Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 06/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 3 4 4 9 4 7
Số người đang truy cập
3 9 7
 Tư vấn sức khỏe Hỏi-Đáp
Q&A: Các bệnh về da, dị ứng của da do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm virus

Lê Thị Vinh Đ., 38 tuổi, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, 09136….: Hỏi: Bác sỹ tôi muốn hỏi các thuốc cortibion thoa dạng ngoài da các chỗ bị chàm và mụn mủ trên các vùng chẩn đoán ở da là chàm về lâu dài có sao không vì em thấy mỗi lần em xuất hiện chàm trở lại thì sẽ thấy bung mụn nước, mụn mủ và thoa thuốc cortibion vào là hết ngay. Mong các bác sỹ cho em biết thông tin sớm

Trả lời:

Thuốc corticoides nói chung và chế phẩm bôi thoa ngoài da dạng nhũ dịch hay dạng sữa nói riêng có tác dụng như “con dao hai lưỡi”, thuốc có khi được coi là thần dược, có khi lại phản tác dụng hay cho tác dụng ngược lại nếu chúng ta dùng thuốc không hợp lý, thậm chí có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ lâu dài, nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân và người tiêu dùng. Đôi khi các tác dụng ngoại ý đó có thể để lại di chứng với các hình ảnh lâm sàng và biến chứng khác nhau. Để làm rõ cau hỏi của bạn, chúng tôi chia sẻ thông tin của DS. Nguyễn Thị An về vấn đề này.

Trên thị trường có rất nhiều thuốc bôi ngoài da có chứa thành phần là corticoid mà người sử dụng nhiều khi không để ý/ hoặc không biết. Đây là loại thuốc có tác dụng tốt với rất nhiều bệnh ngoài da, song không thể dùng bừa. Các chất là corticoid có trong thành phần thuốc bôi ngoài da rất phong phú, như hydrocortison, dexamethason, betamethason, fluocinolon, triamcinolon. Thuốc có thể được sản xuất dưới dạng đơn thành phần (một hoạt chất là corticoid) hoặc kết hợp với các thành phần khác như kháng sinh, thuốc kháng nấm, acid salicylic để tăng hiệu quả điều trị của thuốc. Do các sản phẩm này có nhiều tên biệt dược khác nhau, nên khi mua thuốc cần xem thành phần và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi dược sĩ, xem đó có phải là corticoid hay không.


Hình 1

Thuốc bôi có corticoid được chỉ định điều trị trong nhiều bệnh như bệnh da có viêm, rối loạn tăng sinh da, rối loạn xâm nhiễm da. Sự đáp ứng của corticoid tùy theo bệnh và an toàn nếu sử dụng thuốc một cách hợp lý. Các loại kem, mỡ chứa corticoid có độ chống viêm mạnh khác nhau, vì thế việc thành công hay thất bại trong điều trị phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn thuốc có độ mạnh phù hợp với tính chất bệnh lý, vùng da tổn thương dày hay mỏng, vị trí mắc bệnh (mặt, thân, hay chi), lứa tuổi (trẻ em, người già, thanh niên). Chẳng hạn, bệnh vẩy nến thể mảng và chàm ở bàn tay (vùng da dày) cần dùng loại có tác dụng chống viêm mạnh, nhưng viêm da da dầu hay viêm da quanh mi mắt (chỗ da mỏng, nếp kẽ nách, bẹn) thì chỉ cần dùng loại có tác dụng chống viêm nhẹ.


Hình 2

Mặc dù thuốc có tác dụng chống viêm tốt, nhưng lại là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, nhất là khi dùng kéo dài. Phổ biến nhất là kích ứng gây ngứa rát, khô da, rậm lông, rạn da, viêm nang lông, giảm sắc tố trên da (vết trắng da do co mạch), teo da và giãn mao mạch xuất huyết, trứng cá, viêm da tiếp xúc dị ứng (nhất là loại có chứa kháng sinh như neomycin), lâu lành vết thương da, làm tăng bệnh nhiễm trùng, nhiễm nấm, ký sinh trùng, virut.

Thuốc cần được dùng đúng bệnh. Đối với trường hợp bị loét da, hoặc da đang bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm virus mà mua các thuốc này bôi thì chỉ làm cho vết loét rộng ra, tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm nặng hơn. Hoặc những trường hợp mà đã bị dị ứng với thuốc này rồi không biết lại mua bôi vào thì tình trạng dị ứng sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, đối với các trường hợp trên bị chống chỉ định (không được dùng) các thuốc này.

Ngoài ra, nếu bôi trên diện rộng và không kiểm soát được thuốc sẽ hấp thu toàn thân gây ra những bất lợi như dùng thuốc đường uống. Các bất lợi này thường rất nặng nề như gây thiên đầu thống, đục thuỷ tinh thể, hội chứng cushing, loét dạ dày, ức chế trực dưới đồi tuyến yên - thượng thận… nhất là với trẻ em, đối tượng thường nhạy cảm hơn với thuốc, do đó càng phải tránh bôi dài ngày trên diện rộng. Thuốc có độ chống viêm nặng nhẹ khác nhau mà chúng ta không tự nhận biết được. Nếu dùng sai bệnh hoặc không phù hợp với độ nặng, nhẹ của bệnh sẽ không hiệu quả và nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc là rất lớn. Các tác dụng phụ này sẽ làm cho bệnh nặng hơn, gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị tiếp theo vì chúng gây biến đổi hình thái lâm sàng và khả năng đáp ứng với điều trị của bệnh. Hơn nữa, việc dùng thuốc còn phụ thuộc vào diễn biến của bệnh để thay đổi cách dùng thích hợp. Vì vậy, thuốc chỉ nên dùng khi có chỉ định, theo dõi chặt chẽ.

Khi có chỉ định của bác sĩ, trước khi bôi, cần vệ sinh vùng da bị bệnh, đợi tổn thương khô hẳn rồi mới bôi thuốc. Đối với thuốc mỡ, bôi một lớp thuốc mỏng, rồi thoa nhẹ để thuốc ngấm vào da, không băng kín. Đối với những vùng da dày (bàn tay, bàn chân) hoặc những bệnh dày sừng (vẩy nến, eczema mạn tính) có thể băng kín sau bôi thuốc để tăng hấp thu thuốc, tăng hiệu quả điều trị (thường băng kín vào ban đêm, lúc đi ngủ).

Việc băng kín này cũng cần có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu có bất thường người bệnh phải liên hệ ngay với bác sĩ điều trị biết để được ứng phó kịp thời.


Trần Văn Ch., 27 tuổi, Bà Huyện Thanh Quan, TP. Hồ Chí Minh
Hỏi:Kính thưa các giáo sư, bác sỹ của Viện ký sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn, em đang bị chàm da và thường xuyên ngứa liên tục lại làm trong môi trường thường tiếp xúc với nước, mặc dù nước sạch chứ không phải nước bẩn. Gần đây, em bị cả nước ăn chân, chàm và ngứa rất nhiều ban đêm, do đó phải dùng thuốc chống ngứaloại loratidinngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng kia và gần hai năm nay rồi. Không biết em uống như vậy thuốc có gây lờn hay quá liều và gây độc hay không. Xin các bác cho em lời khuyên. Chân thành cảm ơn các bác!

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của bạn, liên quan đến lờn thuốc và có thể ngộ độc hay quá liều thuốc của loratidin hay không?Vì đây là loại thuốc kháng histamine không gây buồn ngủ, tương đối an toàn và thường được các thầy thuốc nhất là trong chuyên khoa da liễu và các bệnh lý sinh trùng, tai mũi họng chỉ định cho bệnh nhân rất phổ biến, nên có thể có thể vì thế khi mắc lại thì bệnh nhân lại tự ý đi mua nên dễ dẫn đến tình trạng như bạn và thông thường các loại thuốc như thế bệnh nhân các bệnh viêm da cơ địa, cơ địa dị ứng hoặc nhiễm ký sinh trùng hay bệnh da da liễu hay gặp và dùng trong một thời gian dài.


Hình 3

Có nhiều nguyên nhân gây dị ứng và gây ngứa như khi phơi nhiễm hay tiếp xúc với các phấn hoa, bụi nhà/ mạt nhà, thực phẩm, thuốc, thực phẩm chức năng, các vật liệu xây dựng nhà cửa như các sơn, vôi, bột màu, chế phẩm có chì. Đặc biệt, các người có cơ địa dị ứng thì biểu hiện những triệu chứng có nghiêm trọng hơn và làm cho họ khó chịu nhất. Biểu hiện dị ứng như mẩn ngứa, mề đay, mắt ngứa, đỏ (viêm kết mạc dị ứng), viêm mũi dị ứng, tụt huyết áp do mao mạch bị giãn nở, khó thở do khí phế quản bị co thắt, kích thích cơ trơn đường tiêu hóa gây co thắt, nôn mửa. Loratadine là một thuốc chống dị ứng có thể cải thiện được các tình trạng trên.

Đây là thuốc kháng histamin H1, thế hệ 2 có tác dụng kéo dài đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên và không có tác dụng làm dịu trên thần kinh trung ương.

Tuy nhiên, khi dùng thuốc này người dùng cần cảnh giác với các nguy cơ như đau đầu, khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi. Một số người có thể thấy chóng mặt, khô mũi và hắt hơi. Để hạn chế các tác dụng phụ này, nên sử dụng loratadin với liều thấp nhất mà có hiệu quả ở liều khuyến cáo của Bộ Y tế và cơ quan Quản lý thực dược phẩm Mỹ (FDA) hay liều dược lý hay dùng. Không được sử dụng quá liều so với khuyến cáo vì có thể gây ra ngộ độc với các biểu hiện buồn ngủ, nhịp tim nhanh, nhức đầu, trong trường hợp phải dùng kéo dài cần tư vấn của bác sỹ chuyên khoa đang khám chữa trị coh bạn.


Hình 4

Ở trẻ em, khi uống quá liều thuốc, nhất là dạng siro có biểu hiện hội chứng ngoại tháp và đánh trống ngực. Do đó, cần dùng đúng dụng cụ đong thuốc đi kèm với lọ thuốc và tờ giấy hướng dẫn cách dùng thuốc rất rõ ràng đi kèm. Không được dùng thìa trong nhà bếp để đong hoặc ang áng liều thuốc để tránh gây quá liều thuốc. Khi bị ngộ độc do quá liều cần phải được gây nôn và xử trí y tế kịp thời.

Trên đây là các thông tin cần thiết có thể bạn đang quan tâm!


Trần Trung Kh., 28 tuổi, hoanghoa@
....:Hỏi:Bác sỹ ơi, em là con trai nhưng bị mụn trứng cá thường xuyên tái đi tái lại và còn bị mụn mủ nữa. Em đã đi khám ở nhiều bệnh viện da liễu lớn trên cả nước, kể cả bệnh viện quốc tế ở Singapore nhưng sau đó một thời gian em lại bị nổi mụn trở lại. Em đang làm công việc liên quan đến kinh doanh dầu nhớt nhưng không làm trực tiếp với dầu nhớt mà chí làm giấy tờ là chính mà thôi. Nhưng gần đây em nghe nói đến việc dùng thuốc điều trị mụn trứng cá loại Isotretinoin có thể dẫn đến rối loạn chức năng tình dục và sinh con sau này. Em rất lo lắng không biết phải làm sao vì loại thuốc này em có dùng tương đối nhiều trong thời gian 2 năm qua. Cảm ơn các bác sỹ rất nhiều!

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi rất thời sự của bạn, đúng là có thông tin gần đây đề cập đến thuốc điều trị mụn trứng cá có thể liên quan đến rối loạn cương dương ở nam giới trên chuyên mục Dược cảnh giác thông tin Cơ quan Quản lý Dược phẩm Anh (Medicines & Healthcare products Regulatory Agency- MHRA) đã cảnh báo đến người dùng và yêu cầu bổ sung thông tin trong hướng dẫn sử dụng về nguy cơ gây rối loạn chức năng tình dục, chủ yếu liên quan đến rối loạn chức năng cương dương và giảm ham muốn tình dục khi sử dụng thuốc điều trị mụn trứng cá nặng isotretinoin.


Hình 5

Isotretinoin, cũng có tên gọi là 13-cis-retinoic acid, là một loại thuốc uống được sử dụng chủ yếu để điều trị mụn trứng cá nghiêm trọng. Hiếm khi, nó cũng được sử dụng để phòng ngừa một số bệnh ung thư da, và trong điều trị các bệnh ung thư khác. Isotretinoin được sử dụng để điều trị mụn trứng cá khi các phương pháp điều trị khác không phù hợp (ví dụ như benzoyl peroxide hoặc clindamycin dùng cho da hoặc tetracycline/minocycline dùng để uống). Isotretinoin thuộc nhóm thuốc retinoid, hoạt động bằng cách giảm tiết dầu trên mặt (sebum). Bã nhờn có thể gây ra mụn trứng cá. Nếu không được điều trị, mụn trứng cá có thể gây ra sẹo vĩnh viễn.

Isotretinoin thuộc nhóm thuốc retinoid, được sản xuất từ vitamin A tổng hợp. Thuốc được sử dụng để điều trị các loại mụn trứng cá nặng, không đáp ứng với các thuốc điều trị khác (ví dụ như benzoyl peroxide hoặc clindamycin dùng cho da hoặc tetracyclin/minocyclin dùng để uống). Nếu các trứng cá nặng này không được điều trị có thể gây ra sẹo vĩnh viễn. Do vậy, isotretionin được coi là một trong những loại thuốc có giá trị trong điều trị mụn trứng cá do làm giảm hoạt động sản xuất dầu của tuyến bã nằm trong lớp trung bì da và làm giảm quá trình tạo nhân mụn.

Liều thông thường cho người bị mụn trứng cá, khi tình trạng mụn trứng cá nặng bạn dùng0,5-1 mg/kg/ngày, chia làm 2 lần. Nếu tình trạng nặng (như có sẹo hoặc mụn trên cơ thể), bạn có thể cần đến 2 mg/kg/ngày. Liều thông thường cho người lớn bị u hắc sắc tố - di căn, liệu pháp phối hợp với interferon alpha, bạn dùng 60mg/ngày, chia thành 3 liều bằng nhau, trong 6 tháng. Liều người lớn thông thường cho u hạt annulare là 0,5-1mg/kg/ngày, chia làm 2 lần.


Hình 6

Tuy nhiên, gần đây nhất, MHRA đã cảnh báo về một nguy cơ liên quan đến chức năng tình dục ở những bệnh nhân dùng isotretinoin khi nhận được 14 báo cáo về tình trạng rối loạn chức năng tình dục trong thời gian từ giữa đầu năm 1985 đến tháng 9/2017. Cũng trong khoảng thời gian này, đã có 49 báo cáo về rối loạn chức năng cương dương hoặc xuất tinh và 23 báo cáo về giảm hoặc mất ham muốn liên quan đến isotretinoin. Nguyên nhân được cho là do giảm mức testosteron trong quá trình dùng thuốc. Mặc dù so với số lượng bệnh nhân sử dụng thuốc (ước tính rằng trong vài năm qua, khoảng 30.000 bệnh nhân (nam và nữ) mỗi năm đã được điều trị bằng isotretinoin), những trường hợp gặp rủi ro về rối loạn chức năng tình dục không nhiều nhưng MHRA vẫn khuyến cáo nhà sản xuất cần thêm vào danh sách các phản ứng phụ của thuốc trong thông tin sản phẩm.

Đối với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, MHRA cũng đưa ra lời khuyên cần nhận thức được các phản ứng phụ về rối loạn cương dương và giảm ham muốn tình dục khi kê đơn isotretinoin đường uống dành cho người bệnh bị trứng cá nặng. Các tác dụng không mong muốn đã được cảnh báo của loại thuốc này bao gồm gây dị tật bẩm sinh hoặc sẩy thai ở phụ nữ mang thai, mệt mỏi, chảy máu cam, rụng tóc, khô da và niêm mạc, da nhạy cảm với ánh sáng, tầm nhìn ban đêm giảm. Lời khuyên cuối cùng với bạn là hiện nay có nhiều phác đồ điều trị mụn trứng cá chứ không nhất thiết phải dùng đến quá nhiều thuốc isotretionin để rồi lo lắng về tác dụng ngoại ý của chúng bạn nhé.

Thân chúc bạn khỏe!

Ngày 23/01/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích