Hành trình khám phá khoa học về lĩnh vực sốt rét (Phần 1)
Sốt rét luôn là đề tài nghiên cứu của các nhà y học từ xa xưa. Nhiều văn bản cổ xưa, đặc biệt là văn bản y học, đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của bệnh sốt rét và thậm chí cả mối liên hệ có thể có của nó với muỗi và côn trùng. Trước đây, khi đối mặt với các biểu hiện của bệnh sốt rét, con người cho rằng những cơn sốt là do ảnh hưởng siêu nhiên: Linh hồn ma quỷ, các vị thần giận dữ hoặc ma thuật đen của các thầy phù thủy. Người Trung Quốc xưa tin rằng các triệu chứng và dấu hiệu đáng sợ là do ba con quỷ, một con với cái búa, một con với xô nước lạnh và con thứ ba với cái bếp lò. Người La Mã xưa tôn thờ một nữ thần gây sốt, ba con quỷ cuộn thành một. Mối liên hệ giữa bệnh sốt rét và các vũng đầm lầy đã được biết đến từ thời cổ đại và những linh hồn xấu xa hay thần sốt rét được cho là sống trong đầm lầy. Một trong những bản viết cổ nhất, được viết cách đây vài nghìn năm bằng chữ “hình nêm trên các viên đất sét”, cho rằng bệnh sốt rét do thần Nergal, vị thần hủy diệt và dịch bệnh của người Babylon, được miêu tả như là loài côn trùng giống muỗi. Vào năm 800 trước Công nguyên (TCN), nhà hiền triết người Ấn Độ Dhanvantari đã viết rằng vết đốtcủa muỗi có thể gây ra bệnh tật, sốt, run rẩy. Sách Charaka Samhita được viết vào khoảng năm 300 TCN đã phân loại các cơn sốt thành năm loại khác nhau, cụ thể sốt liên tục, sốt từng cơn, sốt hàng ngày, sốt cách 2 ngày tái phát và sốt cách 3 ngày tái phát. Susruta Samhita, được viết vào khoảng năm 100 TCN, các cơn sốt có liên quan với vết côn trùng cắn. Hippocrates có lẽ là bác sĩ chuyên khoa sốt rét đầu tiên. Đến năm 400 TCN, ông đã mô tả các cơn sốt rét khác nhau ở người. Văn bản Hippocrates phân biệt sốt rét từng cơn từ bệnh sốt liên tục của các bệnh truyền nhiễm khác và cũng lưu ý nhiệt độ tăng hàng ngày, cách ngày và ba ngày một lần. Văn bản Hippocrates là tài liệu đầu tiên đề cập đến sự thay đổi của lá lách ở bệnh sốt rét và nó cũng cho rằng bệnh sốt rét là do uống phải nước tù đọng: “Những người uống nước tù đọngluôn có lá lách to, cứng và dạ dày cứng, mỏng, nóng, trong khi vai của họ, xương quai xanh và khuôn mặt hốc hác. Thực tế là thịt của họ tiêu đi để nuôi lá lách” Hippocrates cũng liên hệ cơn sốt với thời điểm trong năm và nơi bệnh nhân sinh sống.
Hình 1
Sự tái phát của bệnh sốt rét là một hiện tượng đã được người xưa biết đến và lần đầu tiên được ghi lại bởi Nhà thơ La Mã Horace (ngày 8 tháng 12 năm 65 TCN - 27 tháng 11 năm 8 TCN) trong tác phẩm châm biếm thứ ba của ông. Nhận thấy hiện tượng ớn lạnh tái phát liên tục, người La Mã cổ đại đã đặt tên cho căn bệnh này bằng cách đo thời gian trôi qua từ đầu đợt thứ nhất đến hết đợt thứ hai. Do đó, cơn sốt tái phát vào thứ ba và thứ năm được gọi là cơn sốt “tertian”(sốt cách 2 ngày tái phát lại một cơn), mặc dù hai cơn sốt chỉ cách nhau 48 giờ. Sốt xuất hiện vào thứ ba và thứ sáu được gọi là “quartan” (sốt cách 3 ngày tái phát một lần). Một số nhà văn La Mã cho rằng các bệnh sốt rét là do các đầm lầy. Ở La Mã cổ đại, nơi sinh sống của con người ở các khu vực có muỗi phá hoại thường xuyên bị ngăn chặn và những người chăn cừu trở về sau một mùa hè ở Apennines đã trang bị cho căn nhà nhỏ của họ một vài con cừu để thỏa mãn muỗi nhằm bảo vệ bản thân khỏi bệnh sốt rét. Vào thế kỷ thứ Nhất TCN, Collumella, một nhà nông học La Mã đã viết như sau: “Một đầm lầy luôn bốc hơi nước độc trong thời gian nắng nóng và sinh ra các loài động vật có vòi gây hại bay đến chúng ta thành từng đàn dày đặc… do đó nhiều căn bệnh tiềm ẩn bị lây nhiễm, nguyên nhân mà ngay cả bản thân các thầy thuốc cũng không thể hiểu tường tận”. Hình 2
Vào thế kỷ thứ Nhất sau Công Nguyên (SCN), học giả người La Mã Marcus Terentius Varro (116-27 TCN) cho rằng đầm lầy sinh ra “một số loài động vật nhất định mà không thể nhìn thấy bằng mắt và chúng ta hít thở qua mũi và miệng vào cơ thể, nơi chúng gây ra các bệnh nghiêm trọng”. Vào khoảng năm 30 SCN, Celsus đã mô tả hai loại sốt tertian (cách 2 ngày tái phát) và đồng ý với quan điểm của Varro. Tuy nhiên, tất cả những quan sát tuyệt vời này đã bị phá vỡ trong nhiều thế kỷ bởi các lý thuyết y học giáo điều, được chấp nhận rộng rãi của Galen rằng bệnh sốt rét là do các nguyên nhân bên trong. Claudius Galenus vùng Pergamum (131-201 SCN), thường được biết đến nhiều hơn với tên Galen, là một bác sĩ người Hy Lạp cổ đại làm việc tại Rome từ năm 162 SCN, nơi ông đạt được danh tiếng xuất sắc với tư cách là một bác sĩ và người minh chứng về giải phẫu học. Ảnh hưởng của ông đã thống trị trong hơn 1500 năm. Ông nhận ra sự xuất hiện của những cơn sốt vào mùa hè và chứng vàng da ở những người mắc bệnh. Nhưng ông cho rằng bệnh sốt rét là do rối loạn trong 4 thể dịch của cơ thể (máu, mật, nước dãi và mật đen). Theo ông, sốt “tertian” (cách 2 ngày tái phát) là hậu quả của sự mất cân bằng mật vàng; sốt “quartan”(cách 3 ngày tái phát) là do quá nhiều mật đen và sốt hàng ngày là do quá nhiều đờm và sự bất thường ở máu là nguyên nhân gây sốt liên tục. Galen cho rằng sự cân bằng thể dịch bình thường nên được phục hồi bằng chảy máu, tẩy ruột hoặc cả hai. Nôn ói kèm theo sốt rét được cho là nỗ lực của cơ thể để đào thải các chất độc. Việc chảy máu được cho là loại bỏ ra khỏi cơ thể “các dịch bẩn”.Những nguyên lý này đã được chấp nhận mà không có câu hỏi nào trong 1500 năm tiếp theo. Đến năm 1696, Morton trình bày mô tả chi tiết đầu tiên về hình ảnh lâm sàng của bệnh sốt rét và cách điều trị bằng cây cinchona (canh-ki-na). Morton cũng cho rằng căn bệnh này được gây ra do một số chất độc xâm nhập vào cơ thể từ bên ngoài. Fransesco Torti, giáo sư y khoa tại Modena, đã mô tả chính xác quá trình phức tạp của căn bệnh có thể chữa khỏi này bằng cây cinchona vào năm 1712. Vào đầu thế kỷ XVII, bác sĩ người Ý Giovanni Maria Lancisi đã thực hiện một số quan sát đáng kinh ngạc về bệnh sốt rét.Lancisi sinh ra ở Rome vào năm 1654 và nghiên cứuvề thần học trước khi chuyển sang khoa học tự nhiên. Sau khi hoàn thành chương trình về giải phẫu học, hóa học và thực vật học tại Collegio de Sapienza, ông đã được trao bằng tiến sĩ ở tuổi 18. Đến năm 30 tuổi, ông được phong làm giáo sư ngành giải phẫu tại ngôi trường của mình và ở tuổi 43, ông được phong làm giáo sư lý thuyết và thực hành y học, vị trí này ông giữ cho đến khi qua đời vào năm 1720. Khả năng quan sát phi thường của Lancisi nhanh chóng thu hút sự chú ý của Giáo hoàng Innocent XI, người đã bổ nhiệm ông làm bác sĩ của Giáo hoàng vào năm 1688. Giáo hoàng Innocent XII và người kế nhiệm ông, Clement XI đã tiếp tục bổ nhiệm. Khi giáo hoàng Clement giao nhiệm vụ cho Lancisi điều tra nguyên nhân số ca tử vong đột ngột ở Rome, kết quả nghiên cứu đã trở thành một tác phẩm kinh điển trong lịch sử bệnh tim mạch. Là một tác giả với nhiều tác phẩm, Lancisi đã viết ba chuyên luận lớn khác, gồm có “Aneurysms of the Heart and Blood Vessels(Bệnh phình mạchcủa Tim và Mạch máu), một bài nghiên cứu mô tả rõ ràng những thay đổi mạch máu ở bệnh giang mai, nhưng ngày nay ông được biết đến nhiều nhất với công trình nghiên cứu gồm hai tập“Noxious Emanations of Swamps and Their Cure” (Những khí thải độc hại của đầm lầy và cách điều trị). Hình 3. Một số ảnh được cho là sốt rét bắt nguồn từ đầm lầy, nước bẩn
Năm 1716, Lancisi lần đầu tiên mô tả sự hình thành sắc tố đen đặc trưng của não và lá lách ở các nạn nhân sốt rét. Lancisi liên kết bệnh sốt rét với các hơi độc từ đầm lầy hoặc nước tù đọng trên mặt đất. Năm 1717, trong bài nghiên cứu của mình với tiêu đề“Noxious Emanations of Swamps and Their Cure” ông đã lặp lại các lý thuyết cũ của Varro và Celsus bằng cách suy đoán rằng bệnh sốt rét là do những "con bọ" hoặc "giun" rất nhỏ xâm nhập vào máu và làm sống lại ý kiến trước đây rằng muỗi có thể đóng một vai trò. Lancisi đã đưa ra hai cách mà bệnh sốt rét có thể lây lan do muỗi. Một trường hợp, côn trùng lan truyền các sinh vật cực nhỏ trong thức ăn và đồ uống không đậy nắp và việc con người tiêu thụ vật liệu bị ô nhiễm này sẽ gây ra bệnh. Cơ chế giả định thứ hai của Lancisi là cơ chế đúng đối với bệnh sốt rét. Ông viết rằng, muỗi “luôn chích nước bọt của chúng vào những vết thương hở nhỏ do côn trùng cắn trên bề mặt cơ thể”. Bởi vì “tất cả cơ quan nội tạng của chúng đều chứa đầy chất lỏng có hại, tuy nhiên không có tranh cãi nào có thể nảy sinh giữa các chuyên gia về tác hại của côn trùng ở các đầm lầy, bằng cách trộn lẫn trong nước bọt của chúng lây truyền bệnh cho chúng ta”. Tuy nhiên, thiếu bằng chứng, Lancisi thừa nhận rằng vẫn có thể có một số giá trị trong lý thuyết do không khí tô nhiễm trước đây. Lancisi cũng đề xuất rút cạn các vũng đầm lầy để tiêu diệt bệnh sốt rét. Trong một thời gian dài, người ta cho rằng hơi nước do thảm thực vật ở các vũng đầm lầy bốc lên và các động vật cực nhỏ đã tạo ra chúng. Một bác sĩ người Mỹ, James K. Mitchellviết rằng bệnh sốt rét là do một số bào tử nhất định tại các vùng đầm lầy. Năm 1796, John Crawford, bác sĩ sống ở Mỹ đã viết một loạt bài tiểu luận phủ nhận lý thuyết không khí ô nhiễm. Ông khẳng định rằng bệnh sốt rét “do trứng xâm nhập vào cơ thể chúng ta mà chúng ta không hề hay biết”. Số trứng này, trong cơ thể do muỗi đốt đã nở ra trong vết thương và di chuyển khắp cơ thể vật chủ, gây ra các triệu chứng của bệnh sốt rét. Nhưng những quan niệm này bị những người đương thời coi là vô lý và các tạp chí y khoa địa phương đã bác bỏ tất cả các bài báo của Crawford. Sau đó, ông bị chê bai nặng nề đến nỗi công việc nghề y của anh ta bắt đầu gặp khó khăn. Sợ bị hủy hoại, ông đã không thực hiện ý tưởng của mình nữa. Nhưng lý thuyết đầm lầy cuối cùng cũng bắt đầu sụp đổ. Năm 1816, Giovanni Rasori (1766-1837) ở Parma, khi đang bị sốt rét trong tù đã nghi ngờ thuyết “không khí ô nhiễm” và cho rằng một loại vi sinh vật là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Ông viết: “Trong nhiều năm, tôi đã giữ quan điểm rằng các cơn sốt ngắt quãng là do các ký sinh trùng (KST) gây ra, chúng tiếp tục bùng phát do quá trình sinh sản, tái phát nhanh hay chậm tùy theo bản chất của loài”. Hai người Mỹ khác, Josiah Clark Nott và Lewis Daniel Beauperthy, lặp lại ý tưởng của Crawford. Trong bài tiểu luận của Nott “Sốt vàng da trái ngược với sốt mật” xuất bản năm 1850, đã bác bỏ lý thuyết khí độc là không có giá trị, tranh luận rằng “các côn trùng” siêu nhỏ bằng cách nào đó được lan truyền do muỗi gây ra cả bệnh sốt rét và sốt vàng da. Năm 1854, Beauperthy, một “nhà tự nhiên học”, đã viết bệnh sốt rét và sốt vàng da “là do chất độc muỗi chích dưới da giống như chất độc do rắn”. Ông nói thêm, các vũng đầm lầy không nguy hiểm do hơi nước bốc lên mà bởi những con muỗi sinh sôi nảy nở trong chúng. Hình 4
Sắc tố đen, lần đầu tiên được ghi nhận bởi Lancisi năm 1716, một lần nữa được xác định bởi nhiều nhà nghiên cứu vào giữa thế kỷ XIX. Năm 1847, một bác sĩ người Đức, Heinrich Meckel đã xác định được các cấu trúc hình tròn, hình trứng hoặc hình thoi có chứa hạt sắc tố đen trong các khối nguyên sinh chất trong máu của một bệnh nhân bị sốt và trong lá lách khi khám nghiệm tử thi một người mất trí. Do đó, Meckel có thể lần đầu tiên nhìn thấy KSTSR, nhưng không thể nhận ra tầm quan trọng thực sự trong phát hiện của mình. Năm 1848, Schutz đặc biệt liên kết những sắc tố này với bệnh sốt rét khi ông quan sát nó trong các cơ quan nội tạng của các bệnh nhân đã chết vì sốt rét. Năm 1849, Virchow đã chứng minh cơ thể chứa sắc tố trong máu của một bệnh nhân chết vì sốt rét mãn tính. Năm 1850, Hischl xác định sự có mặt của sắc tố ở triệu chứng sốt từng cơn. Nhưng với tất cả những điều này, vì lý do chưa thể xác định, các cơ thể có hạt sắc tốđen chưa bao giờ bị nghi ngờ là nguyên nhân gây bệnh sốt rét cho đến năm 1879, khi Afanasiev đề xuất rằng các cơ thể này có thể là tác nhân gây bệnh. Đến năm 1878-1879, nghiên cứu bệnh sốt rét đã đi sai hướng! Người ta tuyên bố rằng một loại vi khuẩn sốt rét đã được tìm thấy, dưới sự phù phép của thuyết vi trùng gây bệnh khi tất cả bệnh dịch đều tìm cách đổ lỗi cho vi khuẩn, thông báo này đã được chấp nhận với rất nhiều phấn khích và rất ít hoài nghi. Edwin Klebs, nhà nghiên cứu bệnh học người Đức, đã phân lập trực khuẩn bệnh bạch hầu và Corrado Tommasi-Crudeli, nhà vi khuẩn học người Ý đã phân lập một loại vi khuẩn từ đất, hình dạng que ngắn mà họ đặt tên là Bacillus malariae tại Roman Campagna. Họ đã viết sinh vật này có thể được tìm thấy trong đất ẩm và không khí tầng thấp ở những vùng có bệnh sốt rét. Đất bị nhiễm vi khuẩn, khi được tiêm vào thỏ, được cho là sẽ gây sốt rét và làm to lá lách; đất từ những vùng không có bệnh sốt rét gây ra một loại sốt khác và thay đổi lá lách. Hai tác giả thậm chí còn khẳng định rằng những người nhậnmũi tiêm cấy vi khuẩn Bacillus malariae tinh khiết sẽ phát triển các triệu chứng bệnh sốt rét. Có lẽ không có bài báo khoa học nào từng được viết chứa đựng nhiều mơ tưởng hơn bài báo. Trong một bài xã luận năm 1879, một tạp chí y khoa uy tín Cuối cùng, Charles Louis Alphonse Laveran, một bác sĩ người Pháp làm việc tại Algérie và là học trò của Louis Pasteur, người đã xác định được KSTSR vào năm 1888. Sau khi tốt nghiệp trường y và hoàn thành nhiệm vụ trong thời chiến, Laveran được chuyển đến bệnh viện quân sự tại Constantine, Algeria năm 1878. Tại Constantine, Laveran đã đối mặt với các bệnh viện đầy bệnh sốt rét. Laveran lúc đó đã điềm tĩnh, dè dặt, vô cảm nhưng thật sắc sảo, ông đã đổ mồ hôi dưới cái nắng chói chang của Algeria trong hai năm khi miệt mài nghiên cứu các mẫu mô của các nạn nhân sốt rét. Khám nghiệm tử thi của các nạn nhân cho thấy sắc tố “graphite”của não và lá lách và các vi thể dạng hạt màu đen trong máu đã được mô tả từ lâu bởi nhiều người. Khi tất cả những nỗ lực của ông không tiết lộ gì thêm, ông quyết định giới hạn việc tìm kiếm của mình trong máu tươi của BNSR và bắt đầu lấy mẫu máu từ đầu ngón tay của những bệnh binh. Sau khi kéo giọt máu một thành một màng mỏng trên một lam kính, ông đã quan sát nó trong nhiều giờ qua một chiếc KHV nhỏ, thô sơ.
(còn nữa) àTiếp theo Phần 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.http://stevenlehrer.com/explorers/images/explor1.pdf 2.http://www.wiley-vch.de/books/biopoly/pdf_v09/vol09_13.pdf 3.http://164.67.39.27/168-2005/intro_files/ppt/intro.ppt 4.See Marchiafava’s biography 5.Moody A. Rapid Diagnostic Tests for Malaria Parasites Clin Microbiol Rev. 2002 January; 15(1): 66-78. 6.Robert E Sinden. Malaria, mosquitoes and the legacy of Ronald Ross. At http://www.who.int/bulletin/volumes/85/11/04-020735/en/index.html 7.Moorthy VS, Good MF, Hill AVS. Malaria vaccine developments. Lancet. 2004;363:150–56. Available at http://www.malariavaccineroadmap.net/pdfs/developments.pdf 8.Desowitz RS. The fate of sporozoites. Bull World Health Organ 2000;78(12) 9.Capanna E. Grassi versus Ross: who solved the riddle of malaria? Int. Microbiol. 2006;9(1) 10.http://biology.bard.edu/ferguson/course/nsci102/Lecture_24.pdf 11.http://www.wiley-vch.de/books/biopoly/pdf_v09/vol09_13.pdf 12.http://etd.fcla.edu/CF/CFE0000100/DaSilva_Thiago_G_200407_MS.pdf 13.http://memorias.ioc.fiocruz.br/994/historicalreview.pdf 14.http://www.pubmedcentral.nih.gov/articlerender.fcgi?artid=358221 15.http://www.pubmedcentral.nih.gov/articlerender.fcgi?artid=96166 16.Shortt HE, Garnham PCC. Demonstration of a persisting exo-erythrocytic cycle in Plasmodium cynomolgi and its bearing on the production of relapses. 17.Structure: A Scientific Biography of Camillo Golgi. NEJM. 344 (14):1102. 18.http://time-proxy.yaga.com/time/archive/preview/0,10987,798416,00.html 19.http://www.who.int/docstore/bulletin/pdf/2000/issue12/classics.pdf 20.Holt RA, Subramanian GM, Halpern A et al. The genome sequence of the malaria mosquito Anopheles gambiae. Science. 4 Oct 2002;298(5591):129-49 21.The malaria genome and beyond. Nature. 3 October 2002. 22.Jane M. Carlton, John H. Adams, Joana C. Silva et al. Comparative genomics of the neglected human malaria parasite Plasmodium vivax. Nature. October 2008;455:757-763. Full text at http://www.nature.com/nature/journal/v455/n7214/pdf/nature07327.pdf 23.Pain A, Böhme U, Berry AE et al. The genome of the simian and human malaria parasite Plasmodium knowlesi. Nature. October 2008;455:799-803. 24.http://www.cdc.gov/malaria/features/index_20041220.htm 25.http://nobelprize.org/medicine/educational/malaria/readmore/history.html 26.Chidanand Rajghatta. India’s Nobel connections.
|