Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 5 0 7 0 6
Số người đang truy cập
5 0
 Hoạt động hợp tác Quân dân y kết hợp
Kinh nghiệm quân dân y kết hợp phòng chống sốt rét tại huyện vùng cao biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế

 

Trong những năm qua, với các biện pháp can thiệp, tình hình sốt rét tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã có chuyển biến tích cực. Số người mắc sốt rét giảm dần theo thời gian, không còn sốt rét ác tính, tử vong và nguy cơ dịch sốt rét. Kết quả đạt được đã vượt các mục tiêu chỉ đạo của Dự án quốc gia phòng chống sốt rét. Sốt rét nội địa trên cơ bản đã được khống chế. Tuy vậy, địa phương đang phải đối mặt với tình hình sốt rét ngoại lai do người bệnh bị nhiễm ở ngoại tỉnh và giao lưu khu vực biên giới trở về, kể cả sốt rét ngoại nhập từ bên kia biên giới Việt-Lào.

Đứng trước thực trạng tình hình này, để ổn định và giữ vững thành quả đạt được, Thừa Thiên Huế đã tổ chức xây dựng công tác quân dân y kết hợp để phòng chống và kiểm soát sốt rét tại A Lưới, một huyện vùng cao, biên giới của tỉnh; giáp ranh với huyện Xà Muội, tỉnh Xalavan và huyện K’Lưm, tỉnh Sêkông thuộc nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào có đường biên dài khoảng 85 km. Tại nơi đây hàng năm, bệnh nhân sốt rét thường chiếm khoảng 60-70% số bệnh nhân sốt rét của toàn tỉnh. Có thể nói rằng, giải quyết được tình hình sốt rét của huyện A Lưới là giải quyết được gánh nặng về sốt rét của địa phương nên tỉnh đã tập trung chỉ đạo và đầu tư các mặt hoạt động trên địa bàn này. Công tác quân dân y kết hợp là vấn đề được đặt ra để phát huy thế mạnh nhằm giải quyết được tình hình.

Xây dựng tổ chức mạng lưới quân dân y kết hợp trên địa bàn

Khi Dự án quân dân y kết hợp trở thành một trong những dự án của Chuơng trình mục tiêu quốc gia phòng chống mốt số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS; công tác quân dân y kết hợp tại tỉnh Thừa Thiên Huế vốn đã có thế mạnh trong những thời gian trước đây như được thổi thêm sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Mạng lưới quân dân y kết hợp đã được củng cố, Ban Quân dân y tỉnh đã chỉ đạo hệ thống quân dân y cơ sở hoàn chỉnh để đáp ứng hiệu quả cho yêu cầu công tác ngày càng cao; đặc biệt ở những vùng khó khăn, vùng cao, miền núi và biên giới; trong đó có huyện A Lưới.

Tại huyện A Lưới, mạng lưới quân dân y kết hợp bao gồm:

+ Quân y: có các đơn vị đóng quân trên địa bàn như:

-Đoàn Kinh tế-quốc phòng 92: với một bệnh xá quân dân y kết hợp, trang bị đầy đủ các phương tiện khám chữa bệnh hiện đại bên cạnh khu điều dưỡng có hồ tắm suối nước nóng. Các quân y sĩ của đoàn tham gia xây dựng, hỗ trợ hoạt động cho 5 trạm y tế xã phía nam của huyện như A Roằng, A Đớt, Đông Sơn, Hương Lâm và Hương Phong. Bộ đội làm công tác vận động quần chúng cũng được huy động làm nhiệm vụ trên địa bàn đóng quân.

-Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân, cửa khẩu A Đớt; Đồn Biên phòng 629, 637: với lực lượng quân y sĩ có nhiều kinh nghiệm làm nhiệm vụ tại 5 trạm xá quân dân y kết hợp ở các xã Hồng Vân, Hồng Thái, Đông Sơn, Nhâm và A Đớt để tăng cường công tác khám chữa bệnh cho nhân dân và bộ đội đóng quân.Các cơ sở đều có điểm kính hiển vi hoạt động. Ngoài ra còn giúp các trạm y tế dân y khác trên địa bàn đóng quân có các hoạt động hạn chế. Bộ đội làm công tác vận động quần chúng của các đồn biên phòng cũng tham gia tích cực trong hoạt động y tế.

-Các Đội công tác cơ sở của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: chủ yếu là các sĩ quan thường xuyên bám sát cơ sở để làm nhiệm vụ vận động quần chúng, trong đó có công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, thực hiện các chương trình y tế cộng đồng, vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn minh, loại bỏ các thủ tục lạc hậu...

+ Dân y: có các đơn vị khám chữa bệnh, thực hiện công tác y tế dự phòng, y tế tuyến xã, thị trấn và thôn bản như:

-Bệnh viện huyện: được xây dựng mới và mở rộng với quy mô 100 giường bệnh, trang bị đầy đủ các phương tiện chẩn đoán hiện đại và chuyển nhượng kỹ thuật cao từ tuyến trên. Bệnh viện đã chủ động giải quyết được các trường hợp bệnh khó, không phải chuyển lên tuyến trên như trước đây.

-Đội y tế dự phòng: có năng lực thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia và chương trình y tế ưu tiên của địa phương. Đội thường xuyên được sự giúp đỡ, hỗ trợ của các trung tâm, bệnh viện chuyên khoa từ tuyến tỉnh.

-Đội chăm sóc sức khoẻ sinh sản: cùng phối hợp với Đội y tế dự phòng thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình; trong đó có các hoạt động truyền thông giáo dục phòng chống sốt rét cho nữ hộ sinh và cô đỡ nông thôn.

-Y tế xã, thị trấn: có 85 nhân viên y tế hoạt động và được quản lý hoạt động một cách nề nếp thông qua các buổi giao ban định kỳ hàng tháng tại Trung tâm y tế huyện cùng với quân y biên phòng, đoàn kinh tế quốc phòng. Các Trạm y tế xã chưa có bác sĩ tại chỗ đã được bác sĩ từ tỉnh, huyện xuống tăng cường giúp đỡ.

-Y tế thôn bản: có 133 nhân viên y tế hoạt động khắp ở các cơ sở, bảo đảm tất cả thôn bản đều có y tế tiếp cận đến từng hộ gia đình, từng người dân. Các y tế thôn bản đã được Trường Cao đẳng y tế Huế đào tạo chính khoá và đào tạo lại kỹ năng thực hành các chương trình y tế hàng năm để nâng cao chất lượng công tác.

Kết quả phòng chống sốt rét đã đạt được trong 20 năm qua

Nội dung

Năm 1990

Năm 2010

Nhận xét

Dân số

29.050

44.409

Tăng hơn 1,5 lần

Bệnh nhân sốt rét

4.551

57

Giảm 98,75%

Tỷ lệ % sốt rét/ dân số huyện

15,67

0,13

Giảm 99,17%

Số sốt rét ác tính

220

0

Không còn

Số tử vong

14

0

Không còn

Tỷ lệ % KSTSR/ lam xét nghiệm

26,73

0,38

Giảm 98,58%

Dịch sốt rét

Nguy cơ ở thôn bản năm 1998 và 2001

Năm 1990, huyện A Lưới có dân số khoảng 29.050 người, trong đó có 4.551 người bị mắc bệnh sốt rét, chiếm tỷ lệ 15,67% dân số toàn huyện. Trong đó có 220 bệnh nhân sốt rét ác tính gây nên 14 trường hợp bị tử vong; tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét trên lam máu xét nghiệm chiếm 26,73%; nguy cơ dịch sốt rét đã xảy ra ở phạm vi thôn bản vào một số thời điểm. Sau 20 năm triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống; tình hình sốt rét tại đây đã có những chuyển biến tích cực theo thời gian. Đến năm 2010, huyện đã phát triển dân số đến 44.409 người, tăng hơn 1,5 lần so với trước nhưng chỉ còn 57 người bị mắc bệnh sốt rét, chiếm 0,13% dân số toàn huyện; đặc biệt không còn sốt rét ác tính và tử vong do sốt rét; tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét trên lam máu xét nghiệm giảm xuống còn 0,38%; dịch sốt rét đã chủ động kiểm soát và không xảy ra trong nhiều năm liền.

Nếu tính hiệu quả đã đạt được theo mục tiêu của công tác phòng, chống sốt rét sau 20 năm; số bệnh nhân sốt rét của huyện A Lưới đã giảm 98,75% (57/4.551), không còn sốt rét ác tính và tử vong do sốt rét, dịch bệnh sốt rét đã bị đẩy lùi; tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét trên lam máu xét nghiệm giảm 98,58% (0,38/26,73). Kết quả công tác đã khẳng định các giải pháp về tổ chức, chuyên môn kỹ thuật và xã hội trong nhiệm vụ phòng chống sốt rét được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện suốt thời gian qua có hiệu quả rõ rệt; trong đó không thể phủ nhận vai trò của công tác quân dân y kết hợp, một thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tình hình sốt rét trong 3 năm gần đây được ghi nhận như sau:

Nội dung

2008

2009

2010

Bệnh nhân sốt rét

130

180

57

Sốt rét ác tính

0

0

0

Tử vong sốt rét

0

0

0

Số ký sinh trùng sốt rét

15

21

16

Tỷ lệ % KSTSR/lam xét nghiệm

0,27

0,42

0,38

Bệnh nhân sốt rét/ 1.000 dân

3,02

4,18

1,28

Ký sinh trùng SR/ 1.000 dân

0,35

0,49

0,14

Dịch sốt rét

0

0

0

Tình hình sốt rét năm 2009 bị biến động gia tăng, nhưng huyện A Lưới được sự tài trợ của Dự án Quỹ Toàn cầu Phòng chống sốt rét Việt Nam với mục tiêu “Tăng cường phòng chống sốt rét dựa vào cộng đồng, tập trung vào các nhóm có nguy cơ cao, nâng cao năng lực và tính bền vững của Chương trình phòng chống sốt rét quốc gia” nên đã tiếp nhận thêm sức mạnh, nguồn lực và điều kiện để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Trong nội dung hoạt động của dự án cũng đã đề cập đến vai trò của lực lượng quân dân y kết hợp để thực hiện nhiệm vụ chính trị chung trên địa bàn.

Hiện nay địa phương đang phải đối mặt với tình trạng giao lưu, di biến động dân trên tuyến biên giới Việt Lào làm ảnh hưởng đến tính ổn định của tình hình sốt rét như vẫn còn một bộ phận người dân đi rừng, ngủ rẫy, qua về đường biên để thăm thân do có quan hệ đồng tộc... bị mắc bệnh sốt rét khi ra khỏi khu vực được bảo vệ bằng các biện pháp phòng chống. Tỉnh và huyện đã chỉ đạo lực lượng quân dân y trên địa bàn kết hợp chặt chẽ để triển khai các giải pháp kiểm soát sốt rét biên giới ở những nhóm đối tượng có nguy cơ cao này nhằm tạo lập cơ sở, điều kiện bền vững trong việc duy trì thành quả đạt được và chủ động ngăn chận sốt rét quay trở lại.

Kinh nghiệm tổ chức chỉ đạo và thực hiện công tác kết hợp quân dân y

Với mạng lưới quân dân y kết hợp làm nhiệm vụ phòng chống bệnh sốt rét trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện vùng cao, biên giới A Lưới nói riêng. Trong thời gian qua, tình hình sốt rét đã có những chuyển biến tích cực. Với kết quả đạt được, địa phương đã rút ra các bài học kinh nghiệm sau đây:

+ Về giải pháp tổ chức

- Mạng lưới quân dân y kết hợp sau khi hình thành phải thường xuyên được củng cố và có sự quản lý hoạt động một cách chặt chẽ thông qua các buổi giao ban định kỳ hàng tháng tại huyện với sự tham gia của lãnh đạo Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng, Trung tâm y tế, Đội y tế dự phòng, Trạm y tế xã, thị trấn; quân y các đồn biên phòng, đoàn kinh tế quốc phòng và bác sĩ tỉnh, huyện tăng cường xã. Sau khi tiếp nhận thông tin báo cáo công tác sốt rét, đề nghị từ các cơ sở; tỉnh và huyện tổng hợp, đánh giá, nhận định tình hình, trực tiếp chỉ đạo, giải quyết các mặt tồn tại, đề nghị của tuyến đầu.

- Ngoài kinh phí của dự án quốc gia, dự án quỹ toàn cầu cũng hỗ trợ hoạt động phòng chống sốt rét cho y tế xã, thị trấn, điểm kính hiển vi, y tế thôn bản. Kinh phí này được chi trả kịp thời hàng tháng sau buổi giao ban. Kinh phí hỗ trợ giám sát dịch tễ tuyến huyện mỗi tháng cũng được giải quyết cho Đội y tế dự phòng, kể cả quân y các Đồn biên phòng và Đoàn kinh tế quốc phòng cùng phối hợp làm nhiệm vụ ở cơ sở.

- Ban Quân dân y huyện đã thường xuyên tiếp nhận sự chỉ đạo của Ban Quân dân y tỉnh nên đã phát huy trách nhiệm trong công tác kết hợp quân dân y trên địa bàn để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thực hiện các chương trình y tế cộng đồng; trong đó có công tác phòng chống sốt rét bảo đảm mục tiêu yêu cầu hàng năm.

- Lực lượng quân dân y đã gắn kết chặt chẽ với các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở để tạo thêm sức mạnh, nguồn lực nhằm có điều kiện và sự ủng hộ thuận lợi trong việc triển khai nhiệm vụ phòng chống sốt rét hiệu quả.

+ Về giải pháp chuyên môn kỹ thuật

Đối mặt với tình trạng dân giao lưu, biến động làm ảnh hưởng đến tình hình sốt rét tại huyện vùng cao, biên giới A Lưới trong thời gian qua. Công tác quản lý, kiểm soát sốt rét trên tuyến biên giới được xây dựng mô hình và phát triển mở rộng nhằm bảo đảm yêu cầu đặt ra, giữ ổn định tình hình sốt rét với kinh nghiệm sau đây:

Đối với người từ biên giới qua

- Sau khi làm các thủ tục về an ninh tại cửa khẩu, cần giải thích, tư vấn cho người dân các vấn đề cần thiết về y tế để thực hiện chủ động được công tác kiểm soát sốt rét.

- Lấy lam máu xét nghiệm phát hiện ký sinh trùng sốt rét. Ghi đầy đủ nội dung yêu cầu vào phiếu xét nghiệm và sổ xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét trước khi lấy lam máu xét nghiệm và sau khi xét nghiệm có kết quả.

- Cấp một liều thuốc tự điều trị sốt rét và hướng dẫn sử dụng cụ thể. Người qua biên giới có khả năng nhiễm bệnh sốt rét, chủ động sử dụng thuốc tự điều trị khi bị sốt nghi ngờ mắc sốt rét. Không để mầm bệnh ngoại lai xâm nhập, có cơ hội lây lan bệnh cho cộng đồng tại nội địa. Thuốc cấp tự điều trị là CV-Artecan hoặc Arterakine, liều lượng sử dụng theo phác đồ quy định của Bộ Y tế. Khi có kết quả xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét dương tính, thông báo cho y tế cơ sở có liên quan tiếp tục theo dõi, quản lý điều trị.

Đối với người đi rừng, ngủ rẫy, qua biên giới

- Những người đi rừng, ngủ rẫy, qua biên giới có thời gian đi trên 1 tuần; y tế thôn bản và quân y cơ sở truyền thông giáo dục sức khoẻ, tư vấn, giúp đỡ, hướng dẫn các biện pháp để phòng, chống bệnh.

- Vận động mang theo màn ngủ hoặc võng gắn màn tẩm hóa chất diệt muỗi để sử dụng phòng bệnh.

- Hướng dẫn cụ thể các triệu chứng để nhận biết mắc bệnh sốt rét với cơn sốt nghi ngờ mắc sốt rét.

- Cấp thuốc tự điều trị để sử dụng khi mắc bệnh, biểu hiện cơn sốt nghi ngờ mắc sốt rét. Thuốc cấp tự điều trị là CV-Artecan hoặc Arterakine, liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của phác đồ quy định của Bộ Y tế. Nếu trong đợt đi không sử dụng liều thuốc được cấp, thuốc cần được bảo quản để sử dụng cho lần đi đợt sau.

Đối với người đi rừng, ngủ rẫy, qua biên giới trở về

Người đi rừng, ngủ rẫy, qua biên giới trở về; phải thực hiện đúng quy trình kiểm soát quản lý như người từ biên giới qua. Cụ thể là:

- Lấy lam máu xét nghiệm phát hiện ký sinh trùng sốt rét. Ghi đầy đủ nội dung yêu cầu vào phiếu xét nghiệm và sổ xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét trước khi lấy lam máu xét nghiệm và sau khi xét nghiệm có kết quả.

- Cấp thuốc tự điều trị sốt rét và hướng dẫn sử dụng khi bị sốt nghi ngờ mắc sốt rét nếu liều thuốc tự điều trị mang theo không còn hoặc không có. Khi có kết quả xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét dương tính, thông báo cho y tế cơ sở có liên quan tiếp tục theo dõi, quản lý điều trị.

+ Về giải pháp xã hội

Theo mục tiêu của Dự án Quỹ Toàn cầu Phòng chống Sốt rét Việt Nam hỗ trợ cho huyện A Lưới từ năm 2009, công tác phòng chống sốt rét phải dựa vào cộng đồng và tập trung vào các nhóm có nguy cơ cao. Việc xã hội hoá công tác phòng chống sốt rét đã được khẳng định một cách cụ thể và nhóm có nguy cơ cao đã được xác định một cách rõ ràng; tạo định hướng cho các hoạt động bảo đảm mục tiêu. Kinh nghiệm về giải pháp xã hội được chứng minh trong thực tiễn.

- Cấp uỷ đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, đoàn thể ở cơ sở đã ủng hộ và hưởng ứng việc xây dựng quy chế quản lý sốt rét tuyến biên giới với sự đề xuất của y tế và sự đồng thuận của cộng đồng người dân. Mô hình này được triển khai thí điểm tại xã Hồng Vân, sau đó mở rộng ra cho các xã, thị trấn còn lại. Sơ đồ quy ước quản lý và kiểm soát sốt rét biên giới được xây dựng, thực hiện như sau:

Sơ đồ quy ước kiểm soát sốt rét biên giới ở cơ sở
 

- Đầu vào của việc xã hội hoá công tác phòng chống sốt rét là biện pháp truyền thông giáo dục sức khoẻ. Hàng năm, ngay từ đầu mùa bệnh phát triển, huyện đã tổ chức Ngày Việt Nam phòng chống sốt rét 1 tháng 4, nhân dịp tưởng niệm ngày hy sinh của Anh hùng lao động-Liệt sĩ-Cố Giáo sư-Bác sĩ Đặng Văn Ngữ trước đây; sau đó từ năm 2008 là Ngày Thế giới phòng chống sốt rét 25 tháng 4. Sau lễ phát động, công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ được triển khai thực hiện và duy trì thường xuyên tại các cơ sở xã, thị trấn, thôn bản. Lực lượng bộ đội làm công tác vận động quần chúng và y tế thôn bản được giao nhiệm vụ đầu tiên là phải thực hiện tốt công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ phòng chống sốt rét tại cộng đồng trước khi làm các công việc khác. Qua quá trình triển khai, người dân đã được nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, tự giác trong việc phòng chống bệnh. Tập quán bảo vệ bằng sử dụng màn chống muỗi đã được hình thành trong sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số.

- Để mở rộng công tác xã hội hoá với khẩu hiệu hành động được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát động vào Ngày Thế giới Phòng chống sốt rét đầu tiên 25 thang 4 năm 2008 “sốt rét là một bệnh không biên giới”. Trong khuôn khổ hoạt động của Dự án Quỹ Toàn cầu phòng chống sốt rét Việt Nam, hàng năm tỉnh và huyện A Lưới đã tổ chức hội nghị sốt rét biên giới. Đại biểu chính quyền, y tế của 2 huyện Xà Muội, tỉnh Xalavan và huyện K’Lưm, tỉnh Sêkông thuộc nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào được mời tham dự để cung cấp các thông tin cần thiết, trao đổi kinh nghiệm, các giải pháp, điều kiện thuận lợi trên tinh thần hợp tác hữu nghị, giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ những vấn đề đặc thù giữa các huyện có cùng chung tuyến biên giới nhằm tổ chức tốt công tác phòng chống sốt rét cho người dân của hai dân tộc Việt-Lào anh em. Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện A Lưới đã tổ chức các đợt xây dựng nhà cửa, khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, phát màn chống muỗi, nhiều loại quà tặng cho người dân ở bản K’Lô và bản I Reo, huyện K’Lưm, tỉnh Sêkông, Lào, di dân tự do sát biên giới định cư tại vùng đất mới ổn định cuộc sống; chủ động phòng chống sốt rét cho cộng đồng các dân tộc láng giềng anh em.

Kết luận

Công tác quân dân y kết hợp trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ, chiến sĩ và giúp dân trên địa bàn đóng quân trong thời gian qua tại địa phương có thể khẳng định là một thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, miền núi, biên giới và khi có thiên tai, thảm hoạ xảy ra. Ban Quân dân y tỉnh đã được đón nhận phần thưởng cao quý Huân chương chiến công hạng II vào những năm trước do hoạt động này. Khi Dự án kết hợp quân dân y trở thành một dự án trong chương trình mục tiêu y tế quốc gia, công tác quân dân y kết hợp tại các cơ sở đã được tiếp thêm sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ chính trị đạt kết quả tốt hơn. Chính nhờ thế mạnh này, công tác quân dân y kết hợp đã tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống, kiểm soát sốt rét tại huyện vùng cao, biên giới có hiệu quả và địa phương đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn. Mục tiêu hoạt động trong thời gian tới là tiếp tục xã hội hoá công tác phòng chống sốt rét, muốn đạt được sự bền vững thì công tác phòng chống sốt rét phải dựa vào cộng đồng, tập trung vào các nhóm có nguy cơ cao như đi rừng, ngủ rẫy, qua về biên giới... để tác động các biện pháp can thiệp một cách phù hợp. Chiến lược phòng chống sốt rét sẽ được xem xét để chuyển sang chiến lược loại trừ sốt rét khi đủ các tiêu chuẩn, điều kiện; khi năng lực và tính bền vững của Chương trình Quốc gia Phòng chống sốt rét được nâng cao; khi A Lưới trở thành thành phố phía tây của tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong một vài năm tới theo kết luận số 48 KL/TW của Bộ Chính trị ngày 25 tháng 5 năm 2009.

 

 

Ngày 17/01/2011
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
Nguyên Giám đốc Trung tâm PPCSR
KST-CT tỉnh Thừa Thiên Huế
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích