng khám Năm Châu…Việc thông tin quảng cáo thiếu sự kiểm soát của các cơ quan chức năng khiến cho người bệnh lầm tưởng đây là những địa chỉ chữa bệnh xương khớp giỏi nhất Việt Nam và nhất cả thế giới: chữa trong vài ba ngày khỏi hoàn toàn, chữa một lần khỏi dứt điểm không tái phát… -Ưu điểm: Thái độ phục vụ nhiệt tình,thân thiện, quan hệ giữa các bác sĩ và bệnh nhân khá tốt trong quá trình điều trị. -Nhược điểm: Việc điều trị tại những phòng khám này ngoài những tân dược đã nêu ở trên một số phòng khám còn sử dụng những tá dược mạnh không rõ nguồn gốc và có nhiều phản ứng phụ tới gan, thận và mật, dạ dày…Chi phí điều trị cho một ca bệnh thường từ 10 đến 15 triệu. Một chi phí quá cao so với mức sống của đại bộ phận người dân hiện nay. Kết quả không khỏi người bệnh đòi rút lại tiền như cam kết thì bị gây khó dễ. Cách 5: Tin tưởng vào lời quảng cáo nhưng không khỏi bệnh hoặc bị tái phát nhanh chóng người bệnh không biết tin vào ai nữa. Lúc này ai mách gì chữa nấy theo thói quen có bệnh thì vái tứ phương người bệnh tự chữa ở nhà hoặc đi chữa ở các nhà thuốc gia truyền, những thầy Lang trong vùng…Tùy vào trình độ của từng nhà thuốc và thầy Lang mà bệnh có thể khỏi hoặc tạm dứt nhưng thường không được lâu. Đây là một trong số các chuyên mục chúng tôi xin mượn lời một chuyên gia về thoái hóa khớp để chia sẻ với bạn.
Nguyễn Thị T, 27 tuổi, F5. TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, lelien@....Hỏi: Cháu đang mang thai con so, nhưng gần đây cháu đi tiểu rất nhiều lần trong ngày mà còn sốt nhẹ nữa, đi khám bác sĩ bảo là nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ. Xin cho cháu hỏi các bác viêm đường tiết niệu khi mang thai như vậy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến con cháu không và cách chưa trị như thế nào là an toàn nhất. Cháu chân thành cảm ơn! Trả lời:Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phúc đáp ngắn gọn như sau: Viêm đường tiết niệu là bệnh hay gặp ở phụ nữ khi mang thai (PNMT) và có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thụ thai và quá trình mang thai. Nhiễm khuẩn xảy ra khi các vi sinh vật bình thường ở ống tiêu hóa bám vào lỗ niệu đạo và bắt đầu sinh sản. Hầu hết các nhiễm khuẩn tiết niệu do vi khuẩn Escherichia coli từ vùng hậu môn, âm đạo xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo vốn rất ngắn của phụ nữ (chỉ 3-4cm), nhiễm khuẩn khu trú ở đấy gọi là nhiễm khuẩn niệu đạo. Từ đấy, vi khuẩn di chuyển đến bàng quang gây viêm bàng quang. Nếu nhiễm khuẩn này không được điều trị ngay, vi khuẩn có thể lan đến thận qua đường niệu quản gây viêm thận - bể thận. Khi mang thai, bạn cũng có nguy cơ mắc phải các bệnh đường tiết niệu. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bạn, mà còn có thể gây sinh non hoặc bé nhẹ cân. Do cấu tạo bộ máy tiết niệutrong cơ thể bạn gồm có thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo, trong đó 2 quả thận đóng vai trò cơ quan chủ đạo, nằm ở khoang giữa phía dưới bờ sườn sau lưng.
Nhiệm vụ chính của thận là lọc các chất độc từ máu tạo ra nước tiểu, ngoài ra thận còn giữ các thành phần vi chất ổn định trong máu và sản xuất ra hormone tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu. Nước tiểu được tạo ra sẽ theo 2 ống niệu quản dẫn từ thận xuống bàng quang. Bàng quang đầy nước tiểu sẽ gây ra cảm giác mót tiểu và nước tiểu được thải ra ngoài cơ thể theo đường niệu đạo. Bình thường, nước tiểu vô khuẩn. Khi bạn mang thai, bộ máy tiết niệu của bạn cũng thay đổi đáng kể. Trước hết là 2 quả thận của bạn sẽ gia tăng thể tích: dài thêm khoảng 1 cm và nặng thêm khoảng 4,5 gram. Đài thận và bể thận giãn, đặc biệt là thận (P). Do sức ép của thai nhi, niệu quản cũng giãn nhẹ và có thể có hiện tượng trào ngược bàng quang-niệu quản. Hiện tượng này sẽ kéo dài đến 3 tháng sau sinh. Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, huyết áp của bạn cũng có thay đổi đồng thời với sự thay đổi huyết động. Biểu hiện cụ thể là huyết áp giảm trong 3 tháng đầu mang thai, Urê huyết giảm vì máu bị pha loãng và tăng thể tích và dịch ở các khoang, tổ chức kẽ, gây ra hiện tượng tăng cân, phù.
Nguyên nhân gây bệnh tiết niệu Do khối lượng tử cung lớn dần chèn ep vào niệu quản làm giãn đài bế thận, hoặc do sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản gây ra sự ứ đọng nước tiểu-yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn (chủ yếu vi khuẩn E. coli) phát triển.Các vi khuẩn này từ vùng hậu môn, âm đạo xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo của bạn, nhiễm khuẩn khu trú ở đấy gọi là nhiễm khuẩn niệu đạo. Tiếp theo, vi khuẩn di chuyển đến bàng quang gây viêm bàng quang, và cuối cùng lan đến thận qua đường niệu quản gây viêm thận - bể thận cấp.
Những bệnh tiết niệu thường gặp ở phụ nữ mang thai Để vi khuẩn phát triển thì một trong những yếu tố thuận lợi hay gặp ở phụ nữ khi mang thai là sự ứ đọng nước tiểu, sự ứ đọng này xảy ra do khối lượng tử cung lớn lên chèn ép vào niệu quản làm giãn đài bể thận, hoặc do sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản. Chính vì vậy, mỗi lần đi khám thai tại bệnh viện, các sản phụ nên kết hợp làm xét nghiệm nước tiểu để phát hiện những viêm nhiễm bắt đầu xuất hiện trong đường tiết niệu để điều trị kịp thời, tránh để lâu sẽ gây biến chứng. Một số thể nhiễm khuẩn tiết niệu ở phụ nữ có thai: - Thể nhiễm khuẩn không có triệu chứng: thường các phụ nữ mang thai không có triệu chứng lâm sàng. Qua hai lần xét nghiệm nước tiểu riêng biệt thấy có tối thiểu 100.000 vi khuẩn trong 1ml nước tiểu. Thể bệnh này có thể gây biến chứng viêm thận - bể thận cấp với tỷ lệ khá cao nếu không được điều trị kịp thời. - Thể viêm bàng quang: Đái buốt, đái rắt, có khi đái ra máu cuối bãi, có cảm giác nóng bỏng, rát khi đái, không sốt, người mệt mỏi khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm bàng quang có thể dẫn đến viêm thận-bể thận cấp. - Thể viêm thận-bể thận cấp: Đây là thể nặng nhất, khởi phát thường đột ngột với hội chứng nhiễm khuẩn rầm rộ, sốt cao 39-40oC, mạch nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, hốc hác, mệt mỏi li bì, đau vùng thắt lưng bên (P) là triệu chứng hay gặp, có khi đau âm ỉ, cũng có lúc đau dữ dội từng cơn, đau xuyên xuống hố chậu phải và bộ phận sinh dục. Nếu không điều trị kịp thời thì viêm thận - bể thận cấp sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Người mẹ dễ bị choáng, sốc nhiễm khuẩn gây suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp, suy thận cấp...; thai nhi dễ bị suy thai, đẻ non... Bệnh cảnh này thường gặp trên người có tiền sử viêm thận-bể thận do sỏi, có viêm bàng quang do sỏi, hoặc dị dạng đường tiết niệu từ trước khi mang thai mà không biết nay mới có điều kiện bộc lộ ra ngoài. - Suy thận cấp: Triệu chứng phù, tiểu ít, xét nghiệm có urê máu, creatinin trong huyết thanh tăng cao. Bệnh có thể gây sảy thai, bé nhẹ cân, non tháng hay thai chết lưu (tỷ lệ tử vong cao ở cả mẹ và bé). Nguyên nhân có thể do thận thiếu máu nuôi dưỡng, thường xảy ra trong trường hợp mẹ bị băng huyết, mất nước, rau bong non, nhiễm khuẩn huyết. - Tăng huyết áp: triệu chứng huyết áp tăng trên 140/80 mmHg do thiếu máu cục bộ rau thai. Bệnh thường xuất hiện trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Điều trị dùng các thuốc ức chế trung ương giao cảm, chẹn bêta giao cảm. Bạn cũng nên ăn nhạt và dùng thuốc lợi tiểu không được khuyến cáo vì có nguy cơ gây thiếu máu rau thai, dễ gây đẻ non hoặc thai chết lưu. Lưu ý là bạn không nên dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn canxi; - Tiền sản giật/ nhiễm độc thai nghén: Triệu chứng phù nhiều, tăng huyết áp và protein niệu nhiều. Thường gặp ở phụ nữ trẻ có thai lần đầu vào 3 tháng cuối thai kỳ. Sản giật với các cơn co giật toàn thân gây nhiều biến chứng, kể cả tử vong cho bạn và bé yêu. Nguyên nhân chính là do giảm cung lượng tim, thiếu máu cục bộ tử cung và rau thai; - Đông máu trong lòng mạch: Triệu chứng đông máu rải rác trong lòng mạch. Nếu bạn bị tắc mạch máu, các tiểu cầu thận sẽ gây suy thận cấp nặng. Cùng với hội chứng HELLP (tan máu, tăng men gan, giảm tiểu cầu và suy thận), đông tắc mạch máu có nguy cơ tử vong cao. Điều trị là lọc máu liên tục chậm tĩnh mạch-tĩnh mạch; Đối với thể nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng và thể viêm bàng quang, sản phụ có thể điều trị ngoại trú dưới sự theo dõi hướng dẫn của thầy thuốc sản khoa. Dùng kháng sinh loại không có hại hoặc ít cho thai. Sau đợt điều trị, sản phụ cần kiểm tra lại nước tiểu. Đối với thể viêm thận - bể thận cấp, sản phụ cần được điều trị tích cực tại bệnh viện. Tại đây, sản phụ sẽ được thăm khám đầy đủ cả về tiết niệu và sản khoa, tiến hành làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và chức năng thận, làm siêu âm kiểm tra hệ tiết niệu, siêu âm kiểm tra xem thai nhi có bị ảnh hưởng gì không. Muốn điều trị có kết quả tốt bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu nên sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ. Đi đôi với việc xử trí các triệu chứng về tiết niệu cần có sự chăm sóc về sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai... Nếu có nguy cơ dọa xảy thai thì cho thuốc chống co bóp tử cung. Vấn đề phòng bệnh, các PNMT cần kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng một lần. Cần chú ý vệ sinh sinh dục hằng ngày, không nên cố nhịn khi muốn đi tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp, khi đi đại tiện; khi vệ sinh vùng âm hộ - hậu môn thì nên vệ sinh từ trước ra sau. Ngoài ra uống đủ nước để giúp nước tiểu không cô đặc phòng sỏi hệ tiết niệu. Để đề phòng những căn bệnh đường tiết niệu, bạn nên định kỳ khám thai (thử nước tiểu, đo huyết áp, cân thai phụ, siêu âm thai và nghe tim thai). ·Bạn có thể khám bất kỳ lúc nào bạn thấy bất thường, đặc biệt khi tiểu ít, đái buốt, đái rắt, người mệt mỏi, hoa mắt, đau đầu. ·Giữ vệ sinh sinh dục hàng ngày. Vệ sinh vùng âm hộ - hậu môn từ trước ra sau. ·Không nên cố nhịn khi muốn đi tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp, khi đi đại tiện. ·Ăn nhạt nếu thấy phù hoặc tăng huyết áp. ·Uống nước đầy đủ (ít nhất là 1,5 lít nước/ngày). Chúng tôi nghĩ rằng các phần trên đây đã giúp bạn hiểu thêm và đầy đủ về các khía cạnh nhiễm trùng tiết niệu trong thời gian mang thai mà bạn có thể đang mắc phải.
Thân chúc bạn khỏe!
Nguyễn Đức Luân A, 53 tuổi, TX An Nhơn, tỉnh Bình Định, quy2134@.... Hỏi: Cha tôi đang mắc bệnh viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn đã gần 10 năm nay và đang điều trị thuốc theo toa các bác sĩ, có khi điều trị tại bệnh viện, có khi điều trị ngoại trú ở nhà. Tuy nhiên, chúng tôi muốn có được một quy cách đúng đắn tốt nhất để kiểm soát tốt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của cha vì nhiều khi dễ chết nếu không đưa đi cấp cứu kịp thời, mong rằng các bác sĩ giúp tôi quản lý như thế nào cho tốt. Xin chân thành cảm ơn rất nhiều ạTrả lời: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. Sự giới hạn lưu lượng khí thường xảy ra từ từ và phối hợp với môt sự đáp ừng viêm bất thường của phổi đối với các hạt độc hay khí. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm viêm phế quản mạn và khí phế thủng. Bao gồm viêm phế quản mạn, khí phế thủng và hen phế quản không hồi phục.
Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) căn cứ vào triệu chứng ho, khạc đàm, khó thở và hay là có tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Sự chẩn đoán được xác định bằng phế dung kế. sau khi dùng thuốc giãn phế quản mà FEV1 < 80% so với trị số dự đoàn phối hợp với FEV1/FVC < 70%. COPD là nguyên nhân hàng đầu của tử vong trên thế giới. Năm 1990, theo TCYTTG thì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đứng hàng thứ 12 trong số những bệnh nặng. COPD là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 sau bệnh tim, ung thư, bệnh mạch máu não. Theo báo cáo kết quả họp nhóm tư vấn của châu Á Thái Bình Dương về COPD 2002 tại Hồng Kông thì tại các nước Châu Á Thái Bình Dương, tỷ lệ mắc BPTNMT khoảng 3,8%, nhưng gần đây qua một số mẫu nghiên cứu cho thấy tỉ lệ lên đến 6,3% ở người trên 30 tuổi. Bệnh có nhiều giai đoạn, theo giai đoạn sớm, bệnh COPD không có triệu chứng đặc hiệu. Bệnh nhân có thể khó thở nhẹ, ho khạc đờm hoặc không có biểu hiện gì đặc biệt trừ khi có đợt viêm nhiễm khí phế quản phổi hoặc gắng sức nặng. Nếu được điều trị đúng phương pháp, tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc, COPD có thể tạm ổn định, chức năng phổi được bảo tồn, người bệnh có thể sống và làm việc bình thường, tuy nhiên phải tránh gắng sức quá mức. Những bệnh nhân điều trị không đúng phác đồ, vẫn tiếp tục hút thuốc lá hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, không dự phòng đầy đủ thì sẽ thường xuyên tái phát đợt cấp, chức năng phổi giảm dần, xuất hiện biến chứng như suy hô hấp mạn, tâm phế mạn, suy mòn, giảm chất lượng cuộc sống.
Khi ở giai đoạn tiến triển của COPD, bệnh nhân có thể thấy khó thở ngay cả khi gắng sức nhẹ bao gồm cả việc hạn chế đi lại như đi dạo, đi chợ, hay khó khăn tổ chức các hoạt động. Theo nghiên cứu khảo sát được thực hiện tại bắc Mỹ, 6 nước châu Âu đã chỉ ra tình trạng mắc COPD khiến người bệnh có cảm giác lo lắng, cảm giác bị cô lập hoặc thấy mình trở nên vô dụng, phụ thuộc người khác do đó khiến họ rất dễ bị trầm cảm. Nếu người mắc bệnh COPD mà không được cấp cứu, điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Những người có nguy cơ mắc bệnh COPD: hút thuốc lá, thuốc lào là căn nguyên chính gây COPD. Hơn 90% số người COPD có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào. Những yếu tố nguy cơ khác của COPD bao gồm: Tiếp xúc khói, bụi nghề nghiệp, tiếp xúc thường xuyên khói bếp than, khói củi, rơm rạ, nhiễm trùng hô hấp, các trường hợp có thiếu hụt men alpha 1 antitrypsin. Do đó, những người có các yếu tố nội tại của bệnh hoặc hay tiếp xúc với các yếu tố môi trường của bệnh thì sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh COPD hơn những người bình thường. Ví dụ như những người có tiền sử hút thuốc lá nhiều hơn 20 điếu một ngày hoặc những người hay tiếp xúc với khói thuốc lá, hoặc công nhân hay phải tiếp xúc với bụi nghề nghiệp như công nhân ngành than, thợ mỏ, thợ đúc, luyện kim, thợ cưa, ngành dệt hoặc những người hay tiếp xúc với khói than, khói bếp.
Để phòng ngừa bệnh COPD, Giáo sư Ngô Quý Châu khuyến cáo, người dân tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh như khói thuốc lá, thuốc lào, khí thải, tiếp xúc bụi, hóa chất nghề nghiệp. Đặc biệt không được hút thuốc lá, thuốc lào. Đối với những người không may đã mắc bệnh, trước hết người bệnh phải tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn của bác sĩ như: bỏ hút thuốc, tránh tiếp xúc với khói thuốc; dùng thuốc giãn phế quản và corticoid phù hợp, đầy đủ; tiêm phòng vaccine cúm và phế cầu. Thứ hai, bệnh nhân nên có kiến thức đầy đủ về bệnh COPD (hiểu về bệnh và các dấu hiệu cần thay đổi điều trị, khám bác sĩ hoặc nhập viện cấp cứu). Thứ ba, bệnh nhân nên duy trì tinh thần lạc quan thoải mái, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Từ đó, không những kiểm soát được bệnh mà còn giảm các đợt cấp không phải nhập viện, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân.
Huỳnh Chí T, 33 tuổi, thợ may ở KTM, Vũng TàuHỏi: Các bác sĩ cho em hỏi, cách nay hai ngày em đi khám bệnh về đươc các bác sĩ bệnh viện cho thuốc điều trị khớp, về khoảng 10 ngày nay em thấy mình lên cân rõ và có cảm giác mệt, em muốn biết loại thuốc nào ở đây gây giữ nước và tăng cân của em. Nếu có thể, các bác sĩ giúp cho em liệt kê các loại thuốc để em phòng ngừa không để giữ nước và tăng cân như vừa rồi, em rất cảm ơn!Trả lời: Trong thực hành lâm sàng, một số bệnh nhân khi dùng cùng đơn thuốc cơ người bị giữ nước, tăng cân, có người không, có người bị giữ nước với thuốc này nhưng không bị với các thuốc kia. Việc điều trị bằng thuốc là hiển nhiên khi chúng ta có bệnh, song ngoài tác dụng chính của thuốc để chữa bệnh, nhiều loại thuốc còn gây những tác dụng không mong muốn, kể cả gây giữ nước và tăng cân. Vậy những loại thuốc nào gây tăng cân khi sử dụng và cần lưu ý gì khi gặp phải tác dụng phụ này? Dưới đây là một số thuốc thường gặp tác dụng ngoại ý như thế và nếu bạn quan tâm hơn nữa, có thể truy cập internet với các từ khóa qua Google à Are your meds making you gain weight? 13 Drugs that can make you gain weight - Health.com, Can prescription drugs cause weight gain?... sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa.
-Thuốc chống viêm corticoid: Thuốc này thuộc nhóm glucocorticoid gồm nhiều biệt dược khác nhau, trong đó có một số biệt dược thường hay bị lạm dụng nhất, đó là prednisolon, solumedrol, dexamethason. Vì chúng có tác dụng tốt trong chống viêm, giảm đau nhất là trong các bệnh về xương khớp. Ngoài ra, corticoid còn được sử dụng trong điều trị các bệnh dị ứng, chống sốc (depersolon, solumedrol), bệnh tự miễn, bệnh về hô hấp, nhất là bệnh hen suyễn, bệnh suy tuyến thượng thận. Ngoài tác dụng chữa bệnh, corticoid còn có tác dụng giữ nước, giữ muối natri làm rối loạn chuyển hóa lipide và làm đọng mỡ ở mặt, cổ và lưng, gây nên hiện tượng béo phì (trông mặt tròn trịa), gây rối loạn nội tiết (mọc nhiều lông).
Không những thế, corticoid còn gây một số tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể người sử dụng (loãng xương, tăng huyết áp, làm giảm sự đề kháng của cơ thể dẫn đến dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn). Corticoid còn có tác dụng kích thích tăng tiết dịch vị, từ đó gây cảm giác đói, thèm ăn và ăn ngon miệng nhưng có thể làm viêm, loét dạ dày-tá tràng. Nếu dùng quá nhiều corticoid hoặc dùng kéo dài có thể gây nên hội chứng Cushing, bao gồm béo, mệt mỏi, cơ yếu, khuôn mặt đỏ và tròn, màu tím trên da bụng, da mỏng, chậm lành vết thương (nếu có), trầm cảm, hay cáu gắt, mọc nhiều lông tóc, kinh nguyệt không đều (nữ giới), liệt dương (nam giới). Lưu ý, hội chứng Cushing cũng có thể dẫn đến tăng huyết áp, loãng xương, sỏi thận, nhiễm khuẩn thường xuyên hoặc bất thường, giảm khối lượng cơ, mệt mỏi, yếu và có thể gây bệnh tiểu đường. -Thuốc Durabolin: (nandrolon phenylpropionat) là một dẫn chất tổng hợp tương tự hormon sinh dục nam testosteron. Tác dụng chủ yếu của durabolin là đồng hóa protein, nghĩa là giúp cơ thể hấp thu, chuyển hóa tốt protein và vận chuyển các axit amin của protein vào bên trong các mô tổ chức, làm cho cơ thể phát triển cơ bắp, tăng cân, tăng sức. Vì vậy, thuốc này có thể bị lạm dụng doping trong thể dục, thể thao. Tuy nhiên, khi dùng Durabolin liều cao, kéo dài có thể gây ra hiện tượng nam tính hóa. Phụ nữ nhạy cảm có thể bị khàn giọng, đây là triệu chứng đầu tiên của sự thay đổi thanh quản làm trầm giọng và đôi khi khó phục hồi lại, kèm theo nổi mụn trứng cá, mọc râu hay tình dục gia tăng. Bé trai trước tuổi dậy thì, dương vật tăng thể tích và thường cương cứng. Bé gái, lông mu mọc nhiều lên và âm vật to hơn hoặc làm sụn tiếp hợp ở đầu xương hóa cốt sớm và giữ nước gây tăng cân; -Thuốc cyproheptadin: là thuốc kháng histamin chữa dị ứng. Loại thuốc này không làm giữ nước, natri lại trong cơ thể gây phù như corticoid, chúng có tác dụng kích thích làm cho người dùng ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng hơn gây tăng cân. Tuy vậy, nếu ngưng, sự chán ăn sẽ quay trở lại. Thuốc còn có nhiều tác dụng phụ như gây buồn ngủ, trẻ em dưới 2 tuổi có thể bị co giật. Vì vậy, thuốc chống chỉ định đối với trẻ em, PNMT hoặc đang cho con bú và người cao tuổi suy dinh dưỡng, người bị tăng nhãn áp, tăng sinh tiền liệt tuyến lành tính hoặc loét dạ dày - tá tràng . Do có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên nhiều nước đã không dùng các loại thuốc này trong việc tăng trọng.
-Ngoài ba loại kể trên, nhiều thuốc khác cũng có tác dụng làm tăng cân, tuy nhiên sự tăng cân của các thuốc này không thật rõ ràng như thuốc chống trầm cảm (amitriptylin) hoặc thuốc chống loạn thần (olanzapin), thuốc trị động kinh (axit valproic, lithium), thuốc trị đái tháo đường typ 2 (glyburid, glipizid), thông dụng hơn là thuốc điều trị tăng huyết áp, trong đó đáng chú ý là nhóm thuốc chẹn bêta (atenolol, metoprolol...). Một số thuốc thông dụng có thể dẫn đến tăng cânThuốc | Tên generic | Phân nhóm thuốc | Paxil | Paroxetine | SSRI Thuốc chống trầm cảm | Zoloft | Sertraline | SSRI Thuốc chống trầm cảm | Elavil | Amitriptyline | Tricyclic Thuốc chống trầm cảm | Remeron | Mirtazapine | Thuốc chống trầm cảm | Clozaril | Clozapine | Giảm rối loạn tâm thần/ổn định ngữ điệu | Zyprexa | Olanzapine | Giảm rối loạn tâm thần/ổn định ngữ điệu | Risperdal | Risperidone | Giảm rối loạn tâm thần/ổn định ngữ điệu | Seroquel | Quetiapine | Giảm rối loạn tâm thần/ổn định ngữ điệu | Lithobid | Lithium | Ổn định ngữ điệu | Depakene, Depakote | Valproic acid, divalproex | Rối loạn động kinh/Migraines/ ổn định ngữ điệu | Neurontin | Gabapentin | Rối loạn động kinh | Tegretol | Carbamazepine | Rối loạn động kinh/ ổn định ngữ điệu | Lopressor | Metoprolol | Thuốc hạ huyết áp Beta Blocker | Tenormin | Atenolol | Thuốc hạ huyết áp Beta Blocker | Inderal | Propranolol | Thuốc hạ huyết áp Beta Blocker | Norvasc | Amlodipine | Thuốc hạ huyết áp-Beta Blocker | Catapres | Clonidine | Alpha-2 Adrenergic Agonist. | Actos | Pioglitazone | Thiazolidinediones | Avandia | Rosiglitazone | Thiazolidinediones | Amaryl | Glimepiride | Sulfonylureas | Novolog, Lantus, Humalog (various brands) | Insulin | Thuốc tiểu đường | Diabeta | Glyburide | Sulfonylureas | Glucotrol | Glipizide | Sulfonylureas | Deltasone, Medrol, Solu-Cortef | oral prednisone, oral methylprednisolone, hydrocortisone injectable | Corticosteroid | Allegra | fexofenadine | Kháng histamine | Zyrtec | cetirizine | Kháng histamine |
Vì vậy, để phòng tránh bất lợi này, người bệnh không tự động mua thuốc để điều trị hoặc để nhằm làm tăng cân sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Khi đang dùng thuốc để điều trị bệnh do bác sĩ chỉ định, nếu thấy bất thường, tăng cân, cần báo ngay cho bác sĩ khám bệnh cho mình biết để có hướng xử trí thích hợp.
Lê Mạnh Tín 25 tuổi, Vạn Ninh, Khánh Hòa, 0123…. Hỏi: Các bác sĩ Viện Ký sinh trùng Quy nhơn cho tôi hỏi rằng tôi có cháu trai khoảng gần 3 tuổi, hàng ngày cháu ăn uống bình thường nhưng cháu không tăng cân, đường tiêu hóa cháu đôi khi đi cầu phân lộn xộn bất thường, lỏng và đặc có nhầy. Tôi có đưa cháu đi khám tại nhiều bệnh viện nhưng không thuyên giảm. Vì quá bận, chúng tôi chỉ ra quầy thuốc tây để mua thuốc thì hầu hết các nhà thuốc cho thuốc viên và luôn kèm theo men tiêu hóa, hoặc men vi sinh cốm. Tôi chưa biết phân biệt hai loại gói men nay có tác dụng gì vì tôi tưởng là một, nhưng khi nhậu cùng với một số người bạn họ nói là khác nhau. Xin các bác sĩ giải thích giúp.Chân thành cảm ơn các bác sĩ!Trả lời:Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi rất cảm ơn bạn đã tín nhiệm về ban biên tập để đặt câu hỏi. Với một bài đăng của một đồng nghiệp đăng trên tạp chí uy tín về sức khỏe, chúng tôi xin chia sẻ phần phúc đáp này: Lâu nay do thói quen, sự thiếu hiểu biết và sự mập mờ của các nhà sản xuất cùng với việc giải thích không đầy đủ của nhân viên y tế khiến không ít các bà mẹ lạm dụng men tiêu hóa, hễ thấy con lười ăn là tự ý mua về cho uống. Ít người biết rằng men tiêu hóa và men vi sinh là hai chế phẩm khác hẳn nhau về bản chất, nhưng do thói quen, chúng hay được gọi dưới cái tên chung là men tiêu hóa!
Men bản chất là những protein có tác dụng xúc tác một phản ứng hóa học, phản ứng này bản thân nó không tiến hành hoặc tiến hành rất chậm nếu không có men. Men tiêu hóa chính là các loại men (hay enzym) do cơ thể (chủ yếu từ ống và tuyến tiêu hóa) tiết ra để tiêu hóa thức ăn (cắt nhỏ thức ăn thành những phần tử nhỏ để được hấp thu vào máu). Có một số men tiêu hóa quan trọng: - Men amylase của tuyến nước bọt: có tác dụng phân giải tinh bột đã nấu chín. Acid clohydric và các men pepsin, lipase của dạ dày. Các sản phẩm này có tác dụng làm trương thức ăn, phân cắt các sợi collagen, phân cắt chất đạm thành những chuỗi polypeptid ngắn, tuy nhiên men pepsin của dạ dày chỉ có tác dụng tiêu hóa được 10-20% chất đạm của thức ăn. Còn men lipase của dạ dày có tác dụng rất yếu, chỉ tiêu hóa được dạng chất béo đã được nhũ tương hóa (chất béo của sữa, trứng); - Các men của dịch tụy là quan trọng nhất, bao gồm: men amylase có tác dụng tiêu hóa tinh bột mạnh hơn nhiều lần so với men amylase của nước bọt; men tiêu hóa chất đạm của tụy bao gồm: trypsin, chymotrypsin, carboxypolypeptidase, dưới tác dụng của chúng, chất đạm sẽ được phân giải thành các đoạn acid amin đơn giản hơn; men tiêu hóa mỡ của tụy là các men lipase (sau khi mỡ được nhũ tương hóa nhờ muối mật), dưới tác dụng của nó, phần lớn mỡ của thức ăn sẽ được tiêu hóa; - Gan bài tiết ra acid mật và muối mật, đóng vai trò quan trọng trong việc hòa tan các chất mỡ, tạo điều kiện cho các men lipase tiêu hóa mỡ hoạt động.
Men vi sinh -Hệ vi sinh đóng một vai trò rất quan trọng ở đường tiêu hóa, đặc biệt là hệ tiêu hóa của trẻ. Ở đại tràng có khoảng 400-500 loại vi khuẩn khác nhau, chúng ngoài việc tham gia khâu cuối cùng của quá trình tiêu hóa còn đảm nhiệm chức năng bảo vệ đại tràng. Trong môi trường hoạt động của đại tràng, các vi khuẩn có ích có khả năng lấn áp, đè bẹp và tiêu diệt rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh; -Một số vi sinh có ích cần thiết cho hệ tiêu hóa: Lactobacillus sporogenes là một trong các vi sinh sản xuất acid lactic, acid hóa đường ruột và ngăn ngừa được sự phát triển của các vi khuẩn gây thối rữa. Bacillus subtilis là vi sinh sản xuất men amylase, xúc tác cho phản ứng thủy phân tinh bột glycogen. Men bia thuộc họ Saccharomycetaceae, thường được chế dưới dạng khô nhằm tránh sự phân hủy các vitamin. Men bia khô có chứa các vitamin B1, PP, B2, B6, B5, biotin, acid folic, B12, acid aminobenzoic và isonitol. Đây là nguồn rất giàu vitamin và dưỡng chất, được dùng trong phòng và điều trị thiếu vitamine và suy dinh dưỡng. Clostridium butyricum là vi sinh lên men butyric, đồng hóa được nitơ trong các hợp chất phức tạp như acid amin, peptid, protein. Ngoài ra chúng còn lên men được các loại đường, tinh bột, dextrin, pectin. Dựa vào sự phát triển của công nghiệp dược, người ta đã sản xuất ra các chế phẩm vi sinh (men vi sinh) cũng hỗ trợ tiêu hóa, còn gọi là probiotic, tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà trong thành phần sẽ có một hoặc nhiều các vi khuẩn trên. Các men vi sinh này thường được các bà mẹ lạm dụng nhiều nhất. - Một khái niệm khác cần biết nữa là prebiotic. Đây là chất xơ dùng để tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có lợi phát triển. Trong sản phẩm thực phẩm công nghiệp thường có bổ sung cả hai thành phần probiotic và prebiotic để tăng hiệu quả phòng ngừa và điều trị rối loạn vi khuẩn đường ruột; Điều quan trọng là khi nào cần dùng loại men vi sinh hoặc men tiêu hóa cho trẻ? -Việc sử dụng loại men tiêu hóa nào, số lượng, liều lượng đều phải do thầy thuốc chỉ định và theo dõi sau khi thăm khám cụ thể; -Cơ thể bình thường có sự phối hợp chặt chẽ giữa các men tiêu hóa từ miệng đến ruột non. Khi các tuyến tiêu hóa bị tổn thương hoặc giảm bài tiết (tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng nặng, u xơ nang tuyến tụy, viêm teo ruột kéo dài, cắt ngắn ruột sau phẫu thuật…), cơ thể sẽ thiếu các men tiêu hóa; -Trong những trường hợp này, bên cạnh việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng qua khẩu phần ăn, trẻ cần cung cấp thêm một số men tiêu hóa của tụy. Trừ trường hợp bị tổn thương tuyến tiêu hóa bẩm sinh, còn thì chỉ nên dùng men tiêu hóa từng đợt 1-2 tuần, không nên dùng kéo dài; nếu không sẽ làm các tuyến tiêu hóa bị ức chế, giảm bài tiết và dẫn đến teo. Với những trẻ bình thường có biểu hiện chán ăn, cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục. Với những trẻ này, không nên dùng men tiêu hóa dưới dạng thuốc vì ít có tác dụng. Trường hợp cần dùng phải tuân theo sự chỉ định của thầy thuốc; -Đối với những chế phẩm vi sinh, chỉ để dùng điều trị bệnh tiêu chảy cấp do virut và trường hợp bị thiếu hụt loại vi khuẩn đường ruột có lợi. Do đó, chủ yếu thuốc được áp dụng cho những bệnh nhân dùng kháng sinh kéo dài vì kháng sinh có tác dụng phụ là tiêu diệt cả những vi khuẩn đường ruột có lợi, tạo đà cho vi khuẩn có hại phát triển, đặc biệt làm cho vi khuẩn yếm khí lây lan, sinh ra chứng đau bụng khó chữa. Với phần phúc đáp ở trên, chúng tôi nghĩ rằng bạn đã có câu trả lời đầy đủ và giúp chăm sóc cháu của bạn tốt hơn!
thanhghin Hỏi: Xin chào Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn. Hiện tại em bị ngứa khi tiếp xúc với gió và không khí lạnh. Thường xuyên nỗi mẫn đỏ ở khắp người. Khống chơi được thể thao do chỉ cần va chạm nhẹ là trên da nỗi mẫn đỏ và sưng to. Tháng 6/2015 đã điều trị tại viện Pasteur Nha Trang (hệ số POS 2.8 OD), đã uống thuốc điều trị, hẹn 6 tháng xét nghiệm lại. Tháng 3/2016 xét nghiệm lại (hệ số POS 1.58 OD), bác sĩ có kê đơn thuốc (file đính kèm). Kính mong bên Viện cho ý kiến tư vấn giúp em. Trả lời: Rất tiếc, câu hỏi của bạn chưa kèm theo file đính kèm nên chúng tôi không biết hệ số của bạn đưa ra là xét nghiệm tác nhân nào rối và tác nhân đó có phải là tác nhân chính gây cho bạn bị ngứa và nỏi mẩn hay không. vvvvvvvvv Hơn nữa, việc nhận xét và đưa ra lời khuyên hợp lý cho bạn về một căn bệnh có ngứa có nhiều yếu tố và cần hội đủ các tiêu chuẩn để cho chẩn đoán ca bệnh chính xác [tiền căn dị ứng, nghề nghiệp bạn đang làm việc + các dấu chứng và triệu chứng lâm sàng + kết quả các xét nghiệm lâm sàng, đặc biệt là các test dị ứng và xét nghiệm ký sinh trùng]. Do câu hỏi của bạn còn thiếu rất nhiều thông tin nên chúng tôi chưa thể phúc đáp được. Thân chúc bạn khỏe!
hale121986@gmail.com Hỏi: Chào bác sĩ, Em tên Hà, hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Thời điểm cuối năm 2015 em có triệu chứng bị nổi mẫn ngứa ở cổ và 2 cánh tay, khi ăn đồ ăn như gà thì nó nổi giữ dội hơn, vì thế em kiêng món đó. Ra tết, em có đến Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng TP. Hồ Chí Minh (địa chỉ: 699 Trần Hưng Đạo, F1, Q5) xét nghiệm thì kết quả bị dương tính với giun đũa chó. Bác sĩ đã chỉ định thuốc và cho em uống đợt đầu là 14 ngày, bác sĩ nói khi uống hết thuốc thì sau 1 tháng đi tái khám lại. Nhưng sau không uống hết thuốc em bị ngứa giữ dội hơn rất nhiều so với thời điểm chưa đi khám. Nên em đi tái khám trước hạn và xét nghiệm lại thì kết quả nặng hơn lần đầu, bác sĩ lại kê thuốc cho em uống tiếp nhưng cũng không đỡ mà nó lan qua lưng và chân. Quê em ở Đăk Lăk, người trên quê em bị nhiễm như em rất nhiều và thường xuống Quy Nhơn trị và hết. Em có gửi kết quả xét nghiệm và chỉ định thuốc em theo file đính kèm, mong bác sĩ xem lại giùm em xem thuốc em đang uống có giống với các chỉ định thuốc ngoài đó không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Do đường xá xa xôi, nên trong trường hợp trong TP. Hồ Chí Minh không trị được thì em sẽ ra ngoài đó khám. Mong nhận được phản hồi từ bác sĩ. Chân thành cảm ơn bác sĩ! Trả lời: Cảm ơn về câu hỏi nêu rõ ràng chi tiết của bạn, tuy nhiên về xét nghiệm bạn đã phát hiện ra nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo, nhưng không biết các loại tác nhân khác bạn có làm không, nếu có thì đã làm những loại nào? Chúng tôi cũng không nhận được các file đính kèm của bạn qua hộp thư điện tử, nên nhờ bạn chuyển thêm các thông tin để chúng tôi phúc đáp đầy đủ.
Thanh-minhthanh.ni@....com-tp Buôn Ma Thuột
Hỏi: Tôi bị ngứa và nổi đỏ như bị mề day ở tay và chân.Tôi muốn khám và xét nghiệm xem có bị giun hay không thì cần phải như thế nào ạ? Và bệnh viện có làm việc và ngày thứ 7 và chủ nhật trong tuần không ạ? Xin cảm ơn ! Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi muốn cho bạn biết rằng ngứa và mày đay chỉ là triệu chứng có trong rất nhiều bệnh khác nhau chứ không phải là một bệnh lý nào đặc hiệu cả. Do vậy, khi bạn bị ngứa hay nổi mày đay thì nên đi khám chuyên khoa và được chỉ định xét nghiệm nhằm tìm nguyên nhân cho chính xác và đầy đủ, cũng như khi xét nghiệm không những các cơ sỏe y tế tìm ra nguyên nhân mà còn giúp chúng ta xác định các thông số cơ bản của một bộ xét nghiệm bình thường để khi bác sĩ chuyên khoa kê đơn tránh các tác dụng ngoại ý của thuốc có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh của bạn.Bệnh viện chúng tôi có làm cả ngày thứ bảy và chủ nhật, kể cả các ngày lễ và thời gian làm việc vào lúc từ 7 giờ sang đến 11g trưa và chiều từ 1g 30 phút đến 5 giờ chiều. Để liên hệ khám trước, bạn có thể liên hệ với điều dưỡng trưởng bệnh viện - cô Nguyễn Thị Thu Hồng theo số điện thoại di động 0985862638 để biết thêm chi tiết nhé. Trân trọng cảm ơn vì sự tín nhiệm đến chăm sóc sức khỏe ở Viện chúng tôi. Lê Thị Thu Thủy-thuy.ltt2010@....com-huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Hỏi: Chào bác sĩ! Cho tôi hỏi, con tôi 1 bé trai hơn 5 tuổi, trong năm 2015 cháu bị nhiễm giun lươn 2 lần và được điều trị tại bệnh viện 600 giường Đà nẵng. Nhưng hôm nay kiểm tra lại thì vẫn tái nhiễm giun lươn, bác sĩ kê toa thuốc ivermectin 6mg, nhưng tôi được bs tại đây giới thiệu vào viện để được kiểm tra kĩ hơn vậy bác sĩ cho tôi lời khuyên, vì tôi ở xa nếu vào khám thì có phải nhập viện điều trị hay không?Tôi còn 1 cháu trai nhỏ 23 tháng tuổi cũng nhiễm giun lươn, bác sĩ cũng kê toa thuốc như trên ngày uống 1 lần vào buổi sáng 1/3 viên, nhưng tôi đọc hướng dẫn sử dụng thì thấy không dùng cho trẻ dưới 5 tuổi, tôi thật sự hoang man không biết phải làm thế nào bây giờ, nhờ viện tư vấn cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn. Trả lời: Các bác sĩ đã khuyên bạn đúng đó vì họ tôn trọng ý kiến và kinh nghiệm chuyên khoa của các Viện, cũng như chúng tôi khi gặp các bệnh lý tim mạch hoặc hô hấp thuộc về chuyên khoa sâu sẽ chuyển bệnh nhân đến các nơi đó ngay. Việc điều trị ấu trùng giun lươn với thuốc ivermectine là hoàn toàn đúng nhưng còn lệ thuộc vào tình trạng bệnh và giai đoạn bệnh của bệnh nhân để dùng thuốc đơn thuần hay phối hợp trên bệnh ấu trùng giun lươn này.
Việc trẻ em < 5 tuổi có dùng thuốc được hay không và cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ dùng thuốc của bác sĩ điều trị. Không nên máy móc đọc các thông tin mà chúng ta bỏ qua cơ hội không điều trị cho các cháu là không nên. Đặc biệt ấu trùng giun lươn rất dễ gây các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Thân chúc bạn khỏe! Nguyễn Thị Kim Dung-kimdungnguyen145@....com
Hỏi: Hiện nay em 28 tuổi, có dấu hiện bị nổi đỏ nên em đi xét nghiệm tại viện Pasteur Nha Trang, và KQXN bị nhiễm giun đũa chó (0.40 OD), bác sĩ cho em uống Albendazole (hộp 1 viên) cùng 1, 2 loại thuốc khác uống trong 7 ngày, sau đó không hết em tái khám 2 lần và tổng là uống 21 ngày thuốc.nhưng em vẫn bị nổi sưng đỏ. Nếu nổi ở chân tay thì thấy ngứa, còn trên người thì không ngứa, sau đó XN lại kết quả là 0.60 OD, bác sĩ cho em xét ngiệm xem gan như thế nào và kê đơn cho uống thuốc 6 viên PIZAR 6mg (110.000đ/viên) chia ra uống trong vòng 15 ngày, sau 6 tháng tái khám. Trong thời gian chưa đc 6 tháng đó, có khi không thấy nổi, có khi nổi ít, em nghĩ chắc gần hết, nhưng tuần vừa qua nổi nhiều và ngứa ở chân tay. Ngày 11/4/2016 em đi XN lại thì KQ là 0.96 OD, bác sĩ kê đơn cho em uống 15 ngày gồm thuốc albendazole và 2 loại thuốc khác, báo 6 tháng sau tái khám. Hiện tại em đã uống đc 2 liều. Thật ra em rất hoang mang vì sao càng uống thuốc thì KQXN càng tăng. Em hỏi bác sĩ nếu trong thời gian em bị nhiễm giun đũa chó em có thai thì có ảnh hưởng gì đến thai nhi không, bác sĩ bảo là không ảnh hưởng gì? Vì vậy em đang lo lắng và hoang mang. Mong được bác sĩ tư vấn và cho lời khuyên để nhanh khỏi bệnh giun đũa chó này. Em xin cảm ơn. Trả lời: Phải nói rằng đây là một phần câu hỏi tương đối chi tiết và chúng tôi đọc được các hoang mang của các anh chi trong phần hỏi. Tuy nhiên, anh chị có thể bình tĩnh vì khi đánh giá một bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh do ấu trùng giun đũa chó/ mèo nói riêng cần dựa vào nhiều yếu tố - gọi nôm na là các tiêu chuẩn khỏi bệnh chứ chúng ta không nhất thiết chỉ dựa vào một thông số OD của phản ứng ELISA để đánh giá sự khỏi bệnh là không đúng, do chỉ số này tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh và đôi khi không tránh khỏi các phản ứng “rebound” của quá trình điều trị gây nên.
Riêng câu hỏi của anh chị “nếu trong thời gian em bị nhiễm giun đũa chó em có thai thì có ảnh hưởng gì đến thai nhi không, bác sĩ bảo là không ảnh hưởng gì?” là câu hỏi rất thú vị, các bác sĩ ở Viện Pasteur trả lời như thế là hoàn toàn đúng. Khác với trên chó và mèo, các ấu trùng Toxocara sp. có thể lây truyền dọc từ mẹ sang con trong thời gian mang thai, nhưng với người thì không xảy ra điều này. Đó là điều thú vị và may mắn nhất ở người phải không bạn. Thân chúc bạn khỏe! Huỳnh Anh T, 44 tuổi, TP. Nha Trang, lleenhat@.......
Hỏi: Kính thưa các bác sĩ ở viện, khi đi khám bệnh ở phòng khám chuyên khoa của Viện thì tôi có nghe đến hội chứng 4 T của bệnh đái đường là có thể nghĩ đến bệnh đái tháo đừng hay đái đường, nhưng không biết đó là gì, kính mong các bác giải thích cho tôi, tôi rất cảm ơn! Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phúc đáp rằng dấu hiệu “4T” đó là viết tắt của 4 từ Toilet, Thirsty, Tired và Thinner có ý nghĩa giống như chúng ta lâu này đã từng hay nói là uống nhiều, khát nhiều, ăn nhiều và gầy nhiều trên những bệnh nhân đái tháo đường. Vào năm 2012, Hội Bệnh tiểu đường ở Anh đã tung ra chiến dịch “4 T” nhằm gia tăng cảnh giác và quan tâm đặc biệt về các triệu chứng của đái tháo đường týp I mà trẻ em có thể gặp phải. Theo đó, một chiến dịch ở Australia cho thấy, các chẩn đoán ban đầu của bệnh đái tháo đường týpe I ở trẻ em đã giảm 64%. Chiến dịch “4T” bao gồm: -Toilet: Sử dụng nhà xí thường xuyên, nghĩa là bệnh nhân thường xuyên đi tiểu, tránh dùng tã ướt hay ngủ trên giường của trẻ bị đái dầm trước đó; -Thirsty: bệnh nhân uống nhiều chất dịch hơn bình thường nhưng đừng cho trẻ bị khát khô cổ; -Tired: cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường; -Thinner: ốm yếu, sụt cân. Hội Bệnh Đái tháo đường Anh nói rằng, nếu trẻ em có bất kỳ biểu hiện nào trong “4T”, các bậc phụ huynh nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ và áp dụng ngay xét nghiệm bệnh ĐTĐ týp I. Xét nghiệm này bao gồm chích máu ngón tay nhằm phân tích máu của trẻ để tìm hiểu xem mức độ glucose trong trẻ ra sao.
Khoảng 1 trong 4 trẻ em bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) týp 1 nhưng không được phát hiện kịp thời cho đến khi gặp biến chứng ketoacidosis là một dạng biến chứng đe dọa đến tính mạng. Khoảng 1 trong 4 trẻ em bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) týp 1 nhưng không được phát hiện kịp thời cho đến khi gặp biến chứng ketoacidosis - biến chứng đe dọa đến tính mạng. Nghiên cứu mới đây của nhóm các nhà khoa học tại Đại học Oxford, Anh xác định một dấu hiệu hóa học cho bệnh ĐTĐ týp 1 trong hơi thở của trẻ em, cho phép thử nghiệm hơi thở để chẩn đoán sớm. Giáo sư Gus Hancock, tác giả nghiên cứu cùng các cộng sự đã tiến hành thu thập mẫu hơi thở của 113 trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 7-13 đã được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường týpe 1. Các nhà nghiên cứu đo nồng độ aceton và keton trong hơi thở của những người tham gia và so sánh chúng với mức glucose trong máu tại thời điểm thu thập mẫu hơi thở. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người tham gia đã tăng mức độ acetone trong hơi thở và cũng tăng mức độ của một xeton gọi là β hydroxybutyrate trong máu của họ cho thấy mối liên kết giữa việc tăng acetone trong hơi thở và glucose trong máu tăng là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường týp 1. Giáo sư Hancock cho biết, căn bệnh này được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu nhưng có thể gặp khó khăn đối với trẻ. Ngoài ra, một số trường hợp mắc bệnh đái tháo đường týpe 1 được chẩn đoán nhầm do các triệu chứng khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi, giảm cân có thể bị nhầm lẫn với các triệu chứng rối loạn khác.
Do đó, việc xét nghiệm thông qua hơi thở đơn giản và mang lại kết quả chính xác cao hơn. Trên đây là các thông tin chúng tôi có được qua tham khảo các thông tin cập nhật từ nước ngoài cũng như trong nước để giúp các cha mẹ sớm phát hiện trẻ bị đái đường hay không? Lư Anh Tú, 36 tuổi, TP. Thái Nguyên, leanhthu@.....
Hỏi: Gần đây tôi có nghe các bác sĩ bảo có một loại ký sinh trùng thường gây thương tổn cơ quan nhãn cầu và thị lực giảm, xin các bác sĩ cho em biết cụ thể! Xin trân trọng cảm ơn! Trả lời:Phúc đáp câu hỏi của bạn, đó chính là tác nhân ký sinh trùng đơn bào Acanthamoeba sp. là một loại đơn bào giống amip, một trong những ký sinh trùng đơn bào phổ biến có mặt trong đất và thường tìm thấy trong vùng nước ngọt và một số nơi khác. Các tế bào có kích thước nhỏ, thường chỉ 15 - 35μm chiều dài và có hình ovan hay hình tam giác khi chúng di động tịnh tiến. Acanthamoeba sp. có thể hình thành thể bào nang không hoạt động và thể này đề kháng với sự thay đổi nhiệt độ và độ pH môi trường.
Các bào nang cũng đề kháng lại hệ thống miễn dịch của vật chủ, điều này giúp cho chúng tái xuất hiện nhiễm trùng liên tiếp trên người. Hầu hếtcác loài sống tự do, nhưng một số khác lại gây nhiễm trùng cơ hội và gây nên nhiễm trùng nghiêm trọng ở vùng kết giác mạc mắt của người và một số động vật khác, có thể gây loét nghiêm trọng và có thể mù. Acanthamoeba sp. thường tìm thấy trong các hồ, bể bơi, vòi nước và trong các máy điều hòa. Một tổng kết gần đây về điều tra sự có mặt của các loài này cho thấy chúng xuất hiện và có mặt hầu hết mọi nơi như trong đất, nước ngọt, nước lợ, nước biển, hồ bơi, đặc biệt dính và bám trên dụng cụ kính áp tròng, các dụng cụ nha khoa, máy thẩm phân phúc mạc, thận nhân tạp, các máy thông gió hay máy điều hòa nhiệt độ, các vùng nuôi cấy tế bào động vật có vú, rau quả, vùng mũi hầu họng của người, trên da và nhu mô phổi, nhu mô não của người và một số động vật khác. Một số loài của Acanthamoeba, gồm có A. culbertsoni, A. polyphaga, A. castellanii, A. astronyxis, A. hatchetti, A. rhysodes, A. divionensis, A. lugdunensis, A. lenticulata được coi là cóliên quan đến bệnh lý ở người. Không giống như loài amip N. fowleri, thì loài Acanthamoeba sp. trong chu kỳ phát triển chỉ có hai giai đoạn, bào nang và thể tư dưỡng. Không có giai đoạn thể roi tồn tại trong chu kỳ. Các thể tư dưỡng sao chép thông qua quá trình gián phân (màng nhân không còn giữ nguyên vẹn). Các thể tu dưỡng là các thể gây nhiễm, mặc dù cả thể bào nang và tư dưỡng đều có thể đi vào trong cơ thể thông qua nhiều con đường khác nhau.
Đường vào có thể là qua mắt, mũi họng, đường hô hấp dưới hay các vết loét và viêm trên vùng da nào đó. Khi Acanthamoeba sp. đi vào mắt, nó có thể gây nên tình trạng viêm giác mạc nghiêm trọng, ngược lại trên một số người khỏe mạnh mang kính áp tròng cũng dễ bị tình trạng này. Khi chúng vào trong đường hô hấp hay đi qua da, chúng xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương thông qua con đường hệ tuần hoàn, dẫn đến viêm não dạng u hạt do amip (granulomatous amebic encephalitis_GAE) hay bệnh lý nhiễm trùng toàn thân, lan rộng, nhất là các bệnh nhân suy giảm miễn dịch,khi đó bào nang và thể tư dưỡng của Acanthamoeba sp. có thể tìm thấy trong các mô Acanthamoeba castellanii có thể tìm thấy trong nhiều hệ sinh thái đất. Nó ăn mồi trên các vi khuẩn và cả nấm và đơn bào khác. Loài này có thể là ly giải vi khuẩn và sinh ra một loạt enzyme như cellulases hay chitinases, có thể góp phần trong quá trình phân cắt các chất hữ cơ trong đất, tạo nên mạng vi sinh vật phong phú. Các loài Acanthamoeba sp. được phân biệt chủ yếu dựa trên các bào nang, gồm có các loài sau đây đã từng gây nhiễm trùng ở người: A. astronyxis, A. byersi, A. castellanii, A. comandoni, A. culbertsoni, A. hatchetti, A. keratitis, A. lugdunensis, A. palestinensis, A. polyphaga, A. quina, A. rhysodes. Một số loài chưa xác định tiềm năng gây bệnh cũng đã được phát hiện và ghi nhận: A. divionensis, A. griffini, A. healyi, A. jacobsi, A. lenticulata, A. mauritaniensis, A. pearcei, A. pustulosa, A. royreba, A. terricola, A. triangularis và A. tubiashi Về hình thức nội cộng sinh (endosymbiont) của Acanthamoeba, cho thấy Acanthamoeba sp. chứa nhiều hình thức nội cộng sinh vi khuẩn đa dạng tương tự như tác nhân gây bệnh ở người, vì thế chúng được xem là các tác nhân gây bệnh đang nổi ở người (emerging human pathogens) tiềm tàng. Bản chất chính xác của sự cộng sinh và lợi điểm của chúng đang được làm rõ.
Đóng vai trò như một sinh vật kiểu mẫu, vì Acanthamoeba không khác nhau nhiều về mức độ siêu cấu trúc với các tế bào động vật có vú khác, nó là một mô hình nghiên cứu về mặt sinh học tế bào rất tốt. Nghiên cứu về Acanthamoeba là một khía cạnh quan trọng trong đánh giá vi trùng học tế bào, sinh học môi trường, tương tác tế bào, sinh học phân tử, sinh hóa và tiến hóa của vi sinh vật do vai trò của nó trong hệ sinh thái và khả năng bắt mồi do cơ chế thực bào, đồng thời amip nàyđóng vai trò như một trung gian truyền bệnh và là ổ chứa vi khuẩn, dẫn đến các tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng ở người. Ngoài ra, Acanthamoeba còn được sử dụng rộng rãi để hiểu biết về sinh học phân tử của di động tế bào. Nhờ đặc tính đặc biệt của amip này, gần đây các viện nghiên cứu lớn trên thế giới như Viên Sức khỏe quốc gia và đại học Harvard, đại học y khoa Johns Hopkins (Mỹ) và Viện nghiên cứu sinh học Salk đã khám phát ra đặc tính của nhiều loại protein cần thiết cho sự di chuyển của tế bào, không chỉ cho amip mà còn liên quan đến nhiều loại tế bào vi sinh vật nhân thực khác, đặc biệt hệ thống miễn dịch và hệ thần kinh ở người. Bệnh gây ra do tác nhân Acanthamoeba gồm có viêm giác mạc do amip và viêm não do amip, đặc biệt là dạng viêm não u hạt do tác nhân này đi vào cơ thể qua vết thương rồi tấn công lên hệ thần kinh trung ương. Đây là các bệnh nhiễm trùng cơ hội do đơn bào và hiếm khi gây bệnh trên những người khỏe mạnh.
Khoảng 400 ca được báo cáo trên toàn thế giới với tỷ lệ sống sót chỉ 2 - 3%. Nhiễm trùng thường xảy ra trên các bệnh nhân suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, khối u ác tính, suy dinh dưỡng, Lupus ban đỏ hệ thống hoặc nghiện rượu. Đường vào cơ thể bệnh nhân thông qua các thương ở da, niêm mạc hoặc do hít phải các nang trong không khí vào đường hô hấp. Tiếp đó ký sinh trùng lan rộng theo đường máu vào hệ thống thần kinh trung ương. Acanthamoeba đi qua hàng rào máu não bằng cách nào đến nay vẫn chưa hiểu thấu đáo. Sự xâm nhập sau đó vào các mô liên kết và dẫn đến đáp ứng tiền viêm, dẫn đến tổn thương hệ thống thần kinh và bệnh nhân có thể chết trong vòng vài ngày sau đó. Sinh thiết giải phẩu tử thi cho thấy phù não nghiêm trọng và hoại tử xuất huyết nặng. Các bệnh nhân biểu hiện triệu chứng bán cấp, gồm cả thay đổi tình trạng tâm thần kinh, nhức đầu, sốt, cứng cổ, động kinh và dấu chứng thần kinh khu trú như liệt thần kinh sọ não hoặc mất ý thức, hôn mê, tất cả đều tử vong trong vòng 1 tuần đến vài tháng. Do quá trình nhiễm loại ký sinh trùng rất hiếm và thiếu kiến thức cơ bản, nên thường không có chẩn đoán phù hợp ngay từ đầu để điều trị nhiễm trùng Acanthamoeba. Viêm giác mạc do Acanthamoeba trong quá khứ được quản lý bằng các thuốc kháng cholinergic, không kèm loại kháng sinh nào và/ hoặc loại thuốc chống ký sinh trùng nào đã được đưa ra thảo luận trong thời gian gần đây cho thấy hiệu quả trên lâm sàng do tác động của thuốc chống ký sinh trùng lên thụ thể muscarinic cholinergic.
Nhiễm trùng thường có các biểu hiện tương tự như các bệnh lý viêm màng não mềm do vi khuẩn (bacterial leptomeningitis), viêm màng não do lao hoặc viêm não do virus. Chẩn đoán nhầm thường dẫn đến sai lầm và điều trị không hiệu quả. Trong trường hợp bệnh do Acanthamoeba được chẩn đoán đúng, điều trị hiện tại bằng amphotericin B, rifampicin, trimethoprim-sulfamethoxazole, ketoconazole, fluconazole, sulfadiazine, hay albendazole chỉ là thăm dò thành công của liệu pháp. Chẩn đoán đùng và điều trị kịp thời cũng như nâng cao liệu pháp điều trị và hiểu biết về ký sinh trùng này như một yếu tố quan trọng nhằm nâng cao kết quả xử lý Acanthamoeba. Một bài báo gần đây ấn bản vào năm 2013 cho thấy các hiệu quả tin cậy do các thuốc được tổ chức Quản lý thực và dược phẩm chấp thuận với hiệu quả qua tỷ lệ diệt trên 90%. Các kết quả này là trên thử nghiệm in vitro, nhưng hiện các thuốc này đã được chấp thuận, nên nhiễm trùng ở người có thể điều trị bằng các chế phẩm đó sau khi đã tính toán cụ thể liều qua các thử nghiệm lâm sàng đầy đủ. Một lần nữa, cảm ơn câu hỏi của bạn để chúng tôi có dịp chia sẻ với bạn đọc một loại ký sinh trùng nguy hiểm hiện đang được thế giới nhãn khoa quan tâm.
|