PAHO, OAS đã ký lại thỏa thuận hợp tác về đáp ứng y tế công cộng do các vấn đề về chất gây nghiện ở châu Mỹ
Theo tin từ Washington DC, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (PAHO/WHO) - Tổ chức Y tế Liên Mỹ (Pan American Health Organization_PAHO) và Tổ chức các nước châu Mỹ (Organization of American States -OAS) đã ký lại một bản ghi nhớ, theo đó họ sẽ làm việc cùng nhau, thực hiện một viễn cảnh về y tế công cộng nhằm nâng cao năng lực của các quốc gia để đáp ứng nhu cầu của những người bị ảnh hưởng bởi vấn đề về ma túy. Theo báo cáo thuốc trên thế giới năm 2016 của Văn phòng về tội phạm và ma túy của Liên Hiệp Quốc cho biết ước tính khoảng 1 trong 20 người tuổi từ 15 đến 64 (khoảng 250 triệu người) tiêu thụ ít nhất một loại thuốc gây nghiện (thuốc phiện, cocaine, cần sa, chất kích thích dạng amphetamine hoặc các chất kích thích thần kinh không được kê toa bởi của bác sĩ). Việc sử dụng các chất kích thích thần kinh đã được công nhận là một vấn đề y tế công cộng quan trọng ở châu Mỹ, góp phần đáng kể vào gánh nặng tử vong sớm và tàn tật. Thỏa thuận PAHO/OAS vạch ra sự hợp tác về chính sách và các chương trình như một phần của một cách tiếp cận toàn diện đến các vấn đề ma túy, trong đó có chương trình khuyến mãi của hệ thống thông tin có cấu trúc, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe lồng ghép, đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy nghiên cứu và phổ biến kiến thức khoa học về chủ đề này. Theo thỏa thuận, PAHO/ OAS cũng sẽ hỗ trợ các nước ở châu Mỹ trong việc tuân thủ các khuyến cáo tại kỳ họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về vấn đề ma túy trên thế giới (United Nations General Assembly Special Session on the World Drug Problem - UNGASS 2016), trong đó nhấn mạnh sự cần thiết của chương trình phòng chống và điều trị, tăng cường nguồn nhân lực và đảm bảo sự tôn trọng các quyền và tiếp cận tới các thuốc có kiểm soát. Những khuyến cáo này đã được phê chuẩn bởi kỳ họp lần thứ 70 của Đại Hội đồng Y tế thế giới vào năm 2017 và phù hợp với kế hoạch hành động và Chiến lược khu vực của PAHO về sử dụng chất kích thích thần kinh và y tế công cộng, trong đó xác định một đáp ứng y tế công cộng cho vấn đề ma túy như một ưu tiên hàng đầu trong chương trình y tế quốc gia. Giải quyết vấn đề sử dụng các chất gây nghiện đòi hỏi các hệ thống y tế công cộng của các nước phải chuẩn bị để hành động với các yếu tố xã hội; thúc đẩy lối sống lành mạnh; ngăn ngừa hoặc làm chậm việc bắt đầu sử dụng ma túy; giảm nhẹ tác động bất lợi của tiêu dùng; và điều trị, phục hồi và tái hoà nhập hoàn toàn cho người dùng bằng các can thiệp hiệu quả trong khuôn khổ bảo vệ các quyền cơ bản của họ. Chương trình sử dụng chất gây nghiện của PAHO và Ủy ban kiểm soát lạm dụng chất gây nghiện Liên Mỹ (CICAD) của OAS sẽ phối hợp hoạt động với các Bộ Y tế, Ủy ban về ma túy quốc gia và đại diện xã hội dân sự cùng với các đối tác khác. Năm 2012, PAHO/OAS thành lập một Chương trình hợp tác liên khu vực trong việc làm giảm nhu cầu ma túy, trong đó cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nước cũng như các hoạt động đào tạo và tăng cường tổ chức. Chương trình phối hợp đã giúp thúc đẩy bao gồm các thành tố của y tế công cộng trong các chính sách quốc gia nhằm làm giảm nhu cầu sử dụng ma túy trong khu vực và giúp tăng cường năng lực quốc gia trong các lĩnh vực nguồn nhân lực và hệ thống thông tin về ma túy và tác động của chúng đối với sức khỏe. Một cách tiếp cận y tế công cộng tới chính sách thuốc gây nghiện bao gồm phân tích các vấn đề và định tố xã hội của nó và cũng kêu gọi một đáp ứng có tổ chức từ hệ thống y tế và các dịch vụ và một cách tiếp cận tập thể tập trung vào con người chứ không phải là chất gây nghiện. Về mặt chính sách thuốc, cách tiếp cận y tế công cộng giải quyết giảm nhu cầu thông qua các chiến lược nhằm mục đích ngăn ngừa hoặc làm chậm sự khởi đầu của việc sử dụng chất gây nghiện và giảm thiểu hậu quả về sức khỏe và xã hội. Các chiến lược này bao gồm các can thiệp về phòng ngừa, phát hiện sớm, giảm tác hại, điều trị, phục hồi và tái hòa nhập xã hội. PAHO là cơ quan y tế chuyên sâu của hệ thống Liên Mỹ. Nó hoạt động với các nước châu Mỹ để cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người dân. Được thành lập năm 1902, đây là tổ chức y tế công cộng lâu đời nhất trên thế giới. PAHO cũng hoạt động như là Văn phòng khu vực châu Mỹ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
|