|
File Photo by Jacquelyn Martin/AP Photo |
Thuốc dự phòng sốt rét cải thiện kết cục sinh con ở Zambia
Ngày 22/6/2017. Malaria News-Thuốc dự phòng sốt rét cải thiện kết cục sinh con ở Zambia (Malaria Prevention Drug Improves Birth Outcomes in Zambia). Một nghiên cứu ở Zambia cho thấy một loại thuốc phòng sốt rét sử dụng cho phụ nữ mang thai không chỉ bảo vệ họ tránh mắc bệnh mà còn làm giảm nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm trùng đường sinh sản. Hóa ra, điều này cũng giúp cải thiện kết cục khi sinh.
Một nghiên cứu mới phát hiện một loại thuốc chống sốt rét do muỗi truyền cũng giúp chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm trùng đường sinh dục ở phụ nữ có thai, nghiên cứu gần đây được thực hiện ở Zambia cho thấy một loại thuốc được khuyến cáo dùng để dự phòng sốt rét ở phụ nữ mang thai cũng làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm trùng đường sinh dục như lậu, chlamydia, trichomonas và viêm âm đạo do vi khuẩn.Nghiên cứu được tiến hành tại tỉnh Luapula của Zambia do các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Vệ sinh và Y học nhiệt đới London, phát hiện ra rằng thuốc sulfadoxine-pyrimethamine (S.P.) có thể dẫn đến kết cục sinh tốt hơn, phụ nữ nhận hai hoặc nhiều liều thuốc cho thấy giảm nguy cơ thai chết lưu, trẻ sơ sinh nhẹ cân, sanh non hoặc chậm phát triển trong tử cung tới 45%.Nghiên cứu cũng cho thấy những phụ nữ nhận hai hoặc nhiều liều S.P. hơn cho thấy nguy cơ bị sốt rét giảm 76%, trong khi nguy cơ bị bệnh lậu hoặc chlamydia giảm 92%. Enesia Chaponda, nhà nghiên cứu hàng đầu chobiết nghiên cứu là sự gợi ý bởi sự hiện diện chồng lấn của sốt rét và STIs/ RTIs trong khu vực:"Các STIs và RTIs này là phổ biến ở hầu hết các nơi tại Châu Phi vì vậy bạn thấy rằng ở những vùng bị ảnh hưởng bởi sốt rét có tỷ lệ chồng lấn có ý nghĩa quan trọng về sức khoẻ công cộng, đặc biệt là ở phụ nữ có thai". Gần 39% phụ nữ trong nghiên cứu có kết quả xét nghiệm dương tính với cả ký sinh trùng sốt rét và ít nhất một STI/RTI.Các STIs/ RTIs có thể điều trị đã được biết gây ra nhiều biến chứng khác nhau trong thai kỳ, theo WHO bệnh giang mai vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây thai chết lưu và tử vong sơ sinh tại nhiều nơi trên thế giới, trong khi nhiễm khuẩn âm đạo do vi khuẩn và nhiễm trùng trichomonas gây ra các biến chứng như vỡ màng ối trước khi sinh và sinh non.Chaponda cho rằng ở Zambia, nhiều STIs và RTIs vẫn không được điều trị, vì phụ nữ mang thai chỉ được kiểm tra bệnh giang mai trong lần kiểm tra trước sinh: "Bạn thấy một gánh nặng đáng kể về STIs trong thai kỳ vẫn không bị phát hiện và không được điều trị vì bạn có thể thấy phụ nữ bị bệnh Chlamydia hoặc lậu không có triệu chứng nhưng điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả sinh nở.Ngoài ra, sốt rét chưa được điều trị trong thai kỳ có thể làm cho các tế bào hồng cầu bị nhiễm bệnh tụ tập trong nhau thai và ngăn chặn sự trao đổi chất dinh dưỡng giữa mẹ và thai nhi, kết quả là sẩy thai, thai chết lưu và cân nặng khi sinh thấp”. Tuy nhiên, tin tốt là tỷ lệ phụ nữ mang thai được điều trị dự phòng bằng thuốc sốt rét đang gia tăng.Samantha Jiri, nhân viên công tác xã hội 27 tuổi và là mẹ của hai đứa con sinh sống ở tỉnh nơi nghiên cứu được tiến hành cho rằng sự cải thiện này phần lớn là nhờ sự có mặt của nhân viên y tế.Bà nói: "Họ bây giờ nhấn mạnh việc cung cấp cho bạn ít nhất 3 liều thuốc dự phòng sốt rét, họ cũng cung cấp cho bạn một màn chống muỗi trong lần khám thai đầu tiên và nhắc nhở bạn quay lại để nhận ít nhất 2liều thuốc điều trị dự phòng nữa”. Nhiễm sốt rét dai dẳng ở phụ nữ mang thai trong khu vực có thể là do không tham gia tất cả các lần kiểm tra trước khi sinh được khuyến cáo, Chaponda cho biết mặc dù thuốc phòng sốt rét S.P được cung cấp miễn phí và có sẵn ở Zambia nhưng một số phụ nữ trong nghiên cứu của họ đã không nhận được khuyến cáo tối thiểu là 2liều điều trị vì họ đã bỏ qua sự kiểm tra trước sinh: "Họ uống liều đầu tiên sau đó biến mất và chỉ xuất hiện trở lại khi sinh".Bà khuyến cáo phụ nữ nên tham gia các lần kiểm tra trước khi sinh và nhận S.P: "Hiện tại, không có cách nào thay thế tốt hơn để cải thiện kết quả sinh đẻ”.
|