Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 4 4 6 5
Số người đang truy cập
2 8 6
 Thư viện điện tử Thông tin-Tư liệu NCKH
Rách thải y tế có nguy cơ lây bệnh cao trong cộng đồng.
Những vẫn đề cần lưu tâm trong áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001-2004 tại các bệnh viện

Xét về bản chất hoạt động, các bệnh viện là nơi dễ có rủi ro phát sinh những ô nhiễm từ những người bệnh cũng như từ quá trình khám chữa nếu không có các biện pháp kiểm soát và quản lý thích hợp. Chính vì vậy, việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 như một trong các công cụ hướng tới mục tiêu làm cho môi trường bệnh viện ngày càng sạch hơn rất đáng được quan tâm và khuyến khích. Tuy nhiên việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế này chỉ thực sự đạt được hiệu quả mong muốn khi có sự xem xét cẩn trọng tới thực trạng cũng như các vấn đề đặc thù của môi trường trong các bệnh viện để từ đó có sự chuẩn bị và triển khai thích hợp.

Quản lý rác thải:

Hiện nay, hoạt động quản lý rác thải tại Bệnh viện được thực hiện theo quy chế quy định tại quyết định 2575/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 27/8/1999. Theo quy chế này thì rác thải y tế được phân loại thành rất nhiều nhóm, đặc biệt là rác thải lâm sàng nhóm E bao gồm các tế bào, mô...(ví dụ: nhau thai sản phụ, những phần cơ thể bị loại bỏ trong quá trình khám chữa bệnh và điều trị...). Cũng theo quy định này thì rác thải nhóm E phải được xử lý ngay. Tuy nhiên các bệnh viện không có điều kiện xử lý tại chỗ rác thải loại này có thể phải thu gom trong một thời gian nhất định rồi mới vận chuyển rác đến nơi xử lý (thường là các đơn vị có chức năng sử lý hoặc theo khuyến cáo của Bộ/Sở Y tế). Trong trường hợp này, rác thải nhóm E nếu bị lưu cữu tại Bệnh viện trên 48h và không được kiểm soát thích hợp sẽ tạo nên một trong những nguồn phát tán ô nhiễm. Ở một khía cạnh khác, theo Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành ngày 26/12/2006 thì rác thải y tế nằm trong Danh mục các chất thải nguy hại và phải được thu gom - phân loại - vận chuyển - sử lý theo các quy định trong Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ban hành 18/12/2006. Tuy nhiên, các văn này còn chưa được chú trọng trong thực tế thực hiện.

Nhìn từ cách tiếp cận theo quá trình thì một nguy cơ khác trong quản lý rác thải chính là việc để thất thoát một số loại rác thải rắn như các loại chai, dây truyền dịch, dụng cụ nhựa... ra bên ngoài bệnh viện. Vì vậy việc kê khai, lượng hoá,... rác thải ngay tại nguồn phát thải (các khoa/phòng) là một trọng các biện pháp kiểm soát có thể được áp dụng hữu hiệu để tránh được sự thất thoát các rác thải loại này ra bên ngoài mà không qua sử lý theo đúng quy định.

Xử lý nước thải:

Việc xử lý nước thải của các bệnh viện cũng là vấn đề cần quan tâm. Ngay cả các bệnh viện có hệ thống sử lý nước thải thì một trong các vấn cần phải được xem xét là hệ thống này có bị xuống cấp và quá tải so với quy mô hoạt động hiện tại của bệnh viện hay không. Mặt khác do biên chế làm việc tại các bệnh viện có hạn nên cũng có thể sẽ này sinh việc sử dụng những cán bộ tại tổ điện nước để kiêm nhiệm luôn công tác vân hành hệ thống sử lý nước thải và do vậy thường không có năng lực, chuyên môn về môi trường. Trong một số trường hợp, việc sử lý nước thải có thể chỉ được thực hiện một cách đơn giản qua việc cho hoá chất vào bể xử lý (nếu có) theo 1 chu trình nhất định và định kỳ (thường là 6 tháng/lần) mang mẫu nước kiểm tra. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn về hệ thống thì việc làm này là thụ động và thiếu đi việc giám sát đến các vấn đề cần thiết khác như tải lượng, nồng độ chất thải... và có thể sẽ dẫn đến thải ra môi trường lượng nước thải không đạt tiêu chuẩn. Mặt khác, nếu có chỉ tiêu nào đó không đạt tiêu chuẩn thì việc chỉ trao đổi với bên bán hoá chất để bổ sung thêm một số loại hoá chất khác hòng đạt được tiêu chuẩn quy định cũng có thể dẫn đến việc chính các hoá chất bổ sung này sẽ có tác hại không tốt khi bị đưa ra môi trường bên ngoài.

Hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến nước thải Bệnh viện cũng là một vấn đề cần quan tâm. Hiện tại các bệnh viện thường được hướng dẫn kiểm tra chất lượng nươc thải theo TCVN 7382:2004 Tiêu chuẩn nước thải bệnh viện. Tuy nhiên bản thân Tiêu chuẩn này lại đề cập đến việc cần kiểm tra các chỉ tiêu khác (nếu có) theo TCVN 5945 Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp. Chính vì vậy, để có được một kết quả đánh giá chính xác các chỉ tiêu của nước thải thì các bệnh viện cũng cần phải xem xét đến các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 5945.

Một vấn đề nữa cần được chú trọng là khả năng tiếp cận và kiểm chứng được các đường thoát nước của một số khu vực như nhà rác, nhà xác hoặc các khu vực mới xây sau này có qua hệ thống sử lý nước thải hay không vì trong một số trường hợp sẽ có khó khăn khi bệnh viện không lưu giữ được các sơ đồ thiết kế nếu hệ thống đã được xây dựng từ rất lâu năm.

 
 
Xác định khía cạnh môi trường:

Một khía cạnh môi trường rất quan trọng trong hoạt động của Bệnh viện thường bị bỏ qua trong quá trình xác định là việc nhiễm chéo. Có một suy nghĩ tiêu cực khi cho rằng việc chống nhiễm chéo là vô cùng khó khăn đối với cả các nước tiên tiến trên thế giới nên đôi khi không cần quan tâm sâu sắc tại Việt Nam. Trên thực tế, nếu các bệnh viện tuân thủ đúng các quy trình vệ sinh, trang bị bảo hộ cho các đối tượng thích hợp và thực hiện tốt các quy định về cách ly và chống lây nhiễm thì việc nhiễm chéo này sẽ được giảm thiểu rất đáng kể. Một vấn đề nữa cần được quan tâm xem xét là thiết kế của khác khu vực điều trị các bệnh có lây nhiễm. Tại một số nơi, có thể có các phòng riêng để cho người mắc bệnh lây nhiễm nằm điều trị, nhưng việc thiết kế cửa ra vào theo quy tắc một chiều, cũng như việc khử trùng cho bác sỹ, người nhà bệnh nhân khi ra vào phòng bệnh này chưa được quan tâm triệt để .

Kiểm soát điều hành:

Về nguyên tắc, các bệnh viện có thể sử dụng khá nhiều hoá chất (trong phòng Xét nghiệm, khoa Chống nhiếm khuẩn...). Tuy nhiên các thông tin về các loại hoá chất này thường không chỉ ra tác động/ảnh hưởng cụ thể đến môi trường. Tương tự đối với việc sử dụng thuốc hoặc sử lý thuốc quá hạn, việc cắt vụn và xả vào nước thải mà không có thông tin về tác động của chúng đến môi trường cũng chưa đáp ứng được các yêu cầu về kiểm soát.

Tình trạng khẩn cấp:

Trong một số trường hợp, ứng phó với dịch bệnh không được xác định như một thủ tục ứng phó với các tình trạng khẩn cấp theo ngôn ngữ của ISO 14001. Mặc dù trên thực tế bệnh viện đã có những quy trình ứng phó cụ thể đối với dịch bệnh như SARS, H5N1... theo đúng quy định mà Bộ Y tế đã ban hành.

Chương trình môi trường :

Thông thường khi thiết lập hệ thống quản lý môi trường, các đơn vị thường chỉ đề cập đến việc tiết kiệm năng lượng như giảm tiêu hao sử dụng điện nước trong bệnh viện cho đơn giản. Tuy nhiên, việc chỉ tập trung vào ý nghĩa tiết kiệm năng lượng mà không thực sự chú trọng đến mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm sẽ làm cho Lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên trong bệnh viện thường hiểu sai về ý nghĩa của việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường. Kết quả là kết quả áp dụng hệ thống bị hạn chế và môi trường của bệnh viện không được cải thiện nhiều.

Trên đây là một số điều cần lưu ý khi xem xét việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 tại hoạt động của các bệnh viện. Hy vọng rằng với việc xây dựng, áp dụng thành công hệ thống quản lý môi trường, các bệnh viện của chúng ta sẽ ngày một sạch hơn theo đúng khẩu hiệu "Sạch như bệnh viện, đẹp như công viên".

Ngày 02/01/2008
Ban biên tập (TNT)  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích