Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 21/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 1 2 7 9
Số người đang truy cập
5 1 8
 Thư viện điện tử Thông tin-Tư liệu NCKH
Phê duyệt khía cạnh đạo đức y sinh trong chăm sóc và sử dụng động vật trong nghiên cứu (Phần 1)

Hội đồng Đạo đức trong Chăm sóc và Sử dụng Động vật (Institutional Animal Care and Use Committees- ACUCs) trong nghiên cứu và thực nghiệm mô hình có vai trò quan trọng trong việc áp dụng các Luật về nghiên cứu trên động vật tại Mỹ. Thông thường, hệ thống hoạt động này tương tự ở các quốc gia khác nhau, nhưng dưới các tên gọi khác nhau. Ví dụ, tại Canadatên gọi cụ thể Hội đồng Đạo đức về Chăm sóc Động vật cấp Đại học (University Animal Care Committee - UACC), trong khi ở Vương quốc Anh, nó sẽ là Cơ quan Đánh giá về Đạo đức và Phúc lợi Động vật (Animal Welfare and Ethical Review Body - AWERB).

Hầu hết các nghiên cứu liên quan đến thí nghiệm trên động vật tại Hoa Kỳ được tài trợ bởi Viện Y tế Quốc gia (United States National Institutes of Health - NIH) Mỹ hoặc ở mức độ nhỏ hơncác trung tâm tại liên bang khác. Văn phòng Phúc lợi Động vật Thí nghiệm của NIH (NIH Office of Laboratory Animal Welfare- OLAW) đã được quản lý bởi pháp luật nhằm phát triển các chính sách thể hiện vai trò của Hội đồng đạo đức trong Chăm sóc và Sử dụng Động vật (IACUC).Mọi tổ chức sử dụng một số loại động vật cụ thể cho nghiên cứu trong phòng thí nghiệm được tài trợ bởi chính phủ liên bang phải có một Hội đồng Đạo đức trong Chăm sóc và Sử dụng Động vật (IACUC).


Hình 1. Nguyên tắc 4R trong nghiên cứu thử nghiệm trên động vật và thế tiến thoái lưỡng nan về y đức trong nghiên cứu động vật

Mỗi IACUC địa phương có trách nhiệmxem xét các đề cương nghiên cứu và thực hiện đánh giá việc chăm sóc và sử dụng động, bao gồm kết quả kiểm tra cơ sở vật chất theo yêu cầu của pháp luật.Hội đồngĐạo đức cơ sở (IRB) song song và tương đương chịu trách nhiệm giám sát nghiên cứu liên quan đến con người được tài trợ bởi Chính phủ liên bang Mỹ là Hội đồng Y đức (IRB).

Lịch sử ra đời của Hội đồng Đạo đức trong Chăm sóc và Sử dụng Động vật (IACUCs)

Lịch sử của IACUCs phát triển từ lịch sử quy định về phúc lợi động vật tại Mỹ. Trước năm 1963, các quy định được thực hiện hoàn toàn bởi các nhà nghiên cứu và các phòng thí nghiệm nghiên cứu có chính sách về chăm sóc động vật không nhất quán với các tiêu chuẩn chăm sóc. Một nhóm các bác sĩ thú y thành lập Hội đồng Chăm sóc Động vật (Animal Care Policies - ACP) và bắt đầu công việc vào năm 1961.

Đến năm 1963, họ đã xuất bản phiên bản đầu tiên của Hướng dẫn Chăm sóc và Sử dụng động vật thí nghiệm, gọi tắt là Hướng dẫn. Các phiên bản sau của Hướng dẫn được hỗ trợ bởi NIH và được xuất bản bởi Viện Nghiên cứu Động vật Thí nghiệm thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia. Hiện nay, Hướng dẫn đã phiên bản thứ tám.Một Ủy ban công nhận được thành lập vào năm 1963 và nó được thành lập độc lập từ ACP, với tên gọi là AAALAC (Assessment and Accreditation of Laboratory Animal Care International), Hiệp hội Chứng nhận Chăm sóc Động vật Thí nghiệmMỹ. Năm 1996, y ban này đã đổi tên thành "Hiệp hội Đánh giá và Công nhận Chăm sóc Động vật Thí nghiệm Quốc tế (AAALAC)".

Một loạt các báo cáo về tình trạng hạn chế về phúc lợi động vật ở Mỹ đã dẫn đến một bài báo lớn trên tạp chí Life vào năm 1966. Dư luận đặc biệt bị kích động bởi trường hợp của một chú chó cảnh bị đánh cắp tại Pennsylvania và sau đó đã chết trong một cuộc phẫu thuật thí nghiệm tại một bệnh viện ở New York.Do đó, bằng các nỗ lực của Đại diện Joseph Y. Resnickđã thúc đẩy Quốc hội ban hành Đạo luật Phúc lợi Động vật (1966), chỉ định USDA là cơ quan chịu trách nhiệm. Cơ quan này đã kiểm tra các cơ sở sử dụng động vật, nhưng không kiểm tra hoặc quản lý các phòng thí nghiệm nhân.

Năm 1971, Đạo luật Phúc lợi Động vật đã được sửa đổi và sự tuân thủ bởi các tổ chức có thể đạt được thông qua y ban Chăm sóc Động vật hoặc thông qua chứng nhận của AAALAC. Việc tuân thủ yêu cầu bám sát Hướng dẫn, Đạo luật Phúc lợi Động vật và bộ Nguyên tắc Sử dụng Động vật trong Phòng thí nghiệm" bổ sung.


Hình 2. 
Hội đồng Đạo đức trong Chăm sóc và Sử dụng Động vật (IACUC) bao gồm các nhà khoa học
chất lượng đủ tiêu chuẩn và chịu trách nhiệm đánh giá tính khả thi vàthực thi đề cương nghiên cứu
thực nghiệm cũng như sử dụng hợp lý động vật, thúc đẩy phúc lợi động vật, giám sát và tiến hành
các quy trình giám sát trên quy trình liên quan đến động vật và tổng hợp các điều kiên để đảm bảo
nuôi dưỡng động vật tham gia thử nghiệm.

Năm 1979, chính sách của Dịch vụ Y tế Công Mỹ (PHS) được áp dụng, yêu cầu phải có ủy ban chăm sóc động vật cho mỗi tổ chức nhận tài trợ sử dụng động vật và mở rộng các loài được bảo hộ bao gồm tất cả các loài động vật có xương sống. Ủy ban chăm sóc động vật được yêu cầu phải có năm thành viên có chuyên môn để quản lý phúc lợi động vật tại tổ chức đó, trong đó có ít nhất một bác sĩ thú y.

Thuật ngữ IACUC được chính thức giới thiệu vào năm 1986 với việc sửa đổi Đạo luật Phúc lợi Động vật và những thay đổi tương ứng trong chính sách PHS. Mặc dù phần lớn luật phúc lợi động vật xuất phát từ Đạo luật phúc lợi động vật do USDA thực thi, toàn bộ quy định về IACUC đều đến từ Chính sách PHS. Việc kiểm tra cơ sở vật chất các tổ chức sử dụng động vật được yêu cầu hai lần một năm. Do đó, thành phần hiện đại của IACUC đã được thành lập.

Thành phầnHội đồng Đạo đức trong Chăm sóc và Sử dụng Động vật (IACUCs)

IACUC phải có tối thiểu 03 thành viên, được bổ nhiệm bởi Giám đốc điều hành của cơ sở nghiên cứu. Các thành viên được bổ nhiệm phải có trình độ chuyên môn để quản lý việc chăm sóc động vật tại cơ sở. Yêu cầu về tư cách thành viên, như được định nghĩa trong 9 CFR §2.31 như sau:

1. Ủy ban gồm có Chủ tịch và ít nhất hai thành viên khác;

2. Một trong những thành viên này phải là bác sĩ thú y được đào tạo hoặc có kinh nghiệm liên quan đến nghiên cứu động vật trong phòng thí nghiệm;

3. Một thành viên không được có mối quan hệ nào với tổ chức đó ngoài trừ việc phục vụ trong IACUC.

Ngoài ra, nếu ủy ban IACUCs bao gồm nhiều hơn 03 thành viên thì không thể có hơn ba thành viên đến từ cùng một đơn vị hành chính của cơ sở đó.

Các hoạt động của IACUC

Mỗi IACUC địa phương xem xét các đề cương nghiên cứu và tiến hành đánh giá hoạt động chăm sóc động vật của tổ chức. Việc đánh giá bao gồm việc kiểm tra tất cả cơ sở sử dụng động vật sáu tháng một lần. IACUC báo cáo cho Văn phòng Phúc lợi Động vật Phòng thí nghiệm (OLAW) của NIH hàng năm và được OLAW cấp mã số đảm bảo phúc lợi động vật, nếu không có số này thì việc sử dụng động vật trong các nghiên cứu do chính phủ liên bang tài trợ có thể không được thực hiện. IACUC phải báo cáo OLAW về sự không tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sử dụng động vật, cũng như các hành động của IACUC đã thực hiện để khắc phục sự không tuân thủ này.

Quy trình đánh giá

Mỗi quy trình sử dụng động vật (AUP) phải được đánh giá bởi toàn bộ ủy ban IACUC ít nhất ba năm một lần và có thể được đánh giá thường xuyên hơn nếu ủy ban IACUCs yêu cầu. Quy trình phải bao gồm ít nhất những điểm sau:

a. Xác định loài và số lượng động vật dự kiến sẽ được sử dụng;

b. Cơ sở lý luận liên quan đến động vật cũng như sự phù hợp của loài và số lượng được sử dụng;

c. Một bản mô tả đầy đủ về việc đề xuất sử dụng động vật;

d. Bản mô tả các quy trình được thiết kế để đảm bảo rằng sự khó chịu và tổn thương đối với động vật sẽ được giới hạn ở mức tối thiểu (không thể tránh khỏi) khi thực hiện các nghiên cứu có giá trị về mặt khoa học; và thuốc giảm đau, gây mê và thuốc an thần sẽ được sử dụng khi được chỉ định và phù hợp để giảm thiểu sự khó chịu và đau đớnđến động vật.

đ. Bản mô tả về bất kỳ phương pháp an tử nào sẽ được sử dụng.

Khi xem xét, IACUC được yêu cầu đảm bảo rằng công việc được đề xuất nằm trong Đảm bảo phúc lợi động vật OLAW và bao gồm các điểm sau:

a. Các quy trình với động vật sẽ tránh hoặc giảm thiểu sự khó chịu, stress và đau đớn cho động vật, nhất quán với thiết kế nghiên cứu hợp lý;

b. Các quy trình có thể gây ra đau đớn hoặc khó chịu nhất thời hoặc đau nhẹ cho động vật sẽ được thực hiện với thuốc an thần, thuốc giảm đau hoặc gây mê thích hợp, trừ khi quy trình đó được nghiên cứu viên chứng minh bằng văn bản vì lý do khoa học;

c. Những động vật lẽ ra phải chịu đau đớn nghiêm trọng hoặc mãn tính hoặc stress không thể thuyên giảm sẽ “an tử” không đau đớn khi kết thúc quy trình hoặc, nếu thích hợp, trong suốt quy trình;

d. Điều kiện sống của động vật sẽ phù hợp với loài của chúng và góp phần mang lại sức khỏe và sự thoải mái cho chúng. Việc nuôi nhốt, cho ăn và chăm sóc phi y tế cho động vật sẽ được quản lý bởi bác sĩ thú y hoặc nhà khoa học được đào tạo và có kinh nghiệm trong việc chăm sóc, xử lý và sử dụng đúng cách đối với loài đang được nuôi duy trì hoặc nghiên cứu;

đ. Chăm sóc y tế cho động vật là sẵn có và được cung cấp khi cần thiết bởi bác sĩ thú y có trình độ;

f. Nhân viên thực hiện các quy trình đối với loài động vật đang được nuôi duy trì hoặc nghiên cứu phải có trình độ chuyên môn phù hợp và được đào tạo về các quy trình đó;

g. Các phương pháp “an tử” được sử dụng sẽ nhất quán với các khuyến nghị của Hội đồng Hiệp hội Y khoa Thú y Mỹ (American Veterinary Medical Association - AVMA) về An tử (Euthanasia từ file PDF), trừ khi nghiên cứu viên có văn bản giải thích cho sự sai lệch vì lý do khoa học.

Từ nguyên tắc 3R đến 4R và 5R và phiên bản 6R bổ sung trong sử dụng động vật nghiên cứu

 

Hình2a. Nguyên tắc 3R trong nghiên cứu gồm có Replacement (Thay thế, có nghĩa là làm nghiên cứu hay thí nghiệm gì nếu có thể thay thế được động vật là tốt nhất); Reduction (Giảm thiểu, có nghĩa là giảm số động vật thực nghiệm đến mức tối thiểu là tốt nhất); Refinement (Nhẹ nhàng, nghĩa là chúng ta làm thế nào khi thao tác thí nghiệm hay thực nghiệm trênđộng vật phải nhẹ nhàng, giảm thiểu đi tối đa sự đau đớn).

 

Hình 2b. Nguyên tắc 4R trong nghiên cứu có bổ sung từ nguyên tắc 3R, trong đó gồm Replacement
(Thay thế được động vật là tốt nhất); Reduction (Giảm thiểu số động vật thực nghiệm đến mức tối thiểu là tốt nhất);
Refinement (Thao tác thí nghiệm hay thực nghiệm trên động vật phải nhẹ nhàng, giảm thiểu đi tối đa
sự đau đớn) và Responsibility (Trách nhiệm, nghĩa là thực hành nghiên cứu trên động vật phải có trách
nhiệm tuân theo y đức và tuân thủ các điều luật). Mô hình 4R này
củaMax-Planck-Gesellschaft.

 

Hình 2c. Nguyên tắc 5R trong nghiên cứu động vật có bổ sung từ nguyên tắc 4R, trong đó gồm 5 dộng từ
Replace (Thay thế được động vật là tốt nhất); Reduce (Giảm thiểu số động vật thực nghiệm đến mức tối thiểu là tốt nhất); Refine(Thao tác thí nghiệm hay thực nghiệm trên động vật phải nhẹ nhàng, giảm thiểu đi tối đa sự đau đớn);
Responsibility (Thực hành nghiên cứu trên động vật phải có trách nhiệm tuân theo y đức) và
Rehabilitation/Reuse (Phục hồi chức năng hay tái sử dụng, nghĩa là sau khi can thiệp thí nghiệm,
thực nghiệm nghiên cứu xong chúng ta cần phục hồi chức năng cho con vật tối đa nhất có thể và để có thể dùng lại sau đó.

 

Hình 2d. Nguyên tắc 6R trong nghiên cứu động vật, bao gồm 3R cổ điển và bổ sung thêm 3R khác gồm:
Robustness (Nghiên cứu sao trên các động vật khỏe mạnh, và sau đó làm cho nó tráng kiện khỏe mạnh lại);
Registration (Tuân thủ đăng ký đầy đủ) và Reporting (Báo cáo đầy đủ các điều xảy ra trong nghiên cứu.
Mô hình 6R này được áp dụng thường quy và đầy đủ trong tuân thủ y đức trên nghiên cứu động vật.


 Còn nữa --> Tiếp theo Phần 2

Ngày 24/05/2024
TS. Nguyễn Thị Liên Hạnh & TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
(Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích