Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 4 3 6 3
Số người đang truy cập
2 8 5
 Thư viện điện tử Thông tin-Tư liệu NCKH
Bệnh giun Thelazia callipaeda ký sinh và gây bệnh ở người lần đầu tiên phát hiện ở Việt Nam

Trước đó, khoảng trung tuần tháng 8/2008, báo chí Việt Nam đã từng đưa cảnh báo về tình trạng ngày một nhiều người Việt Nam bị tổn thương não do thói quen thường xuyên ôm ấp chó, mèo rồi nhiễm giun đũa chó; Báo điện tử VnExpress cho biết, một phụ nữ ở An Giang đã được bệnh viện Chợ Rẫy cứu sống sau khi bị phù não do nhiễm Toxocara canis (loại giun đũa có ký sinh trên chó). Hoặc một trường hợp khác là bệnh nhi Nguyễn Thị H., 7 tuổi, ở Ðồng Nai thường xuyên bị động kinh. Kết quả chẩn đoán của khoa nội thần kinh thuộc bệnh viện Nhi, Ðồng Nai xác định, nguyên nhân cũng vì nhiễm Toxocara canis. Theo thống kê, mỗi năm, có hàng chục ca mà bệnh nhi nhiễm giun đũa chó được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Nhi Ðồng 2 ở thành phố Hồ Chí Minh sau khi bệnh viện tại các tỉnh không chẩn đoán được nguyên nhân bị bệnh. Hầu hết các bệnh nhân này đều có những biểu hiện giống nhau: nhức đầu, động kinh, cử động bất thường, rối loạn hành vi thậm chí liệt,... và tất cả đều do nhiễm Toxocara canis.

Thông tin từ khoa nội thần kinh, bệnh viện Chợ Rẫy cho biết tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa có trong chó rất cao do môi trường thuận lợi cho sự phát triển các loại ký sinh trùng và thói quen nuôi, ẵm bồng chó như con của nhiều người. Số bệnh nhân có biểu hiện thần kinh phải vào điều trị ở khoa nội thần kinh và được xác định là nhiễm Toxocara canis chiếm tỷ lệ cao nhất so với các loại ký sinh trùng khác. Khoảng 32.5% người nhiễm Toxocara canis có triệu chứng lâm sàng là động kinh, 10% bị viêm màng não...vì trứng của Toxocara canis thường nằm ở miệng, mũi, mắt, hậu môn... của chó, mèo. Khi con người tiếp xúc với chó, mèo, ấu trùng Toxocara canis sẽ nhiễm vào cơ thể rồi theo đường máu đến gan, phổi và những nội tạng khác. Ấu trùng có thể tồn tại hàng tháng hoặc nằm im thành những vật lạ gây viêm và kích thích tạo u hạt. Chính vì thế, những ca nhiễm Toxocara canis thường có lượng bạch cầu tăng rất cao. Ðáng ngại là vì có nhiều biểu hiện khác nhau nên việc chẩn đoán bệnh này gặp nhiều khó khăn và rất dễ nhầm với bệnh khác”

Đến tháng 8và 9/2008, theo tin từ Thái Nguyên, vừa qua các nhà ký sinh trùng Việt Nam lần đầu tiên phát hiện loài giun vốn bản chất ký sinh và gây bệnh trên động vật, nhất là chó, mèo nay lại ký sinh và gây bệnh cho người. Đó là trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thế Ð., 26 tuổi, ngụ tại xã Hợp Tiến, huyện Ðồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên vừa gây ngỡ ngàng cho y giới Việt Nam sau khi họ tìm thấy một loại giun trong mắt (T) của bà. Cách ngày nhập viện không lâu, bà cảm thấy mắt có vật lạ, cồm cộm, đi khám ở bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên, các bác sĩ nhãn khoa gắp giun ra, tiếp đó chuyển bà tới Bộ môn ký sinh trùng của Ðại học y khoa Thái Nguyên, tại đây bắt thêm 1 con giun nữa (cả thảy là 5 con), giun bắt ra còn sống, có hình ống, màu trắng sữa, dài từ 10-15mm, đầu nhọn và đuôi cong.

Tiếp đó, giun được bảo quản và chuyển về bộ môn ký sinh trùng, trường Ðại học y Hà Nội, qua kết quả định loại bằng hình thái học và định loài bằng sinh học phân tử đã xác định đây là loại giun tròn Thelazia callipaeda. Nhân trường hợp ca bệnh đầu tiên nhiễm loài ký sinh trùng này trên người, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin tổng quan và cập nhật tình hình nghiên cứu trên thế giới về căn bệnh này.

GIỚI THIỆU VỀ LOÀI GIUN THELAZIA SPP.

 
Nhiễm ký sinh trùng loài Thelazia spp. ở người là hiếm gặp. Người không được xem là vật chủ chính và nhiễm ở người thường do loài T. californiensis, nhìn chung các nhà khoa học đều thống nhất rằng người chỉ là vật chủ tình cờ như một số loài giun sán khác (giun chỉ Filaria immitis, Filaria respens hoặc sán lá gan lớn Fasciola spp.). Loài giun tròn Thelazia gây bệnh ở mắt ở một số đọng vật có vú, được truyền qua trung gian ruồi Dipteran. Thelazia callipaeda do Railliet và Henry, phát hiện năm 1910, loài này thường thấy ở vùng viến đông, nơi mà bệnh này lây truyền có mặt trên các động vật có vú và người. Trong vài năm trước, bệnh cũng được báo cáo ký sinh trên chó, cáo, mèo tại miền bắc và nam nước Ý.

LỊCH SỬ PHÁT HIỆN

Giun tròn Thelazia callipaeda được phát hiện trên mắt chó vào năm 1910 tại Pakistan (có tài liệu cho rằng ở Thái Lan?). Sau đó phát hiện bệnh phổ biến ở Ấn Ðộ, Myanmar, Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên Xô (cũ). Năm 1917, y giới phát hiện giun tròn Thelazia callipaeda còn ký sinh trên mắt người ở Trung Quốc, tiếp đó ở Ấn Ðộ, Thái Lan, Triều Tiên, Liên Xô (cũ), Nhật Bản, Pháp, Ý và một số quốc gia tiên tiến nữa.

T. callipaeda được mô tả lần đầu tiên bởi A. Railliet và A. Henry; tuy nhiên, họ chỉ mô tả đặc tính trên con cái và mãi cho đến năm 1928 tác giả E.C. Faust mô tả con đực T. californiensis và được xem là loài ký sinh trùng ký sinh trên chó được mô tả bởi E.W. Price năm 1930 tại Tây Mỹ. Tiếp đó, tác giả C.A. Kofoid và O.L. Williams lần đầu tiên báo cáo về ca bệnh thelaziasis trên người ở Mỹ vào năm 1935.

Giun tròn Thelazia sp là một giun được báo cáo có ký sinh trên người ở khu vực Đông Nam Á và California, giun có ái tính và gắn vào bên dưới kết mạch mắt như một khối u nhỏ hoặc bơi trong dung dịch sau khi đi xuyên qua bờ rìa của xơ giác mạc, gây nên triệu chứng đau, sợ ánh sáng và chảy nước mắt.

MỘT SỐ NÉT VỀ DỊCH TỄ HỌC

Bệnh do Thelazia spp được báo cáo ở châu Phi, châu Á, châu Âu và Nam Mỹ. Gần 250 trường hợp nhiễm T. callpiaeda ở người đã được báo cáo tren khắp thế giới. Các ca bệnh đó phần lớn tập trung ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Nga và Indonesia. Nhiễm loài T californiensis ở người hiếm gặp hơn loài T. callpiaedavà thường là các trường hợp xảy ra loại trừ ở phía tây nước Mỹ. Phần lớn các ca bệnh xảy ra ở Sierra Nevada Mountains của California. Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu về dịch tễ học loài giun này trên thế giới được đăng tải trên y văn trong thời gian gần đây (2004-2008):
 

1. Tỷ lệ nhiễm Thelazia spp. trong quần thể Musca autumnalis ở miền trungAlberta.

Gần đây, nhóm tác giả gồm O'Hara JE, Kennedy MJ thuộc phân khoa bệnh học, đại học nông nghiệp Alberta, Edmonton, Canada tiến hành. Kết quả cho biết ruồi thuộc quần thể Musca autumnalis ở gần Wetaskiwin, miền trung Alberta, Canada, với lấy mẫu 9 lần, giai đoạn sớm của ấu trùng Thelazia spp. Trong số 426 con ruồi cái được xét nghiệm, 159 (37%) là loại Thelazia spp. (ngoại trừ T. skrjabini), với lượng giun trung bình 4.2 ấu trùng/ ruồi nhiễm. Tỷ lệ nhiễm từ17-56% trong 9 lần thu mẫu. Đây là báo cáo đầu tiên về loài Thelazia skrjabini ở ruồi từ phía tây bắc Mỹ và tỷ lệ nhiễm Thelazia cao nhất ở ruồi chưa được báo cáo ở bắc Mỹ. Quần thể ruồi cũng nhiễm ký sinh trùng bởi bởi Heterotylenchus autumnalis, với tỷ lệ nhiễm 5.5%.

2. Sự lan rộng nhiễm giun Thelazia callipaeda tại mắt ở miền bắc Thụy Sĩ và những điều tra về vector nghi ngờ Phortica spp. tại vùng Ticino.

 
 
              Thelazia callipaeda,
một loại giun tròn xuất hiện tại châu Âu từ những năm 1990 (chủ yếu tại Ý), nhiễm trùng trên chó, mèo và cáo. Hiếm khi, chúng gây bệnh trên người. Ruồi Phortica variegata (Diptera, Drosophilidae) thường ăn các chất tiết của nước mắt (lachrymal secretions) của các động vật có vú và loài ruồi này được xem là trung gian truyền bệnh ở phía nam nước Ý. Sự gia tăng số báo cáo trường hợp nhiễm giun này ở mắt chó tại phía nam Thụy sĩ (canton Ticino) trong suốt năm 2004 như một nghiên cứu đầu tiên (2005-2006) biểu hiện tất cả tỷ lệ trong số các loài giun tròn ở chó là 5.3% (n = 529) và ở chồn là 5.6% (n = 126). Nhiễm trùng được ghi nhận trên cả hai loài vật chủ từ phía nam và trung Ticino nhưng không ghi nhận ở phía bắc. Đồng thời, sự xuất hiện P. variegata trong vùng nghiên cứu đã được xác định. Để điều tra nguy cơ tiềm tàng lan rộng loài ký sinh trùng này ở phía bắc, các nhà khoa học đã điều tra sự có mặt của các vector và tình trạng nhiễm liên quan đến giun tròn ở mắt trong 4 vùng nghiên cứu ở Ticino và 1 vùng ở phía bắc của Alps (Thụy Sĩ). Trước hết, một phương pháp hiệu quả để bắt loài côn trùng này dưới điều kiện tự nhiên phát triển và so sánh với điều kiện thường nhật bằng cách dùng dụng cụ bắt quanh mắt chó và người. Một phương pháp dùng bẫy trái cây (fruit-bated trap) đơn giản làm với các chai PET cho thấy phù hợp để bắt cả con cái và con đực của Phortica spp. (đến 68 / tuần). Ngược lại, bắt côn trùng trong mùa hè (từ tháng 7-9) từ 15-117/ tháng trong các vùng phía nam và trung Ticino, chỉ những con đơn lẻ bị bắt ở phía bắc Ticino và không bắt được loài này ở nơi nào cao (1100m so với mức nước biển) ở miền trung Ticino. Khi định loại các loài Phortica spp. bằng phương pháp hình thái học vẫn còn nghi ngờ vì đòi hoỉe phải mổ côn trùng ra. Nên kỹ thuật PCR được ứng dụng trong các ca này là thích hợp.

3. Sinh thái học loài Thelazia spp. ở gia súc và các vector tồn tại ở Ý

            
 
Một nhóm nghiên cứu do các tác giả
A Giangaspero, D Traversa, D.Otranto thuộc khoa ký sinh bệnh học của đại học Foggia tiến hành. Giống Thelazia (Spirurida, Thelaziidae) bao gồm một nhóm giun tròn ở mắt gia súc và động vật hoang dại và lây truyền bởi các loài khác nhau của muscids. Bệnh thelaziosis ở bò gây ra bởi Thelazia rhodesi (Desmarest., 1828, Thelazia gulosa Railliet & Henry 1910) và Thelazia skrjabini (Erschow.,1928), có ở nhiều quốc gia; T. gulosaT. skrjabini đã được báo cáo chủ yếu ở các quốc gia thế giới mới (New World), trong khi T. rhodesi đặc biệt thường thấy ở quốc gia thế giới cũ (Old World). Tại Ý, T. rhodesi được báo cáo ở những vùng phía nam cách nay một thời gian dài. Gần đây, T. gulosa T. skrjabini đã được định loại trong các gia súc bản địa ở Apulia và rồi ở Sardinia. 13 loài Musca được liệt kê như một trung gian truyền bệnh giun ở mắt này, nhưng chỉ Musca autumnalisMusca larvipara là cho thấy có vai trò như vector trung gian truyền bệnh Thelazia ở vùng ngoại vi của Nga (ex-URSS) bắc Mỹ, ngoài Czechoslovakia (ex-Czechoslovakia) và gần đây là báo cáo ở Thụy Điển. Tại Ý, sau những báo cáo về loài T. gulosaT. skrjabini ở các vùng phía nam, vật chủ trung gian của loài giun này ở bò nghi ngờ chính yếu là Muscidae có ái tính ăn chất tiết, mẫu này thu thập ở các vùng xung quanh mắt của gia súc bị bệnh Thelazia. M. autumnalis M. larvipara, tiếp theo đó là Musca osiris, Musca tempestivaMusca domestica là đặc biệt chú ý. Tranh luận về sự định loại các loại giun trưởng thành nhờ vào môt ruồi và cũng như dựa vào kỹ thuật thông thường là những điều trở ngại quan trọng đối với lõnh vực nghiên cứu dịch tễ học (chẳng hạn, định loại vector và vai trò truyền bệnh, tỷ lệ mắc bệnh và mô hình gây nhiễm ở ruồi). Các nghiên cứu mức độ phân tử gần đây cho phép điều tra thêm về vùng này. Thử nghiệm phân tích PCR-RFLP trên giải trình tự ribosomal ITS-1 đã được triển khai để phân định 3 loài Thelazia (T. gulosa, T. rhodesi, T. skrjabini) được phát hiện ở Ý, rồi tiếp đó một điều tra về dịch tễ học phân tử gần đây được tiến hành trong điều kiện thực địa suốt 5 mùa hoạt động của ruồi và đã xác định vai trò của M. autumnalis, M. larvipara, M. osiris, M. domestica đóng vai trò như vector truyền bệnh của T. gulosa; M. autumnalis M. larvipara của T. rhodesi. Ngoài ra, M. osiris còn được mô tả như là trung gian truyền bệnh của T. gulosa M. larvipara là của T. gulosa T. rhodesi. Tỷ lệ nhiễm trung bình của quần thể ruồi là 2.86%. Kỹ thuật phân tử đã mở ra một triển vọng mới cho các nghiên cứu tương lai về sinh thai học cũng như dịch tễ học không chỉ bệnh Thelazia ở gia súc mà còn trên các loài bản địa (autochthonous species) của Thelazia đã được ghi nhận ở Ý, như là Thelazia callipaeda- loài gây bệnh trên mắt người và chó và loài Thelazia lacrymalis-loài giun trên mắt ngựa. Bên cạnh đó, công cụ sinh học phân tử này còn giúp cho khía cạnh nghiên cứu dịch tễ học trong tương lai rất tốt.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH
 

Thelazia callipaedaThelazia californiensis thuộc ngành giun tròn, bộ Spirusida, bộ phụ Spirurata và trên họ Spiruroidea

Bệnh gây ra có tên là spirurosis ở kết mạc, hoặc giun ký sinh ở mắt phương đông;

Có hai loài của giống Thelazia được phát hiện nằm trong mắt con người. Thelazia callipaeda và hiếm gặp hơn là loài Thelazia californiensis. Mặc dù, triệu chứng lâm sàng biểu hiện rất giống nhau, nhưng hai loài có hình thể khác nhau. Sự khác biệt này dựa trên số lượng của phần giải phẩu nhú trước và sau của lỗ thải chất bản và vị trí âm hộ của con giun cái (M. Bhaibulaya và cs., 1970).

Ổ CHỨA MẦM BỆNH

Loài T. callipaedađã được phát hiện tại Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam và Nhật Bản cũng như đã xác định trên chó, mèo, bò, con lừng (badger), thỏ, cáo, khỉ;

Loài T. californiensis, ít được mô tả chi tiết và ít khi quan sát và đã xác định trên mèo, chồn, cáo, ngựa, thỏ, cừu, dê, gấu đen.
 

Đường lây truyền loài Thelazia spp. đến người nói chung xảy ra qua con đường tiếp xúc với ruồi. Tuy nhiên, cần lưu ý con người là vật chủ tình cờ đối với loài ký sinh trùng này và vẫn còn nhiều con đường khác có thể nhiễm bệnh.

CHU KỲ SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN

              Con cái đẻ trứng trong nước mắt hoặc chất tiết, ruồi ăn trứng đã được thụ tinh (embryonated eggs) và các trứng này tồn tại 2/3 thời gian ủ bệnh, khi chúng ăn các chất tiết của mắt. Trứng thụ tinh phát triển thành ấu trùng trong khoang cơ thể của ruồi. Mất khoảng 15-30 ngày (đây là một vấn đề vì toàn chu kỳ của một vài trung gian truyền bệnh chỉ có 14-21 ngày). Sau 15-30 ngày, ấu trùng di chuyển hướng về miệng của ruồi. Khi ruồi bắt đầu bữa ăn thứ 2, ấu trùng có sẵn tại đó sẽ đi ra khỏi miệng ruồi và đi đến vùng kết mạc mắt của một vật chủ mới. Trong 3-6 tuần tiếp theo, ấu trùng trưởng thành thành con giun trưởng thành đào thải trứng trong các túi kết mạc mắt và ống lệ của vật chủ.

Về mặt hình thái học: giun trưởng thành cả hai loài đều có màu trắng kem và kích thước đo được ở con cái lớn hơn con đực; khoảng 0.75 x 13.0mm (con đực) và 0.85 x 17.0mm(con cái). Giun đực được phân biệt dựa vào đường cong ở bụng của phần sau cuối cơ thể và con giun cái được xác địnhnhờ dựa vào đặc điểm của âm hộ có lỗ mởra tại vị trí giữa bụng. T. callipaeda có thể phân biệt về mặt hình thái học với loài T. californiensis dựa vào số lượng nhú trước và sau lỗ thải chất bẩn (pre-and post-cloacal papillae) nằm ở con đực và vị trí âm hộ trên con cái.

Con giun đực T. callipaeda có 8-10 đôi nhú trước lỗ thải (precloacal papillae) trong khi T. californiensis có 6-7 cặp. Hoặc để dễ phân biệt, các nhà khoa học đưa ra một số nét chính là trên con giun cái T. callipaeda, âm hộ nằm ở vị trí phía trước đoạn nối ruột-thực quản (esophago-intestinal junction) và T. californiensis, âm hộ nằm ở vị trí sau điểm nối ruột thực quản. Dưới đây là một số nghiên cứu liên quan đến sinh học, sinh thái và sự phát triển của loài giun tròn này tại một số quốc gia châu Á và châu Âu:

1. Sự phát triển của ấu trùng Thelazia callipaeda trong vector ruồi ở châu Âu và Trung Quốc.

Gần đây, nhóm tác giả D. Otranto, R. P. lia, C. cantacessi, G. testini, A. troccoli, j. l. Shen và Z. x. wang thuộc khoa sức khỏe, trường thú y, đại học Bari, Valenzano, Ý và khoa Vi ký sinh đại học y khoa Anhui, Hefei, Trung Quốc tiến hành. Côn trùng đóng vai trò như vật chủ trung gian và sự phát triển của giun trong vật chủ trung gian đến nay vẫn chưa được biết rõ ràng. Để mô tả các loài ruồi có vai trò trung gian truyền bệnh của T. callipaeda ở miền nam nước Ý (site A) và Trung Quốc (site B) và mô tả sự phát triển của ấu trùng giun tròn trong cơ thể ruồi, 847 con ruồiPhortica (Drosophilidae) đươc bắt ở 2 vùng trên và các thông tin về bệnh thelaziosis ở người và chó. Các con ruồi được định loại là loài Phortica variegata (245–site A) và Phortica okadai (602–site B), nhiễm thực nghiệm do ấu trùng giai đoạn 1 (L1), được lưu giữ ở môi trường nhiệt độ khác nhau và mổ mỗi ngày cho đến ngày 180 sau khi gây nhiễm. Các con ruồi chết ở vùng site A được tiến hành làm PCR để phát hiện có mặt T. callipaeda. Để xem xét vai tò của của trung gian truyền bệnh Phortica đối với loài giun T. callipaeda, ấu trùng giai đoạn 3 (L3) phục hồi từ proboscis của ruồi và nằm trong giác mạc của chó và thỏ. Theo kết quả mổ thì 3 (2.9%) là P. variegata ở vùng site A được tìm thấy nhiễm ấu trùng giai đoạn 3 trong proboscis vào ngày +14, +21 và +53 sau khi gây nhiễm so với 26 (18.4%) là ruồi Phortica, kết quả này được xác định bằng PCR.

 
Giải trình tự kết quả sản phẩm nào dương tính với PCR thì xác định 99% phù hợp với loài trong ngân hàng gen (GenBank-AY207464). ở tại site B, 106 (17.6%) trong số 602 con P. okadai mổ ra tìm thấy nhiễm ấu trùng T. callipaeda (giai đoạn khác) và trong tổng số 62 L3 được hồi phục từ proboscis của 34 (5.6%) con ruồi. Thời gian ngắn nhất mà ấu trùng L3 được tìm thấy là vào các ngày +14, +17, +19 và +50 lần lượt sau gây nhiễm lệ thuộc vào điều kiện nhiệt độ môi trường. Trong số 30 con ruồi ở qua mùa đông (overwinter) 6 tháng, 6 L3 được phát hiện ở ngày +180 sau khi gây nhiễm (10%).

Sinh học của ấu trùng phát triển đã cấu trúc lại dựa trên kết quả mổ 602 con ruồi nhiễm P. okadai và hình thái học của ấu trùng bên trong vật chủ trung gian. Việc hiện nay là làm thế nào bằng chứng P. variegataP. okadai đóng vai trò như trung gian truyền bệnh của T. callipaeda ở phía nam châu Âu và Trung Quốc. Hiện tượng ở qua đông được mô tả và thảo luận lần đầu tiên đối với loài T. callipaeda. Cuối cùng, mối liên quan giữa T. callipaeda và trung gian ruồi truyền bệnh của chúnghướng đến một biện pháp dự phòng bệnh và mô hình phát tán trong môi trườngcủa ruồi Phortica.

2. Siêu cấu trúc bề mặt cơ thể của loài giun tròn Thelazia skrjabini

Thelazia skrjabini (thuộc giun tròn Spirurida, họ Thelaziidae) là loại ký sinh trùng của động vật thường gây nhiễm bệnh tại mắt. Nghiên cứu dưới kính hiển vi điện tử quét (SEM_Scanning electron microscopy) cho thấy siêu cấu trúc bề mặt của giun trưởng thành. Phần cuối của phía trước cơ thể ở cả hai giới, miệng mở ra là hình cầu. Xung quanh miệng, có hai vòng của nhú đầuđược nhìn thấy, vòng bên trong có 6 nhú và vòng ngoài có 4 nhú phụ trung gian. Cả 2 phía của đầu, có 2 phần amphids. Một cặpnhú vùng cổ phía bên cũng được nhìn thấy. Trên con giun cái, âm hộ nằm ở phía trước của cơ thể và phần đuôi mang mang lỗ hậu môn và phần phasmid gần chóp. Trên con đực, đuôi tù và không có dạng đuôi và cong vòng ở phần bụng. Khoảng 31- 38 nhú trước hậu môn không thành cặp nhau, cặp nhú sau hậu môn và hai phasmids ở phần sau cuối. Lớp vỏ cuticle mảnh, có thể nhìn thấy các sọc trên thân qua lớp trong suốt. ở phần cuối trước của 2 trường hợp có khối bất thường cũng được thấy qua quan sát dưới kính hiển vi.

3. Phân biệt hình thái học 3 loài Thelazia spp bằng kính hiển vi điển tử quét (SEM_scanning electron microscopy)

Một nghiên cứu được tiến hành do tác giả Soraya Naem, thuộc khoa sinh bệnh học (pathobiology), đại học thú y Urmia, Iran thực hiện, cho biết bệnh Thelaziasis là một bệnh nhiễm trùng ở mắt trên một số động vật có vú, gây ra do loài giun tròn giống Thelazia (Spirurida, Thelaziidae). Giun trưởng thành sống trong ống lệ và túi kết mạc của các động vật bị nhiễm và lây truyền qua phương thức các loài khác nhau của muscids. T. rhodesi, T. skrjabiniT. gulosa ảnh hưởng chủ yếu trên gia súc, gây viêm kết mạc, giác mạc, và tăng chất tiết ở mắt. trong bài này chủ yếu mô tả sự khác biệt về mặt hình thái của con trưởng thành T. rhodesi, T. skrjabiniT. gulosa bằng kính hiển vi điện tử và đưa ra điểm khác biệt giữa các loài nào.

4. Nghiên cứu về hình thái học dưới kính hiển vi điện tử quét và quang học Thelazia callipaeda

Nhóm tác giả Otranto D, Lia RP, Traversa D, Giannetto S thuộc khoa vệ sinh y học, đại học thú y Bari, Ý tiến hành nghiên cứu này cho biết: mặc dù công việc nghiên cứu về loài giun này khá phức tạp và thực hiện tại Trung Quốc và một số quốc gia phương Đông, song hiểu biết về hình thái học của vẫn còn rất ít. Với số mẫu là 83 con giun thu thập được từ mắt của các con chó nhiễm tự nhiên ở vùng Basilicata, phía nam nước Ý được kiểm tra dưới hai loại kính hiển vi điện tử quét và quang học. Đặc điểm quan trọng nhất của loài giun tròn này đã được phân tích và đưa ra tiêu chuẩn định loại cho loài T. callipaeda.

Song song với nghiên cứu trên, một đề tài khác được tiến hành do nhómtác giả Choi-WY, Youn-JH, Nam-HW, Kim-WS, Kim-WK, Park-SY và Oh-YW từ Hàn Quốc đã tiến hành nghiên cứu 4 con giun cái và 1 con giun đực phân lập từ 2 bệnh nhân đén khám tại khoa mắt bệnh viện Seoul xác định là Thelazia callipaeda và siêu cấu trúc của chúng được xác định dưới kính hiển vi quét (SEM). Đặc điểm chung của giun là thanh mảnh và có xu hướng thon nhọn về phía 2 đầu. Âm đạo mở ra nằm ở vị trí 0.27mm từ phần cuối đầu và trước đoạn nối ruột thực quản. Trên cơ thể, có nhiều dải sọc được nhìn thấy xuyên qua lớp cuticle trong suốt. số lượng sọc là 400-650/mm ở phần đầu, 250/mm ở phần giữa và 300-350/mm ở phần đuôi. Quan sát dưới kính hiển vi SEM, phần miệng của con cái có 6 nhú giống hình sợi sắp xếp và 1 amphid. Một đường bên, âm đạo mở ra, một cặp phasmids và một hậu môn ở phần thân mình. Một cặp nhú và 6 vòng nhú dày được phát hiện ở phần miệng con đực. Thật khó quan sát được cấu trúc của đuôi con đực ngoại trừ cấu trúc trông giống nếp nhăn. Hầu hết, ấu trùng phân lập từ tử cung của con cái đều có vỏ bọc ngoài,; do vậy, các sợi dọc cutile không được nhìn thấy. Màng oval của các ấu trùng đóng kén cũng được nhìn thấy.

5. Siêu cấu trúc bề mặt của loài giun tròn ký sinh ở mắt Thelazia lacrymalis

Công trình nghiên cứu được tiến hành bởi tác giả Soraya Naem và cộng sự thuộc khoa sinh bệnh học, đại học thú y, đại học Urmia, Nazloo Campus, Iran tiến hành khảo sát dưới kính hiển vi điện tử quét(SEM_Scanning electron microscopy) để xem siêu cấu trúc bề mặt của giun cái Thelazia lacrymalis thu thập được trong đàn gia súc nhiễm tự nhiên. Ở đoan cuối trước, khoang miệng có hình chiếc cốc sắc. Miệng không có môi và bao quanh bởi các nhú và 2 amphids. Có 2 nhú ở cổ phía bên. Một nhú nhỏ đơn thuần được tìm thấy ở mặt bụng, gần lỗ mở của âm hộ. Âm hộ nằm vị trí sau cuối của thực quản và đuôi mang một lỗ hậu môn và 1 đôi phasmids gần chóp. Lớp vỏ cuticle trong suốt thấy được các thớ dọc rất đẹp.

TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH HỌC

Thời gian ủ bệnh: sau khi nằm trong nước mắt của vật chủ mới, ấu trùng mất 3-6 tuần để đạt đến con trưởng thành.

Dấu chứng lâm sàng thường gặp: viêm kết mạc có mủ một bên hay 2 bên, epiphora xuất huyết-thanh dịch; không đau hoặc ngứa, tắc nghẽn ống lệ;

CHẨN ĐOÁN BỆNH
 

Chẩn đoán xác định

Viêm kết mạc đề kháng trị triệu chứng trên các động vật đang sống trong vùng nguy cơ cao;

Sự có mặt của giun có kích thước 1cm, dài, màu trắng kem, nhỏ, hình sợi chỉ, di động (giun trưởng thành), nằm bên trong màng nháy hoặc trong film nước mắt;

Xác định dưới KHV một con giun lấy ra nhờ pincer sau khi đã gây tê tại chỗ;

Sự xuất hiện của trứng spirurid hoặc ấu trùng trong tiêu bản lấy từ kết mạc.

Chẩn đoán phân biệt

Viêm kết mạc gây ra bởi vật thể lạ;

Bệnh dòi ở mắt (ocular myiasis);

Giun chỉ Dirofilaria immitis hoặc giun Angiostrongylus vasorum;

Hoặc Spirocerca lupi ký sinh và cử động ở mắt.

Xét nghiệm chẩn đoán

Một chẩn đoán bệnh do Thelazia thường thiết lập bởi các thầy thuốc lâm sàng dựa trên chiếu, soi mắt phát hiện thấy ký sinh trùng trong giác mạc;

Trứng hoặc ấu trùng có thể nhìn thấy khi nước mắt hoặc các chất tiết khác từ mắt chảy ra được soi dưới kính hiển vi;
 

Giun được cố định trong formalin và làm sạch trong glycerin để trả lại sự trong suốt của giun. Về đại thể, giun màu trắng kem, trông giống hình sợi chỉ, kích thước 8.84 mm (dài) và đường kính tối đa 0.34mm. Về vi thể, cho thấy giun đực chưa trưiửng thành. Phần cuối trước cong và tù ra phía sau ròi cong vòng về hướng bụng. bề mặt cơ thể được phủ một lớp cutile sọc dày. Phần trướcđáng chú ý là khoang miệng chia thành các festoons. Cơ thực quản, dài 0.47mm có nhiều vòng dễ thấy. Ống sinh đực cong dạng hình đĩa, kết thúc gần đoạn nối thực quản ruột. Có nhiều cặp nhú quanh hậu môn, lỗ thải chất bẩn mở ra và các spicules không tạo thành cặp. spicule bên phải ngắn và kích thước đo được 0.14mm, spicule bên (T) dài 0.94 mm. Toàn bộ, đặc điểm hình thái học của giun thuộc giống Thelazia;

Xác định loài cần phân biệt và kết hợp giữa hình thái học và sinh học phân tử.

Tiên lượng: bệnh lành tính thường hồi phục nhanh, không để lại di chứng.

THÁI ĐỘ XỬ TRÍ VÀ ĐIỀU TRỊ

Điều trị triệu chứng tại chỗ sau khi lấy giun ra khỏi mắt; tương đối đơn giản vì giun có thể được loại bỏ bằng cách lấy forcep nhỏ gắp sau khi đã gây tê tại chỗ; triệu chứng được mô tả như ở trên sau khi lấy giun ra được giải quyết hoàn toàn;

Kháng sinh nhỏ mắt tại chỗ (Neomycin, polymyxin B) cho đến khi lành (hơn 6 tuần);

Rửa vết thương bằng dung dịch iode Lugol hoặc acide boric 2-3% ngay sau khi loại bỏ giun ra khỏi mắt hoặc đối với các con giun mà chui vào trong tuyến lệkhông thể lấy ra được một cách thông thường được;

Điều trị bệnh Thelazia ở động vật là dùng Levamíole và Ivermectin rất tốt, song trên người chưa rõ hiệu quả (!) vì y văn đăng tải còn hạn hữu;

 
Levamisole 2% hoặc cho bằng đường uống hoặc con đường nhỏ mắt, liều 5mg/kg (nó có thể hòa lẫn vào trong nước mắt hoặc chất tiết ra từ mắt) hoặc tiêm 2ml vào trong túi kết mạc;

Ivermectin liều 1mg/lb cho theo đường dưới da, kết quả cũng chữa khỏi như trên (nghiên cứu đã tiến hành ở châu Á và châu Âu);

Tra mỡ Levamisole 1%.

** Điều trị Thelazia callipaedaở chó bằng cách sử dụng dung dịch nhỏ ngoài tại chỗ trong công thức thuốc phối hợp imidacloprid 10% và moxidectin 2.5%.

Một thử nghiệm lâm sàng để điều trị bệnh ở chó gây ra bởi loài Thelazia callipaedai, dẫn đến tình trạng viêm kết mạc, đau và chảy nước mắt nhiều. T. callipaeda sống trong mắt dưới màng nháy (nictitating membrane) và giun cái phóng thích ấu trùng giai đoạn 1, ấu trùng L1 được ruồi ăn vào. Điều trị Thelaziosis ở chó hiện nay dựa trên việc loại bỏ giun ra khỏi mắt và dùng thuốc chống ký sinh trùng nhỏ tại chỗ.Với mục đích đánh giá hiệu quả lên loài T. callipaeda của thuốc imidacloprid 10% và moxidectin 2.5% dạng nhỏ giọt, 3 nhóm tự nhiên nhiễm bệnh được lựa chọn: nhóm A (21 chó) nhận điều trị liều duy nhất thuốc phối hợp imidacloprid 10% và moxidectin 2.5% nhỏ định liều chính xác; nhóm B (21 chó) nhận liều duy nhất imidacloprid 10% và nhóm C (20 chó) không điều trị gì (nhóm chứng). Hiệu quả điều trị được đánh giá qua khám mắt và sự sống sót của giun sau 1, 5 và 9 ngày điều trị (nhóm A và B) và sau 9 ngày (nhóm C không điều trị). Imidacloprid 10% và moxidectin 2.5% theo công thức định liều tỏ ra hiệu quả so với nhóm chứng trong khoảng 5 (90.47%) đến 9 (95.23%) ngày sau điều trị. Chỉ có một con chó từ nhóm A còn giun sau điều trị. Sự xuất hiện ký sinh trùng trong mắt chó của nhóm B (imidacloprid 10%) và C xác định rằng hiệu quả của thuốc chống ký sinh trùng lên T. callipaeda ở động vật từ nhóm A (imidacloprid 10% vàmoxidectin 2.5%) là hầu hết có thể quy kết cho moxidectin 2.5%. Công thức loại thuốc chứa imidacloprid 10% và moxidectin 2.5% rất dễ áp dụng và giúp khắc phục cũng như hỗ trợ điều trị theo cơ chế cơ học (gắp giun), khi đó hiệu quả sẽ cao hơn.

PHÒNG BỆNH

Phòng chống côn trùng thuộc bộ hai cánh, đặc biệt ruồi ở vùng nguy cơ bệnh cao (risk-prone areas);

Chiến lược dự phòng và vấn đề y tế công cộng: chiến lược dự phòng cho bệnh Thelaziasis hầu như được ưu tiên rất ít ở các quốc gia và có thể hiểu được vì sao. Người không phải là vật chủ chính của Thelazia spp. và có liên quan đến điều kiện sống có ảnh hưởng ít nhiều (không được lưu ý, không tiện nghi, không vệ sinh nếu không muốn nói là quá xấu). Trong một số vùng, chẳng hạn Ấn Độ-nơi có tỷ lệ nhiễm cao ở người thì cũng có tỷ lệ nhiễm cao ở chó. Chiến lược phòng bệnh và vấn đề y tế công cộng bao gồm quản lý dân di cư, tránh sự kỳ thị, ác cảm với một số đối tượng và nên điều trị tất cả mọi vật nuôi khi bị nhiễm bệnh;

Hiện chưa có vaccine phòng bệnh Thelaziasis.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH:

Hình ảnh liên quan:

1. versity of Pittsburgh Medical Center

2. Images from http://path.upmc.edu/cases/case279.html

3. Image from http://www.silvionihei.hpg.ig.com.br/musca_autumnalis.html

4. Both images from The British Journal of Ophthalmology, 1999

5. Thelazia sp. viewed under the microscope. (Parasitology école Nationale Vétérinaire Alfort)

Trang Website liên quan

1. http://bjo.bmjjournals.com

2. http://path.upmc.edu/cases/case279.html.

3. http://www.missouri.edu/vmicrorc/Nematoda/Spirurids/Thelazia.htm.

4. http://www.caf.wvu.edu/forage/10625.htm

Tài liệu và y văn:

1. Doezie AM et. al. Thelazia californiensis Conjunctival Infestation. Ophthalmic Surgery and Lasers 1996 716-719

2. Kirschener BI, Dunn JP, Ostler HB. Conjunctivitis caused by Thelazia californiensis. Am J Ophthal 1990 573-574.

3. Koyama Y, Ohira A, Kono T, Yoneyama T, Shiwaku K. Five cases of thelaziasis. Brit J Ophthalmology 2000

4. Peng Y, Kowalski R, Garcia LS, Pasculle W. Case 279—A case of Thelazia Californiensis conjunctival infestation in human. Department of Pathology, University of Pittsburgh-Columbia 2001

Ngày 15/10/2008
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
(Biên dịch và tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích