|
Sức khỏe trẻ em và phụ nữ mang thai là vấn đề cần được xã hội quan tâm (ảnh minh họa) |
Sức khỏe trẻ em và phụ nữ mang thai cần được quan tâm
Trẻ em và phụ nữ mang thai là các đối tượng ưu tiên cần được cả toàn xã hội đặc biệt quan tâm để có một thế hệ tương lai của đất nước phát triển khỏe mạnh về thể chất và tinh thần theo sự mong ước. Do đó việc lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ theo độ tuổi cho trẻ em; đồng thời tư vấn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai cũng như trẻ em là một vấn đề cần thiết phải thực hiện. Việc lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ theo độ tuổi cho trẻ em; tư vấn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai cũng như trẻ em được triển khai thực hiện đối với đối tượng trẻ em từ khi sinh ra cho đến dưới 16 tuổi tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập có cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; tư vấn chăm sóc sức khỏe và tư vấn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và trẻ em cùng với các cơ sở y tế khác có chức năng cung cấp dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và trẻ em. Ngoài ra các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ theo độ tuổi cho trẻ em cũng phải thực hiện đúng những nội dung quy định. Hồ sơ theo dõi sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em Hồ sơ theo dõi sức khỏe trẻ em là một thành phần trong hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân bao gồm các thông tin về sức khỏe của trẻ em được tạo lập ban đầu và được cập nhật thường xuyên khi trẻ em đi khám bệnh, chữa bệnh, khám sức khỏe định kỳ để phục vụ cho việc quản lý, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của trẻ em theo quy định mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Hình 1
Việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em theo độ tuổi quy định là phải khám tổng quát và kiểm tra sức khỏe mỗi năm một lần cho trẻ em từ khi sinh ra đến dưới 16 tuổi nhằm phát hiện sớm bệnh tật, các nguy cơ về bệnh tật để tư vấn, xử trí hoặc điều trị thích hợp. Đối với trẻ em từ khi sinh ra đến trước khi vào học lớp mầm non và trẻ em dưới 6 tuổi không đi học được khám sức khỏe định kỳ tại trạm y tế xã, phường, thị trấn và tương đương về các nội dung như: đo chiều dài, chiều cao, cân nặng để đánh giá về phát triển thể lực; khám toàn diện để đánh giá về phát triển tinh thần, vận động, phát hiện bệnh tật, các dấu hiệu bất thường và nguy cơ về bệnh tật; kiểm tra tiêm chủng theo lịch và tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng các trường hợp trẻ em chưa tiêm và có nhu cầu; kết luận về tình trạng sức khỏe, tư vấn và chuyển đến cơ sở y tế thích hợp nếu phát hiện bệnh tật hoặc các dấu hiệu bất thường và nguy cơ về bệnh tật. Đối với trẻ em từ 7 đến dưới 16 tuổi không đi học được khám sức khỏe định kỳ tại trạm y tế xã, phường, thị trấn theo các nội dung ghi trong hồ sơ quản lý sức khỏe. Đối với trẻ em là học sinh từ lớp mầm non đến hết bậc trung học cơ sở được kiểm tra sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ theo nội dung quy định gồm: Thực hiện việc kiểm tra sức khỏe vào đầu năm học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe như đo chiều cao, cân nặng đối với trẻ em dưới 36 tháng tuổi; đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thị lực đối với học sinh từ 36 tháng tuổi trở lên. Đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển thể lực cho trẻ dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần và cho trẻ em từ 24 tháng tuổi đến 6 tuổi mỗi quý một lần; theo dõi chỉ số khối cơ thể BMI (body mass index) ít nhất 2 lần mỗi năm học để tư vấn về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với học sinh phổ thông. Hình 2
Thường xuyên theo dõi sức khỏe học sinh, phát hiện giảm thị lực, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, rối loạn sức khỏe tâm thần và các bệnh tật khác để xử trí, chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định và áp dụng chế độ học tập, rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe. Phối hợp với các cơ sở y tế có đủ điều kiện đểtổ chứckhám, điều trị theo các chuyên khoa cho học sinh.Sơ cứu, cấp cứu theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.Tư vấn cho học sinh, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất và tinh thần của học sinh; hướng dẫn cho học sinh biết tự chăm sóc sức khỏe; trường hợp trong trường học có học sinh khuyết tật thì tư vấn, hỗ trợ cho học sinh khuyết tật hòanhập.Hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm, phù hợp với đối tượng và lứa tuổi đối với các trường có học sinh nội trú, bán trú.Phối hợp với cơ sở y tế địa phương trong việctổ chứccác chiến dịch tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh cho học sinh.Thông báo định kỳ tối thiểu 1 lần mỗi năm học và khi cần thiết về tình hình sứckhỏecủa học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh. Nhân viên y tế trường học đánh giá tình trạng sức khỏe học sinh vào cuối mỗi cấp học đểlàm căn cứ theo dõi sức khỏe ở cấp học tiếp theo. Tư vấn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, trẻ em Tư vấn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai được thực hiện bằng cách cung cấp thông tin, hướng dẫn phương pháp chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai trong mỗi lần khám thai theo nội dung ở trong phần chăm sóc trước sinh và tư vấn cho phụ nữ có thai được quy định tại hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tư vấn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ em được thực hiện bằng cách cung cấp thông tin, hướng dẫn cho trẻ em và cha mẹ hoặc người giám hộ phương pháp chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng trong mỗi lần khám sức khỏe định kỳ theo các nội dung: Đối với trẻ em từ khi sinh ra đến 6 tuổi được tư vấn theo nội dung phù hợp với độ tuổi của trẻ em trong phần hướng dẫn khám sức khỏe trẻ em định kỳ quy định tại hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đối với trẻ em từ 7 tuổi đến dưới 16 tuổi được tư vấn các vấn đề có liên quan đến bệnh tật học đường; tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe sinh sản theo nội dung trong phần chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên quy định tại hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản; tư vấn chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý theo hướng dẫn hiện hành của Viện Dinh dưỡng. Triển khai thực hiện Việc lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ theo độ tuổi cho trẻ em; tư vấn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai cũng như trẻ em được sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Để thực hiện vấn đề này mang lại kết quả tốt, ủy ban nhân dân và sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã, thành phố; trạm y tế xã, phường, thị trấn; các đơn vị trực thuộc bộ y tế như vụ sức khỏe bà mẹ - trẻ em, cục y tế dự phòng; cục quản lý khám chữa bệnh phải chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công. Những quy định này được triển khai thực hiện kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2017 để góp phần khắc phục những vấn đề tồn tại trong thời gian qua.
|