Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 4 0 1 8
Số người đang truy cập
2 5 6
 Thư viện điện tử Thông tin-Tư liệu NCKH
Sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis
Tổng quan về hình thái học một số loài sán lá ký sinh trên người

Trematodes hay sán lá là các loài giun sán lưỡng tính có cấu trúc hình nón hoặc hình oval, phẳng. kích thước chung từ 0.5 mm đến vài cm. Chúng thường có màu trắng nhưng có khi màu đỏ hoặc nâu đỏ trong các loài ăn máu. Cơ thể sán được bao phủ bởi một lớp cutile mỏng và có nhiều chóp nhỏ. Chúng thường “bám dính” với nhiều cơ quan khác của vật chủ thông qua các giác hút (một giác hút ở phía trước gọi là giác miệng và một cái còn lại ở giữa gọi là giác bụng). bộ phận sinh dục có lõ nằm gần giác bụng

Miệng thường nằm ngay ở giác miệng và nối với manh tràng, chia hai nhánh và mỗi nhánh mở rộng về một phía của cơ thể. Trong một vài loài như sán máng Schistosoma spp, hai nhánh nối lại với nhau ở phía sau cuối của giun. Đặc điểm chính của sán lá là xuất hiện của các tế bào hình ngọn lửa bên trong hệ bài tiết của sán. Cơ quan sinh dục của con đực bao gồm 1 hay nhiều tính hoàn kết nối với một ống đơn thuần hoặc một ống dẫn tinh lớn, nhờ vào một ống ngắn hoặc ống dẫn tính. Ống dẫn tinh sẽ kết thúc bằng một cơ quan sinh dục đực.

 
           Cơ quan sinh dục cái bao gồm một buồng trứng duy nhất kết nối với ống dẫn trứng. Ống dẫn trứng nối với vài ống hoặc ống noãn hoàng. Tiếp đó ống noãn hoàng nối với tuyến noãn hoàng của sán của sán. Ống dẫn trứng tiếp tục với ootype rồi được bao quanh bởi một khối tuyến ngoại tiết gọi là tuyến Mehlis. Tử cung nằm ở cuối của ootype. Sự tự thụ tinh hiếm khi xảy ra trong các loài sán lá.

Chu kỳ của loài sán lá khác nhau giữa các chủng. Trứng của ký sinh trùng được tiết ra ngoài theo phân hoặc nước tiểu trong một số loài sán lá hoặc trong đờm ở một số loài khác. Chúng có hình oval với một opercula hoặc chóp riêng lẻ. hình dáng và kích thước của trứng thường khác nhau giữa các loài. Sán lá. Phôi thai bên trong trứng đẻ ra trong nước cũng tùy thuộc giai đoạn khác nhau (khoảng 30 phút ở một số loài như sán máng, hoặc dài hơn có thể đến 2 tuần như sán lá gan lớn). Trên một số loài như Dicrocoelium, trứng có phôi trưởng thành bên trong là có thể lắng lại trong cát, sỏi và thường bị ăn bởi các vật chủ ốc. Phôi thai sau khi đẻ ra có tên gọi làmiracidium ( miracidia có màng). Miracidium xuyên thành cơ thể đến các loài ốc thích hợp để phát triển thành giai đoạn 2 của ấu trùng hay gọi là cercaria. Cercaria có chiều dài khoảng 0.5mm, có đầu và một đuôi. Sau đó phát triển thêm cũng tùy thuộc từng loài sán lá. Trong một số loài như sán máu, cercaria xuyên qua cơ thể người và động vật qua da, và tiếp tục phát triển bên trong cơ thể người. Một số chủng, cercaria sẽ dính vào một số thực vật thủy sinh, mất đuôi, tạo nang quanh đầu và nếu bị nuốt phải bởi vật chủ thì tiếp tục phát triển thành con trưởng thành. Giai đoạn này của ký sinh trùng gọi là metacercaria, chẳng hạn loài sán lá gan lớn. Trong một số loài sán lá, cercaria xuyên qua cơ thể vào vật chủ trung gian thứ 2 như cá, cua, ếch và phát triển thành metacercaria trong vật chủ. Vật chủ cuối cùng trở nên bi nhiễm do ăn vật chủ trung gian thứ 2 (chẳng hạn sán lá phổi).

Vật chủ trung gian có thể khác nhau giữa các loài ốc và một số loài có vật chủ trung gian thứ hai như cá và cua. Trứng của ký sinh trùng, khi ở trong nước, đẻ ấu trùng sán lá hoặc tiền miracidiae. Miracidiae vào trong cơ thể của ốc, rồi sau đó một thời gian khoảng 1-3 tháng, giai đoạn ấu trùng của sán lá hoặc cercaria lòi ra khỏi cơ thể của ốc. Cercariae, sau khi xuyên qua cơ thể và da của vật chủ cuối cùng, rồi cứ thế phát triển thành con trưởng thành (như là schistosomes) hoặc đóng kén dưới da (như Clonorchis hoặc Opisthorchis trong cá) hoặc dính trên bề mặt của thực vật thủy sinh (như sán lá gan lớn Fasciola). Các thành viên của sán lá nhiễm ở người được phân thành:
A- Sán lá của gan; B- Sán lá ở đường ruột; C- Sán lá của phổi; D- Sán lá ở máu

Sán lá gan (Liver fluke)

 
Sán lá ở gan nhiễm ở người bao gồm các loại sán: [1] Fasciola hepatica, [2] Fasciola gigantica, [3] Dicrocoelium dendriticum, [4] Clonorchis sinensis, [5]Opisthorchis viverrini Fasciola hepaticaFasciola gigantica hình thái học, sán lá gan lớn Fasciola hepatica, tương đối hiếm gặp trên người trên người ở Việt Nam, song bệnh rất phổ biến trên gia súc và một số động vật khác. Loài sán này phân bố khắp trên thế giới, có hình chiếc lá, kích thước 20-40mm và sống trong ống mật của vật chủ. Hầu hết trên bề mặt con sán được bao phủ bởi các nhú giống vảy cá. Trứng sán có kích thước tương đối lớn, khoảng 140microns và có một nắp.

           Sự khác biệt về hình thể giữa loài Fasciola hepaticaFasciola gigantica về con trưởng thành và trứng có những điểm chung và riêng nhất định (xem bài sán lá gan lớn trong cùng trang Website: http://www.impe-qn.org.vn)

Sán Dicrocoelium dendriticum

           Về hình thái học, Dicrocoelium dendriticum hoặc D.lanceolatum là những loài sán lá kích thước nhỏ (kích thước 5-12mm), thanh mảnh, trông giống chiếc lá. Khi còn sống, có màu đỏ, cấu trúc bên trọng đặc, một phần do tử cung chứa đầy trứng. Chúng có giác miệng và giác bụngnằm ở ¼ trước của cơ thể. Giác miệng nhỏ hơn giác bụng. Thực quản nhỏ nối liền với manh tràng. Hai tinh hoàn phát triển đầy đủ nằm ở phía trước buồng trứng và phía bên phải của cơ thể. Tử cung chiếm phần lớn cơ thể và cuối cùng là lỗ sinh dục nằm phái trước giác bụng. Ống dẫn Laurer có xuất hiện khi giun trưởng thành. Giun trưởng thành thường được tìm thấy ở đường mật và túi mật của dê, cừu và một số gia súc. Trứng tương đối nhỏ (38 - 45 x28-30micron) và chứa ấu trùng dạng miracidium..

 
Chu kỳ sinh học của Dicrocoelium dendriticum: trứng của Dicrocoelium chứa các ấu trùng chưa phát triển đầy đủ gọi là miracidium. Các ốc trên cát, bao gồm ZebrinaCionella hoạt độn bóc tách trứng này ra thông qua miệng; bên trong ốc ấu trùng lông bắt đầu nở ra, phát triển thành con mẹ và rồi tạo thành cácsporocysts chị em và cuối cùng thành cercariae. Cercariae đi ra khỏi ốc dính vào trong các túi chất nhờn của ốc, rồi một số kiến ăn cercariae này, kiến có nhiều loại thuộc Formica fusca. Trong khoang cơ thể của kiến, metacercariae phát triển (kích thước 365-250u). Metacercariae trưởng thành không màu và nằm sải ra, nếu chúng xoắn cuộn lại thì nằm bên trong một vách nang. Metacercariae đi ra và vào trong đường ốc tiêu hóa của vật chủ thứ nhất rồi đi sâu vào trong tĩnh mạch. Cuối cùng, chúng đến các mao mạch của gan bằng con đường tĩnh mạch cửa, khoan lỗ vách này rồi đến hệ đường mật của gan.

 
 
Sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis

Về hình thái học: Clonorchis sinensis hoặc còn có tên gọi khác là sán lá Trung Quốc, thường được phát hiện trong hệ đường mật và trong tụy tạng của gia súc. Sán có chiều dài 10-25mm và rộng 3-5mm, hình chiếc lancet hoặc giống chiếc lá và trong suốt khi chúng còn sống. Bề mặt thân mình trơn láng và giác miệng lớn hơn giác bụng. Một đặc điểm đặc biệt là vị trí buồng trứng và tinh hoàn. Tử cung có nhiều nhánh, mở rộng về phía trước của cơ thể và tinh hoàn có nhiều nhánh mở rộng về phái sau cơ thể. Trứng rất nhỏ, màu nâu vàng, kích thước khoảng 30u, có hình chiếc bình đựng nước, với một nắp nhỏ phía trên đầu.

Sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini & Opisthorchis felineus

 
 
Sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini
(Poirier,1886; Stiles và Hassal.,1896) và sán Opisthorchis felineus (Rivolta, 1884; Blanchard.,1895) là các loại sán sống trong đường mật và nhiễm trùng thường không có triệu chứng.

Về hình thể: cả 2 loài đều có hình chiếc lá, phía trước thu hẹp nhỏ hơn và phái sau tròn, dài khoảng 5-10mm, rộng 1-2mm; cấu trúc bên trong của vi quản tegument trơn láng. Giác miệng và giác bụng có kích thước bằng nhau, tinh hoàn nằm ở ¼ sau cơ thể. Một buồng trứng nằm ở phía trước tinh hoàn. Trong giun trưởng thành, tử cung được làm đầy bởi trứng sán.

Kích thước trứng trung bình 28um x 16um, màu nâu vàng và hình oval, có operculum nằm ở phần vai trứng hoặc không có, một chồi trông giống củ ở tại phần cuối cùng của abopercular.

Sán lá phổi Paragonimus spp.

Tại các địa phương của Việt Nam có bệnh lưu hành này, tập quán ăn cua nướng hoặc uống nước giã cua sống 12.7-98%, tỷ lệ nhiễm sán lá phổi từ 0.3-15%, cua nhiễm sán lá phổi có tỷ lệ 8.7-98% và đặc biệt chó tại địa phương cũng nhiễm sán lá phổi. Loài sán lá phổi thu thập từ các vật chủ khác nhau gồm người và chó nhiễm tự nhiên, mèo được gây nhiễm thực nghiệm và metacercariae từ cua đá ở Việt Nam được xác định bằng hình thái học và giám định bằng sinh học phân tử là loài Paragonimus heterotremus.

Hiện nay, các nhà khoa học đã công bố trên thế giới có 10/40 loài sán lá phổi Paragonimus spp. có thể gây bệnh cho người và động vật. Song ở Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á, loài gây bệnh chính là Paragonimus heterotremus. Một khi phổi hoặc vùng khác bị tổn thương, sán kích thích gây phản ứng viêm, cho phép tổ chức thực bào bao quanh mô hạt, hình thành nên một nang. Các nang này có thể loét và lành theo thời gian. Trứng sán trong mô xung quanh tạo thành các nốt giống như hình ảnh giả củ lao (pseudotubercles). Nếu lượng sán lá phổi nhiễm lớn và lan rộng không những tại phổi mà có cơ may vào tủy sống, có thể gây liệt; nang sán vở vào vùng tim, trung thất gây tử vong, vào não gây liệt, gây hôn mê,…

 
Về hình thái học của sán lá phổi con thấy sán trưởng thành có kích thước lớn trong các loại sán lá và có hình dạng kích thước bằng hạt càphê cỡ nhỏ. Túi trứng và tinh hoàn được coi là đặc điểm khác biệt để phân loại và được tác giả Miyazaki đề xuất năm 1974. Túi trứng có 6 ống hình trụ, tinh hoàn thông thường rất to hoặc rất nhỏ tùy theo loài. Bên ngoài có lớp cutile bao bọc, lớp này gồm nhiều gai cutile đơn lẻ tạo nên tấm áo phủ toàn bộ cơ thể, có nơi không có gai, nhưng có nơi lại rất nhiều gai. Chiều dài và rộng cũng như tỷ lệ dài rộng của từng loại sán lá phổi có kích thước và trị số khác nhau, có loài chiều dài gần bằng chiều rộng.

Trứng sán lá phổi khác nhau về đường kính, chủ yếu phụ thuộc vào loại di truyền của sán lúc đó là nhị bội hay tam bội, tứ bội. Nhờ kích thước và hình dạng khác nhau như vậy mà nhiều tác giả đã phân biệt ra rất nhiều loại sán lá phổi khác nhau tùy thuộc.

Ngày 02/12/2008
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
(Biên dịch và tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích