Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Finance & Retail Góc thư giản
Thế giới đó đây
Góc nhìn văn hóa
Cười 24h
Góc thơ

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 2 5 5 9
Số người đang truy cập
1 8 8
 Góc thư giản Thế giới đó đây
Ảnh: Thinkstock
Thực phẩm nghèo gây `nguy cơ sức khỏe cho một nửa thế giới`

Ngày 25/9/2016. BBC News. Thực phẩm nghèo gây 'nguy cơ sức khỏe cho một nửa thế giới' (Poor food 'risks health of half the world'). Một ủy ban độc lập của các chuyên gia thực phẩm và nông nghiệp đã cảnh báo chế độ ăn nghèo đang phá hoại sức khỏe của một trong ba người trên thế giới, theo đósuy dinh dưỡng thể thấp còi đang gia tăng gần 1/4 số trẻ em dưới 5 tuổi và 1/3 dân số có thể bị thừa cân hoặc béo phì vào năm 2030.

Báo cáo của Ủy ban toàn cầu về hệ thống nông nghiệp và thực phẩm dinh dưỡng (Global Panel o­n Agriculture and Food Systems for Nutrition) đang được trình lên Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO).Ủy ban nàydo cựu Tổng thống Ghana John Kufuor dẫn dắt và cựu Cố vấn trưởng khoa học chính phủ Anh Sir John Beddington cho biết 2 tỉ người thiếu nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe trong chế độ ăn uống của họ dẫn đếnhậu quả gia tăng bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường và các bệnh khác liên quan đến chế độ ăn uốnglàm mất năng suất lao động và đe dọa quá tải dịch vụ y tế.Các bệnh không nhiễm trùng, mãn tính có liên quan với các chế độ ăn được chế biến có nhiều chất béocác nước phát triển nhưng hầu hết các trường hợp mới đang xuất hiện ở các nước đang phát triển, Ủy bannày cảnh báo xu thế hiện nay sẽ trở nên tồi tệ hơn trong vòng 20 năm tới.Báo cáo cho biết thêm rằng chỉ có một nỗ lực toàn cầu tương tự như những nỗ lực được thực hiện để giải quyết HIV hoặc sốt rét mới đủ mạnh để đáp ứng các thách thức.


Ở Trung quốc, dự báo hơn một nữa dân số bị thừa cân hay béo phì vào năm 2030

Làm giảm tuổi thọ (Life-years lost)

Theo Ủy ban, trẻ em và suy dinh dưỡng mẹ, huyết áp cao và các nguy cơ khác có rủi liên quan đến chế độ ăn uống gây tổn hại đến tuổi thọ nhiều hơn so với hút thuốc lá, ô nhiễm không khí, vệ sinh môi trường kém hoặc quan hệ tình dục không an toàn. Mặc dù đã có tiến bộ to lớn làm giảm suy dinh dưỡng nhưng 800 triệu người vẫn bị đóitrong bữa ăn cơ bản hàng ngày.

Tiêu thụ thực phẩm chế biến đang gia tăng nhanh chóng ở các nước thu nhập trung bình, suy dinh dưỡng rõ ràng gây ra tỷ lệ thấp còi ở trẻ em, 1/4trẻ tuổi dưới 5 đã giảm bớt khả năng về thể chất và tinh thần,trẻ em được sinh ra ở những phụ nữ dinh dưỡng kém(under-nourished women) thể bị khuyết tật suốt đời.Một trong những tác giả của báo cáo, GS. Lawrence Haddad của Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (International Food Policy Research Institute) dẫn chứng Guatemala, nơi có hơn 40% trẻ em thấp so với lứa tuổi: "Đó là một phần của sự bất bình đẳng, mọi người thu nhập cao hơn có thức ăn tốt hơn và tỷ lệ còi cọc rất thấp, trong khi ở các nhóm thu nhập thấp chế độ ăn uống dựa vào ngô (bắp) nên không nhận được đủ các loại rau, trái cây, thực phẩm từ sữa hoặc protein như được tìm thấy trong thịt gà". Giám đốc của Ủy ban toàn cầu, Giáo sư Thomas Sandy cho rằng đó là một câu chuyện tương tự ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình cùng điều kiện vật chất nghèo nàn trực tiếp dẫn đến năng suất thấp: "Một hoặc hai quốc gia châu Phi đã có những thành công lớn trong nông nghiệp như tại Rwanda trồng các loại đậu giàu chất sắt đã giúp giảm thiếu máu ở phụ nữ nhưng trên thế giới thiếu máu đang giảm rất chậm".

Thay đổi chế độ ăn (Changing diets)

Trong phần giới thiệu bản báo cáo, James Wharton, một bộ trưởng trong bộ phát triển quốc tế của UK cho biết chi phí của suy dinh dưỡng dưới dạng năng suất quốc gia bị mất khoảng 3-16% GDP hàng năm ở châu Phi và châu Á. Nhìn chung, thiệt hại ước tính khoảng 10% GDP tương đương với tác động liên tục của khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, những nỗ lực chống lại suy dinh dưỡng đôi khi tập trung vào việc tăng cường calo về các chi phí của việc cải thiện chế độ ăn uống chung, nhiều quốc gia đã chuyển đổi nhanh chóng từ suy dinh dưỡng tràn lan tới một vấn đề nghiêm trọng là bệnh béo phì. Ở Trung Quốc, nơi mà chế độ ăn đã thay đổi nhanh chóng trong những năm gần đây thì có tới một nửa dân số được dự báo là thừa cân hoặc béo phì vào năm 2030. Trên toàn cầu, ước tính số người thừa cân và béo phì sẽ tăng từ 1,3 tỷ trong năm 2005 lên đến khoảng 3,3 tỷ người-khoảng 1/3 dân số. Mặc dù một số vấn đề được khắc phục bằng cách phát triển kinh tế, những chế độ ăn có thể và thông thường đang xấu đi khi các nước trở nên giàu có hơn. Ủy ban cho biết mặc dù con người đang ăn nhiều trái cây và rau quả nhưng hiệu quả bị che khuất bởi việc gia tăng tiêu thụ các thực phẩm chất lượng thấp. Đô thị hóa đang đưa nhiều người hơn ăn các chế độ ăn chủ yếu với các loại thực phẩm chế biến bao gồm cả thức ăn đường phố có các chất béo bão hòa và muối cao cùng nguy cơ pha trộn và nhiễm trùng gia tăng. GS. Haddad cho biết mật độ dân cư ở các thành phố cũng thu hút các công ty thực phẩm và siêu thị: "Thực phẩm chế biến quảng cáo thời hạn sử dụng lâu dài, chứa lượng calo cao nhưng lại ít giá trị dinh dưỡng và tối đa hóa lợi nhuận, những người mua tại các siêu thị nằm trong số những người quyết định mạnh nhất chế độ ăn uống của một quốc gia". Thật ra lượng thức ăn trong chế độ ăn uống toàn cầu đã trải qua một mức độ chế biến ngày càng tăng, các nước thu nhập trung bình thấp hơn đang cho thấy sự gia tăng nhanh nhất các thực phẩm chế biến có chưa lượng calo, đường, muối và chất béo như bánh quy, quán bar ăn nhẹ và bánh kẹo. Năm 2000, các quốc gia thu nhập trung bình cao hơn đã có tới 1/3 loại đồ uống và thức ăn "siêu chế biến" (ultra-processed) của các nước có thu nhập cao như kem, đồ uống có đường và đồ ăn nhẹ ngọt và mặn nhưng đến năm 2015 nó chiếm hơn một nửanạn đói lan rộng.

Nạn đói lan tràn (Widespread hunger)

Ủy ban toàn cầu dự báo một tình huống xấu đi đáng kể trong 20 năm tới khi dân số gia tăng làm một nửa thế giới bị suy dinh dưỡng, sẽ có thêm2 tỷ miệng ăn ở châu Phi và châu Á vào năm 2050. Ủy ban tuyên bố bằng chứng rõ nhất cho thấy biến đổi khí hậu cũng sẽ dẫn đến hơn nửa triệu người chết mà hầu hết sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Ủy ban cho biết các nghiên cứu trên toàn thế giới cho thấy năng suất cây trồng bị ảnh hưởng tiêu cực do biến đổi khí hậu ở các vùng nhiệt đới, nơi đói phổ biến nhất mặc dù họ thừa nhận rằng sản lượng có thể tăng ở những nơi khác. Một mối nguy hiểm khác được đề cập trong báo cáo này là vào năm 2050 tác động ước tính của carbon dioxide cao trong không khí với hàm lượng kẽm trong các loại hạt, củ và các loại đậu có thể làm cho hơn138 triệu người có nguy cơ mới do thiếu kẽm. Ủy ban cho biết mọi người cần được nuôi dưỡng chứ không phải ăn uống đơn thuần nghĩa là cần ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc, chất xơ, các loại hạt và hạt giống, và protein ít chất béo bão hòa; bổ sung đường, đồ ăn nhẹ có đường và đồ uống, muối quá mức và thịt chế biến nên được cắt giảm; trẻ em nên được bú sữa mẹ, nếu có thể ít nhất là 6 tháng. Một số nước phần lớn thành công trong việc kết hợp phát triển với một chế độ ăn uống lành mạnh, Ủy ban trích dẫn Hàn Quốc-một quốc gia đã đi từ mức thu nhập thấp đến trung bình đến mức thu nhập cao trong vài thập kỷ qua theo cách hỗ trợ cung cấp chế độ ăn chất lượng cao tương đối dễ tiếp cận và có giá cả phải chăng.

Tỷ lệ béo phì đã được kiềm chế ở mức khoảng 6% dân số, chúng ta sống trong một thế giới mà đó nạn đói và béo phì ngày càng gia tăng trong cùng một lãnh thổ.Trong khi nhiều người mắc phải các căn bệnh hủy hoại thân thể và làm giảm tuổi thọ qua thực phẩm kém chất lượng thì suy dinh dưỡng đang góp phần vào tử vong của gần một nửa trong số 16.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi ngày.Chi phí ăn uống nghèo nàn tốn kém như vậy mà người ta ước tính mỗi đô la (USD) đầu tư vào dinh dưỡng mang lại 16 USD, Ủy ban toàn cầu nhấn mạnh việc giải quyết suy dinh dưỡng là một mệnh lệnh đạo đức nhưng lsij cho rằng nó cũng là một ưu tiên về kinh tế. 

Ngày 03/10/2016
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ bbcnews.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích