|
(ảnh minh họa) |
Thiết lập bản đồ mới về di cư trên toàn cầu giúp chống lại các bệnh truyền nhiễm
Ngày 22/8/2016. University of Southampton. Thiết lập bản đồ mới về di cư trên toàn cầu giúp chống lại các bệnh truyền nhiễm (New global migration mapping to help fight against infectious diseases). Các nhà địa lý học tại Đại học Southampton đã hoàn thành một dữ liệu quy mô lớn và lập bản đồ dự án để theo dõi lưu lượng người di cư nội địa ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình. Các nhà nghiên cứu từ dự án WorldPop tại trường Đại học lần đầu tiên đã lập bản đồ ước tính số người di cư nội địa ở các quốc gia châu Phi, châu Á, châu Mỹ La tinh và Caribê. Giáo sư Andy Tatem, Giám đốc WorldPop nhận xét: "Biết cách thức mọi người di chuyển xung quanh các quốc gia là rất quan trọng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh truyền nhiễm như sốt rét, ký sinh trùng gây bệnh có thể nhanh chóng xâm nhập vào khu vực không còn lưu hành bệnh do các quần thể di biến động cao. Có cái nhìn chính xác tổng thể về di biến động ở các vùng khác nhau giữa các quốc gia sẽ giúp lập kế hoạch kiểm soát dịch bệnh hiệu quả và sử dụng đúng mục đích các nguồn lực đầu tư như màn tẩm hóa chất hoặc nhân viên y tế cộng đồng, cung cấp dữ liệu cho tất cả các nước thu nhập thấp và trung bình trên ba châu lục sẽ hỗ trợ rất nhiều trong lập kế hoạch kiểm soát và loại trừ bệnh trên quy mô toàn cầu cũng như khu vực". Làm việc với các đồng nghiệp tại Quỹ Flowminder và được hỗ trợ bởi Quỹ Bill và Melinda Gates, các nhà nghiên cứu đã sử dụng điều tra dân số vi dữ liệu (micro-data) về thông tin điều tra dân số ẩn danh ở cấp độ cá nhân để mô hình ước lượng số lượng người di cư trong nước, sau đó sản xuất một loạt các bản đồ để trình bày dữ liệu một cách trực quan. Bài báo nghiên cứu 'Lập bản đồ kết nối nội bộ thông qua di cư của con người trong các quốc gia lưu hành bệnh sốt rét' ('Mapping internal connectivity through human migration in malaria endemic countries) được xuất bản trong dữ liệu khoa học chi tiết về các phương pháp họ sử dụng và trình bày miễn phí các dữ liệu có sẵn. | Ước tính lưu lượng người di cư nội địa giữa các đơn vị hành chính địa phương cho mỗi một quốc gia lưu hành bệnh sốt rét ở châu Phi (Credit: WorldPop) |
TS. Alessandro Sorichetta từ Đại học Southampton, tác giả chính của bài báo cho biết: "Chúng tôi có nguồn dữ liệu điều tra dân số từ 40 quốc gia khác nhau và đã sản xuất các bản đồ di cư chi tiết với quy mô chưa từng thấy trước đó, họ lập trang web kêt nối giữa các nước chứng tỏ mức đô di cư cao và thấp giữa các địa điểm khác nhau". Số liệu từ Tổ chức di cư quốc tế (IOM) và Ngân hàng thế giới (WB) không tính người di cư theo mùa vụ và tạm thời thì có hơn một tỷ người sống bên ngoài nơi xuất xứ của mình-740 triệu là 'di cư nội bộ' (internal migrants), di biến động dân cư (human mobility) dự báo sẽ tiếp tục gia tăng, tạo ra một loạt các tác động như các loài xâm lấn, kháng thuốc lây lan và đại dịch. TS. Sorichetta bình luận: "Điều quan trọng là phải hiểu được sự di cư của con người như vậy chúng ta mới có thể định lượng ảnh hưởng mà nó gây ra với xã hội, môi trường và cung cấp bằng chứng mạnh mẽ để hỗ trợ phát triển các chính sách nhằm giải quyết các vấn đề y tế công cộng". Các nhà nghiên cứu hiện đang tích hợp ước tính di biến động dân cư với số liệu về tỷ lệ mắc sốt rét- giúp cho các kế hoạch thanh toán và loại trừ trong khu vực với căn bệnh này, tương tự họ tin rằng các dữ liệu cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ các chiến lược loại trừ và phòng chống trong khu vực đối với các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh sán máng (schistosomiasis), bệnh mù đường sông (river blindness), HIV, sốt xuất huyết dengue và sốt vàng da (yellow fever). Hơn nữa, bộ dữ liệu có thể giúp thông tin giải quyết trong các lĩnh vực thương mại, nhân khẩu học, giao thông vận tải và kinh tế.
|