Bệnh giun móc/mỏ và những điều thú vị về loài ký sinh trùng này được khám phá gần đây (Ancylostoma duodenale, Necator americanus and interesting points)
Vài nét về tình hình bệnh giun móc/mỏ trên thế giới và Việt Nam Lịch sử về bệnh giun móc, mỏ Các triệu chứng bệnh giun móc ngày nay dường như cũng được ghi chép lại từ các tờ giấy phiến của Ai Cập cổ đại (1600B.C.), có nghĩa bệnh xuất hiện rất lâu và khi đó được mô tả như một nguyên nhân gây ra thiếu máu nhược sắc. Avicenna, một thầy thuốc Persian vào thế kỷ 11 phát hiện ra giun ở trong cơ thể một số thành viên trong gia đình ông ta và sự có mặt của các lòai giun đó có liên quan đến bệnh. Sau này, tình hình bệnh ngày càng được làm rõ bởi sự tăng tỷ lệ mắc bệnh cao ở các người làm trong hầm mỏ, khoáng chất tại các quốc gia công nghiệp ở Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Úc và một số nơi khác. Một bác sĩ người Ý, tên là Angelo Dubini đã phát hiện ra giun này vào năm 1838 sau khi giải phẩu tử thi một phụ nữ và sau đó chính Dubini cho đăng tải trên tạp chí chi tiết vào năm 1843 , trong đó có xác định loài giun móc A. duodenale. Làm việc trong hệ thống y tế Ai Cập năm 1852 thầy thuốc người Đức Theodor Bilharz, làm việc cùng với cộng sự tên Wilhelm Griesinger đã phát hiện ra các laòi giun này trong quá trình giải phẩu tử thi và từng bước liên tưởng, liên hệ với sự xuất hiện loài giun này với bệnh chlorosis trong vùng, đó chính là căn bệnh thiếu máu thiếu sắt do giun móc ngày hôm nay. Bẵng đi thời gian đến 25 năm sau đó, sau một trận dịch tiêu chảy và thiếu máu xảy ra trong số nhân công Ý làm việc tại khu hầm mỏ Gotthard Rail. Ghi nhận trong bài báo năm 1880 của các thầy thuốc Camillo Bozzolo, Edoardo Perroncito và Luigi Pagliani đã chỉnh sửa lại giả thuyết rằng giun móc có liên quan thật sự đến những công nhân đã đại tiện bên trong đường hầm dài đến 15km và nhiều đôi giày có dính cả giun. Năm 1897, người ta khám phá ra da là đường đi chính của lây nhiễm loài giun móc này và chu kỳ sinh học của giun móc đã được làm sáng tỏ vào thời kỳ đó. Năm 1899, nhà động vật học người Mỹ Charles Wardell Stiles cũng đưa ra vấn đề này trên những con gấu vào trong trang chuyên san y tế của vùng đông nam nước Mỹ với tiêu đề thiếu máu ác tính hoặc thiếu máu nặng tiến tiển (progressive pernicious anemia) gây ra do giun A. duodenale và ông ta cũng xác định thêm một số loài giun móc quan trọng khác như U. Necator. Vào tháng 10 năm 1909, Hội đồng vệ sinh loại trừ bệnh giun móc Rockefeller (Rockefeller Sanitary Commission for the Eradication of Hookworm Disease) được sáng lập với món quà trị giá 1 triệu USD từ ngài John D. Rockefeller, chuowng trình này thực hiện trong 5 năm đạt đươc nhiều thành công, góp phần rất lớn cho nền y tế công cộng của Mỹ, thiết lập hệ thống giáo dục sức khỏe, làm việc tại thực địa, cáp thuốc,…tại 11 bang của phía nam. Một cuộc giới thiệu thành công trong bệnh giun móc cũng đã được trình bày tại hội nghị Mississippi năm 1910. Chương trình gần như đã loại trừ giun móc và tiếp tục nhận được sự ủng hộ kinh phí hoạt động của quỹ Rockefeller Foundation International Health Division trong tương lai. Những năm 1920, Chương trình loại trừ bệnh giun móc triển khai sang vùng Caribbean và châu Mỹ Latin-ở đó có tỷ lệ tử vong cao ở những người da đen vùng Tây Ân và đến cuối thể kỷ 18, bệnh này được mô tả đã lan sang Brazil và một số vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khác. Điều trị sớm bằng thymol để diệt giun, tiếp theo dùng muối epsom salt để loại sạch giun ra khỏi cơ thể. Sau đó sử dụng tetrachloroethylene là phương pháp lựa chọn hàng đầu và từ đó đến giữa thế kỷ 20 mởi phát minh ra các hợp chất thuốc hữu cơ dùng điều trị và đó cũng là các thuốc đang dùng rộng rại hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh giun móc do loài ký sinh trùng giun móc/ mỏ có tên khoa học Ancylostoma duodenale hoặc Necator americanus. Vì hai loại giun này có hình thể trứng giống nhau, chỉ khác nhau một vài điểm về hình thể ấu trùng và trưởng thành, lượng máu gây mất,… Trên thế giới: Giun móc, mỏ (gọi chung tên tiếng Anh là hookworm), giun móc có tên là Ancylostoma duodenale và giun mỏ là Necator americanus. Cả hai loại trên đều là loại giun tròn sống trong ruột non của vật chủ, có thể là các động vật có vú như chó, mèo hoặc người. Hai chủng giun móc, mỏ thường gặp nhiễm trên người nhất là là Ancylostoma duodenale và Necator americanus. Necator americanus chủ yếu gặp ở châu Mỹ, Sub-Saharan Africa, Đông Nam Á, Trung Quốc và Indonesia, trong khi A. duodenale lại gặp chủ yếu ở Trung Đông, Bắc Mỹ, Ấn Độ và phía tây Âu. Số người nhiễm giun móc, mỏ hằng năm lên đến 800 triệu người trên toàn cầu. Loài giun móc A. braziliense và A. tubaeforme thường nhiễm trên mèo, trong khi đó A. caninum nhiễm trên chó và loài Uncinaria stenocephala nhiễm trên cả chó và mèo.Bệnh do giun móc gây ra gọi là Ankylostomiasis, thường được phiên âm thành “Anchylostomiasis” và gọi là bệnh giun ở người làm các nghề nghiệp liên quan dến khoáng mỏ, địa chất, nên đôi lúc chúng ta có thể gặp thuật ngữ thiếu máu ở người thợ mở (miner’s anaemia) hoặc bệnh hầm mỏ (tunnel disease), thiếu máu người làm gạch (brickmaker's anaemia) và bệnh chlor ở người Ai Cập. Giun móc/ mỏ là một trong những loại giun tròn truyền qua đất, khá phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trên thế giới có khoảng 1.5 tỷngười bị nhiễm giun móc và 65.000 người chết do giun móc/ giun mỏ hàng năm. Phần lớn các người nhiễm giun móc/ mỏ đều không có triệu chứng, do vậy đến khi nhiễm nặng thì mức độ tác hại quá lớn. Một số tác giả và qua nhiều điều tra đa vùng trên thế giới cho biết nhiễm giun móc/ mở thường đi cùng với nhiễm giun lươn Strongyloides stercoralis Tại Việt Nam: Bệnh giun móc/mỏ đứng thứ hai sau loài giun đũa. Qua các kết quả điều tra cho biết tỷ lệ nhiễm giun móc ở Việt Nam từ 3-80% tùy theo tính chất nghề nghiệp, tập quán canh tác, điều kiện vệ sinh và đặc tính thỗ nhưỡng của từng vùng khác nhau: Miền Bắc: tỷ lệ nhiễm ở các vùng đồng bằng từ 30-60%, trong khi đó ở các vùng đồng bằng ngập nước thì tỷ lệ nhiễm chỉ 3-18%. Vùng ven biển tỷ lệ nhiễm cao nhất(67%) rồi đến vùng trung du (64%) và vùng núi (61%). Miền Nam và khu vực Nam Trung bộ: tỷ lệ nhiễm ở vùng đồng bằng là 52%, ven biển 68%, trung du 61% và Cao nguyên là 47%. Cường độ nhiễm giun móc đều là mức độ nhẹ: ở các vùng điều tra số trứng trung bình trên 1 gam phân (epg) là < 1.000 trứng/ gam; Nhiễm giun móc liên quan mật thiết đến tuổi (tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm tăng dần theo tuổi) và dường như có liên quan thuận với tình trạng nhiễm giun lươn Strongyloides stercoralis của vùng đó; Nhiễm giun móc liên quan đến giới tính: lứa tuổi lao động nữ nhiễm cao hơn nam, có thể do phụ nữ thường làm các công việc tiếp xúc với đất và phân nhiều hơn như làm cỏ, chăm bón lúa và hoa màu). Nghề nghiệp có ảnh hưởng đến tình hình nhiễm giun móc: qua điều tra cho thấy công nhân mỏ than có tỷ lệ nhiễm giun móc/ mở cao (85%), nông dân nhiễm nhiều hơn ngư dân (76% vs 55%), người trồng rau nhiễm nhiều hơn người trồng lúa (69% vs 11%) tại cùng một điểm điều tra; Nhiễm giun móc phối hợp với các loại giun khác chiếm tỷ lệ từ 50-70% tổng số người nhiễm; Tình trạng tái nhiễm thấp hơn rất nhiều so với tái nhiễm giun đũa và giun tóc (4.4% vs 68% và 51% sau điều trị 6 tháng bằng thuốc albendazole). Tại Việt Nam, bệnh chủ yếu do giun mỏ (chiếm 95%), còn giun móc chỉ chiếm 5% trong số các đối tượng nhiễm. Một số đặc điểm bệnh học bệnh giun móc, mỏHầu hết những cá nhân nhiễm giun móc là người không có biểu hiện triệu chứng. Nhìn chung, nếu lượng giun nhiều thì thường đi kèm với suy dinh dưỡng (hấp thu không đủ lượng protein và chất sắt) dẫn đến thiếu máu suy dưỡng. Bệnh biểu hiện liên quan đến giun tròn Ankylostoma duodenalis cư trú 1/3-2/3 chiều dài đoạn ruột non ở những người công nhân làm việc tại Ai Cập (Theodor Bilharz vàGriesinger.,1854). Triệu chứng bệnh liên quan đến viêm ruột do giun bám và hút máu, như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy từng đợt và thiếu máu tiến triển và bệnh kéo dài, chán ăn, xanh xao, táo bón sau đi lỏng, lạnh chi, suy nhược cơ thể, yếu, thở nhanh. Nếu nặng có thể dẫn đến tử vong trong bối cảnh lỵ, xuất huyết, phù nề và suy hô hấp. Xét nghiệm máu trong giai đoạn nhiễm sớm cho thấy tăng lượng bạch cầu eosin, nhất là khi giun ký sinh bên trong mô. Nồng độ Hb trong máu giảm xuống đáng kể trong một số ca nhiễm nặng, bệnh kéo dài. Ngược lại, hầu hết các ca nhiễm giun đường ruột nhiễm lượng giun lớn thường gặp trên đối tượng bệnh nhân là trẻ em là chủ yếu, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun móc có thể cao ở phụ nữ so với nam giới. nhiễm loại giun này có xu hướng liên quan đến nghề nghiệp, vì thế những công nhân làm việc hầm mỏ, khoáng và nhóm người khác. Tuy nhiên, ở hầu hết các vùng lưu hành bệnh giun móc, phụ nữ thường bị nhiễm nặng nhất và thiếu máu nặng, bởi vì nhu cầu cần thiết về sắt hoặc mất máu có tính chất sinh lý ở họ cao hơn (kinh nguyệt, mang thai). Tại một số cộng đồng, phụ nữ có nghề nghiệp thuận lợi cho nhiễm bệnh giun móc nhiều hơn (trồng cao su, cà phế, tiêu, đóng hạt latex, làm việc chân đất, không sử dụng hố xí hợp vệ sinh khi ở các điều kiện như thế. Những kết quả thú vị đã lý giải nhiều cái chết trẻ em sơ sinh Một kết quả thú vị của những ca nhiễm Ancylostoma duodenale lại lây truyền qua sữa (translactational transmission): ấu trùng xâm nhập qua da không đi ngay vào phổi và ruột, nhưng đi chu du khắp hệ tuần hoàn, có thể thành “thể ngủ” bên trong cơ. Nếu một phụ nữ mang thai, sau khi sinh có hiện tượng kích thích hoặc dẫn dụ do quá trình thay đổi hormone, ấu trùng chui từ cơ vào lại vòng tuần hoàn rôi đi vào tuyến sữa, vì thế những đứa trẻ sinh ra có thể nhận một lượng lớn ấu trùng gây nhiễm từ sữa mẹ chúng. Điều này giải thích lý do tại sao một số trẻ sinh ra lại bệnh rất nặng hoặc thậm chí tử vong chỉ trong vòng 1 tháng tuổi hoặc chưa đầy tháng như ở Trung Quốc, Ấn Độ, và phía bắc nước Úc. Một hiện tượng điển hình là nhiễm Ancylostoma caninum ở chó, ở đó các con chó mới sinh ra có nguy cơ bị chết do xuất huyết đường ruột do nhiễm một lượng lớn giun móc do nuốt vào từ mẹ chúng. Hiện tượng này cũng phản ảnh mối liên quan chặt chẽ giữa ký sinh trùng ở người và chó, có thể có cội nguồn và đến hôm nay con người và con chó có mối thân hữu hoặc sống chung trong một gia đình. Chu kỳ sinh học của bệnh giun móc, mỏ Ấu trùng giun móc đẻ ra trong đất ẩm, ấm phát triển qua 3 giai đoạn. Dựa vào đường xâm nhập của ấu trùng L3à di chuyển đến các vị trí cao hơnà xuyên qua và đến tuần hoàn máu tính mạch à vào tim. Theo hệ tuần hoàn à ấu trùng đi vào mao mạch phổi và phổi, chui lên phế quản, khí quảnà lên hầu, miệng à dạ dày, ruột nonà nơi đó chúng phát triển thành giun trưởng thành và ăn các thức ăn từ máu. Giun trưởng thành đẻ trứng vào phân, thải ra môi trường, sau đó trứng nở ấu trùng tiếp tục lại chu kỳ mới. Về chi tiết bắt đầu chu kỳ như sau: những người đi chân trần trên đất nhiễm phải phân có nhiễm ấu trùng hoặc trứng giun là phương thức lây truyền quan trọng nhất. Cần lưu ý rằng giun móc không thể tự nó tăng sinh trong ruột bạn mà chỉ có liên quan đến mức độ nhiễm do cơ thể với mức độ phơi nhiễm ấu trùng. Sau khi xuyên da, ấu trùng vào mao mạch phổi vào phổi, nơi đó chúng tạm trú trong mao mạch phổi. Trong vòng 3-5 ngày, ấu trùng phá thủng và xuyên qua phế nang và đi lên nhờ nhung mao trong phổi, lên phế quản, khí quản và hầu. Trong thời gian này, ấu trùng thường gây ra độc lực, kích thích ho, có thể kích thích ho mạnh, ấu trùng có cơ hội theo chất tiết đi xuống miệng và dần dần tới cả đường tiêu hóa. Một khi chúng nằm trong đường tiêu hóa, giun móc sẽ dính vào thành ruột non và bắt đầu ăn máu. Chúng được gọi là “kẻ ăn bám” lòng ruột. Trứng bắt đầu nở ra trong phân khoảng 4-6 tuần sau khi nhiễm. chu kỳ sống của giun khoảng chứng 1 năm đối với loài A.duodenale và đến 5 năm nếu loài N. americanus. Giun cái đẻ trứng 10.000-25.000 trứng/ ngày. Ảnh hưởng của bệnh giun móc, mỏ trên cộng đồng Giun móc, mỏ nhỏ hơn rất nhiều so với các loại giun tròn lớn hơn như giun đũa Ascaris lumbricoides, biến chứng do chúng di chuyển đến các mô và tắc nghẽn cơ học cũng ít hơn so với một số oại giun tròn khác. Nguy cơ nghiêm trọng nhất do nhiễm giun móc ở giun móc là gây nên thiếu máu, thứ đến là thiếu sắt và protein trong ruột. Trên đầu giun có vòng móc sắc bám chắc vào niêm mạc ruột non (hỗng tràng, hồi tràng và tá tràng là chủ yếu), khi bám vào chúng còn tiết ra chất ức chế quá trình đông máu, nên máu vẫn tiếp tục chảy rỉ rả liên tục và cứ thế giun hút máu một cách “khao khát” và làm tổn thương niêm mạc nghiêm trọng. Tuy nhiên, lượng máu mà chúng ta có thể thấy trong phân rất ít, chỉ là máu ẩn mà thôi. Bệnh giun móc dẫn đến nhiều bệnh tật ở trẻ và bà mẹ mang thai ở các quốc gia đang phát triển trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bệnh giun móc mỏ ở trẻ em tương đối cao vì rất nhạy cảm với lứa tuổi này, bệnh dẫn đến hậu quả chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển trong tử cung, sinh non, và cân nặng trẻ sinh ra thấp trong số những trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm giun móc nặng. Nhiễm giun móc hiếm khi tử vong, nhưng thiếu máu nặng có ý nghĩa nghiêm trọng, đặc biệt khi có bệnh lý đi kèm (suy tim, phổi tắc nghẽn,…). Khi bệnh ở giai đoạn ấu trùng: khi đó ấu trùng có thể gây viêm da tại chỗ những nơi mà ấu trùng xâm nhập hoặc viêm phổi dị ứng khi ấu trùng chu du qua phổi (hội chứng Loffler); Bệnh ở giai đoạn giun móc/ mỏ trưởng thành: khi đó cơ thể con người có thể xuất hiện: + Gây kích thích: do những chất tiết của giun hoặc những hoạt động của giun thúc vào thành ruột gây những hiệu ứng hóa học và kích thích cơ học tại chỗ khiến cho thành ruột bị tổn thương, gây buồn nôn, nôn, đau bụng, đại tiện phân lỏng, có thể phân lỏng kèm theo máu; + Tổn thương đường ruột: thành ruột bị viêm và chảy máu nếu nhiễm về lâu dài sẽ hình thành các nốt sùi và để lại sẹo; + Giun móc/ mỏ hút máu gây thiếu máu và tạo ra tình trạng chảy máu rỉ rả liên tục tại nơi giun ký sinh (một con giun móc hút và làm chảy máu khoảng 0.04-0.16ml/ mỗi ngày), dẫn đến tình trạng thiếu máu ngày một trầm trọng và liên tục với các biểu hiện như tăng nhịp tim, hồi hộp, đánh trống ngực, chóng mặt, hoa mắt, xanh xao, da niêm mạc nhợt nhạt, suy tim; + Viêm loét hành tá tràng do quá trình kích loét liên tục (ảnh bên là giun móc đang bám niêm mạc hút máu); + Gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, trẻ em chậm lớn, còi cọc, khó nhớ và chóng quên làm sa sút học tập lâu ngày dẫn đến suy dinh dưỡng và thậm chí gây phù toàn thân. Chẩn đoán Việc chẩn đoán bệnh giun móc nói riêng và bất kỳ bệnh giun sán nào nói chung đều tuân thủ kết hợp yếu tố dịch tễ họckết hợp với triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Sự phối hợp này là luôn luôn và ắt có bởi phần lớn người nhiễm đều không có triệu chứng (trên 80%). Chẩn đoán dịch tễ học: Bệnh nhân có làm việc liên quan đến nghề mỏ, khai thác than đá, khoáng sản, trng các vùng đất ẩm ướt hoặc đã và đang sống trong vùng có vùng trồng hoa màu, trồng lúa, có sử dụng phân tươi để bón. Chẩn đoán lâm sàng: Bệnh nhân có thể không có triệu chứng nào điển hình đôi khi đau bụng không điển hình, thiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, thở nhanh, nhịp tim nhanh, triệu chứng giả loét như trong dạ dày tá tràng,… Chẩn đoán cận lâm sàng: Chẩn đoán bệnh lệ thuộc vào phát hiện xem hình thể trứng giun trong phân dưới kính hiển vi, mặc dù điều này không thể phát hiện trong trường hợp mới nhiễm; Xét nghiệm phân tìm trứng giun móc/ mỏ bằng kỹ thuật trực tiếp bằng nước muối sinh lý, phương pháp nổi bằng nước muối bão hòa, phương pháp Kato, Phương pháp Kato-Katz,…; Cấy phân tìm ấu trùng giun móc, cần phân biệt với ấu trùng giun lươn trong phân với phương pháp Harada-Mori cải tiến hoặc nuôi cấy phân trên đĩa petri; Cũng có thể xét nghiệm miễn dịch học như miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA), kỹ thuật sinh học phân tử,… Khi trứng của Ancylostoma hoặc Necator (và hầu hết các loài giun móc khác) được phân biệt một cách rõ ràng, xác định giống loài, chúng phải được cấy trong môi trường thực nghiệm để cho phép ấu trùng nở. Trong điều kiện thuận lợi, mẫu phân để trong 1 ngày hoặc hơn, ấu trùng nở ra và trong các tình huống như thế cần thiết phải phân biệt với ấu trùng giun lươn, vì khi nhiễm nặng có những biến chứng nghiêm trọng sẽ được quản lý chặt chẽ hơn. Ấu trùng hai loài giun móc-mỏ có thể phân biệt về mặt vi thể, mặc dù việc làm này không thể thực hiện thường quy đựợc, nhưng thường làm với mục đích nghiên cứu. Giun trưởng thành hiếm khi nhìn thấy (ngoại trừ thông qua nội soi tiêu hóa, phẩu thuật hoặc giải phẩu tử thi), nhưng nếu tìm thấy sẽ cho phép chúng ta chẩn đoán xác định loài giun nào. Bệnh cạnh xét nghiệm bằng các kỹ thuật xét nghiệm chuyên khoa ký sinh trùng, chúng ta còn chỉ định làm thêm các xét nghiệm sinh hóa, huyết học thường quy nhằm mục đích củng cố chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt một số bệnh lý khác có sẵn hoặc đi kèm. Dưới đây là một số đặc điểm để phân biệt giữa giun móc và giun mỏ: hiện các nhà ký sinh trùng và nhà hình thái học chuyên ký sinh trùng đưa ra nhiều đặc điểm để phân biệt rõ hai loài giun móc mỏ thường nhiễm trên người. Tuy nhiên, việc phân tách như thế chỉ làm trong phạm vi nghiên cứu khoa học vì mặt lâm sàng và điều trị là tương tự nhau.
Giống và loài | Necator americanus | Ancylostoma duodenale | Tên thường gọi | Bệnh giun móc thế giới mới (New world hookworm), hoặc kẻ giết người châu Mỹ (American murderer) | Bệnh giun móc thế giới cổ (Old world hookworm) | Tên bệnh do loài giun gây ra | Necatoriasis, Uncinariasis | Ancylostomiasis, Wakana disease | Giai đoạn nhiễm | ấu trùng (Filariform larva) | ấu trùng (Filariform larva) | Vật chủ chính | Người | Người | Đường xâm nhập | Thường xâm nhập qua da hơn là đường tiêu hóa | Thường qua đường tiêu hóa hơn là đường xuyên da | Phương thức lan truyền | Da> miệng | Miệng>da | Nơi cư trú | Ruột non (hỗng tràng, hồi tràng) | Ruột non (tá tràng, hỗng tràng) | Giai đoạn gây bệnh | Ấu trùng giia đoạn 3 (L3 Larva) | Ấu trùng giia đoạn 3 (L3 Larva) | Thời gian trưởng thành trong vật chủ (ngày) | 49-56 | 53 | Phương thức bám dính | Bám từ miệng đến niêm mạc bằng cách hút máu | Bám từ miệng đến niêm mạc bằng cách hút máu | Phương thức dinh dưỡng | Hút máu và ăn máu | Hút máu và ăn máu | Bệnh sinh | Ấu trùng-đất gây ngứa, gây hội chứng ban trườn (creeping eruption) Trưởng thành-IDA Microcytic, thiếu máu thiếu sắt | ấu trùng-đất gây ngứa, gây hội chứng ban trườn (creeping eruption) Trưởng thành-IDA Microcytic, thiếu máu thiếu sắt | Chẩn đoán labo | Phương pháp tập trung và soi lam phân trực tiếp. | Phương pháp tập trung và soi lam phân trực tiếp. | Điều trị | Albendazole, Mebendazole, hoặc Pyrantel Pamoate | Albendazole, Mebendazole, hoặc Pyrantel Pamoate | Chiều dài của giun trưởng thành (mm) | Con đực dài 5-9; con cái 9-11 | Con đực dài 8-11; con cái 10-13 | Hình dáng | Đầu cong đối diện với thân mình, móc lộ ra phân cuối trước. | Đầu liên tục hướng cơ thể giun | Lượng trứng đẻ ra mỗi ngày từ giun cái | 5,000-10,000 | 10,000-25,000 | Lượng máu mất đi mỗi ngày | 0.03 ml | 0.15-0.23 ml | Nhiệt độ thích hợp để 90% trứng đẻ ra | 20-350C | 15-350C | Đặc điểm chẩn đoán giun trưởng thành | Thân phẳng, một nửa sáng,hai phía dọc bên cột sống. | Con đực – có 3 sọc dọc theo cột sống | Hình thái đầu | | |
Vì kích thước cũng như hình dáng trứng giun móc mỏ trên thực hành cận lâm sàng không phải lúc nào chúng ta cũng gặp rõ ràng, nên cần thiết phải có bảng đối chiếu các trứng của các loài ký sinh trùng khác nhau (xem hình dưới) Điều trịGiun móc có thể điều trị bằng liệu pháp lạnh tại chỗ (local cryotherapy) khi người ta bị giun di chuyển ở dưới da. Albendazole hiệu quả trên cả giai đoạn trong ruột và giai đoạn ấu trùng di chuyển dưới da; Trong trường hợp thiếu máu, cần bổ sung sắt để giảm triệu chứng thiếu máu thiếu sắt. Tuy nhiên, mức hồng cầu dự trữ, thiếu các yếu tố cần thiết khác như acide folic hoặc vitamine B12 cũng có khả năng xảy ra, vì thế chúng ta nên bổ sung các vi chất đó trong quá trình điều trị. Nhiễm giun móc mức độ vừa cho thấy có mặt lợi cho vật chủ liên quan đến phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch. Điều này có thể giải thích dựa vào giả thuyết vệ sinh. Nghiên cứu tại đại học Nottingham do các nhà khoa học tiến hành ở Ethiopia chỉ ra người nhiễm giun móc thì khoảng 50% trong số ấy bị hen phế quản hoặc sốt, nó có thể giúp chịu đựng bệnh “multiple sclerosis”, bệnh Crohn và tiểu đường. “Liệu pháp giun móc” có khả năng hỗ trợ điều trị được một số bệnh bệnh trên và đã được thử nghiệm tại đại học Nottingham cho kết quả tốt. -Nguyên tắc điều trị: dùng liều duy nhất có hiệu quả cao, thuốc điều trị vừa có tác động trên giun móc và các loại giun khác, thuốc rẻ tiền và ít độc tính, điều trị nên song song điều trị bổ sung chất sắt. -Các phương thức điều trị: +Điều trị cá thể +Điều trị hàng loạt bao gồm điều trị chọn lọc gồm điều trị chọn lọc và điều trị toàn diện; nên điều trịđịnh kỳ 4-6 tháng/ lần trong nhiều năm liền vì trong vùng lưu hành bệnh. -Thuốc điều trị: gồm nhóm Benzimidazole (mebendazole và albendazole) và nhóm Pyrimidine (pyrantel pamoate, oxantel), trong đó mỗi nhóm có cơ chế tác dụng trên giun theo con đường khác nhau: +Các thuốc nhóm Benzimidazole (MEB và ALB) sẽ ức chế hấp thu glucose của giun và giảm glycogen cũng như giảm ATP vì cần cho hoạt động sống của giun. +Các thuốc nhóm Pyrimidine (PYR, OXT) có tác dụng ức chế dẫn truyền thần kinh cơ dẫn đến liệt cơ của giun. -Các tác dụng phụ của thuốc như chóng mặt, nhức đầu nhẹ, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn; tuy nhiên, các triệu chứng này thường nhẹ và thoáng qua rồi chấm dứt khi hết liệu trình điều trị. -Phác đồ điều trị: ·Với thuốc albendazole (biệt dược Zentel, Alzental, Vidoca, Gentax,…) +Nếu nhiễm nhẹ: dùng liều duy nhất 400mg cho mọi người từ ≥ 2 tuổi; +Nếu nhiễm nặng: liều 400mg/ngày x 3 ngày liên tiếp. ·Với thuốc mebendazole (biệt dược Vermox, Fugacar, Winvom, Fubenzole,…) +Nếu nhiễm nhẹ: liều duy nhất 500mg cho mọi người từ ≥ 2 tuổi; +Nếu nhiễm nặng: liều 500mg/ngày x 3 ngày liên tiếp ·Với thuốc pyrantel pamoate (biệt dược Combantrin, Embovine, Helmex,…) +Nếu nhiễm nhẹ: dùng liều duy nhất 10mg/kg/ngày cho mọi người từ ≥ 2 tuổi; +Nếu nhiễm nặng: liều 10mg/kg/ngày x 3 ngày liên tiếp ·Nhiễm giun đũa phối hợp nhiễm giun móc/ mỏ +Albendazole (400mg, liều duy nhất hoặc 400mg/ngày x 3 ngày tùy mức độ nhiễm; +Mebendazole (500mg, liều duy nhất hoặc 500mg/ngày x 3 ngày tùy mức độ nhiễm; +Pyrantel pamoate 10mg/kg cân nặng hoặc 10mg/kg x 3 ngày tùy mức độ nhiễm. Nếu cần thiết nên điều trị định kỳ 2 lần/ năm trong nhiều năm liền tùy thuộc mức độ nhiễm của vùng đó. Một số chống chỉ định của các nhóm thuốc này khi điều trị: ·Với nhóm Benzimidazole: +Trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc đang cho con bú; +Người có tiền sử mẩn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc nhóm Benzimidazole; +Người có tiền sử nhiễm độc tủy xương và thận trọng sử dụng cho người suy gan thận. ·Với nhóm Pyrimidine: +Nhìn chung thuốc có độ an toàn và hiệu quả cao khi được kê đơn bởi các bác sĩ chuyên khoa và đúng chỉ định; +Không nên dùng Pyrantel pamoate cho những người nhạy cảm hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc; +Pyrantel pamoate dung nạp rất tốt, song nên tránh trong các ca nhiễm nặng mà nên chuyển sang thuốc thay thế; +Một tỷ lệ rất nhỏ bệnh nhân dùng thuốc sẽ buồn nôn hoặc nôn sau khi uống thuốc. Các biện pháp phòng chốngCác biện pháp phòng chống thường quy Các ấu trùng giai đoạn nhiễm phát triển và sống sót trong môi trường đất ẩm, bẩn hoặc sỏi, cát ẩm. chúng cũng có thể tồn tại trong đất sét (clay) hoặc đồ dở, rác rưởi. Các hướng dẫn sau đây nhằm thúc đẩy sự thận trọng trong vấn đề vệ sinh một cách khoa học: -Không thải phân ra ngoài hố xí hoặc toa lét; -Không được sử dụng nguồn nước, chất bẩn từ cống rãnh, toa lét hoặc kênh rạch làm phân bón cho nông nghiệp; -Sổ giun móc cho các con vật nuôi như chó, chó con, mè con thì giảm thiểu rất nhiều bệnh giun móc ở con người (Ancylostoma caninum, loại giun móc ở chó thường gặp và thường gây viêm ruột tăng eosin ở người) nhưng ấu trùng xâm nhập của chúng có thể gây ngứa, ban đỏ thường gọi là hội chứng ấu trùng di chuyển dưới da (cutaneous larva migrans); -Ngăn ngừa khâu tiếp xúc da-đất: không được đi bộ chân trần; -Imidacloprid kết hợp với Moxidectin trong điều trị giun tròn ở chó và mèo như giun đũa, giun móc, giun ở tim và giun kim; Do tính chất phổ biến và tác hại của giun móc/ mỏ có tầm quan trọng lớn trong lĩnh vực y tế công cộng. Việc phòng chống bệnh này chỉ có thể thực hiện khi cộng đồng hiểu rõ lợi ích của nó và tự giác tham gia mọi hoạt động của công tác phòng chống giun sán do Bô y tế và Chương trình quốc gia phòng chống giun sán đề ra. Nhìn chung, các nội dung phòng bệnh tập trung: -Vệ sinh môi trường: sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nên phóng uế bừa bãi ra môi trường, không dùng phân tươi hay phân chưa qua xử lý hoặc chưa ủ kỹ để bón cho cây và hoa màu, không để chó gà, tha phân ra ngoài gây ô nhiễm môi trường; -Vệ sinh cá nhân: đi giày, dép và mang bảo hộ lao động khi làm việc môi trường có tiếp xúc hoặc phơi nhiễm đất; -Giáo dục sức khỏe: tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông về kiến thức giáo dục sức khỏe và ý thức bảo vệ cá nhân và môi trường; -Quan tâm và ưu tiên phòng chống giun móc/ giun mỏ cho các đối tượng trẻ em và phụ nữ độ tuổi sinh sản tại vùng có tỷ lệ nhiễm giun móc/ giun mỏ cao. Vaccine phòng bệnh giun móc Đầu tháng 2 năm 2000, Viện nghiên cứu vaccine Sabin có trụ sở chính tại Washington, D.C tổ chức thành lập đơn vị nghiên cứu vaccine phòng bệnh giun móc (HHVI_ Human Hookworm Vaccine Institute), tiếp đó Tổ chức Bill và Melinda Gates Foundation tăng cho một dự án triển khai trong 5 năm khoản kinh phí lên đến 18 triệu USD, tháng 4/2003 thì lần đầu tiên ứng cử viên kháng nguyên vaccine đầu tiên được lựa chọn là protein ấu trùng Na-ASP-2 và tháng 4/2004 chứng chỉ cGMP công nhận cho loại kháng nguyên vaccine Na-ASP-2 tại Mỹ; tháng 12/2004 loại vaccine Na-ASP-2 được đệ trình xin xét duệt cho tổ chức FDA; tháng 4/2005 thử nghiệm phase 1 lâm sàng với vaccine Na-ASP-2 tiến hành tại Mỹ; tháng 5/2005, quỹ Bill & Melinda Gates Foundation tiếp tục tài trợ 21.8 triệu USD nữa cho nghiên cứu tiếp tục loại vaccine này (trong 5 năm); đến tháng 1/2006 chứng nhận cGMP được cấp cho 3 lô nghiên cứu vaccine Na-ASP-2 tại Mỹ; tháng 4/2006 nghiên cứu lâm sàng phase 1 tiếp tục thử nghiệm tại Brazil; tháng 8.2006 quỹ Bill & Melinda Gates Foundation tiếp tục tài trợ khoảng kinh phí 13.8 triệu USD hoạt động 4 năm cho loại vaccine này. Mục đích của nghiên cứu mang lại một vaccine hiệu quả, an toàn cao được phân bổ đến các quốc gia có bệnh lưu hành giun móc, mỏ cao như châu Phi, nam Mỹ, châu Á,…đây là loại vaccine phối hợp 2 loại kháng nguyên (vaccine nhị giá_bivalent), một sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch đối kháng lại đích giai đoạn ấu trùng (nhằm giảm ấu trùng di chuyển trong mô) và một còn lại đáp ứng với giai đoạn trưởng thành của giun. Vaccine giun móc hiện đang tiếp tục thử nghiệm các giai đoạn còn lại và nó không thể phân phối rộng rãi trong nhiều năm vì lý do kinh phí, nên vaccine này không thể “bao cấp” mãi được. Do vậy, dự án vaccine này sẽ là đối tác với các nhà sản xuất vaccine và các bộ y tế các nước tại các quốc gia đang phát triển cùng triển khai loại vaccine này trong tương lai. Tài liệu tham khảo chính 1.Viện sốt rét-KST-CT TƯ. Dự án Quốc gia Phòng chống giun sán (2006). Bệnh giun móc. Tài liệu tập huấn các bệnh giun sán thường gặp ở người Việt Nam. Hà Nội, 2006, tr.16-21. 2.Strachan D P. (2006). "Hay fever, hygiene, and household size". BMJ. 18 (299): 1259–60. PMID 2513902. 3.Correale J, Farez M (February 2007). "Association between parasite infection and immune responses in multiple sclerosis". Ann. Neurol. 61 (2): 97–108. doi:10.1002/ana.21067. PMID 17230481. 4.Croese J, O'neil J, Masson J, et al (January 2006). "A proof of concept study establishing Necator americanus in Crohn's patients and reservoir donors". Gut 55 (1): 136–7. doi:10.1136/gut.2005.079129. PMID 16344586. 5.Daily Mail. The bloodsucking worm that fights allergies from inside your tummy September 14, 2007. 6.The Worms Crawl In - The New York Times. May 1, 2006.
|