Hướng tới một nước Thái Lan không còn bệnh dại vào năm 2020
Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) hoan nghênh Công chúa Hoàng gia - Giáo sư Tiến sĩ Chulabhorn Mahidol của Thái Lan đến trụ sở của TCYTTG tại Geneva vào ngày 28 tháng 8 năm 2017. Công chúa là người đứng đầu trong các nỗ lực để làm cho Thái Lan không còn bệnh dại vào năm 2020, phù hợp với sáng kiến rộng hơn nhằm chấm dứt tử vong do bệnh dại ở người vào năm 2030 trên toàn thế giới. Bệnh dại là một căn bệnh lây truyền từ động vật gây tử vong nhưng có thể ngăn ngừa mà chủ yếu ảnh hưởng đến người nghèo và nông thôn ở châu Phi và châu Á. Bệnh này lây truyền qua vết cắn và vết trầy xước từ các con vật bị nhiễm bệnh và chó chiếm khoảng 99% các ca bệnh ở người.Ngăn ngừa tử vong do bệnh dại ở người đòi hỏi cách tiếp cận "một sức khỏe" (“One Health”), phối hợp giữa các ngành khác: tiêm vaccine cho chó là chìa khóa, cũng như các biện pháp có thể tiếp cận và giá cả phải chăng, chẳng hạn như dự phòngcho những người bị phơi nhiễm. Công chúa Hoàng gia - GS.TS. Chulabhorn Mahidol cho biết: "Để loại trừ bệnh dại, bạn phải cung cấp cho mọi người kiến thức họ cần và cũng dạy họ về những trách nhiệm. Cam kết của công chúa Hoàng gia là giúp động viên và khuyến khích công chúng ngăn ngừa bệnh dại khắp Thái Lan, từ chính quyền trung ương đến cấp thôn bản. Số ca dại ở người ít hơn 90%Thông qua việc tiêm vaccine đại trà cho chó và cải thiện việc tiếp cận với PEP dại cứu mạng sống, Thái Lan đã làm giảm hơn 90% số trường hợp mắc bệnh ở người kể từ những năm 1980. TS. Hemachudha, Trưởng Trung tâm nghiên cứu và đào tạo về các bệnh do virus lây truyền từ động vật tại Đại học Chulalongkorn, Bangkok, Thái Lan nhận định về tiến bộ: "Nhiệm vụ của Thái Lan trong việc loại trừ bệnh dại ở người có thể được hoàn thành vào năm 2020”. | Công chúa Hoàng gia Giáo sư Tiến sĩ Chulabhorn Mahidol của Thái Lan được chào đón bởi Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, Tiến sĩ Ren Minghui. Ảnh: WHO / C. Black |
Quốc gia này đang phát triển và thực hiện các chiến lược mới về kiểm soát bệnh dại chẳng hạn như chi phí và liều lượng tiêm vaccine trong da cho người. Tiêm phòng trong da là an toàn, hiệu quả và rẻ hơn 60-80% so với PEP tiêm bắp theo kiểu truyền thống và TCYTTG khuyến khích việc sử dụng nó trong các nơi lưu hành khác. Mặc dù Thái Lan đã đạt được tiến bộ đáng kể nhưng "bước tiếp theo quan trọng nhất là đưa PEP rời khỏicấp làng, nơi chúng ta có thể cứu được hàng ngàn sinh mạng ... và tìm ra cách tiêm phòng 70% số chó một cách bền vững" theo Tiến sĩ H. Wilde, cũng từ Đại học Chulalongkorn. GS.TS. Chulabhorn Mahidol nói: "Các ngôi làng cách xa các phòng hoạt động của các thành phố và Bangkok. "Chúng ta cần các đơn vị di động để chúng ta có thể đi tới bất cứ nơi nào để cung cấp sự chăm sóc cho con người và dịch vụ chó một cách thích hợp nhất có thể." Dự án của công chúa Hoàng gia nhằm tăng cường tỷ lệ tiêm phòng cho chó và quản lý số lượng chó và mèo tại quốc gia này nhằm làm giảm bệnh dại.
|