Đánh giá độ nhạy cảm của vector sốt rét, tác dụng tồn lưu của phun Lambdacyhalothrin và màn tẩm Permethrin, thực trạng sử dụng màn ở các cộng đồng (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam).
An. dirus và An. minimus là 2 loài truyền bệnh sốt rét chính ở 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam, chúng phân bố rộng đến các vùng SRLH vừa như Quảng Trị và Quảng Nam. Một số loài Anopheles như: An.philippinensis, An.aconitus, An.kochi… vẫn còn nhạy với permethrrin và lambdacyhalothrin. Chất lượng phun lambdacyhalothrin thời gian tồn lưu < 2-3 tháng, màn tẩm permethrrin đạt rất thấp từ 1-2 tháng và chất lượng không đồng đều, đây là những yếu tố làm gia tăng tình hình sốt rét ở các tỉnh. Cùng sống trong vùng lưu hành sốt rét, cộng đồng dân tộc Kinh có nhận thức về nguyên nhân gây bệnh và cách phòng chống sốt rét cao hơn so với các dân tộc khác trong vùng, tiếp đến người Mnông và Vân Kiều. Nhóm người mù chữ thường có kiến thức và hành vi phòng chống sốt rét thấp hơn so với người biết đọc, biết viết. Nếu được đầu tư công tác truyền thông một cách tích cực và có hiệu quả thì có thể làm thay đổi nhận thức và hành vi PCSR như cộng đồng người Mông ở Quảng Nam.
|