Hỏi đáp y học thường thức và kiến thức chuyên ngành tháng 6 - 7 năm 2016 (Phần 1)
Văn Thế A., 36 tuổi, Thu Dau mot, Bình Dương, hoatt@.... Hỏi: Bác sĩ ơi, cho em hỏi em hầu như người nào trong gia đình em cũng bị bệnh béo phì, vừa qua em đi kiểm tra sức khỏe tại Trung tâm Hòa Hảo, TP. Hồ Chí Minh, các bác sĩ cho em biết là bị gan nhiễm mỡ nặng và tăng lipid máu. Em đang dùng thuốc nhưng không giảm chú nào, các bác sĩ có thể cho em biết thuốc và thực phẩm để làm giảm lipid máu cao ở người và chế độ ăn uống, kiêng kị cho bệnh máu nhiễm mỡ là gì! Em rất cảm ơn các bác, chúc các bác khỏe mạnh! Trả lời: Cảm ơn câu hỏi của bạn, liên quan đến vấn đề gan nhiễm mỡ và tăng lipid máu là vấn đề thời sự của căn bệnh chuyển hóa hiện nay, khá nhiều người đang gánh chịu, trong đó một số do bệnh lý, một số do chế độ ăn không kiểm soát và mất cân đối. Lượng mỡ trong máu tăng cao liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống của chính bạn, nên cách điều trị đơn giản và hiệu quả nhất là điều chỉnh ngay trong bữa ăn hàng ngày của gia đình. Những người bị mỡ trong máu cao cần biết kiểm soát ăn uống một cách nghiêm túc và nên ăn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp như rau xanh, đậu, thịt nạc thăn. Đặc biệt là nên ăn những loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ. Chỉ có như vậy thì mới làm giảm được sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol.
-Không nên ăn tối quá muộn với thức ăn nhiều đạm vì rất khó tiêu hoá và sẽ làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch. -Nên ăn nhạt vì thức ăn này có lợi cho sức khoẻ và bệnh tim. Kiêng thức ăn có nồng độ chất béo cao, nên ăn những thức ăn ít chất béo như cá, đậu phụ, đỗ tương. -Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: Gừng, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, ba ba, trà, dầu ngô. Để khắc phục tình trạng cholesterol máu cao, chế độ ăn là ưu tiên số một. Để giảm cholesterol trong máu, chế độ ăn chỉ được cung cấp dưới 30% calo từ chất béo - Tránh ăn mỡ động vật (mỡ lợn, bơ, mỡ bò...) và kem sữa bò: Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo no, những chất rất dễ làm tắc động mạch. Cách tốt nhất là chọn toàn thịt nạc, nếu ăn thịt gia cầm thì nên bỏ da. Nếu dùng các thức ăn từ sữa thì nên chọn loại đã tách kem (còn gọi là sữa gầy). Ngay cả sữa chua hay pho mát cũng nên chọn loại làm từ sữa gầy hoặc sữa có hàm lượng chất béo chỉ 1-2%.
-Tránh dùng dầu cọ hay dầu dừa. Không chỉ tồn tại riêng lẻ, các loại dầu này có mặt trong kem thực vật để uống với cà phê, bánh kem, kẹo chocolate; -Tránh các thức ăn như bơ thực vật dạng thỏi và bánh, bánh nướng lò, sản phẩm dạng rán như khoai tây rán, mì ăn liền và nhiều thức ăn công nghiệp chế biến sẵn khác. Trong những thức ăn này có axit béo transfat có thể làm tăng lượng cholesterol máu. Để tránh axit này, nếu muốn phết bơ lên bánh mì hãy chọn loại bơ thực vật mềm; -Nên dùng dầu ô liu, dầu cải, dầu ngô, dầu hạt rum, dầu đậu nành và dầu hướng dương. Đây là những loại dầu có tác dụng làm hạ mức cholesterol. Điều cần lưu ý là tổng tất cả các loại chất béo nói trên đều không được vượt quá 30% lượng calo cho phép; -Ít ăn thịt đỏ, ăn nhiều cá, rau quả. Giới hạn lượng thịt đỏ (bò, ngựa, trâu, cừu) tiêu thụ dưới 255 g/tuần; -Ăn nhiều cá (mỗi tuần vài ba lần) để thu nhận axit béo hệ omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu có nhiều axit béo loại này; -Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn, đặc biệt là dưới dạng hòa tan. Những thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan là gạo lức, các hạt họ đậu, đậu lăng, lúa mạch, rau, trái cây (táo, lê, ổi, mận, cam, bưởi). Các thức ăn này làm giảm lượng chất béo và cholesterol được hấp thụ vào cơ thể, giúp "trục xuất" các muối mật ra ngoài; -Nạp đủ axit folic: Nếu hàm lượng axit này trong máu quá thấp thì hàm lượng homocystein sẽ tăng, dẫn đến nguy cơ bị bệnh tim. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên nạp mỗi ngày 400 microgram axit folic qua các thực phẩm như rau chân vịt, nước ép trái cam, bánh mì, lạc, đậu trắng và mầm lúa mì. Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn điều chỉnh lại chế độ và khẩu phần ăn của mình và gia đình nhằm tránh tình trạng tăng lipid máu và nặng thêm gan nhiễm mỡ. Lương Đ., 47 tuổi, Q5, TP. Hồ Chí Minh, hoangllw@... Hỏi: Xin cho em hỏi nguyên nhân vì sao hạ canxi máu và cách phòng ngừa hạ canxi máu là cần làm gì. Xin chân thành cảm ơn! Trả lời: Liên qnan đến câu hỏi của bạn, thực hành lâm sàng cho thấy có nhiều nguyên nhân có thể gây hạ canxi máu, có thể là lý do nội tại, có thể là ngoại lai. Dù thế nà chăng nữa, thì các biểu hiện như thế có thể dẫn đến nguy hiểm cho bệnh nhân và bạn (nếu có mắc chứng hạ canxi máu). Biểu hiện hạ canxi máu thường là bệnh nhân đột nhiên chân tay bị co rút, cứng lại, khó cử động, hình thái bàn tay đỡ đẻ điển hình,... Đó là dấu hiệu canxi máu bị giảm, nhiều người dễ liên tưởng đến bệnh uốn ván hay bị thiếu đường máu.
Theo ý kiến của một số đồng nghiệp chuyên khoa cho biết cơ thể con người là một bộ máy hoàn hảo, hoạt động rất chính xác và chặt chẽ, mỗi bộ phận, thành phần dù rất nhỏ đều có những chức năng riêng biệt và không thể thiếu. Các hoạt động sinh lý của cơ thể về bản chất là các hoạt động điện và hóa học của các ion, từ đó dẫn đến việc co bóp của các cơ, chế tiết các tuyến và quá trình hấp thu, thải trừ các chất và canxi óng một vai trò quan trọng. Nếu mất canxi, ngay lập tức tim sẽ không đập, phổi không thở và sẽ mất luôn cả ý thức. Trong 100 ml máu ở người bình thường, có 2-2,5 mmol calcium (100 mg/L và tồn tại dưới 3 dạng 40% gắn với protein, 5-10% ở dưới dạng muối kết hợp với phosphat, bicarbonat, citrat à 50% còn lại tồn tại dưới dạng ion hóa, để đảm bảo cho hoạt động điện sinh lý tế bào. Mỗi ngày, cơ thể hấp thu vào 25 mmol canxi và thải trừ 20 mmol ra phân, 5mmol ra nước tiểu. Hormon tuyến giáp có vai trò huy động canxi từ xương ra máu và vitamin D giúp hấp thu canxi vào cơ thể, đưa đến xương. Trong thực tế, y học thường gặp tình trạng thiếu canxi nhiều hơn là các trường hợp thừa.
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể làm hạ canxi máu: Ăn thức ăn thiếu canxi hay cơ thể giảm khả năng hấp thu do thiếu vitamin D, bị cắt đoạn ruột, hội chứng giảm hấp thu... mạn tính hay dùng nhiều thuốc lợi tiểu dạng furosemid; -Các rối loạn nội tiết: suy tuyến cận giáp trạng, tăng tiết calcitonin trong ung thư tuyến giáp; -Tác dụng tương quan trong các trường hợp giảm albumin máu, tăng phosphat máu, dùng kháng sinh nhóm aminosid. Các biểu hiện của hiện tượng hạ canxi máu: -Trong trường hợp nhẹ, có thể không phát hiện ra, chỉ biểu hiện rõ khi lượng canxi hạ nhiều. Bắt đầu bằng cảm giác tê bì ở đầu chi, lưỡi, quanh miệng và cảm giác hồi hộp, lo âu, mệt mỏi. Sau đó, là chuột rút, co thắt các thớ cơ ở đầu chi... -Đặc biệt thấy rõ khi bị gõ vào cơ hay khi thở nhanh và sâu, hoặc khi bị thắt như garô ở chi. Co thắt cơ ở tay tạo hình dáng kiểu bàn tay đỡ đẻ hoặc duỗi cứng đùi, cẳng chân và các ngón gây khó cử động chi, nhưng cũng có thể làm co thắt cơ thanh môn gây ra khó thở hoặc hoa mắt, tiểu buốt, chướng bụng, đục thủy tinh thể... -Khám xét về mặt y học, sẽ thấy có các dấu hiệu tetanie, trousseau, chvostek... Xét nghiệm máu thấy calcium < 8 mg%, điện tim có QT kéo dài, PaCO2 giảm do tăng thông khí... Việc điều trị cấp cứu là cần tiêm ngay tĩnh mạch các dung dịch có thành phần canxi chlorua hay gluconat. Về lâu dài, nên áp dụng chế độ ăn có nhiều canxi hơn như tôm, cua, cá, ốc, trứng, sữa và nên tắm nắng để có đủ vitamin D (nhất là trẻ em) giúp cơ thể hấp thu và dự trữ canxi tốt hơn. Nguyễn Đình A., 28 tuổi, nhân viên văn phòng địa ốc TP. Hồ Chí Minh Hỏi: Xin hỏi các bác sĩ, tôi bị viêm loét dạ dày và hành tá tràng qua nội soi chẩn đoán ở bịnh viện Chợ Rây, tôi có dùng thuốc điều trị của các bác sĩ chuyên khoa cho uống, bệnh có thuyên giảm nhiều nhưng trong khi uống và sau khi uống thì quá mệt mỏi và chóng mặt, buồn nôn và người yếu hẳn. Tội không biết đây có phải là các tác dụng phụ của thuốc điều trị dạ dày hay không, xin ý kiến của các bác sĩ. Trả lời: Trước hết chúng tôi xin chia sẻ các lo lắng và băn khoăn của bạn. Câu hỏi của bạn cũng như nhiều bạn đọc và bênh nhân khác thường đặt ra, rất tiếc trong câu hỏi bạn lại không nêu các thuốc trong toa thuốc bạn đang dùng để chúng tôi tư vấn một cách cụ thể hơn và chi tiết hơn. Các nhóm thuốc trị viêm loét dạ dày và tác dụng không mong muốn
Hiện nay, viêm loét dạ dày là căn bệnh đang gia tăng với tốc độ đáng lo ngại, đặc biệt có sự có mặt vi khuẩn rất thời sự Helicobacter pylori. Giải pháp đầu tiên mà người bệnh cũng như bác sĩ lựa chọn là các phác đồ bởi tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh thường tái phát sau một thời gian dùng thuốc. Người bệnh thường có tâm lý ngại đi khám lại và thường mang đơn cũ đi để mua thuốc và sử dụng mà không lường trước được những tác dụng phụ có thể gặp nếu dùng lâu dài. Dưới đây là các nhóm thuốc trị loét dạ dày - tá tràng và các tác dụng ngoại ý cần lưu ý từ các đồng nghiệp chia sẻ trên mạng internet y khoa: I. Các thuốc làm băng se và bảo vệ niêm mạc Sucralfat Là một muối nhôm của sulfat disacarid, dùng điều trị loét dạ dày. Cơ chế tác dụng của thuốc là tạo một phức hợp với các chất như albumin và fibrinogen của dịch rỉ kết dính với ổ loét, làm thành một hàng rào ngăn cản tác dụng của acid, pepsin và mật. Sucralfat cũng gắn trên niêm mạc bình thường của dạ dày và tá tràng với nồng độ thấp hơn nhiều so với vị trí loét. Sucralfat còn ức chế hoạt động của pepsin, gắn với muối mật, làm tăng sản xuất prostaglandin E2 và dịch nhầy dạ dày. Thuốc dễ gây ra tình trạng táo bón, ức chế khả năng hấp thu phenytonin và tetracycline, không nên áp dụng đối với người bị suy thận. Bismuth subcitrat Bismuth subcitrat có ái lực bao phủ chọn lọc lên đáy ổ loét dạ dày, còn với niêm mạc dạ dày bình thường thì không có tác dụng này. Sau khi uống, kết tủa chứa bismuth được tạo thành do ảnh hưởng của acid dạ dày trên bismuth subcitrat. Ở ổ loét (cả ở dạ dày và tá tràng) nhiều sản phẩm giáng vị của protein được giải phóng liên tục với lượng tương đố lớn do quá trình hoại tử mô. Thông qua hình thành phức hợp chelat, những sản phẩm giáng vị này, cùng với tủa thu được từ bismuth subcitrat, tạo một lớp bảo vệ không bị ảnh hưởng của dịch vị hoặc các enzym trong ruột. Rào chắn này cũng có thể ngăn ngừa tác dụng của pepsin trên vị trí loét. Bismuth subcitrat có tác dụng diệt khuẩn Helicobacter pylori. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) in vitro thay đổi trong khoảng 5 - 25 microgram/ml. Trong quá trình sử dụng có thể làm cho phân hoặc lưỡi có mùa sẫm hoặc đen, biến đổi mà răng nhưng có hồi phục.
Các hợp chất bismuth trước đây được thông báo có thể gây bệnh não. Liều khuyến cáo (480 mg/ngày) thấp hơn rất nhiều so với liều có thể gây bệnh não. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm độc bismuth có thể tăng nếu liều khuyến cáo vượt quá mức như trong trường hợp quá liều, ngộ độc, uống thuốc trong thời gian dài hoặc uống cùng với những hợp chất khác chứa bismuth. Vì vậy, không khuyến cáo dùng liệu pháp toàn thân (uống) dài hạn với bismuth subcitrat. II. Nhóm thuốc kháng acid (antacid)Một thuốc antacid được gọi là lý tưởng phỉa mạnh để trung hóa axit dịch vị, dễ uống, ít hấp thu vào máu đồng thời ít tác dụng ngoại ý. Mặc dù có tác dụng nhanh và mạnh nhưng có khuynh hướng gây nhiễm kiềm toàn thân và chứa nhiều natri (hội chứng sữa-kiềm), đồng thời nó gây một trở ngược làm tăng tiết gastrin dẫn đến HCl lại được tiết nhiều hơn trước. Canci carbonat cũng gây nên hội chứng sữa kiềm và canci còn kích thích trực tiếp lên tế bào thành gây tăng tiết HCl. Do đó, các thuốc này hiện nay hầu như không dùng trong điều trị loét tiêu hóa. Hydroxit nhôm thuốc có xu hướng gây táo bón, khi sử dụng kéo dài nguy cơ cạn kiệt phosphat, kết quả bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, khó chịu, chán ăn. Cũng cần dùng thận trọng với người có suy tim sung huyết, suy thận, phù, xơ gan và chế độ ăn ít natri và với người mới bị chảy máu đường tiêu hóa. Hydroxit magie có thể làm phân lỏng; thuốc được thải qua thận, do vậy khi sử dụng các chế hẩm có magie cần thận trọng với bệnh nhân suy thận. III. Các thuốc kháng thụ thể H2 của histaminCimetidin Cimetidin la thế hệ đầu tiên của thuốc kháng H2 , có tác dụng ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 của tế bào bìa dạ dày, ức chế tiết dịch acid cơ bản (khi đói) ngày và đêm của dạ dày và cả tiết dịch acid được kích thích bởi thức ăn, histamin, pentagastrin, cafein và insulin. Lượng pepsin do dạ dày sản xuất ra cũng giảm theo. Cimetidin dùng lâu có thể có tác dụng phụ như rối loạn tinh thần (ở người già, người suy thận), nhịp tim chậm, hạ huyết áp, tăng nhẹ men gan, vú to ở nam giới, liệt dương.... Cimetidin còn tương tác với nhiều thuốc, bởi vậy khi dùng phối hợp với loại thuốc nào đó đều phải xem xét kỹ. Ngoài ra, trước khi dùng cimetidin điều trị loét dạ dày phải loại trừ khả năng ung thư, vì khi dùng thuốc có thể che lấp triệu chứng gây khó chẩn đoán.
Ranitidin Ranitidin là thể hệ thứ hai, có tác dụng ức chế cạnh tranh với histamin ở thụ thể H2 của tế bào vách, làm giảm lượng acid dịch vị tiết ra cả ngày và đêm, cả trong tình trạng bị kích thích bởi thức ăn, insulin, amino acid, histamin, hoặc pentagastrin. Ranitidin có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị mạnh hơn cimetidin từ 3 - 13 lần nhưng tác dụng không mong muốn (ADR) lại ít hơn, chủ yếu là nhức đầu, chóng mặt, ngứa và khi ngừng thuốc thì hết. Các thuốc thế hệ 3 (nizatidin), thế hệ 4 (famotidin) ra đời có tác dụng mạnh hơn và ít tác dụng phụ hơn cimetidin rất nhiều. IV. Thuốc ức chế bơm protonCác thuốc nhóm này bao gồm Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, Rabeprazole, Esomeprazole. Tác dụng ngoại ý ít gặp, chủ yếu là nhức đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu dùng kéo dài cũng có thể gây ra nhiều tác dụng ngoại ý như làm giảm độ axit dạ dày tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển, giảm hấp thu chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, canxi, các vitamin giảm sức đề kháng của cơ thể, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và các bệnh khác. V. Các kháng sinh diệt HPBao gồm amoxicilline, metronidazol và tinidazol, clarithromycin. Amoxicilin được sử dụng trong các phác đồ diệt HP và cho hiệu quả cao vì hầu như không có hiện tượng kháng thuốc, tác dụng phụ ít, có thể gặp đi ngoài, viêm đại tràng giả mạc, buồn nôn, nôn... Metronidazol và tinidazol: là các kháng sinh thuộc nhóm 5 nitroimidazol, tác dụng phụ của metronidazol khi dùng ngắn ngày có thể buồn nôn, đi ngoài, dị ứng; dùng dài ngày có thể bị giảm cảm giác. Clarithromycin là kháng sinh thuộc nhóm macrolid, có phổ hoạt động rộng với vi khuẩn Gr (+) và Gr(-). Trong điều trị H. pylori hiện clarithromycin được khuyên dùng trong phác đồ ba thuốc. Clarithromycin có hiệu quả diệt H. pylori cao, tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn thấp và ổn định hơn rất nhiều metronidazol. Trên đây là các loại thuốc chủ yếu thường có mặt trong đơn thuốc điều trị viêm loét dạ dày ruột, có vi khuẩn H. pylori hay không có vi khuẩn H. pylori hiện nay đang dùng, có các thông tin về tác dụng ngoại ý khi dùng chúng, bạn có thể tham khảo và thông tin cho người thân dùng để an tâm. Thân chúc bạn khỏe! Bạch cẩm V, 22 tuổi, TX An Nhon tỉnh Bình Định,0913…. Hỏi: Xin các bác sĩ cho em biết về bệnh rối loạn tiền đình của mẹ em (gần 48 tuổi) đã gần 10 năm nay, có triệu chứng thường xuyên nhức đầu và chóng mặt, đôi khi buồn nôn, trước đây một tuần bị hai lần, nay số lần lại tăng lên và mỗi lần như vậy bà thường phải nằm trong nhà đóng cửa tối đen, không ăn uống gì (vì sẽ nôn) lưu ý về thuốc điều trị rối loạn tiền đình. Do vậy, xin thay mặt gia đình xin hỏi các bác sĩ về bệnh rối loạn tiền đình này và dùng thuốc như thế nào là phù hợp nhất. Xin chân thành cảm ơn! Trả lời: Rối loạn tiền đình là sự mất thăng bằng áp suất trong khoang tiền đình, viêm tai mạn tính (viêm ống tai ngoài, viêm tai giữa) hoặc viêm niêm mạc ốc tai tiền đình. Ngoài ra, thiếu máu não hay thiểu năng tuần hoàn máu não lâu ngày như huyết áp thấp hoặc tăng huyết áp hoặc bệnh lý của cột sống cổ (thoái hóa, thoát vị, viêm, hẹp thân đốt...), tăng mỡ máu, môi trường ô nhiễm, thay đổi thời tiết (chuyển mùa), nhiễm độc (hóa chất, thuốc, ăn uống...) hoặc bệnh lý của cơ quan tạo máu có thể gây nên rối loạn tiền đình. Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tóm lược sơ bộ bề rối loạn tiền đình và các thuốc điều trị, cần thận trọng khi dùng thuốc lâu dài như thế nào.
Theo các ý kiến của các chuyên gia về rối loạn tiền đình và nội thần kinh nói chung cho biết rối loạn tiền đình là chứng bệnh có liên quan tới hệ thần kinh, diễn ra ngày càng phổ biến ở nhiều người và mọi lứa tuổi khác nhau. Căn bệnh này được hiểu là sự giảm hoặc mất cân bằng trong việc giữ thăng bằng cơ thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Việc điều trị và phòng bệnh cần thiết nhưng khâu tư vấn cũng quan trọng không kém. Bài viết dưới đây tổng hợp các thông tin cần thiết để bạn tìm kiếm câu trả lời cho những thắc mắc của mình về căn bệnh rối loạn tiền đình. Các dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình (RLTĐ) cũng tương tự như thiểu năng tuần hoàn não, trong đó chóng mặt chính là dấu hiệu đặc trưng nhất, nếu không có thì không phải là RLTĐ, cùng với đó là các triệu chứng kèm theo như hoa mắt, ù tai, nặng đầu, tim đập nhan, hồi hộp, tê bì chân tay. Trên người bệnh bị RLTĐ, cơn chóng mặt gồm có 2 dạng như sau: hoặc là người bệnh bị chóng mặt có cảm giác đồ vật xung quanh quay tròn tức là chóng mặt dữ dội mỗi khi chuyển động và giảm triệu chứng nhanh, hoặc là cảm giác xây xẩm mặt mày, lâng lâng, choáng váng thường kéo dài lâu và không biểu hiện rõ từng cơn. Nguyên nhân gây bệnh rất phong phú như: rối loạn tuần hoàn não, các khối u, sống trong môi trường nhiều tiếng ồn,… Rối loạn tiền đình là những biến đổi, suy giảm chức năng tuần hoàn não và hệ tiền đình. Với những cơn chóng mặt nhẹ, người bệnh có thể ngồi hoặc nằm yên tại chỗ dùng tay xoa bóp, bấm huyệt hoặc chườm ấm vùng cột sống cổ để làm giảm triệu chứng. Về lâu dài cần tới các loại thuốc chữa trị có thể hỗ trợ những việc làm thế nào để cho bệnh nhân thích nghi là . Hiện nay, các loại thuốc thường được dùng trong điều trị rối loạn tiền đình cụ thể như sau: -Thuốc Cinnarizin là thuốc kháng histamin H1 có tác dụng làm giảm các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, choáng váng, ù tai rất tốt. Bên cạnh đó, có còn được dùng cho các trường hợp bị say tàu xe, đau nửa đầu. Tuy nhiên, khi dùng thuốc cần chú ý tới tác dụng ngoại ý như buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa; -Thuốc Flunarizine dùng để chữa chóng mặt do RLTĐ, đau nửa đầu, rối loạn tuần hoàn não. Khi sử dụng thuốc cần thận trọng vì có thể gây tác dụng ngoại ý khiến người mệt mỏi, buồn ngủ, có thể gây trầm cảm, hội chứng Parkinson; -Thuốc Vipocetin dùng trong điều trị RLTĐ và các bệnh về mạch máu não. Thuốc này ít gây tác dụng ngoại ý hơn so với các loại thuốc khác; -Thuốc Duxil có tác dụng làm tăng ôxy ở các mô, đặc biệt là ở mô não, do đó giúp cải thiện được các biểu hiện choáng váng do RLTĐ.
Các loại thuốc này khi dùng cần được tư vấn và chỉ đình của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất. Người bệnh tránh tự ý sử dụng thuốc bừa bãi để tránh gặp phải tác dụng ngoại ý ảnh hưởng tới sức khỏe. Một số cách điều trị rối loạn tiền đình bổ sung ngoài các loại thuốc chữa RLTĐ, người bệnh còn có thể áp dụng theo nhiều phương pháp tự nhiên khác áp dụng để điều trị bệnh lâu dài rất tiện lợi, đơn giản mà mang lại hiệu quả cao. Cụ thể như sau:-Ngâm chân bằng nước nóng: Mỗi ngày trước khi đi ngủ, người bệnh có thể ngâm chân với nước nóng ở nhiệt độ khoảng 40-450C và ngâm từ 20-30 phút. Cách này rất đơn giản mà có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi và ngăn ngừa chứng chóng mặt rất hiệu quả; -Day ấn huyệt: Dùng tay ấn vào các huyệt ấn đường (giữa 2 lông mày), huyệt hợp cốc, nội quan, tam âm giao mỗi lần từ 5-10 phút. Cách này có tác dụng kiện tỳ, định thần để giảm ngay triệu chứng bị hoa mắt chóng mặt; -Phương pháp tự xoa bóp: Mỗi khi bị chóng mặt, nặng đầu bạn dùng tay tự xoa bóp vùng trán, sau gáy, 2 bên ổ mắt và vùng đỉnh đầu từ 10-20 phút sẽ giảm ngay triệu chứng và phòng chống rối loạn tiền đình;
-Thực hiện các món ăn bài thuốc đơn giản chữa RLTĐ: + Đơn giản nhất là bạn chỉ cần lấy óc lợn về làm sạch rồi đem hầm kỹ để ăn mỗi ngày. Hoặc hấp óc lợn với hành, gừng tươi, rượu vang, tỏi và cho thêm một ít xì dầu đẻ ăn. + Món óc lợn – trứng gà: bạn làm sạch óc lợn, sau đó đánh đều với trứng đem chiên lên để ăn. Lưu ý khi dùng thuốc chữa RLTĐ, lứa tuổi trung niên và người cao tuổi thường gặp bệnh rối loạn tiền đình với triệu chứng nổi bật là chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng... Nhiều người tự ý mua thuốc theo lời mách hay tư vấn của dược sĩ mà không có chỉ định của bác sĩ cũng như không chú ý đến tác dụng phụ hay các tương tác thuốc cần thiết đã gây ra nhiều biến chứng. Dưới đây là một số thuốc thường được dùng khi có bệnh rối loạn tiền đình và những lưu ý cần thiết khi sử dụng.Thuốc acetyl leucine được dùng điều trị triệu chứng chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình. Thuốc đào thải qua thận và chuyển hóa ở gan nên được chống chỉ định đối với người bị suy thận hoặc suy gan. Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, nếu muốn dùng thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, acetyl leucine có thể gây ra khó chịu ở một số người khi sử dụng và có thể tương tác với một số thuốc khác nên người bệnh cần thông báo với bác sĩ điều trị những thuốc đang sử dụng để chuyển sang dùng loại thuốc khác. Thuốc cinnarizin là thuốc kháng histamin H1, được chỉ định điều trị triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, loạng choạng, mất định hướng, ù tai trong rối loạn tiền đình. Tuy vậy, thuốc gây buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa. Có thể xảy ra nhưng hiếm hiện tượng đau đầu, khô miệng, tăng cân. Ở trường hợp đặc biệt có thể bị ra mồ hôi và dị ứng, có thể làm tái phát triệu chứng bệnh Parkinson (nếu có tiền sử bệnh). Vì vậy, người lái xe, đứng máy không được dùng khi đang làm việc. Những bệnh nhân nhạy cảm nên bắt đầu dùng thuốc với liều lượng nhỏ rồi sau mới tăng dần liều. Với người tiền sử có bệnh Parkinson bị rối loạn tiền đình, khi đi khám bệnh cần cung cấp thông tin về bệnh cho bác sĩ biết để có sự cân nhắc có nên dùng cinnarizin hay không. Khi đang dùng cinnarizin thì không nên uống rượu hay dùng thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, thuốc chống trầm cảm 3 vòng vì sẽ gây tăng tác dụng buồn ngủ của thuốc. Thuốc flunarizine là thuốc đối kháng canxi có chọn lọc, được dùng để điều trị triệu chứng chóng mặt, nhức đầu trong hội chứng tiền đình bởi thiểu năng tuần hoàn não và suy giảm oxy tế bào não. Tuy vậy, thuốc không dùng cho bệnh nhân có tiền sử trầm cảm hoặc tiền sử có bệnh Parkinson, đặc biệt ở những bệnh nhân cao tuổi. Trong một số trường hợp hiếm, mệt mỏi có thể gia tăng trong điều trị với flunarazine, trường hợp này nên ngưng điều trị. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần chú ý không được vượt quá liều quy định và phải được khám đều đặn theo kỳ hạn, đặc biệt trong giai đoạn điều trị duy trì để có thể phát hiện sớm triệu chứng ngoại tháp (vận động chậm, cứng đơ, nằm ngồi không yên, loạn vận động, run) hay trầm cảm và ngưng điều trị.
Nếu trong điều trị duy trì không đạt hiệu quả điều trị thì cũng nên ngưng điều trị nhưng phải có chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, khi bắt đầu điều trị nên thận trọng trong các hoạt động như lái xe hay vận hành máy móc vì thuốc có thể gây buồn ngủ. Thuốc có thể bài tiết qua sữa, cho nên phụ nữ đang cho con bú cũng không được dùng. Thuốc vipocetin là một loại thuốc được chỉ định điều trị trong rối loạn tiền đình, bởi vì có tác dụng cải thiện chuyển hóa não, làm tăng sức chịu đựng thiếu oxygen của tế bào não. Tuy vậy, cần lưu ý vì thuốc có thể gây hạ huyết áp tạm thời hoặc làm rối loạn giấc ngủ, do đó, khi dùng cần cảnh giác và nên kiểm tra huyết áp khi có biểu hiện tụt huyết áp. Tác dụng ngoại ý hiếm gặp khác của thuốc trên hệ tiêu hóa là ợ nóng, đau bụng, buồn nôn. Ngoài ra, có thể gặp những phản ứng dị ứng. Bên cạnh đó, dạng thuốc tiêm của vipocetin tương kỵ với heparin nên không được truyền thuốc này cho người đang dùng heparin.
Ngoài ra, có một số thuốc khác được sử dụng trong điều trị rối loạn tiền đình như almitrine bismésilate, raubasine... Tuy nhiên, nếu người bệnh muốn sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng để biết những điều nên tránh. Lê Thanh A, 26 tuổi, Q. Tân phú, TP. Hồ Chí Minh, 0909…. Hỏi: Mẹ tôi mắc bệnh về tuyến giáp, điêu siêu âm có bác sĩ trả lời là ung thư tuyến giáp, có người nói là nhân bướu giáp, tôi không biết các bệnh lý đó như thế nào. Xin các bác sĩ cho lời khuyên và giải thích các bệnh về tuyến giáp để chúng tôi an tâm. Chân thanh cảm ơn các bác sỹ. Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời rằng như bạn đã biết tính chất phức tạp của bệnh bướu giáp chỉ với siêu âm không là chúng ta đã có những kết luận về bệnh lý khác nhau rồi, tuy nhiên siêu âm chỉ là một công cụ chẩn đoán gián tiếp có một tỷ lệ chẩn đoán sai lệch chứ không phải đúng hoàn toàn 100%, bên cạnh đó còn có một số phương phá chẩn đoán hình ảnh khác có thể hỗ trợ cho bạn chụp cắt lớp một cách chi tiết hơn cho phát hiện bệnh sớm, nên chỉ có khi nào mổ sinh thiết mới có thể biết được bản chất của nó và bệnh lý khi đó có kết luận cuối cùng sẽ chính xác nhất bạn nhé.
Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết quan trọng điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi rối loạn chức năng tuyến giáp có thể gây ra các bệnh cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp trạng, bướu lành tuyến giáp trạng và ung thư tuyến giáp trạng rất nguy hiểm. Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết quan trọng điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi rối loạn chức năng tuyến giáp có thể gây ra các bệnh cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp, bướu lành tuyến giáp trạng và ung thư tuyến giáp trạng rất nguy hiểm. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình móng ngựa, nằm ở trước cổ, tiết ra chất nội tiết tố thyroxin (T4) có vai trò điều hòa sự phát triển của các cơ quan, thúc đẩy sự hoạt động, trưởng thành của mọi tế bào. Sự hoạt động của tuyến giáp được điều hòa bởi tuyến yên theo cơ chế: tuyến yên tiết ra chất TSH (thyroid stimulating hormon), thúc đẩy tuyến giáp trạng tiết ra T4. Khi nồng độ T4 trong máu giảm, tuyến yên lại tiết thêm TSH, thúc đẩy tuyến giáp tiết đủ lượng T4 cần thiết. Ngược lại nếu nồng độ T4 trong máu đã đủ hoặc cao thì tuyến yên tiết ít TSH đi, theo đó tuyến giáp sẽ tiết ít T4 phù hợp với nhu cầu cơ thể. Do đó khi có rối loạn về thần kinh và thể dịch, sẽ dẫn đến các bệnh của tuyến giáp. Dưới đây xin đề cập tới các bệnh thường gặp của tuyến giáp.
(i) Suy tuyến giáp (hypothyroidism): Vì một lý do nào đó, tuyến giáp bị suy, không thể tiết đủ T4, mặc dù tuyến yên có tiết thật nhiều TSH, khi đó xét nghiệm máu sẽ thấy kết quả là T4 thấp và TSH tăng cao. Bệnh xảy ra tự nhiên, hoặc sau phẫu thuật cắt một phần tuyến giáp. Biểu hiện suy giáp khởi phát với các dấu hiệu rất mơ hồ như bệnh nhân thấy mệt mỏi, buồn ngủ, trí nhớ giảm sút, táo bón, nhức mỏi bắp thịt, khan tiếng, phụ nữ thấy chảy máu ở âm đạo bất thường; phù nhẹ mặt và mắt, da khô, bủng; Sau khoảng vài tháng thấy mọi hoạt động thể lực và tinh thần trì trệ hẳn; ăn uống mất ngon; tóc khô và rụng nhiều; đặc biệt bệnh nhân có thể bị hôn mê đột ngột; tuyến giáp có thể to lên hoặc không to. Điều trị suy giáp trạng bệnh nhân cần phải kiên trì uống thuốc thyroxin theo chỉ định của bác sĩ, sau khoảng vài tuần, bệnh nhân sẽ bình phục, song có thể phải điều trị kéo dài suốt đời. Cường tuyến giáp trạng (hyperthyroidism): Là do tuyến tiết ra quá nhiều chất T4, với các dấu hiệu: bệnh nhân thấy tinh thần luôn căng thẳng, mất ngủ, tính tình thất thường, lúc nóng nảy hung đồ, khi thì thờ ơ lãnh đạm; tay chân run rẩy, chịu đựng thời tiết nóng kém, hay vã mồ hôi; ăn nhiều mà vẫn sút cân, suy nhược cơ thể, hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, ở phụ nữ thấy kinh ra ít; mắt to và lồi dần; có khi bệnh nhân chỉ gặp các triệu chứng như sút cân, yếu mệt, buồn sầu; một số bệnh nhân khác lại thấy những triệu chứng về tim nổi trội như: loạn nhịp tim, suy tim..., tuyến giáp có thể phì to hoặc không to; xét nghiệm thấy T4, TSH trong máu tăng; chụp tuyến giáp với iod phóng xạ thấy tuyến giáp hấp thụ chất iodine nhiều hơn bình thường...
Có nhiều phương pháp điều trị cường tuyến giáp như sau: Về điều trị có thể dùng thuốc có tác dụng ức chế sự tiết chất T4 của tuyến giáp với thời gian dài từ 1-2 năm. Kết quả khoảng 30-50% số bệnh nhân khỏi bệnh; số còn lại thường tái phát trong vòng 6 tháng kể từ sau khi ngưng thuốc. Uống iod phóng xạ: thường sử dụng cho bệnh nhân cao tuổi, hay bệnh nhân đã chữa bằng thuốc uống nhưng bị tái phát. Iod phóng xạ có tác dụng ngăn sự tổng hợp chất T4 trong tuyến giáp trạng, ức chế các tế bào của tuyến giáp không thể sản sinh T4 như bình thường. Nhưng sau khi điều trị với chất phóng xạ iod, tuyến giáp sẽ bị suy, nên có khi phải dùng chất T4 để điều trị suốt đời. Phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp trạng: chỉ dùng cho những bệnh nhân uống thuốc không hiệu quả, hay ngại điều trị bằng chất phóng xạ iod. (ii) Ung thư tuyến giáp:Là bệnh ác tính của tuyến giáp với biểu hiện tuyến giáp to nhanh trong thời gian ngắn và có các hạch nổi lên bất thường vùng xung quanh; bệnh nhân kém chịu nóng, hay vã mồ hôi, luôn luôn trong trạng thái tinh thần căng thẳng, mất ngủ, tính khí thất thường; tay chân run rẩy yếu đuối; ăn nhiều mà vẫn sút cân; hoạt động mau bị mệt, hồi hộp, khó thở; phụ nữ thấy kinh ra ít. Tùy theo thể loại ung thư mà có cách điều trị khác biệt: mổ cắt bỏ khối ung thư, xạ trị, chạy điện hoặc sử dụng thuốc chống ung thư. (iii) Bướu lành tuyến giáp:Là loại bệnh của tuyến giáp gặp nhiều nhất; tuyến giáp to lên hoặc nổi u nổi cục, nhưng bệnh nhân vẫn làm việc bình thường, không có dấu hiệu gì của bệnh cường hay suy tuyến giáp. Xét nghiệm máu thấy lượng T4 và TSH ở trị số bình thường. Có khi tuyến giáp cứ ngày một lớn lên rồi chèn ép các cơ quan chung quanh làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu ở cổ, khó thở, khó nuốt, hay ho. Có thể gặp các trường hợp bướu tuyến giáp như sau: -Tuyến giáp to đều, không đau; tuyến to nhiều mất thẩm mỹ hoặc chèn ép khiến bệnh nhân khó thở, ho, cần phải uống thuốc thyroxine để tuyến nhỏ lại, thường sau 3-6 tháng có kết quả; song có thể phải dùng thuốc trong một thời gian dài hoặc suốt đời để tuyến không lớn lên. Nếu dùng thuốc không kết quả cần phải phẫu thuật cắt bỏ phần lớn tuyến, chỉ chừa lại một phần nhỏ để duy trì sản xuất chất thyroxine. -Tuyến to kiểu lổn nhổn: bệnh nhân thường không có triệu chứng, không cần điều trị. -Tuyến chỉ có một vị trí to tròn lên, còn lại cả tuyến giáp bình thường. Trường hợp này cần theo dõi và sinh thiết xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện sớm dấu hiệu ác tính của khối u để xử lý kịp thời. Nhân đây, chúng tôi xin gỏi đến bạn một số triệu chứng của bệnh tuyến giáp: Là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, tuy khu vực này nhỏ nhưng lại dễ bị xâm nhập và viêm nhiễm, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh. Theo thống kê, có đến 6% dân số Mỹ mắc các vấn đề về tuyến giáp mà không hay biết. Các tình trạng bệnh của tuyến giáp chủ yếu là suy giáp, cường giáp. Các triệu chứng thường không đặc biệt và dễ nhầm với các bệnh tuổi già. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh lại có phạm vi lớn, tạo nên sự thay đổi dù nhỏ ở mỗi vị trí trên cơ thể. Các bệnh tuyến giáp nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra rất nhiều vấn đề như béo phì, tim mạch, trầm cảm và suy giảm tình dục. Với người bị suy giáp, các triệu chứng căn bản là mệt mỏi, sợ lạnh, tăng cân, da tóc khô, táo bón và đau khớp. Còn với cường giáp lại có triệu chứng là sợ nóng, mất ngủ, khát nước, giảm thị lực và vô sinh. Tuy nhiên, về cơ bản thì có một số biểu hiện mà nếu tổng hợp nó lại, bạn sẽ nhận ra mình cần gặp bác sĩ.
-Bướu ở cổ: đây là biểu hiện rõ ràng nhất về bệnh giáp. Về cơ bản, các bệnh về tuyến giáp như bướu giáp hay viêm giáp sẽ luôn đi kèm với một triệu chứng rõ ràng là cổ sưng hay bướu cổ. Bướu cổ luôn đi kèm với việc cơ thể thiếu iốt, khó hô hấp hay nói chuyện; -Đau cơ khớp, hội chứng viêm cánh tay: Đối với suy giáp, bạn sẽ thấy tê ngứa và cánh tay do lượng hormon tín hiệu bị thiếu dẫn đến việc não gửi thông tin chậm đến các cơ. Đối với cường giáp, người bệnh rất dễ bị cứng khớp và phối hợp tứ chi; -Thay đổi tóc và da. Nếu tuyến giáp của bạn có điểm gì đó không được bình thường, chúng sẽ biểu hiện ngay lên tóc và da bạn. Khi bạn bị suy giáp, tóc sẽ giòn, xơ và dễ gãy. Da khô và bong tróc. Đó là do rối loạn hormone tiết ra làm tóc khó tăng trường. Còn với suy giáp, người bệnh sẽ dễ bị rụng lông và tóc, da trở nên đặc biệt mẫn cảm; -Kinh nguyệt không đều, khó có con. Suy giáp ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề kinh nguyệt, nếu các kỳ kinh đến sớm với tần xuất cao bạn có thể đã bị suy giáp. Ngược lại, nếu kì kinh ngắn hơn, ít xuất hiện thì bạn có thể bị cường giáp. Điều này là do nồng độ hormon thay đổi, gây kích thích đến kinh nguyệt, làm thay đổi cơ chế kinh, từ đó khiến các nang trứng cũng bị rối loạn theo, khiến quá trình thụ tinh và sinh con khó khăn; -Giảm ham muốn do các bệnh về giáp đều liên quan trực tiếp đến hormon, nên cần điều trị ngay khi phát hiện bệnh. Bệnh nếu phát triển lâu dài sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố estrogen, khiến người bệnh hết ham muốn và vô sinh. Bệnh tuyến giáp đặc biệt có tác động tới kinh nguyệt cũng như kỳ rụng trứng; -Thay đổi choresterol trong máu, hoặc không ổn định, do vậy nếu bạn không sử dụng các loại thuốc về choresterol hay đang điều trị bệnh lý liên quan mà nồng độ choresrerol vẫn cao thì có lẽ bạn nên đi khám bác sĩ ngay; -Vấn đề đường ruột: Hormone tuyến giáp về cơ bản ảnh hưởng tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể, hệ tiêu hóa cũng không ngoại lệ. Vậy nên với người bị bệnh về giáp rất dễ bị tiêu chảy hoặc đau dạ dày. Trong đó, người bị suy giáp dễ bị táo bón còn người bị cường giáp thì lại hay bị tiêu chảy và đau bụng; -Tăng huyết áp: hormon từ tuyến giáp có ảnh hưởng lớn cả đến vấn đề tim mạch, hormon thường kích thích làm tăng giảm nhịp tim và sức bơm máu, vì vậy dẫn đến tình trạng tăng giảm huyết áp. Vậy nên nếu bạn bị rối loạn tuyến giáp, huyết áp của bạn sẽ rất thất thường. Suy giáp khiến huyết áp tăng nhanh còn cường giáp lại khiến huyết áp bị chậm; -Trầm cảm lo âu: Nếu cơ thể bị trầm cảm và hoảng sợ, chữa trị mãi vẫn không khỏi dù đã uống thuốc đặc trị, có thể bạn đã bị bệnh về giáp; -Mệt mỏi: hormon tuyến giáp là một phần quan trọng giúp tăng trưởng và thúc đẩy hoạt động của các cơ, nên nếu bạn gặp vấn đề về giáp sẽ khiến nguồn hormon giả, do đó cơ sẽ không được thúc đẩy và gây mệt mỏi. Đặc biệt, đôi khi cường giáp còn có thể khiến bạn mất ngủ hoặc ngủ nhưng không cảm giác đủ giấc. -Chưa kể, nếu tuyến giáp có vấn đề, hormon ít sẽ kéo theo lượng seroterin thấp xuống, tạo cảm giác làm việc không hứng thú, mệt mỏi. Đó là bởi vì việc sản xuất quá ít hormone tuyến giáp có thể có ảnh hưởng đến lượng serotonin trong não mà serotonin là một loại hormone có tác dụng giúp bạn cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Do đó, khi tuyến giáp không hoạt động tốt, lượng serotonin trong não bị giảm đi, kết quả là bản cảm thấy chán nản; -Thay đổi trọng lượng: Khi bị cường giáp, các hormon sản sinh liên tục sẽ khiến bạn luôn có cảm giác đói, nhưng dù ăn nhiều vẫn giảm cân. Còn với suy giáp, bạn không có cảm giác muốn ăn và dù không ăn bạn vẫn béo. Vậy nên nếu cân nặng của bạn trở nên khó thay đổi cho dù đã cố gắng giảm bớt hoặc tăng khẩu phần thì có thể bạn đã bị bệnh về giáp. -Bạn nên biết rằng đó chính là triệu chứng của bệnh tuyến giáp và hãy gặp các chuyên gia tư vấn trong sớm nhất. Trên đây là các nội dung liên quan đến câu hỏi của bạn, thân chúc bạn khỏe! Nguyễn Thế T. 37 tuổi, TT Diêu Trì, Bình Định, hoanghuy@.... Hỏi: Em là một công nhân làm trong công ty xi măng đã gần 6 năm nay, gần đây xuất hiện rất nhiều nốt ruồi không rõ ràng, ngày càng nhiều ở vùng cổ và má, em không biết có phải là ung thư da giai đoạn đầu không, kính mong các bác cho em biết nguyên nhân và biểu hiện ung thư da, em rất cảm ơn!
Trả lời: Cảm ơn bạn cho một câu hỏi rất thời sự hiện nay và thường biểu hiện của ung thư da rất dễ nhầm lẫn với các loại bệnh lý da khác. Theo Viện Da liễu quốc gia, ung thư da đứng hàng thứ 8 trong số 10 loại ung thư thường gặp với tỷ lệ trung bình 2,9-4,5 ca/100.000 dân. Hai loại ung thư da phổ biến nhất ở nước ta là ung thư tế bào đáy và tế bào vẩy. Cả hai loại này đều ở bề mặt, tốc độ phát triển chậm và khả năng chữa khỏi cao, nhất là khi được phát hiện sớm. Còn ung thư tế bào hắc tố khá nguy hiểm, dễ gây tử vong nhưng hiếm gặp hơn. Khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường trên da cần đến các bệnh viện chuyên khoa để có thể phát hiện sớm bệnh. Ung thư da là sự tăng trưởng bất thường của tế bào da. Có ba loại chính của ung thư da là ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào vảy và ung thư tế bào hắc tố. Khi các tế bào da tăng đột biến một cách không kiểm soát được, chúng tạo thành một khối gọi là khối u. các khối u thường được gọi là tổn thương da. Khối u được gọi là ung thư khi chúng được cấu tạo từ các tế bào ác tính.
Về nguyên nhân gây ung thư da thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến, trong đó thường gặp hơn là do tiếp xúc với tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Tia cực tím xuyên qua da làm tổn thương các tế bào sống, làm rối loạn di truyền trong tế bào da. Ung thư da thường xuất hiện trên những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như da đầu, mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay, bàn tay và cẳng chân ở phụ nữ. Tuy nhiên, vẫn có thể xuất hiện ở những vùng da còn lại, như lòng bàn tay, vùng gan ngón chân. Bên cạnh đó, một số thói quen làm đẹp không an toàn như việc tắm trắng, lột da không đúng cách cũng có thể dẫn đến các bệnh về da. Những người có làn da nâu và đen thường ít có nguy cơ phát triển ung thư da vì hắc tố màu trong da họ đã mang đến cho họ sự bảo vệ tự nhiên. Những người có làn da mịn có chiều hướng chuyển sang đỏ hoặc xuất hiện những nốt tàn nhang khi đi nắng sẽ có nguy cơ cao nhất về bệnh này. Trẻ em và những người trẻ tuổi có thói quen phơi nắng lâu dưới ánh nắng mặt trời cũng sẽ có nguy cơ cao về sự phát triển khả năng ung thư da.
Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư da là một chỗ biến đổi bất thường của da, ví dụ như một vết loét đau, chảy máu, đóng vảy rồi lành, sau đó lại loét trở lại ngay vị trí này. Dấu hiệu này có thể xuất hiện từ từ, phát triển chậm nhưng cũng có thể xuất hiện đột ngột. Một phần nhỏ của ung thư da là u hắc tố ác tính. Melanoma ác tính là một bệnh ung thư có xu hướng lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Ngoài ra, những dấu hiệu đột nhiên gia tăng số lượng và kích thước, đổi màu nốt ruồi, tàn nhang, vết sần trong thời gian ngắn, chảy máu hoặc có cảm giác đau rát ở nốt ruồi, tàn nhang, vết sần. Khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường trên da cần đến các bệnh viện chuyên khoa để có thể phát hiện sớm bệnh. Nếu được chữa trị ngay từ giai đoạn ban đầu thì khả năng chữa khỏi rất cao. Hầu hết các ung thư da đều gây ra những biến đổi trên một vùng da khu trú. Do vậy, khi có những dấu hiệu nghi ngờ trên, chúng ta cần đi khám chuyên khoa sớm vì ung thư da ít gây đau nên thường chủ quan. Cách phòng tránh ung thư da, cách tốt nhất để phòng tránh ung thư da là hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Trẻ em khi tắm nắng cần tránh ánh nắng gay gắt, nhất là trong khoảng thời gian từ 10-16 giờ. Những ngày nắng nóng nên uống nhiều nước, khi phải làm việc ngoài trời, cần đội nón mũ rộng vành, mặc quần áo dài tay, đeo kính râm để chống nắng, nên sử dụng kem chống nắng. Cần nhớ các tia tử UV trong ánh nắng mặt trời là thủ phạm chính của bệnh ung thư da. Hơn 90% các trường hợp ung thư da được gây ra bởi các tia cực tím của mặt trời.
Về nguyên nhân gây ung thư da gồm có tia tử ngoại (các tia tử UV trong ánh nắng mặt trời là thủ phạm chính của bệnh ung thư da. Hơn 90% các trường hợp ung thư da được gây ra bởi các tia cực tím của mặt trời), việc tiếp xúc trực tiếp với tia UV quá nhiều ở trẻ em có thể gây nên những tổn thương nghiêm trọng nhưng không biểu hiện ra ngoài sau nhiều nhiều năm; Tiếp xúc nhiều với ánh sáng nhân tạo (việc thường xuyên sử dụng đèn chiếu sáng trên sân khấu và đèn ngủ cũng có thể tăng khả năng phát triển ung thư da); những tổn thương về da. Những vùng da đã từng bị bỏng hoặc có thời gian dài bị viêm nhiễm có nguy cơ cao trong việc phát triển ung thư biểu bì tế bào có vảy. Yếu tố di truyền như một số người do yếu tố di truyền hiếm gặp có nguy cơ ung thư da cao hơn. Tuy nhiên, ung thư da không ác tính không được hình thành bởi lỗi gen di truyền do đó không thể truyền cho các thành viên khác trong gia đình bạn, vì vậy các thành viên khác trong gia đình bạn không thuộc đối tượng có nguy cơ cao về phát triển ung thư da. Các nguyên nhân khác có thể tiếp xúc với hoá chất các loại hóa chất như: than, nhựa đường, khói muội, dầu hoả, dẫn suất xăng dầu, thuốc nhuộm tóc, lọc dầu và thạch tín…
Triệu chứng hay biểu hiện của ung thư da Nếu bị ung thư tế bào đáy thì trên da sẽ xuất hiện một u bướu nhỏ trên da, có thể có những biểu hiện lồi lên và giáp; đôi khi có hiện tượng chảy máu và hình thành vảy cứng. Vùng da này có thể xuất hiện những biểu hiện như đang lành nhưng không bao giờ lành hẳn, thường gây ngứa. Thay vào đó bạn có thể thấy một chỗ phẳng với những vảy cứng trông như các chấm đỏ; đối với ung thư biểu bì tế bào vảy thì sẽ thường xuất hiện vảy, đôi khi rất cứng, có vảy sừng nhưng khi chạm vào lại thấy mềm. Những vùng ung thư thường xuất hiện ở các cùng da bị tổn thương bởi tia UV như mặt, cổ, vùng da đầu không có tóc, cánh tay, mu bàn tay, mu bàn chân. Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy bất cứ một biểu hiện không bình thường nào trên da mà nó không mất đi trong vòng một tháng, bạn nên đến bác sỹ để kiểm tra, vì rất có thể đó là biểu hiện của ung thư da. Về phòng bệnh ung thư da, nên: (i)Hạn chế tiếp xúc tối đa với ánh nắng mặt trời trong thời gian 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, vì đây là thời điểm tia cực tím mặt trời mạnh nhất; (ii) Nếu ra ngoài trời nắng, bạn nên mặc quần áo che chắn, đeo kính mát; (iii) Cần dùng kem kem chống nắng khi ra ngoài, kem chống nắng phải có chỉ số SPF ít nhất là 15 và chỉ số PA hợp lý; (iv) Hạn chế tiếp xúc với các chất hóa học gây ảnh hưởng cho da. Bảo vệ da, tránh để da bị các tổn thương. Trương Thị K, 43 tuổi, Bồng Sơn, Bình Định Hỏi: Em dân Bình Định nhưng đi làm ở Cam Ranh, Nha Trang, vừa rồi có đi xét nghiệm ký sinh trùng giun sán tại Viện Pastuer Nha Trang (tất cả 5 loại ký sinh trùng và công thức máu, men gan và các xét nghiệm cơ bản khác). Kết quả là dương tính với Toxocara canis, mức dương tínhlà 0,57 (BT < 0,30 OD). Tuy nhiên, bác sĩ nói em vẫn bình thường, có thể là bệnh lý trong quá khứ nhưng đã tự hêt và không gây ảnh hưởng gì và những thứ khác đều không bị gì. Tuy nhiên, em không biết liệu mức như vậy có khả năng nào gây hại trên não, hay vào trong ruột của em không vì em thường xuyên bị nổi ngứa ban đêm khoảng 3 tháng nay. Kính mong bác sĩ vui lòng trả lời cho em với
Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phúc đáp như sau: trước hết chúng tôi đồng ý với cách giải thích của một số đồng nghiệp ở Viện Pasteur Nha Trang, vì hiện tại xét nghiệm giun đũa chó có thể dương tính giả và dương tính chéo với nhiều loại giun sán khác nhau, nếu chỉ một kết quả xét nghiệm dương tính chưa đủ kết luận đó là ca bệnh, trong khi chúng ta không có triệu chứng gì nữa, rất tiếc các xét nghiệm khác bạn chưa cho chúng tôi biết như bạch cầu ái toan, chỉ số IgE toàn phần ra sao. Để chẩn đoán một ca bệnh giun đũa cho mèo có thể dựa vào tiêu chuẩn một ca bệnh của Pawlowski (2001) hoặc các tác giả khác như đặc điểm của bệnh nhân và bệnh sử liên quan; dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng; kháng thể anti-Toxocara spp IgG dương tính; bạch cầu ái toan trong máu ngoại biên tăng; nồng độ total IgE tăng. Nếu đối chiếu như trên bạn thấy ca bệnh mình là phù hợp tiêu chuẩn thì hãy đặt ra vấn đề điều trị. Thân chúc ban khỏe!
|