Một số định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ ngành Y tế đến năm 2010
Nghiên cứu và phát triển công nghệ đã và đang đóng góp vai trò quan trọng giải quyết nhưng vấn đề thiết thực cấp bách về y tế và y học, góp phần to lớn nâng cao chất lượng, hiệu quả trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Khoa học công nghệ thực sự là động lực phát triển y tế và y dược học Việt Nam. Với sự đổi mới công tác quản lý khoa học và công nghệ trong những năm gần đây,các tổ chức và các nhà khoa học đã có những điều kiện thuận lợi để tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ bao gồm các điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường lám việc hợp tác, trao đối trong nước và quốc tế; Những đề tài nghiên cứu cũng được định hướng mang tính thực tiễn có giá trị ứng dụng cao; giảm lãng phí trong nghiên cứu về kinh phí và thời gian. Trong giai đoạn tiếp theo, nghiên cứu khoa học công nghệ ngành y tế tiếp tục định hướng phát triển trên cơ sở các căn cứ : 1. Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ ngành y tế giai đoạn 2001- 2006 2. Phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ KH&CN chủ yếu giai đoạn 2006 - 2010 theo quyết định 67/2006/QĐ-TTG ngày 21 tháng 3 năm 2006 của thủ tướng Chính phủ 3. Định hướng phát triển ngành y tế Định hướng chung: 1. Đẩy mạnh tư duy nghiên cứu khoa học theo hướng nghiên cứu ứng dụng nhằm tiếp cận khách hàng cuối cùng của sản phẩm thị trường khoa học công nghệ: các doanh nghiệp, các bệnh viện và các nhà quản lý. 2. Tập trung nghiên cứu các giải pháp phòng chống các bệnh dịch nguy hiểm, các bệnh phát sinh trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước: tim mạch, hô hấp, chuyển hóa, tâm thần kinh, dị ứng, xương khớp và các bệnh mạn tính khác nhằm từng bước khống chế, loại trừ, tiến tới thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm, các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng. 3. Đẩy mạnh các nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ mới trong chẩn đoán, điều trị, dự phòng và trong sản xuất, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng; 4. Nghiên cứu phát triển công nghệ cao (công nghệ sinh học, công nghệ gen, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu và công nghệ tự động hoá) đồng thời chú trọng thích đáng các kỹ thuật và công nghệ truyền thống phù hợp với thực tế việt Nam nhằm xây dựng nền y tế và y học Việt Nam hiện đại, kết hợp hài hoà giữa y học hiện đại và y học cổ truyền, kết hợp giữa điều trị, dự phòng và chẩn đoán; 5. Nghiên cứu phát triển nguồn nguyên lbệu làm thuốc, khai thác và bảo tồn nguồn dược liệu, hiện đại hoá công nghệ sản xuất thuốc, nâng cao chất lương và khả năng cạnh tranh của thuốc sản xuất tại Việt Nam trên thị trường trong nước và một số nước trong khu vực; 6. Phát triển tiềm lực KHCN Ngành Y tế theo hướng tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các đơn vị nghiên cứu đầu ngành đồng thời chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học có trình độ cao để hình thành các trung tâm nghiên cứu y-dược hiện đại tiếp cận với trình độ khu vực và thế giới; 7. Phát triển các nghiên cứu nhằm đề xuất chính sách, cơ chế và mô hình khám chữa bệnh từ trưng ương đến địa phương, y tế nhà nước và y tế tư nhân, y học thảm họa, học quân sự và kết hợp quân dân y; Nhiệm vụ của Khoa học Công nghệ ngành y tế giai đoạn 2006-2010: 1. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại và công nghệ mới trong hồi sức cấp cứu, trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản và sức khỏe trẻ em và trong chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh tim mạch, xương khớp, ung thư, gan mật, tiêu hoá, tâm thần, thần kinh, nội tiết, bệnh chuyển hoá, các bệnh thận, tiết niệu, dị ứng, miễn dịch, bệnh người già... nhằm giảm tỷ lệ trọng và nâng cao sức khoẻ cộng đồng. - Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, và các chẩn đoán hình ảnh bằng các phương tiện, kỹ thuật khác phù hợp với từng loại cơ quan, các kỹ thuật y học hạt nhân. - Kỹ thuật nội soi: ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị baơ gồm các kỹ thuật nội soi kết hợp chẩn đoán với điều trị, mổ nội soi. - Kỹ thuật hình thái học đặc biệt là hình thái học tế bào và siêu cấu trúc, kỹ thuật gen ở mức phân tử. - Công nghệ laser ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị - Công nghệ sinh học ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị bao gồm các Kít chẩn đoán, chế phẩm sinh học phục vụ cho điều trị, các thành phẩm và các chế phẩm sinh học tách chiết từ máu và huyết tương, công nghệ gen và di truyền, các kit và sinh phẩm xác định nhanh tình trạng nhiễm độc và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Công nghệ cấy, ghép: Nghiên cứu có hệ thống và toàn diện để phát triển phương pháp điều trị bằng ghép tạng và ghép tổ chức; ưu tiên các loại ghép thận, gan, tuỷ xương, giác mạc, cấy điện cực ốc tai và các phẫu thuật chỉnh hình phục hồi chức năng các cơ quan đặc biệt là cơ quan vận động -Nghiên cứu ứng dụng hoá kỹ thuật hiện đại trong cấp cứu chấn thương và ngộ độc 2. Nghiên cứu những biện pháp phòng chống các bệnh, dịch xuất hiện trong quá trình công nghiệp hoá (CNH) và hiện đại hoá (HĐH) đất nước; các bệnh nghề nghiệp và đặc biệt các bệnh liên quan đến lao động trí óc và các lao động đặc thù trong điều kiện phát triển kinh tế mở. - Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ nhằm đởi mới công nghệ sản xuất vacxin, và một số chế phẩm sinhhọc chẩn đoán và điều trị, các sản phẩm từ máu. - Ứng dụng công nghệ sản xuất vacxin thế hệ mới. ưu tiên nghiên cứu và đưa vào sản xuất các vacxin viêm gan B, vacxin sởi, vacxin dại, thương hàn... và sản xuất cung cấp đủ vacxin cho chương trình tiêm chủng mở rộng. -Nghiên cứu mô hình và các chính sáchhuyđộng cộng đồng tham gia chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, ưu tiên các vấn đề vệ sinh môi trường, chống dịch, chăm sóc sức khoẻ các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng hay xảy ra lũ lụt, thiên tai hoặc thảm hoạ, quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm và HIV/AIDS -Nghiên cứu các yếu tố sức khỏe môi trường trong quá trình đô thị hóa. -Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý y tế, dự phòng, chẩn đoán và điều trị: chẩn đoán từ xa, hệ thống dữ liệu sức khỏe bệnh tật trên mạng, ''Ngân hàng dữ liệu'' các nghiên cứu được tiến hành ở Việt Nam (Medline VN), thiết lập hệ thống đăng ký (Registry) một số bệnh như ung thư, dị tật bẩm sinh. 3. Nghiên cứu từng bước hiện đại hoá nền YHCT. Nghiên cứu nhằm khai thác bền vững cóhiệu quả nguồn Dược liệu trong nước, phát triển nguồn cây thuốc, động vật làm thuốc, cung cấp hiệu quả nguồn Dược liệu trong nước, phát triển nguồn cây thuốc, động vật làm thuốc, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước và xuất khẩu, bảo tồn các nguồn giống quí từ cây thuốc, động vật làm thuốc. Đầu tư công nghệ và kỹ thuật nhằm hiện đại hóa thuốc YHCT, hiện đại hóa các dạng bào chế và nghiên cứu chứng minh tác dụng của cácbài thuốc YHCT. 4. Nghiên cứu hiện đại hoá công nghệ bào chế dược phẩm phấn đấu đến năm 2020 cung cấp 70% nhu cầu thuốc thiết yếu cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, - ưu tiên nghiên cứu sản xuất thuốc mới từ nguồn dược liệu trong nước, phát triển công nghệ bào chế hiện đại, công nghệ tách chiết, công nghệ bao bì thuốc và công nghệ sản xuất các dạng sản phẩm thuốc mới như dạng thuốc tác dụng kéo dài, thuốc giải phóng có kiểm soát… 5. Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoá chất độc hại, thuốc trừ sâu dùng trong công nghiệp, nông nghiệp tới sức khoẻ cơn người, dám bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng hợp lý, nghiên cứu tác động và hậu quả lâu dài của chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam lên sức khỏe con người và các giải pháp khắc phục về mặt sức khỏe. 6. Nghiên cứu xây dựng mô hìnhvà các chính sách huy động xã hội tham gia sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là các đối tượng nghèo, vùng sâu, vùng xa. Duy trì và phát triển nghiên cứu lĩnh vực vệ sinh mới trường, chống dịch, chăm sóc sức khoẻ ở các vùng lũ lụt, có thiên tai hoặc các thảm hoạ, đảm bảo chất lượng vệ sinh an tơàn thực phẩm và phòng chống các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS. 7. Ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới trong hồi sức cấp cứu của tuyến y tế cơ sở nhằm hạ thấp tỷ lệ trong trong 24 giờ đầu vàtrơng chăm sóc sức khỏe trẻ em và sức khỏe sinh sản, đặc biệt là trong chẩn đoán trước sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số. | | Cán bộ nghiên cứu Viên Sốt rét - KST CT Quy Nhơn đang tiến hành nghiên cứu ký sinh trùng sốt rét | Xác định các ưu tiên nhằm thực hiện nhiệm vụ khoa học Công nghệ:
1. Những vấn đề khi giải quyết được có tác động giúp cho toàn ngành phát triển, nâng cao được chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng chẩn đoán, điều trị, dự phòng, sản xuất thuốc và vaccin. 2. Những vấn đề y tếch ảnh hưởng trên một phạm vi rộng lớn mới nảy sinh, những bệnh mang tính xã hội chưa được giải quyết, những thảm họa, những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia ... đòi hỏi phải đầu tư nghiên cứu khoa học mới tìm được giải pháp thích hợp để giải quyết. 3. Nâng cao được tiềm lực nghiên cứu của toàn ngành y tế, đào tạo được đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học đủ trình độ tiếp cận được với kỹ thuật và công nghệ hiện đại sử dụng có hiệu quả trang thiết bị đủ kỹ năng giải quyết những vấn đềy tế ởViệt Nam. 4.Những vấn đề bức xúc của ngành y tế cần giải quyết gấp liên quan đến toàn ngành y tế. 5. Các nhiệm vụ Khoa học công nghệ thuộc chương trình phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Khoa học và công nghệ. Điều tra cơ bản. 1. Điều tra mô hình bệnh tật ở thời điểm chuyển giao thế kỷ, đặc biệt đối với những bệnh mang tính xã hội, nhiều người mắc như lao, suy dinh dưỡng, ung thư, tim mạch, nội tiết, xương khớp, dị ứng hô hấp, tiêu hóa, tâm thần kinh, bệnh nhiễm trùng và một số bệnh khác. 2. Điềutra nguồn tài nguyên cây thuốc và việc sử dụng các bài thuốc cổ truyền sau 15 năm 3. Điều tra tổng thể nguồn nhân lực y tế. Về công tác quản lý: Trên cơ sở Luật Khoa học công nghệ đã được ban hành, các đề tài cấp bộ cần được tuyển chọn, xét chọn đảm bảo vấn đề nghiên cứu được triển khai có tính khoa học và khả thi. Các sản phẩm nghiên cứu có tính ứng dụng và khả năng chuyển giao công nghệ. 1.Tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành, đặc biệt phối hợp với Bộ Khoa học trong việc giám sát tiến độ thực hiện, đánh giá và đệm thu theo đúng kế hoạch và kiểm tra quyết toán chi tiêu tài chính của đề tài theo đúng quy tăng cường trí tuệ tập thể của Hội đồng Khoa học công nghệ cấp Bộ trong nhiệm kỳ tới.Trên cơ sở 4 ban chuyên ngành được thành lập, các ban sẽ tư vấn cho lãnh đạo Bộ về việc xác định các vấn đề ưu tiên nghiên cứu trong từng giai đoạn và từng năm kế hoạch. Đề xuất và tư vấn giải pháp khoa học trong các tình huống cấp bách. Đề xuất và tư vấn tổ chức hệ thống cơ quan nghiên cứu triển khai của Bộ.... 2.Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý khoa học công nghệ: hướng dẫn thực hành lâm sàng tốt, hướng dẫn tổ chức xét duyệt, nghiệm thu đề tài/dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ. 3.Hoàn thiện bộ máy giám sát, kiểm triến độ thực hiện các đề tài/dựán sản xuất thử nghiệm 4.Tổ chức công tác thú đua khen thưởng đối với các nghiên cứu có giá trị xã hội, có đóng góp trong sự phát triển chung của ngành y tế. 5. Tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ quản lý khoa học công nghệ cho hệ thống cán bộ làm công tác quản lý khoa học.
|