Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 4 0 9 3
Số người đang truy cập
2 6 2
 Thư viện điện tử Thông tin-Tư liệu NCKH
Dicrocoelium dendriticum
Báo cáo hai ca bệnh nhiễm sán lá Dicrocoelium dendriticum

               Dicrocoelium dendriticum là một loài sán lá tương đối hiếm gặp, sán lá thuộc họ Dicrocoelidae, gây tổn thương hệ gan mật trên người, với thống kê số ca chưa đầy đủ thì con số bệnh nhân bị tổn thương gan và hệ đường mật trên toàn cầu chưa đến 1.000 (Jarisdh và cs., 2005); trái lại, trên gia súc như cừu, bò thì loài sán lá này gây tổn thương cũng khá phổ biến như Fasciola spp. Biến chứng nghiêm trọng từ nhiễm Dicrocoelium dendriticum trên người là xơ gan, rối loạn tiêu hóa mạn tính. Nhìn chung các trường hợp bệnh Dicrocoelium dendriticumtrên người rất ít báo cáo theo y văn do hiếm khi biểu hiện triệu chứng lâm sàng, ngoại trừ có bệnh lý đi kèm hoặc triệu chứng nặng mới cho phát hiện một cách tình cờ. Nếu nặng, bệnh biểu hiện chán ăn đầy bụng, gan lớn, vàng da, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa. Nhân đây, chúng tôi xin trình bày một số ca bệnh do Dicrocoelium dendriticum có biểu hiện triệu chứng đa dạng và thường khó phân tách đâu là triệu chứng bệnh hay chồng chéo (overlap symptoms).

Ca bệnh thứ nhất:

Đó là bệnh nhân có biểu hiện mày đay cấp tính do nhiễm Dicrocoelium dendriticum do nghiên cứu của nhóm tác giả A Sing, K Tybus, I Fackler thuộc khoa Vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe, khoa y học thú y Oberschleißheim; Viện Vệ sinh và vi trùng học Ludwig Maximilians, đại học München, Pettenkoferstraße, Đức, Khoa bệnh về da và dị ứng, đại học München, Frauenlobstraße, Đức cùng phân tích và thông báo.

 
Bệnh nhân là một nữ 21 tuổi Afghani woman, gần đây có đến Đức, phàn nàn về một số triệi chứng trên cơ thể là nổi mày đay cấp tính. Xét nghiệm ký sinh trùng học 4 mẫu phân thu thập trong 2 tuần cho thấy có trứng Dicrocoelium dendriticum và amíp thể không gây bệnh. Điều trị prednicarbate và praziquantel (3 × 600mg trong 3 ngày) được đề nghị. Do tình trạng cô ta là người tị nạn, nên bệnh nhân không được theo dõi. Sán trưởng thành D. dendriticum sống trong túi mật và đường mật của vật chủ. Trứng sán thải qua cùng phân, sau đó nó đựợc nuốt vào bởi ốc sống trên cát .ốc thải ra cercaria trong chất nhầy của ốc, chất nhầy này sau đó bị kiến ăn. Kiếm nhiễm ấu trùng dính vào ngọn cỏ, động vật ăn cỏ sẽ ăn chúng có kèm theo kiến nhiễm.Trên các động vật này, sán trưởng thành và đi đến gan. Người hiếm khi nhiễm do ăn phải kiến. Tuy nhiên, ở hầu hết các ca D. dendriticum có trứng sán trong phân không phải do ăn kiến mà do ăn các gan nấu chưa chín của động vật nhiễm bệnh. Như thế, tình trạng giả nhiễm như thế (pseudoparasitism) dường như không thấy trên bệnh nhân, vì trứng sán thì có cho dù bệnh nhân không hề ăn gan? Mày đay mạn tính liên quan đến ký sinh trùng từ lâu được biết rất rõ. Trên ca bệnh này khác biệt với những ca khác ở nhiều khía cạnh khác nhau: (i) Ngược với các trường hợp mày đay liên quan đến ký sinh trùng, D. dendriticum không phải là ký sinh trùng ở đường tiêu hóa; (ii) Ngược với hầu hết các ca mày đay liên quan đến ký sinh trùng thì mày đay này lại giống nhiều với trường hợp nhiễm schistosome; (iii) trái ngược với ấu trùng schistosoma, D. dendriticum không chu du trên người. Triệu chứng gây ra bởi D. dendriticum khá hiếm trên người, nếu có thường là táo bón mạn tính hoặc tiêu chảy, gan lớn, tắc mật. Tiếc thay, vì bệnh nhân không theo dõi được, nên nó không thể chứng minh được đây là trường hợp nhiễm D. dendriticum gây ra triệu chứng mày đay cấp trên bệnh nhân này. Chúng tôi tin rằng kiến có thể gây ra mày đay không chỉ trực tiếp bằng nọc độc của chúng mà còn gián tiếp thông qua cách truyền sán lá D. dendriticum. Xét nghiệm phân tìm trứng ký sinh trùng có giá trị trong thiết lập chẩn đoán mày đay rất tốt.

 

Ca bệnh thứ hai

Ca bệnh là một bệnh nhân nhiễm Dicrocoelium dendriticum, theo điều tra bệnh sử và khám lâm sàng cho biết bệnh nhân người Đức 36 tuổi có triệu chứng tiêu chảy tái đi tái lại, đau hạ sườn phải và sụt cân trong 2 năm qua. Chuyến du lịch cuối cùng của anh ta đến Morocco 3 ngày và cách nay nửa năm. Khám lâm sàng không có triệu chứng nào đáng kể ngoại trừ dấu hiệu nhạy cảm đau vùng hạ sườn (P). Xét nghiệm cho kết quả bilirubine huyết thanh tăng nhẹ 1.13 mg/dl (bình thường <1.10 mg/dl) và nồng độ IgE tăng lên đến 253 U/ml (bình thường <100 U/ml). Tất cả các xét nghiệm khác đều trong giới hạn bình thường. Xét nghiệm phân cho thấy trứng sán lá Dicrocoelium dendriticum. Siêu âm bụng tổng quát chỉ thấy gan nhiễm mỡ nhẹ. 
      
 
Bệnh nhân không ăn gan hoặc các thức ăn làm từ gan, nên có thể loại trừ nguyên do nhiễm sán là do gan sống của động vật. Bệnh nhân được điều trị bằng Praziquantel (3 x 600 mg/ngày trong 3 ngày. Xét nghiệm phân trở lại cho kết quả trứng không còn. Vì bệnh nhân vẫn còn khó chịu về tiêu hóa nên quyết định dùng triclabendazole (700 mg, liều duy nhất). Khoảng 5 tuần sau điều trị liều thuốc thứ 2, bệnh nhân hầu như không còn triệ chứng và xét nghiệm phân cũng âm tính. Chúng tôi cho rằng, bệnh Dicrocoeliasis có thể liên đới đến tiêu chảy mạn tính. Xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng là rất quan trọng ở những bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa không đáp ứng với các liệu trình điều trị thông thường. Nghiên cứu trên được các tác giả Fatih Kantarci, Dogan Selcuk, Nilgun Dincer, Y. Ali o­ner , Deniz Suna Erdincler thuộc khoa nội, khoa chẩn đoán hình ảnh và khoa vi sinh, trường đại học y Cerrahpasa, Istanbul, Thổ Nhĩ kỳ tiến hành và đăng tải.

Tài liệu tham khảo:

1.El-Shiekh Mohamed AR, Mummery V. Human dicrocoeliasis: Report o­n 208 cases from Saudi Arabia. Trop Geogr Med 1990;42:1-7

2.Helmy MM, Al-Mathal EM. Human infection with Dicrocoelium dendriticum in Riyadh district (Saudi Arabia). J Egypt Soc Parasitol 2003;33:139-44

3.Rack J, Adusu E, Jelinek T. Humane Infektion mit Dicrocoelium dendriticum. Dtsch Med Wochenschr 2004; 129: 2538-40

 

Ngày 19/11/2008
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
(Biên dịch và tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích