Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 8 3 4 8 4
Số người đang truy cập
6 5 7
 Tin tức - Sự kiện Tin vắn đáng chú ý
Một đứa trẻ uống vaccine phòng bệnh bại liệt tại Karachi, Pakistan năm 2016
100 phụ nữ: Có phải việc tiêm phòng cho con trẻ tăng lên là do trình độ học vấn của bà mẹ?

Trong suốt lịch sử trao quyền cho phụ nữ có liên quan đến trình độ học vấn của họ, và điều này mang lại lợi ích không chỉ đối với cuộc sống của chính người phụ nữ mà còn liên quan đến cuộc sống con cái của họ. Ở các nước đang phát triển, nghiên cứu cho thấy một liên kết chặt chẽ giữa trình độ học vấn của bà mẹ và tiêm chủng của trẻ chống lại các bệnh truyền nhiễm như bại liệt, bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi và bệnh lao. Ước tính cho thấy một phần tư số trẻ em dưới 5 tuổi chết có thể được phòng ngừa bằng các loại vaccine hiện có.

Các quốc gia đang phát triển: Trình độ học vấn cao hơn, chủng ngừa nhiều hơn

Ởvùng cận Saharan Châu Phi, tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi vẫn cao. Một phân tích về chủng ngừa gần đây ở Nigeria cho thấy chỉ có 6% trẻ em của các bà mẹ không biết chữ đã nhận tất cả các lần tiêm chủng so với 24% trẻ em trong toàn bộ dân số. Con số này tương tự ở các nước có thu nhập thấp trên toàn thế giới.

Một nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy rằng với trình độ học vấn cao hơn của người mẹ thì trẻ em có nhiều khả năng được tiêm chủng đầy đủ. Tuy nhiên, mức tăng lớn nhất đã được tìm thấy ở những bà mẹ có trình độ học thức tở bậc tiểu học hoặc trung học cơ sở, so với các bà mẹ không đi học. Nghiên cứu ở các nước đang phát triển cũng chỉ ra các yếu tố khác giữ vai trò một phần: những bà mẹ có trình độ học vấn tốt hơn là giàu có hơn và sống trong các khu vực tốt hơn về chăm sóc sức khỏe, bao gồm tiêm chủng cho trẻ em, là sẵn có hơn. Nhưng ngay cả khi những điều chỉnh này được thực hiện cho sự giàu có của hộ gia đình và mức trình độ học vấn trung bình trong cộng đồng, thì một báo cáo của UNESCO từ năm 2015 nói rằng tất cả các phụ nữ trong các quốc gia có mức thu nhập thấp ít nhất là phổ thông cơ sở thì có nghĩa là hơn 4 trong số 10 trẻ em hiện nay không được chủng ngừa chống lại bạch hầu, uốn ván và ho gà sẽ có nhiều khả năng nhận được chủng ngừa.

Các quốc gia phát triển: Khuynh hướng đảo ngược

Có bằng chứng cho thấy mối quan hệ giữa trình độ học vấn và tiêm chủng ở các nước phát triển đảo ngược. Một nghiên cứu của Mỹ sử dụng dữ liệu từ năm 2003 trên 11.860 trẻ em trên toàn quốc phát hiện ra rằng các bà mẹ có chưa đầy 12 năm giáo dục có nhiều khả năng hoàn thành việc tiêm chủng cho con cái họ hơn so với các bà mẹ có trình độ đại học. Các nhà nghiên cứu đã không biết chắc chắn lý do tại sao đây là trường hợp nhưng trích dẫn các yếu tố như thái độ văn hóa tích cực đối với các nhu cầu của trẻ nhỏ trong số người gốc Tây Ban Nha, nói chung, nhận được trình độ học vấn thấp hơn so các nhóm thiểu số khác ở Mỹ. Cũng có sẵn thông tin cho rằng với các bà mẹ có thu nhập thấp tiếp cận các chương trình chăm sóc sức khoẻ do chính phủ tài trợ có thể là một yếu tố.

Một cuộc khảo sát lớn trên toàn cầu lớn về niềm tin với vaccine do Trường Đại học vệ sinh và Y học nhiêt đới London chủ trì vào năm 2016phát hiện ra rằng các nước phát triển với trình độ học vấn rất cao của phụ nữ, đặc biệt là ở châu Âu, có tỷ lệ thái độ tich cực đối với việc chủng ngừa là thấp hơn. Điều đó một phần là do những bậc cha mẹ có trình độ học vấn tự tin hơn về những thách thức, bao gồm cả những thách thức từ những người chăm sóc sức khoẻ của họ,. dựa trên các nghiên cứu của chính họ. Ngoài ra, họ ít có khả năng trải nghiệm trẻ sơ sinh tử vong vì các bệnh có thể phòng ngừa được.


Andrew Wakefield, tác giả nghiên cứu về mối nghi ngờhiện nay giữa vaccine MMR và chứng tự kỷ, và những người ủng hộ ông trong năm 2007

Ở Pháp, thái độ tiêu cực đối với vavcine viêm gan B và HPV có thể là hậu quả của những tranh cãi về những phản ứng phụ đáng nghi ngờ. Các nhà chỉ trích đổ lỗi cho cả hai vaccine này với nhiều loại bệnh, bao gồm các bệnh tự miễn dịch như chứng đa xơ cứng, dựa trên những đồn đoán.

            Và ở Ý, nhà lãnh đạo của Phong trào Năm sao đã bày tỏ sự nghi ngờ về tiêm chủng trong quá khứ. Nỗ lực để thuyết phục cha mẹ có trình độ học vấn cao không hoài nghi về các loại vaccine dùng để chủng ngừa cho con cái của họ là một công việc lớn hơn dự kiến.

              Các nhà nghiên cứu tại Đại học Edinburgh nhận thấy rằng các chiến dịch y tế công cộng ở Anh vạch trần giai thoại rằng chủng ngừa vaccine cho trẻ em gây ra bệnh tự kỷ mang lại kết quả ngược với mong đợi bằng cách làm cho các bậc cha mẹ có nhiều khả năng tin tưởng vào lý thuyết âm mưu lừa đối.

Ngày 23/10/2017
Ths.Bs Lê Thạnh
(Biên dịch nguồn: bbcnews.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích