Dược cảnh giác (Pharmacovigilance) một khía cạnh quan trọng trong các nghiên cứu y dược học
Dược cảnh giác hay thuật ngữ tiếng Anh là Pharmacovigilance (PV), là mọt ngành khoa học về dược học liên quan đến công tác phát hiện, đánh giá, hiểu biết và phòng ngừa các phản ứng có hại của thuốc, đặc biệt các tác dụng phụ trong thời gian ngắn hoặc thời gian dài. Nói chung, dược cảnh giác là một ngành khoa học bao gồm thu thập, giám sát, nghiên cứu, dánh giá thông tin từ các cơ sở y tế và bệnh nhân về các tác dụng phụ của thuốc, các chế phẩm sinh học, thảo dược và sản phẩm của y học cổ truyền, nhằm mục đích xem xét: ·Xác định các thông tin mới về các mối nguy hiểm hoặc rủi ro (hazards) liên quan đến thuốc ·Góp phần phòng và đánh giá các mối nguy hại cho bệnh nhân. ·Tăng cường về mặt chăm sóc và an toàn về thuốc cho bệnh nhân, cũng như tất cả các can thiệp y học khác. ·Tăng cường về sức khỏe cộng đồng và an toàn khi sử dụng thuốc. ·Đưa ra các khuyến cáo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và có hiệu quả. ·Thúc đẩy nhận thức, giáo dục và thực tiễn lâm sàng trong lĩnh vực Dược cảnh giác cũng như các phuơng pháp giao tiếp có hiệu quả cho cán bộ y tế và cộng đồng. Gốc từ của pharmacovigilance xuất phát từ pharmakon có nghĩa là thuốc và vigilare có nghĩa là làm cho ai đó phải cảnh giác.PV đặc biệt liên quan đến các phản ứng có hại của thuốc hoặc các ADRs, và được mô tả rõ là "một phản ứng hay đáp ứng với một thuốc mà độc hại và không dự đoán trước đó và xảy ra ở người dùng liều bình thường để chẩn đoán, để điều trị, để phòng bệnh hoặc cải thiện các chức năng sinh lý. PV ghi nhận các nét quan trọng cho các bác sĩ và các nhà khoa học như những mẫu truyện trên một tập hợp phương tiện truyền thông đại chúng hiện đang thời sự. Vì các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến một vài ngàn bệnh nhân là nhiều nhất, nên tần suất ít tác dụng ngọai ý hoặc tác dụng phụ hoặc không biết được trên các bệnh nhân mãi cho đến khi thuốc tung ra thị trường. Thậm chí nhiều phản ứng ADRs rất nghiêm trọng, như tổn thương gan thường không phát hiện được vì quần thể nghiên cứu nhỏ. Dược cảnh giác giai đoạn hậu thị trường (postmarketing pharmacovigilance) sử dụng các công cụ như dò tìm dữ liệu và điều tra các báo cáo ca bệnh để xác định liên quan giữa thuốc với các ADRs. Tính an toàn của thuốc trước khi đưa ra thị trường, được đánh giá qua các thử nghiệm độc tính tiền lâm sàng, tiếp đó trên các thử nghiệm lâm sàng phase I-III với cỡ mẫu nhỏ (thường ít hơn 500, rất hiếm khi vượt quá con số 5.000), trong đa số các trường hợp không phản ánh hết các tác dụng phụ có thể mang lại do thuốc. Vì vậy, theo dõi tính an toàn trong pha IV (hậu thị trường) có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trên các đối tượng đặc biệt như trẻ em, phụ nữ có thai, người cao tuổi... khi thuốc có được có chỉ định rộng rãi trên các đối tượng bệnh nhân này. Sau thảm họa Thalidomide cuối những năm 60 của thế kỷ 20, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã có những nỗ lực đặc biệt để thiết lập một mạng lưới theo dõi, ghi nhận và kiểm soát tác dụng phụ của thuốc. Kể từ năm 1975 đến năm 2005 đã có 39 thuốc bị rút khỏi thị trường do các tác dụng phụ không mong muốn nặng, nhiều khi gây nguy hiểm đến tính mạng. Sau thalidomide, cisapride (Prepulsid), cerivastatin (Lipobay), rofecoxib (Vioxx) là những ví dụ gần đây nhất nói lên tầm quan trọng của tính an toàn khi sử dụng thuốc không những với bệnh nhân và cộng đồng mà còn cả với số phận của thuốc. Trên cơ sở đó, một ngành mới ra đời với tên gọi Cảnh giác dược. Nguy cơ về thuốc và do điều trị Thuốc giúp mang lại sức khỏe và cải thiện cuộc sống cho bao người. Song thuốc cũng ảnh hưởng lên cuộc sống của hàng triệu người mỗi ngày. Nhưng chúng đâu biết là chúng có nguy cơ, có thể gây hoặc gián tiếp qua trung gian gây và sẽ còn tiếp tục gây tác hại đối với con người. Một số đông người cho biết không có bằng chứng gây hại do thuốc gây nên. ·Trong khi các thuốc giúp cải thiện điều trị và phòng chống bệnh, thì một số trong đó có thể gây phản ứng có hại lên cơ thể con người theo thời gian. ·Trong lúc nhiều thuốc có tác dụng lên đích chính xác để gây và tác động lên cơ chế gây bệnh, chúng có thể tác động nhỏ hoặc hiệu ứng làm giảm lo âu trên một số bộ phận khác của cơ thể con người, hoặc tương tác bất lợi với các hệ thống cơ quan của các cá thể đặc biệt hoặc hoặc với các thuốc và các chất khác, hoặc không tác dụng tốt,...có thể xảy ra trên những ai đã dùng thuốc. ·Không có điều gì xem như là độ an toàn của thuốc. Nhiều nguy cơ quy kết hoặc đưa bừa, đưa ẩu vào trong cơ thể con người, hoặc là hóa chất hoặc là phẩu thuật. Không có gì trong lĩnh vực này là có thể tiên đoán được, ngoại trừ các tương tác thuốc giữa khoa học và cơ thể con người có thể sinh ra ngạc nhiên. Nhìn chung, các phần quan trọng của tài liệu dược cảnh giác gồm: Giám sát an toàn các sản phẩm của thuốc, đăng tải các thông tin an toàn về thuốc, hướng dẫn phát hiện, báo cáo các phản ứng có hại của thuốc nhằm gia tăng kiến thức về vấn đề an toàn sử dụng thuốc. Trong những hoạt động khác nhau của PV là QSM theo một hội đồng tư vấn cấp cao, đó là Hồi đồng tư vấn về an toàn các sản phẩm thuốc (Advisory Committee on Safety of medicinal products_ACSoMP). Sự tham gia của các đối tác vào chương trình Dược cảnh giác Các đối tác tham gia vào hoạt động đảm bảo và giám sát tính an toàn của thuốc gồm có Chính phủ, các hãng sản xuất và phân phối dược phẩm, bệnh viện và các trường đại học, cơ sở nghiên cứu, các hiệp hội hành nghề y và dược, các trung tâm chống độc và thông tin thuốc, các cán bộ y tế, bênh nhân, người tiêu dùng, các phuơng tiện thông tin đại chúng và quan trọng là có sự hỗ trợ tích cực của Tổ chức WHO. Từ khi có Dược cảnh giác thì vai trò ngày càng được khẳng định trong đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong sử dụng thuốc. WHO xếp dược cảnh giác là một trong những yếu tố quan trọng trong Chính sách thuốc quốc gia. Nhiều cơ quan xét duyệt và đăng ký thuốc (FDA, EMEA) cũng có những yêu cầu rất chặt chẽ về theo dõi PV trong hồ sơ và qui trình đăng ký thuốc. Trong thực hành lâm sàng, tại nhiều nước đã có các trung tâm PV vùng và quốc gia, hoạt động theo điều phối chung của bác sĩ chuyên ngành dược và dược sĩ chuyên ngành dược dịch tễ học, chịu trách nhiệm thu thập, xử lý và phản hồi thông tin liên quan đến tác dụng phụ và tính an toàn của thuốc. Về mặt nghiên cứu, phuơng pháp luận để thu thập, báo cáo, chẩn đoán và qui kết tác dụng phụ do thuốc ngày càng được hoàn thiện. Nhìn nhận về tính quan trọng của dược cảnh giác, nhiều công ty, các hãng dược lớn cũng đã tự lập cho mình các tổ nghiên cứu PV của sản phẩm trong giai đoạn hậu thị trường, hợp tác các trung tâm PV vùng, quốc gia và quốc tế giám sát tính an toàn sau khi đưa ra thị trường. Nguyên tắc phối hợp quốc tế trong lĩnh vực dược cảnh giác là theo quy định cơ bản của Chương trình giám sát thuốc quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO International Drug Monitoring Programme), mặc dù hơn 90 quốc gia thành viên có hệ thống ghi chép và báo cáo các tác dụng phụ và phản ứng có hại của thuốc dùng trên bệnh nhân. Các báo cáo này được đánh giá và có thể đưa ra hành động cụ thể tại quốc gia họ. Hầu hết các thành viên của Chương trình WHO tại một quốc gia có thể biết nếu các báo cáo giống nhau gởi đi khắp nơi. (Cộng đồng châu Âu cũng có kế hoạch riêng). Thành viên các quốc gia gởi các báo cáo của họ đến Trung tâm giám sát thuốc Uppsala, Thụy Điển (Uppsala Monitoring Centre), nơi đó chúng được xử lý, đánh giá và đưa vào bộ cơ sở dữ liệu của WHO International Database. Khi có một vài báo cáo về phản ứng có hại của thuốc gởi đi, quá trình xử lý này có thể phát đi tín hiệu để phát hiện các các rủi ro, mối nguy hiểm để thông tin đến các quốc gia thành viên. Điều này sẽ được thực hiện chỉ sau khi đánh giá một cách chi tiết bởi các chuyên gia. Tình hình dược cảnh giác ở châu Âu và Mỹ Những cố gắng trong lĩnh vực dược cảnh giác ở châu Âu được điều phối bởi Cơ quan quản lý thuốc châu Âu (European Medicines Agency_EMEA) và thực hiện bởi cơ quan quản lý thuốc có thẩm quyền giải quyết nước sở tại (National competent medicines authorities_NCA). Trách nhiệm chính của EMEA là duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu về dược cảnh giác của tất cả các phản ứng phụ của thuốc nghi ngờ được khả sát của Cộng đồng châu Âu. Hệ thống này gọi là EudraVigilance và gồm các bọ phận tách rời nhưng giống nhau về cơ sở dữ liệu của các phản ứng thuốc trên người và thú y. Châu Âu yêu cầu các công ty dược, nộp các hồ sơ về phản ứng có hại của thuốc lên theo mẫu điện tử (electronic form). Các mẫu báo cáo gởi này sẽ theo quy định: ·Quy định và hướng dẫn EC số 726/2004 ·Đối với thuốc dùng trên người, có hướng dẫn của Cộng đồng châu Âu (European Union Directive) số 2001/83/EC và sửa chữa bổ sung theo hướng dẫn 2001/20/EC. ·Đối với thuốc thú y, theo quy định hướng dẫn số 2001/82/EC có sữa đổi ·Báo cáo có thể làm với phần mềm thương mại trên một web có tên gọi EVWEB có thể truy cập thông qua trang chủ EudraVigilance và việc đăng ký để sử dụng phần mềm này là rất cần thiết. Ba đơn vị đầu tiên của dược cảnh giác ở Mỹ là FDA, các nhà sản xuất dược phẩm và các nhà tổ chức phi lợi nhuận như RADAR và Public Citizen. Về chương trình dược cảnh giác và quản lý các yếu tố nguy cơ về thuốc, vừaqua tháng 3/2009, tại Frankfurt, Đức cũng đã tổng kết và ghi nhận PV tại quóc gia này đang phát triển và hoạt động tích cực, nhằm phát huy thế mạnh và tính năng của các sản phẩm cho các công ty dược, chức năng này phải được duy trì trong toàn bộ “chu kỳ của thuốc”. Sự hoạt động này cũng tuân theo điều luật của châu Âu và giám sát độ an toàn của thuốc được đưa lên hàng đầu. Lĩnh vực hoạt động của phân môn dược cảnh giác tại Thụy Sĩ cũng rất mạnh, đặc biệt tập đoàn dược Basel, Thụy Sĩ quan tâm đến chương trình PHARMACOVIGILANCE LEADER, nhằm hoàn thành trách nhiệm chính: 1.Gián sát an toàn trên lâm sàng cho các sản phẩm và có phản ứng phù hợp, nhanh chóng. 2.Thực hiện các đánh giá y khoa và các tác động liên đới đến những trường hợp đơn lẻ, bao gồm theo dõi, thu thập thông tin, đánh giá chất lượng thuốc. 3.Xác định các dấu hiệu an toàn dựa trên tổng hợp chi tiết và xác định mà không nên quá mức. 4.Phát hiện giám sát, phát hiện, đánh giá dựa trên các công cụ chuyên dụng. 5.Chuẩn bị các dữ liệu an toàn trình cho hội đồng y tế và tham vấn các chuyên gia về tính an toàn đó. Lồng ghép vấn đề dược cảnh giác với việc kê đơn sao cho an toàn, hiệu quả. 6.Cung cấp các hướng dẫn phù hợp cho các quy trình hoạt động an toàn trên lâm sàng (Clinical Safety Operations) dựa trên các báo cáo và ghi mã rõ ràng. 7.Thông báo cáo xác nhận chính thức từ hội đồng chuyên gia đến với mọi cơ quan liên quan và các đối tác khác. 8.Hợp tác với các đối tác, đồng nghiệp từ các Trung tâm thông tin liên quan như Trung tâm nghiên cứu lâm sàng, thông y y học, bộ phận thống kê, dữ liệu an toàn và dịch tễ học. 9.Tham gia và việc tổng kết các hồ sơ lâm sàng, ca bệnh lâm sàng. Rút kinh nghiệm. Một số thuật ngữ hay dùng trong độ an toàn của thuốc ·Benefits (lợi ích) là thường diễn tả như để chứng minh một liệu pháp điều trị tốt của các sản phẩm, nhưng nên bao gồm việc đánh giá về các ảnh hưởng của chúng lên bệnh nhân. ·Risk (nguy cơ) là xác suất có hại có thể xảy ra, thường diễn dạt bằng tỷ lệ % trong số quần thể được điều trị, xác suất xuất hiện. ·Harm (bất lợi, tổn hại) là các tổn thương thực sự có thể gây ra. Không nên nhầm lẫn chúng với các nguy cơ (risk). ·Effectiveness (hiệu quả) thường được dùng để diễn tả tính năng của thuốc dưới điều kiện thực tế, chẳng hạn trong thực hành lâm sàng (không phải thử nghiệm lâm sàng). ·Efficacy (hiệu lực) thường dùng để diễn tả tính năng một thuốc dưới điều kiện nghiên cứu lý tưởng (ví dụng trong thử nghiệm lâm sàng). Hệ thống, mạng lưới phát hiện nguy cơ của thuốc và giới thiệu một số phương thức báo cáo Các công ty dược phẩm đòi hỏi có luật ở tất cả các quốc gia trong việc thực hiện các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, việc thử nghiệm các thuốc mới trước khi chúng được đưa ra thị trường dùng một cách phổ biến. Các nhà sản xuất hoặc các đại lý của chúng thường lựa chọn các mẫu bệnh nhân đại diện trong nghiên cứu thuốc, thường khoảng vài ngàn và/ hoặc so sánh với nhóm đối chứng. Nhóm đối chứng có thể nhận điều trị bằng giả dược (placebo) hoặc/ và một thuốc khác đang điều trị và có sẵn trên thị trường. Mục đích của các thử nghiệm lâm sàng là để khám phá: ·Liệu xem thuốc đó tác dụng tốt và tốt như thế nào. ·Có tác dụng có hại nào không. ·Hồ sơ về thuốc liên quan “Lợi ích-mối nguy hiểm-nguy cơ” (benefit-harm-risk profile), liều dùng có hiệu quả tốt hơn là mối nguy hại và hơn bao nhiêu ? Nếu thuốc có khả năng gây hại tiềm tàng thì mức độ của nó như thế nào? Nhìn chung, các thử nghiệm lâm sàng cho chúng ta biết tính năng tốt của thuốc và mối nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra. Chúng cung cấp các thông tin đủ để tin cậy khi nghiên cứu trên mọt quần thể lớn hơn với các đặc tính giống nhau về nhóm thử nghiệm tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, nguồn gốc dân tộc,...Các biến số trong một thử nghiệm lâm sàng là đặc trưng và được đánh giá khi xem xét chỉ trong một quần thể thử nghiệm lâm sàng đó và xem đó như một mẫu đại diện (quy định nghiêm ngặt). Một thử nghiệm lâm sàng có thể không bao giờ cho chúng ta biết toàn bộ các hiệu ứng của thuốc trong mọi tình huống. Thực tế, không có đầy đủ song cũng cho chúng ta đủ biết. “Đủ” ở đây có nghĩa là theo quy luật rõ ràng và có điều chỉnh chỉnh tạm thời trong mối tương quan chấp nhận giữa lợi và rủi ro. Một số hệ thống báo cáo tự động và ngẫu nhiên Hệ thống báo cáo tự phát là một hệ thống dữ liệu gốc trong dược cảnh giác của quốc tế, dựa trên các thông tin chuyên gia y tế để xác định và báo cáo bất kỳ một phản ứng có hại nào của thuốc mà chúng ta nghi ngờ với trung tâm quốc gia về theo dõi dược cảnh giác của họ hoặc báo cho nhà sản xuất. Các báo cáo tự phát hầu hết là nhập vào một cách tự ý và tự nguyện. Một trong những nhược điểm chính của hệ thống này là báo cáo không đầy đủ, mặc dù các dấu chứng và hình ảnh lâm sàng như thế khác nhau giữa các quốc gia rất lớn, thậm chí là nghiêm trọng (xem thêm phần ICSRs, phần báo cáo tính an toàn từng ca bệnh). Một vấn đề khác là các nhân viên y tế làm việc quá mức nhưng lại xem qua loa các báo cáo, chứ không dành ưu tiên. Nếu các dấu chứng không nghiêm trọng, họ lại càng không chú ý đến. Thậm chí ngay cả khi dấu chứng xảy ra nghiêm trọng, họ cũng không thể nhận ra các hiệu ứng đặc biệt của thuốc này. Tuy vậy, các hệ thống báo cáo tự phát như thế lại là các yếu tố chính cho các công ty trên thế giới trong linh vực dược cảnh giác và là dữ liệu quan trọng của cơ sở dữ liệu cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO Database), trung bình mỗi năm khoảng 250.000 báo cáo và đến tháng 1 năm 2009 đã có khoảng 4.6 triệu báo cáo. Một số quốc gia theo luật, bắt buộc báo cáo tự phát nhờ vào các thầy thuốc. Hầu như các quốc gia, các nhà sản xuất yêu cầu nôp báo cáo họ nhậnđược từ các cơ sở y tế thuộc hệ thống y tế Nhà nước. Một số khác có chương trình cụ thể và tập trung vào các thuốc mới, các thuốc còn đang tranh luận hoặc nhóm thuốc hay được bác sĩ kê đơn hoặc liên quan đến các dược sĩ báo cáo. Tất cả các thông tin này đều hữu ích song phải chọn lọc. Sau gần nửa thế kỷ, phân môn dược cảnh giác ra mắt và đi vào hoạt động rất tích cực tại hầu khắp các quốc gia. PV chứng minh là khoa học lâm sàng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn khi sử dụng thuốc, giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ do thuốc mang lại. Tuy tác dụng phụ nhiều khi khó dự đoán và nhiều khi không thể tránh khỏi trong quá trình điều trị, nhưng tác dụng phụ có thể giảm thiểu bằng cách đảm bảo việc sử dụng thuốc một cách có hiệu quả, an toàn và hợp lý đồng thời các yếu tố nguy cơ liên quan đến quan đến bệnh nhân đều đã được cân nhắc cẩn thận trước khi đưa ra phác đồ điều trị. Điều này có được phải qua nhiều công đoạn nghiên cứu và theo dõi, ghi nhận cũng như đúc kết lại mới đưa ra các quy chuẩn sử dụng thuốc “Hợp lý- An toàn – Hiệu quả”. Nhằm phát huy hơn nữa về lĩnh vực dược cảnh giác, việc cần thiết là phải tiếp tục: ·Tăng cường hướng phục vụ cộng đồng, tăng cường niềm tin của cộng đồng trong đó có bệnh nhân vào thuốc và các sản phẩm dược mà họ sử dụng; ·Tăng cường trao đổi giữa nhân viên y tế và cộng đồng, đảm bảo rằng nguy cơ của thuốc đang được sử dụng đã được cân nhắc và kiểm soát. ·Cung cấp cho các cơ quan quản lý những thông tin cần thiết, tạo cơ sở cho việc ban hành các chế tài, khuyến cáo liên quan đến sử dụng thuốc. ·Đào tạo nhân viên y tế để có nhận thức về nguy cơ-hiệu quả của thuốc mà họ sẽ kê đơn, cấp phát cho bệnh nhân, người dân (điều trị hoặc dự phòng). Tài liệu tham khảo 1.Source: The Importance of Pharmacovigilance, WHO 2002 2.Lindquist M. Vigibase, the WHO Global ICSR Database System: Basic Facts. Drug Information Journal, 2008, 42:409-419. 3.http://www.who-umc.org/, accessed 10 February 2009. 4.Pharmacovigilance. Mann RD, Andrews EB, eds. John Wiley & Sons Ltd, Chichester, 2002. 5.Mann RD and Andrews EB. Pharmacovigilance. 2 nd edition. John Wiley & Son. 2007. 6.Meyboom RH et al. Pharmacovigilance in pespectives. Drug Saf 1999; 21: 429-447. 7.Safety Monitoring of Medicinal Products: Guidelines for Setting Up and Running a Pharmacovigilance Centre: http://www.who.int/medicinedocs/fr 8.Bégaud B, Moore N (2000). Départment de Pharmacologie, Université Bordeaux 2. 9.http://www.pharmacologie.u-bordeaux2...master-PEP.
|