Biến thể phụ BA.2 của Omicron đang ngày một phổ biến hơn, chúng ta cần biết những gì?
James Paton 04/02/2022 Đã hai năm kể từ khi bắt đầu đại dịch, một phiên bản đột biến của biến chủng omicron, được biết đến với tên gọi BA.2, đã trở thành một thách thức mới nhất trong việc chế ngự Covid-19. Biến chủng phụ này, đã được phát hiện tại 57 quốc gia, đã cho thấy sựlây lan còn dễ dàng hơn chủng virut ban đầu. Tuy nhiên tính đến hiện tại thì dường như nó không gây ra tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn và các liều vắc-xin bổ sung vẫn còn có tác dụng bảo vệ hiệu quả. Các nhà khoa học đang gấp rút tìm câu trả lời cho một số câu hỏi về biến chủng này để tích cực chuẩn bị cho biến chủng tiếp theo. Khả năng lây lan của BA.2 như nào? Biến chủng Omicron có khả năng lây lan mạnh hơn biến chủng delta, và thực tế cho thấy trong khoảng giữa năm ngoái, nó đã chiếm ưu thế hoàn toàn trên toàn cầu, và biến chủng phụ mới này cũng thừa hưởng đặc tính lây lan rất mạnh. Chúng ta hãy cùng nhìn vào Đan Mạch, nơi biến chủng phụ BA.2 đã nhanh chóng phát triển gần đây. Một nghiên cứu trên khoảng 8.500 hộ gia đình vào tháng 12 và tháng 1 cho thấy rằng những người nhiễm BA.2 lây lan virut cho khoảng trung bình 39% thành viên gia đình có tiếp xúc gần, so với con số 29% đối với những người nhiễm biến chủng omicron ban đầu. Dữ liệu này cũng tương đồng với dữ liệu trước đó của Anh Quốc. BA.2 có nguy hiểm hơn omicron? Omicron và các chủng có liên quan của nó đã cho thấy ít có khả năng gây các biến chứng nghiêm trọng so với các biến chủng trước nó, đặc biệt là ở những người đã được tiêm vắc-xin đầy đủ. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết rằng BA.2 dường như không hề nguy hiểm hơn biến chủng omicron ban đầu, dự trên các dữ liệu từ Đan Mạch, nơi mà sự lây lan của nó đã không hề gây ra tỷ lệ nhập việngia tăng đột ngột. Trong khi công bố gỡ bỏ cácquy định hạn chế do coronavirus vào cuối tháng trước, chính phủ Đan Mạch đã tuyên bố rằng căn bệnh này không còn là một mối đe doạ đối với xã hội, dù rằng số ca bệnh đã đạt tới mức cao kỷ lục. Tác dụng của vắc-xin đối với nó như nào? Dữ liệu cho thấy một số loại vắc-xin Covid ít có hiệu quả hơn trong việc phòng ngừa nhiễm bệnh gây ra bởi omicron hơn là các biến chủng trước đó, trong khi vẫn có hiệu lực tốt trong việc bảo vệ khỏi các biến chứng nghiêm trọng. Theo các nhà chức trách y tế của Anh, mặc dù biến chủng phụ này cho thấy khả năng lây lan mạnh hơn, các liều vắc-xin – đặc biệt là các liều bổ sung –vẫn có hiệu quả tương đương đối với biến chủng phụ BA.2. Tính đến khoảng 25 tuần hoặc lâu hơn sau khi tiêm liều thứ hai, vắc-xin đãngăn chặn 13% số ca bệnh – và con số này tăng lên 70% sau 2 tuần sau khi tiêm liều bổ sung. BA.2 khác biến chủng gốc như nào? Đợt bùng phát gần nhất của coronavirus cho thấy sự nhiễm bệnh ở quy mônhỏ nhưng đã nhanh chóng lan rộng sang các nước như là Nam Phi, Đan Mạch, Ấn Độ và Anh. Hai phiên bản biến chủng này có 40 đột biến khác nhau, bao gồm một đột biến quan trọng tại khu vựcprotein gai (spike region) của BA.2. Trong khi hai biến chủng này có liên quan đến nhau, chúng có những sự khác biệt đủ để tạo ra một sự thay đổi trong cách hoạt động. Theo các nhà nghiên cứu, thể virut nhẹ hơn ở hầu hết các các ca omicron ở những người được tiêm chủng có thể khiến những người đã hồi phục vẫn có khả năng bị tái nhiễm chính virut đó và các biến chủng trong tương lai. Nó báo hiệu dấu hiệu gì của đại dịch? Các nhà nghiên cứu virut đang cố gắng tìm hiểu kỹ hơn về các thuộc tính của BA.2 trong khi họ đang chuẩn bị cho các biến chủng trong tương lai, và một số tin rằng BA.2 có thể kéo dài đợt sóng omicron.Nhà sinh học tính toán Trevor Bedford từ Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson cho biết trong một bài đăng Twitter hôm 21/01 rằng, các đặc điểm của biến chủng phụ này có thể dẫn đến “tình trạng tái diễnluân chuyển kéo dài đáng kể của omicron”. Tuy có khả năng giảm số ca bệnh từ từ nhưng nó có thể dẫn đến tỷ lệ nhập viện cao và đe doạ nghiêm trọng cho các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn. Nguồn: https://www.bloomberg.com/news/articles/2022-02-04/omicron-subvariant-ba-2-is-gaining-ground-should-we-worry?fbclid=IwAR1FaG_em6NxEuhJL8m8eLgGE0tuT9Ki-EaZPb3OXGXukqRyvSDc6nSrMOQ
|