Nepal giải quyết bệnh lý võng mạc do tiểu đường
Các bệnh mãn tính đang gia tăng. Hiện có khoảng 422 triệu người lớn mắc bệnh tiểu đường trên toàn cầu. Trong số các biến chứng nghiêm trọng do bệnh này mang lại, những người sống với bệnh tiểu đường có thể bị suy giảm thị lực. Thông thường vào lúc mà một người ghi nhận một vấn đề về thị lực của mình thì tổn thương không thể hồi phục. Bệnh lý võng mạc do bệnh tiểu đường, chiếm 2,6% số người mù trên thế giới, có thể là một bệnh lý đầy thách thức đối với nhiều quốc gia, bởi vì giải quyết vấn đề này có liên quan đến hai lĩnh vực khác nhau của hệ thống y tế, đó là chăm sóc bệnh nhân tiểu đường và chăm sóc bệnh nhân bị mất thị lực. Sự thiếu phối hợp có thể dẫn đến việc mọi người bỏ lỡ các dịch vụ thiết yếu, chờ đợi lâu hoặc đi đến nơi xa nhà để được chăm sóc. Để giúp các quốc gia đảm bảo chẩn đoán kịp thời một cách tốt hơn và tiếp cận tới điều trị cho bệnh lý võng mạc do bệnh tiểu đường, Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) đã phát triển công cụ đánh giá bệnh tiểu đường và bệnh lý võng mạc do tiểu đường hay còn gọi tắt là "TADDS" vào năm 2015.Trong số các nước đầu tiên sử dụng công cụ mới này là Nepal, nơi đó Bộ Y tế quan tâm bởi sự gia tăng bệnh tiểu đường và bệnh lý võng mạc do tiểu đường, và muốn sử dụng TADDS để đảm bảo rằng Bộ Y tế đang thực hiện các hành động thích hợp để đáp ứng. Ông Sailesh Kumar Mishra, Điều phối viên Chương trình Quốc gia của Apex Body for Eye Health ở Bộ Y tế cho hay: "Vào thời điểm Nepal đã tiến hành một bước tiến bằng cách liệt kê các bệnh không lây nhiễm như một vấn đề ưu tiên về sức khoẻ nhưng đang thiếu các chương chính sách y tế cụ thể, kế hoạch và chương trình để giải quyết bệnh tiểu đường và bệnh lý võng mạc do tiểu đường nói riêng. TADDS đã giúp chúng tôi đi đúng hướng". Đánh giá đã được thực hiện thông qua sự hỗ trợ trực tiếp của Văn phòng quốc gia của TCYTTG tại Nepal với Bộ Y tế; Văn phòng hỗ trợ hoạt động thực địa, giám sát các tiến bộ và cung cấp sự phản hồi hiệu quả và kịp thời tới trụ sở TCYTTG ở Geneva. Hình 1
TADDS đã được sử dụng để thu thập dữ liệu và thông tin về tình hình hiện tại trong nước, bao gồm mức độ phối hợp - hoặc thiếu phối hợp - trong cả hai dịch vụ, mức độ chia sẻ dữ liệu và cách thức bệnh nhân được giáo dục về cách xử lý bệnh tiểu đường của họ và ngăn ngừa suy giảm thị lực từ bệnh võng mạc do tiểu đường. Những phát hiện của đánh giá không đáng ngạc nhiên. Không có sự hợp tác giữa lĩnh vực xử lý bệnh tiểu đường và lĩnh vực chăm sóc mắt khiến các nhà cung cấp chăm sóc sức khoẻ khó có thể biết được khi nào và bằng cách nào họ nên làm việc cùng nhau. Cũng có một số lĩnh vực cần phải cập nhật các hướng dẫn xử lý bệnh để phản ánh thực tiễn tốt nhất hiện nay. Rõ ràng là bệnh nhân cần phải được giáo dục tốt hơn về cách xử lý bệnh tiểu đường và bệnh lý võng mạc do bệnh tiểu đường. Với sự hỗ trợ của TCYTTG, một cuộc thảo luận về chính sách quốc gia đã được tổ chức trong MONTH YEAR dựa trên báo cáo trong đó các hành động tức thời được xác định dành cho Bộ Y tế và các đối tác, bao gồm các hiệp hội bệnh nhân, điều chỉnh những lổ hỏng trong hệ thống. Kể từ đó, Chính phủ Nepal đã có những tiến bộ tốt. Chiến lược quốc gia về lồng ghép dịch vụ chăm sóc mắt với bệnh lý võng mạc do tiểu đường vào hệ thống y tế công cộng và một số hướng dẫn lâm sàng trong điều trị bệnh lý võng mạc do tiểu đường đã được xây dựng dựa trên hướng dẫn của TCYTTG và đang được phê duyệt. Bệnh lý võng mạc do tiểu đường cũng đã được bao gồm trong Chính sách Y tế quốc gia về mắt cũng gần hoàn thành. Hình 2
Công việc đã được thực hiện để xây dựng năng lực của nhân viên chăm sóc sức khoẻ, với bệnh lý võng mạc do tiểu đường bao gồm trong chương trình giảng dạy được phát triển dành cho các trợ lý chăm sóc chính tập trung vào các bệnh không lây nhiễm. Trên thực tế, Bộ Y tế đang xúc tiến một mô hình mới cho lực lượng của mình trong các cộng đồng nhằm hỗ trợ lồng ghép tốt hơn và chuyển đến chăm sóc mắt ban đầu, với bệnh lý võng mạc do tiểu đường là một trong những vấn đề chính được giải quyết. Để bổ sung cho những nỗ lực đang diễn ra này, Bộ Y tế đã bắt đầu các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng nhắm vào những người bị bệnh tiểu đường về tầm quan trọng của việc kiểm tra mắt thường xuyên với bất kỳ dấu hiệu suy giảm thị lực nào. Ông Mishra lưu ý "Bây giờ chúng ta biết rõ nơi có năng lực của chúng ta để mọi người mắc bệnh tiểu đường nhận được chăm sóc mắt mà họ cần để ngăn ngừa bất kỳ sự suy giảm thị lực không cần thiết nào. Và chúng tôi đã có thể làm điều này bởi vì chúng tôi đảm bảo rằng chúng tôi đã thuyết phục được các bên liên quan tham gia". Bộ Y tế dự kiến sẽ tiến hành đánh giá TADDS một lần nữa trong vòng hai năm. Điều này sẽ giúp theo dõi tiến độ của các hành động cụ thể và đảm bảo công việc trong tương lai tiếp tục đáp ứng các nhu cầu quan trọng nhất. Các kinh nghiệm thu được từ các quốc gia như Nepal trong việc thực hiện TADDS và các công cụ tương tự khác của TCYTTG về bệnh tăng nhãn áp, các tật khúc xạ và phục hồi thị lực sẽ giúp thông tin cho Báo cáo thế giới của TCYTTG về thị lực đang được phát triển và dự kiến sẽ được công bố vào cuối năm 2018.
|