Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Finance & Retail Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Đảng
Công đoàn-Nữ công
Đoàn thanh niên
Thể thao-Văn nghệ
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 2 8 3 7
Số người đang truy cập
3 5 3
 Hoạt động Đảng & Đoàn thể Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “Thời gian quý báu lắm”

 

Theo Nghị quyết 04-NQ/TW ngày 21/08/2006 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; các Nghị định của Chính phủ về phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm. Hiện nay Đảng, Nhà nước ta đang phát động cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; nội dung phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm là vấn đề đã được các cơ sở quan tâm triển khai thực hiện. Việc chống lãng phí và thực hành tiết kiệm cũng chỉ mới chú ý đến sự tiết kiện, lãng phí về kinh tế, vật chất; còn việc chống lãng phí và thực hành tiết kiệm về thời gian chưa được mọi người có nhận thức và tự giác một cách đầy đủ.

Trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta nhận thấy rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tấm gương sáng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí mà tất cả mọi thế hệ cần phải học tập và noi theo. Người không những tiết kiệm từng hạt gạo mà còn tiết kiệm cả thời gian vì đối với Người “thời gian quý hơn vàng”. Tác giả Nguyễn Văn Khoan trong tác phẩm “Bác Hồ-con người và phong cách” do Nhà Xuất bản Trẻ xuất bản lần thứ hai, năm 2007, ở trang 42 đã đề cập đến câu chuyện về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ đề “Thời gian quý báu lắm”. Mọi người hãy đọc câu chuyện này để cùng học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.

Câu chuyện về thực hành tiết kiệm

Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất ? Kể cũng hơi khó trả lời cho thật chính xác, bởi ở ta, không có thói quen “tự bạch” và sự kín đáo, ý nhị vốn là một đặc điểm của lối ứng xử phương Đông. Tuy nhiên qua theo dõi các tác phẩm, hoạt động và sinh hoạt đời thường; điều ta có thể thấy rõ cái mà Người ghét nhất, “ghét cay, ghét đắng, ghét đến vào tận tâm” là các thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân. Ở một mức độ khác thấp hơn, những người có điều kiện tiếp xúc và làm việc với Bác Hồ đều thấy rõ là Bác rất khó chịu khi thấy cán bộ làm việc không đúng giờ.

Năm 1954, mở đầu bài nói chuyện tại Lễ tốt nghiệp khóa V Trường Huấn luyện Cán bộ Việt Nam, Người đã thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời, tôi đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ vì thời gian quý báu lắm”.

Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp Tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: mưa to, suối lũ, ngựa không qua được, Bác bảo:

-Chú làm Tướng mà chậm mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu ? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không giành được chủ động.

 

Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi:

-Chú đến chậm mấy phút ?

-Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ !

-Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người ở đây !

Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Vì vậy thường không bao giờ Bác để bất cứ ai phải đợi mình.

Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em trí thức. lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi. Bỗng chuyển trời đột ngột, mây đen ùn ùn kéo tới, rồi một cơn mưa dồn dập, xối xả, tối đất tối trời, hai ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa, tiếc rẻ: mưa thế này Bác đến sao được nữa, trời hại quá ! Giữa lúc trời đang trút nước, lòng người đang thất vọng thì từ ngoài hiên lớp học có tiếng rì rào rồi bật thành tiếng reo át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ:

-Bác đến rồi, anh em ơi ! Bác đến rồi !

Trong chiếc áo mưa sũng nước, quần xắn đến quá đầu gối, đầu đội nón; Bác hiện ra giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi người.

Về sau, anh em được biết: giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị Bác cho báo hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác ... Nhưng Người không đồng ý: “Đã hẹn là phải đến, đến cho đúng giờ, đợi cho trời tạnh thì biết đến khi nào ? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú chịu ướt còn hơn để cả lớp học phải chờ uổng công !”

Ba năm sau, giữa Thủ đô Hà Nội đang vào xuân, câu chuyện có thêm một đoạn mới. Vào dịp Tết Cổ truyền dân tộc, hàng trăm đại biểu của các tầng lớp nhân dân Thủ đô tập trung tại Ủy ban Hành chính thành phố để lên chúc Tết Bác Hồ. Sắp đến giờ lên đường, trời bỗng đổ mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp phương tiện cho đoàn đi để Bác khỏi phải chờ lâu thì bỗng xịch, một chiếc xe đậu trước cửa. Bác Hồ từ trên xe bước xuống, cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay, chúc Tết mỗi người trong nỗi bất ngờ, rưng rưng cảm động của các đại biểu. Thì ra, thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của Ban Tổ chức và không muốn các đại biểu phải vì mình mà vất vả; Bác chủ động, tự thân đến tại chỗ chúc Tết các đại biểu trước.

Thật đúng là mối hằng tâm của một vị lãnh tụ suốt đời quên mình, chỉ nghĩ đến nhân dân. Cho đến tận phút lâm chung, Người vẫn không quên dặn lại: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức phúng điếu linh đình để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân”.

Ý nghĩa về câu chuyện:

Qua câu chuyện tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thời gian ở trên; mỗi người chúng ta cần phải học tập, biết tiết kiệm, phải có trách nhiệm đối với việc tiết kiệm, biết sống và hy sinh vì người khác, vì một xã hội độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc; không xa xỉ, hoang phí từ việc nhỏ đến việc lớn, không phân biệt của riêng hay của chung bởi đất nước mình còn nghèo, còn nhiều người đói khổ. Thời giờ cũng phải được tiết kiệm như của cải. Của cải hết còn có thể làm thêm nhưng thời giờ đã qua đi không bao giờ quay trở lại được. Tiết kiệm thời giờ vừa là cần cũng là kiệm. Ngoài việc biết tiết kiệm thời giờ của mình còn phải biết tiết kiệm thời giờ của người khác. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho tổ quốc thì dù hao bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng. Kết quả chữ kiệm to lớn như vậy cho nên người yêu nước phải tích cực thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để góp phần xây dựng quê hương, đất nước có dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có rất nhiều vấn đề cần phải được học tập, cần phải được làm theo và việc học tập, làm theo tấm gương này không phải chỉ một sớm một chiều mà là cả suốt đời. Từ câu chuyện đơn giản “Thời gian quý báu lắm”, mọi người hãy cùng suy ngẫm để tự mình phải biết tiết kiệm vật chất và thời giờ, sắp xếp thời gian một cách khoa học để đạt hiệu quả cao trong công việc. Phải biến ý thức thành hành động cụ thể, không nói suông, nói phải đi đôi với làm. Muốn có được một đất nước Việt Nam giàu mạnh, hùng tráng thì ngay từ bây giờ, mỗi một con người chúng ta phải biết thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải thực sự đi vào cuộc sống của tất cả mọi người sau cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh luôn luôn được tỏa sáng, chiếu dọi không những cho con người Việt Nam mà cả cộng đồng thế giới từ thế hệ này sang thế hệ khác.

 

Ngày 13/09/2007
Hoàng Thị Thu Thương
Trung tâm PCSR-KST-CT Thừa Thiên Huế
(Nội dung tham dự Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích