|
Angiostrongylus cantonensis ký sinh trên ốc. |
Nhân ca bệnh viêm não-màng não do ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis
Thời gian qua, chúng tôi nhận được khá nhiều thư của Quý đồng nghiệp trong cả nước xin trở thành thành viên của trang web nhidong.org.vn để tự nghiên cứu và học hỏi thêm. Để mảng thông tin “Dành cho nhân viên y tế” hấp dẫn hơn, kể từ tháng 5/2007, mỗi tháng chúng tôi sẽ đưa ra một trường hợp lâm sàng hiếm gặp hoặc một bệnh án “hay” kèm theo ý kiến, những lời bình luận và kinh nghiệm lâm sàng của các chuyên gia trong lĩnh vực đó. Trong chương mục “Trường hợp lâm sàng kỳ này” chúng tôi sẽ giới thiệu đến Quý đồng nghiệp một trường hợp viêm màng não ở trẻ 5 tuổi do một tác nhân gây bệnh rất hiếm gặp ở nước ta. Đó là trường hợp của em Nguyễn Minh L. , nam giới, 5 tuổi, nhà ở tỉnh Sóc Trăng, nhập viện Nhi đồng 1 ngày 02/02/2007 do bệnh viện Bạc Liêu chuyển với chẩn đoán viêm tủy cắt ngang. Em nhập viện vào ngày thứ 10 của bệnh với các triệu chứng nổi bật là sốt liên tục 10 ngày, yếu liệt hai chân, hai tay tăng dần kèm theo tiểu khó và ăn kém. Tình trạng lúc nhập viện: Tri giác: tỉnh, lừ đừ, nhận biết được nhưng chậm, hỏi không trả lời Sinh hiệu: Chi ấm, mạch quay rõ 120 lần/phút, huyết áp: 110/60 mmHg, nhiệt độ: 3604 C, nhịp thở 30 lần/phút, cân nặng: 14Kg Tim phổi: bình thường Bụng: mềm, xẹp, gan lách không to, không thấy cầu bàng quang Thần kinh: cổ mềm, sức cơ hai chi dưới: 0/5, hai chi trên: 2/5. Tăng trương lực cơ ½ thân trên, dấu Babinski (-), cảm giác đau 2 chân (+). Chẩn đoán lúc nhập viện: Theo dõi viêm tủy hướng lên. Xét nghiệm: CTM, CRP, Ion đồ, đường huyết, dextrostix, chức năng thận Các diễn tiến quan trọng kể từ ngày thứ 2 sau nhập viện: Angiostrongylus cantonensis |
Tri giác: lơ mơ, sau đó em mê sâu Huyết áp: 140/90 mmHg-150/100 mmHg. Được kiểm soát tốt bằng thuốc Adalate và Lasix Thần kinh: Rối loạn cảm giác, rối loạn thần kinh thực vật, liệt dây VII ngoại biên. Khám đáy mắt: bình thường Kết quả xét nghiệm lúc nhập viện: CTM, đường huyết, ion đồ, chức năng thận trong giới hạn bình thường, CRP: 9,75 mg/l. Em được chọc dò dịch não tủy lúc 16 giờ 3/2/2007 và cho kết quả như sau: dịch não tủy trong, áp lực bình thường, đạm: 0,12g/l, phản ứng Pandy (-), 109 tế bào bạch cầu (57% đa nhân), đường trong DNT/máu: 31,2/110 mg/l, lactate: 3,3 mmol/l (tăng) Các bạn chẩn đoán và điều trị thế nào ? Giai đoạn này cháu được chẩn đoán viêm não tủy và được điều trị bằng Céfaxone, Péflacine, chống phù não bằng Manitol và hạn chế dịch. Diễn tiến sau đó em mê sâu, co gồng nhiều, SpO2 giảm <85% nên được truyền Phenobarbital và thở máy. Đến 11 giờ ngày 8/2/2007, trong khi chọc dò dịch não tủy lần thứ hai, các bác sĩ nhìn thấy một con giun nhỏ sống đang bơi, phân tích sinh hóa cho kết quả như sau: dịch vàng nhạt, đạm 2,12g/l, 485 tế bào bạch cầu/mm3 (95% đa nhân). Ngay sau đó, em được điều trị thêm Artesunate TM, Albendazole, Dexamethasone (TMC). Em tử vong lúc 18giờ 50 phút ngày 8/2/2007 mặc dù đã được hồi sức tích cực. Ý kiến của BS.Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm-Thần Kinh BV Nhi đồng 1: Theo kinh nghiệm của tôi khi diễn tiến lâm sàng không giống viêm màng não mủ nhưng kết quả dịch não tủy cho thấy có nhiều tế bào bạch cầu và phần lớn là đa nhân thì nên thận trọng vì các bạch cầu đa nhân này có thể là bạch cầu ái toan. Vì vậy, khi gửi phiếu xét nghiệm nên ghi lưu ý “đọc” bạch cầu ái toan (Eosinophile). Kết quả định danh ký sinh trùng: Bs.Nguyễn Thi Thu Hồng, Bộ Môn Ký sinh trùng Trung Tâm Đào Tạo và Bồi Dưỡng Cán Bộ Y Tế TpHCM cho biết tìm thấy Angiostrongylus Cantonensis trong mẫu bệnh phẩm dịch não tủy. Đây là trường hợp viêm màng não do Angiostrongylus Cantonensis đầu tiên tại Bệnh viện Nhi 1. Điều trị như thế nào? Hiện nay, chúng ta chỉ điều trị biến chứng tăng áp lực nội sọ bằng các biện pháp chống phù não như tư thế, hạn chế dịch, mannitol. Một số nghiên cứu cho thấy Artesunate và Dexamethasone cũng có hiệu quả nhưng chưa điều sử dụng rộng rãi.
|