Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 3 1 6 2
Số người đang truy cập
3 1 1
 Thư viện điện tử Thông tin-Tư liệu NCKH
Theo dõi phản ứng có hại của thuốc một công tác không thể thiếu trong lĩnh vực y học

Một phản ứng có hại của bất kỳ một thuốc (Adverse drug reaction_ADR) hoặc còn có tên gọi khác là Adverse drug event (viết tắt ADE) là một sự diễn tả ác tác dụng hay hậu quả không phong muốn hoặc các dấu hiệu “âm tính_negative” liên quan đến việc sử dụng các thuốc. Một phản ứng ADR cũng được xem là một loại tác dụng phụ đặc biệt (adverse effect). Vấn đề này về ngữ nghĩa và ý nghĩa khác với tác dụng phụ của một thuốc (side effect). Các nghiên cứu về ADRs liên quan đến một số lĩnh vực được biết như Dược cảnh giác (pharmacovigilance).

Phân loại:

ADRs có thể phân loại dựa trên nguyên nhân và độ nặng.

Nguyên nhân

  • Type A: tăng hiệu quả của tác dụng dược lý
  • Type B: hiệu ứng kỳ dị (hoặc đặc ứng)
  • Type C: hiệu ứng mạn tính
  • Type D: hiệu ứng chậm
  • Type E: hiệu ứng chấm dứt điều trị
  • Type F: thất bại điều trị

Types A và B được đưa ra thảo luận vào năm 1970, các type khác được đưa ra sau đó khi các tiêu chuẩn không đủ phân loại cho ADRs.

Tính nghiêm trọng và độ nặng (Seriousness and Severity)

Theo Quy định của tổ chức quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (American Food and Drug Administration_FDA) xác định một tác dụng ngoại ý nghiêm trọng một khi xảy ra một trong các hậu quả sau đây trên bệnh nhân:

  • Tử vong
  • Đe dọa tính mạng
  • Đòi hỏi nhập viện (một lúc hoặc kéo dài)
  • Tàn tật- tồn tại hoặc thay đổi thường xuyên, suy yếu, tổn thương hoặc suy yếu chức năng một cơ quan hoặc một tổ chức trong cơ thể bệnh nhân. Liên quan đến các hoạt động thể chất hoặc chất lượng sống của bệnh nhân.
  • Dị dạng bẩm sinh
  • Đòi hỏi phải can thiệp hoặc trợ giúp thường xuyên do các thương tổn, suy yếu.

Độ trầm trọng hoặc đọ nặng là một thang điểm dựa trên đánh giá chủ quan về mức độ nặng của thuốc đó gây ra. Thuật ngữ "severe" và "serious" khi áp dụng vào phản ứng có hại của thuốc khá khác nhau. Chúng rất dễ nhầm lẫn nhưng không thể thay đổi lẫn nhau được, đòi hỏi phải thận trọng trong cách dùng từ. Một cơn đau đầu dữ dội, nếu có đau cường độ mạnh, giống như một thang điểm chấm đau “visual analog scale" giúp chúng ta đánh giá được cường độ nặng của cơn đau. Mặt khác, có thể cơn đau đầu chưa bao giờ thấy nghiêm trọng, trừ phi nó phù hợp với tiêu chuẩn đặc ra có sẵn.

Tất cả nguy cơ thuốc (Overall Drug Risk)

Hiện chưa có một thang điểm đánh giá một cách chính thống để đánh giá cho tất cả các loại thuốc, chỉ có hướng dẫn của hệ đánh giá nguy cơ thuốc theo thang 5 màu (iGuard Drug Risk Rating System) tương tự như hệ Homeland Security Advisory System:

·Màu đỏ (nguy cơ cao)
 

·Màu cam ((nguy cơ tăng)

·Màu vàng (nguy cơ cần thận trọng, để ý)

·Màu xanh da trời (nguy cơ phổ biến)

·Màu xanh lá cây (nguy cơ thấp)

Vị trí xuất hiện phản ứng

Các tác dụng có hại có thể chỉ giới hạn tren một số vị trí hoặc phạm vi toàn thân, nơi mà thuốc gây phản ứng thông qua hệ tuần hoàn máu. Trong một số trường hợp, thuóc có thể gây triệu chứng toàn thân, mặc dù chúng được chỉ định là nhỏ mắt, nhỏ tai, nhỏ mũi, …vì một lượng nhỏ thuốc đã đi vào hệ tuần hoàn máu.

Cơ chế

Các nghiên cứu giải thích các cơ chế sinh hóa rằng các phản ứng ADRs Type B là ít gặp và thường gặp type A hơn. Cơ chế chung là:

  • Dược động học bất thường do
    • Những yếu tố di truyền
    • Tình trạng đi kèm
  • Hiệu ứng cộng lực giữa các thuốc
    • Một thuốc và một bệnh
    • Hai thuốc

Những bất thường về dược động học
 

Tình trạng bệnh cùng lúc

Nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt các bệnh gây suy thận, suy gan, có thể dẫn đến hoặc làm thay đổi chuyển hóa các thuốc. Các nguồn sẵn có thay đổi báo cáo về chuyển hóa thuốc do tình trạng bệnh gây nên hiện đăng tải rất nhiều.

Các yếu tố di truyền

Chuyển hóa thuốc bất thường có thể do các yếu tố di truyền hoặc sự oxy hóa phase I hoặc sự kết hợp ở phase II. Khía cạnh dược gen học (pharmacogenomics) là một lĩnh vực nghiên cứu về cơ bản di truyền của các phản ứng thuốc bất thường này.

Các phản ứng phase I

Quá trình di truyền của các alen bất thường của phức hợp cytochrome P450 có thể làm thay đổi quá trình chuyển hóa thuốc. Có nhiều bảng sẵn có để kiểm tra tuwng tác giữa các thuốc do tương tác với P450. Việc thừa hưởng men butyrylcholinesterase bất thường (pseudocholinesterase) có thể ảnh hưởng lên chuyển hóa thuốc như succinylcholine

Các phản ứng phase II

Thừa hưởng men N-acetyltransferase bất thường-loại men gắn kết các thuốc để hỗ trợ cho quá trình bài tiết, có thể ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa của các thuốc như isoniazid, hydralazine, procainamide. Thừa hưởng thiopurine S-methyltransferase bất thường có thể ảnh hưởng lên chuyển hóa của thuốc nhóm thiopurine như mercaptopurineazathioprine.

Tương tác giữa các thuốc với nhau

Nguy cơ tương tác giữa các thuốc với nhau tăng lên khi có hiện tượng polypharmacy.

Quá trình gắn kết protein

Các quá trình tuowng tác thường thoảng qua và biểu hiện nhẹ cho đến khi một quá trình mới được thiết lập. Điều này chủ yếu đối với các thuốc có pha đầu tiên chuyển hóa qua gan không nhiều. Các loại protein huyết tương chủ yếu gắn kết với thuốc là:

  1. Albumin
  2. α1-acid glycoprotein
  3. Lipoprotein

Một số tương tác thuốc với warfarin là do thay đổi gắn kết với protein.

Cytochrome P450

Các bệnh nhân có chuyển hóa bất thường bởi cytochrome P450 hoặc là do các alen thừa hưởng bất thường hoặc do tương tác thuốc bất thường.

Hiệu ứng cộng hợp

Một ví dụ về hiệu ứng cộng hợp/ cộng lực (hiệp lực) là 2 thuốc làm kéo dài khoảng QT.

Đánh giá nguyên nhân

Một thang điểm đơn giản sẵn có tại trang web http://www.annals.org/cgi/. Một phản ứng có hại của thuốc không nên đánh dấu như là một chỉ điển chắc chắn trừ khi ADR giảm bớt với một “challenge-dechallenge-rechallenge protocol”. Một thang điểm đánh giá phức tạp hơn là phiên bản Naranjo algorithm.

Giám sát và quản lý cơ thể

Nhiều quốc gia có các đơn vị hợp thức để giám sát độ an toàn của thuốc và các phản ứng có hại của thuốc. Về cấp độ quốc tế, WHO hoạt động theo Uppsala Monitoring Centre, European Union hoạt động theo European Medicines Agency (EMEA). Tại Mỹ, cơ quan FDA chịu trách nhiệm giám sát các nghiên cứu hậu thị trường.

 
Một số ví dụ về tác dụng ngoại ý liên quan đến một số thuốc đặc biệt

·Sẩy thai, sinh non hoặc xuất huyết tử cung liên quan đến thuốc misoprostol (Cytotec).

·Nghiện nhiều thuốc an thần gây ngủ, giảm đau như diazepam, morphine, ...

·Khuyết tật lúc sinh liên quan đến ThalidomideAccutane.

·Chảy máu đường tiêu hóa liên quan đến liệu pháp aspirin.

·Bệnh lý tim mạch liên quan đến chất ức chế COX-2 (Vioxx)

·Điếc và suy thận liên quan đến gentamicin.

·Tử vong sau làm giảm đau ở trẻ em có sử dụng propofol (Diprivan)

·Mất trí nhớ liên quan đến phẩu thuật bắt cầu trong tim mạch

·Tổn thương gan gây ra do interferon

·Đái tháo đường gây ra do thuốc chóng loạn thần không điển hình

·Tiêu chảy do sử dụng orlistat (Xenical)

·Rối loạn cương dương liên quan đến nhiều thuốc như thuốc chống trầm cảm

·Sốt liên quan đến tiêm vaccine (trước đây các vaccine sản xuất không đạt tiêu chuẩn, nhưBCG và bại liệt).

·Tăng nhãn áp liên quan đến thuốc nhỏ mắt chứa corticosteroid.

·Rụng tóc và thiếu máu gây ra do hóa liệu pháp điều trị ung thư, ung thư bạch cầu.

·Nhức đầu sau gây tê tủy sống

·Tăng huyết áp ở những người sử dụng ephedrine, nên FDA đã loại bỏ danh mục các dẫn chất thực phẩm bổ sung có chứa ephedrine.

·Chứng mất ngủ gây ra do dùng thuốc kích thích, Ritalin, Adderall.

·Tăng toan chuyển hóa liên quan đến sử dụng stavudine (Zerit, điều trị chống virus HIV) hoặc metformin (điều trị đái tháo đường).

·Tổn thương gan do thuốc paracetamol.

·Da đồi mồi và huyết khối liên quan đến sửu dụng các thuốc ngừa thai chứa estrogen như thuốc phối hợp ngừa thai đường uống.

·Bệnh lý thần kinh ngoại vi không thuận nghịch liên quan đến nhóm thuốc fluoroquinolone.

·Tiêu cơ vân liên quan với nhóm statins (thuộc hạ cholesterol máu)

·Động kinh gây ra do cắt thuốc benzodiazepine

·Buồn ngủ hoặc tăng thèm ăn do thuốc kháng histamine Một số thuốc kháng histamin được sử dụng để hỗ trợ giấc ngủ đã gây ra chứng buồn ngủ.

·Đột quỵ hoặc cơn đau tim liên quan đến dùng thuốc sildenafil (Viagra) khi đang dùngnitroglycerine

·Tự tử, có xu hướng tăng lên liên quan đến sử dụng fluoxetine và một số thuốc chống trầm cảm khác SSRI.

·Rối loạn trương lực chậm liên quan đến một thời gian dài dùng metoclopramide và nhiều thuốc chống loạn thần.

·Đứt hoặc xé toạc gân tư phát có liên quan đến nhóm thuốc fluoroquinolone, thậm chí xảy ra muộn sau 6 tháng điều trị kết thúc.

 
Khi đưa thuốc vào trong cơ thể, thuốc được xem là "chất lạ". Do đó, đối với thuốc, bất cứ dược chất nào cũng đều có khả năng gây dị ứng thuốc. Thống kê của Cục Quản lý Dược Việt Nam (Bộ Y tế), tại Việt Nam, từ năm 2001 đến năm 2008, các thuốc bị đình chỉ thu hồi chủ yếu là các dạng thuốc không bền vững dễ bị thay đổi do tác động của điều kiện môi trường: các thuốc kháng sinh, các chế phẩm men, thuốc đông dược. Cụ thể, số thuốc không đạt chất lượng phải thu hồi:

55 thuốc (năm 2001)

70 thuốc (năm 2002)

77 thuốc (năm 2003)

62 thuốc (năm 2004)

56 thuốc (năm 2005)

66 thuốc (năm 2006)

83 thuốc (năm 2007)

94 thuốc (năm 2008).

Riêng thuốc đông dược, phần lớn được sản xuất ở các doanh nghiệp chưa đạt GMP nên tỷ lệ thuốc đông dược không đạt chất lượng chiếm tỷ lệ cao: 24/54 mẫu thuốc sản xuất trong nước. Số lượng thuốc nhập khẩu không đạt chất lượng khá cao, đã thu hồi và đình chỉ 29 lô thuốc nhập khẩu, chiếm tỷ lệ 34,8%. Tỷ lệ thuốc giả phát hiện trong năm 2007 là 0,17%.

Năm 2008, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã nhận được trên 2.000 báo cáo về các trường hợp nghi ngờ phản ứng có hại của thuốc. Tuy nhiên, các chuyên gia dược khẳng định, đây là số liệu báo cáo quá nhỏ so với con số thực tế. Những báo cáo này cho thấy, hầu hết các trường hợp đều liên quan tới việc sử dụng các loại thuốc thường dùng tại Việt Nam như kháng sinh, thuốc trợ tim và thuốc giảm đau (nhóm kháng sinh chiếm nhiều nhất với gần 46%, các nhóm thuốc khác như kháng viêm không steroide NSAID là 9%, morphin và dẫn chất 1.1%, thuốc y học cổ truyền 2.7%, thuốc điều trị lao 14.7%... ). Song các số liệu trên chỉ là con số và số liệu vẫn chưa báo cáo đầy đủ. Vì tầm quan trọng của hoạt động thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc, từ năm 1994, với sự hỗ trợ chuyên gia và kinh phí của Tổ chức SIDA - Thuỵ Điển, Việt Nam đã bước đầu triển khai công tác này một cách có hệ thống. Cụ thể đã thành lập Trung tâm Theo dõi phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction_ADR) tại Hà Nội (năm 1994), Trung tâm Thông tin thuốc và ADR tại thành phố Hồ Chí Minh (1997) và là thành viên của Hệ thống theo dõi ADR quốc tế vào năm 1998. Trong giai đoạn 2004- 2008, hai Trung tâm này đã tiếp nhận 6.164 báo cáo về ADR; hoàn thành thẩm định 2.805 báo cáo ADR trong giai đoạn 2004-2006, đang thẩm định báo cáo năm 2007, 2008; tổ chức 60 lớp tập huấn thông tin thuốc và ADR cho cán bộ y tế; xuất bản một số tài liệu, poster về ADR.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng không ngừng hoàn thiện các quy định pháp lý về tổ chức, theo dõi ADR nói riêng và cảnh giác dược nói chung trong các văn bản: Luật Dược, các Quy chế thông tin, quảng cáo thuốc; đăng ký thuốc, quản lý chất lượng thuốc, thu hồi thuốc; tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực, các tổ chức quốc tế để triển khai hoạt động cảnh giác dược. Đặc biệt, ngày 30/6/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 154/2006/QĐ-TTg V/v phê duyệt Đề án “Quản lý nhà nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm giai đoạn 2006 – 2015”, trong đó có nội dung: kiện toàn Trung tâm Thông tin thuốc và ADR tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và thành lập 3 Trung tâm Thông tin thuốc và ADR khu vực miền núi phía Bắc, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Vừa qua, vào ngày 24 tháng 03 năm 2009, Bộ Y tế đã ký quyết định thành lập Trung tâm Thông tin và theo dõi phản ứng có hại của thuốc, trực thuộc Trường Đại học Dược Hà Nội. Việc thành lập Trung tâm nhằm giúp Bộ Y tế xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin thuốc và cảnh giác dược; cung cấp thông tin, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế, tư vấn dịch vụ về thông tin thuốc và cảnh giác dược. Từ nay đến năm 2010, Trung tâm sẽ tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu tổ chức các chương trình đào tạo nhân lực, xây dựng quy chế, các hoạt động cho công tác chỉ đạo tuyến, triển khai công tác tuyên truyền, xuất bản, thành lập nhóm tư vấn dược sĩ lâm sàng. Việc Bộ Y tế ký quyết định thành lập Trung tâm trên được đánh giá là bước đột phá quan trọng. Đây sẽ là đơn vị đầu ngành về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc, giúp Bộ Y tế xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin thuốc và cảnh giác dược.Cảnh giác dược bao gồm các hoạt động liên quan đến việc phát hiện, đánh giá, nghiên cứu và phòng tránh các phản ứng có hại hoặc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến thuốc. Tuy nhiên, hệ thống các trung tâm thông tin thuốc và theo dõi tác hại thuốc từ trung ương và các cơ sở điều trị trên toàn quốc đều chưa hoàn chỉnh về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ. Hiệu quả hoạt động phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài trợ, dự án. Đặc biệt, Việt Nam thiếu đội ngũ cán bộ được đào tạo đầy đủ về các phản ứng có hại của thuốc, các cán bộ y tế e ngại gửi báo cáo về ADR vì sợ trách nhiệm pháp lý, mất thời gian, không biết nguyên nhân do ADR hay sai sót do điều trị. Nhiều sản phẩm thuốc sau khi được cấp phép lưu hành, theo dõi qua một thời gian ngắn sử dụng đã phải rút khỏi thị trường vì gây ra những tác hại nghiêm trọng

Tuy nhiên, hoạt động thông tin thuốc và cảnh giác Dược tại Việt Nam còn hạn chế, không có định hướng lâu dài, đặc biệt giai đoạn sau 13 năm hỗ trợ của Tổ chức SIDA-Thuỵ Điển. Đó là, hệ thống thông tin thuốc và cảnh giác dược ở trung ương, khu vực, cơ sở điều trị: chưa hoàn chỉnh về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và cơ chế phối hợp; cán bộ triển khai thông tin thuốc và cảnh giác dược: thiếu, không chuyên trách, hạn chế kinh nghiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu (thông tin thuốc, phản ứng có hại của thuốc, cảnh giác Dược, dược lý, sinh hoá lâm sàng, dịch tễ, thống kê...); cơ sở vật chất: thiếu trang thiết bị, cơ sở dữ liệu, tài liệu chuyên môn; nhận thức về thông tin thuốc và cảnh giác Dược của cán bộ y tế, doanh nghiệp và người tiêu dùng hạn chế; hoạt động tiếp nhận và phản hồi báo cáo phản ứng có hại của thuốc không thường xuyên và kịp thời, thiếu chuyên gia thẩm định; công tác đào tạo, đào tào lại, thông tin, tuyên truyền không chú trọng; kinh phí hoạt động thông tin thuốc và cảnh giác Dược khó khăn, hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước; hợp tác quốc tế còn hạn chế, thiếu kế hoạch tổng thể và điều phối chung.

Để khắc phục tình trạng này và nhằm phát huy những kết quả bước đầu về hoạt động thông tin thuốc và Cảnh giác dược trong 13 năm qua, đặc biệt tạo bước đột phá trong giai đoạn 3-5 năm tới, Trường Đại học Dược Hà Nội, Cục Quản lý Dược Việt Nam phối hợp với Tổ chức Khoa học Quản lý về Sức khoẻ (MSK) tổ chức Hội thảo Đồng thuận về Cảnh giác dược vào ngày 25/3/2009. Tại Hội thảo, tiến sĩCao Minh Quang, Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định phần lớn mọi quốc gia trên thế giới đều thiết lập hệ thống và ban hành các quy định pháp lý về hoạt động thông tin thuốc, cảnh giác dược phù hợp với hệ thống y tế ở nước đó. Tuy nhiên, tại Việt Nam  những liên quan đến hoạt động này còn rất hạn chế, không có định hướng lâu dài dẫn đến việc trên thực tế nhiều sản phẩm thuốc sau khi được cấp phép lưu hành đã bị rút khỏi thị trường vì gây ra những tác dụng có hại nghiêm trọng, vượt trội hơn cả lợi ích điều trị của thuốc đó. Thạc sĩ Nguyễn Tiến Khoa, Vụ Điều trị (Bộ Y tế) cho biết nhiều loại thuốc tây, đông y do không biết cách sử dụng, sử dụng không đúng liều, không đúng thời điểm đã gây ra phản ứng thuốc rất hại cho người dùng. Tại Mỹ, người ta vừa công bố các loại thuốc kháng sinh như Cipro (hãng Bayer AG) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm và giãn đứt dây chằng. Cụ thể là các loại thuốc kháng sinh như Avelox (hãng Bayer); Facitve (Oscient) và Proquin XR (Depomed). Ngoài ra là các loại thuốc Levaquin và Floxin (Johnson & Johnson), Noroxin (Merck & Co). Các thuốc trên đều thuộc nhóm kháng sinh fluoroquinolon. Thực tế, các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và thuốc trợ tim rất hay gây tác dụng phụ đối với người sử dụng. Người ngoài 60 tuổi và những người từng cấy ghép các bộ phận trong cơ thể, dùng các loại thuốc chứa steroid và việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong việc điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra là nguy cơ rất tiềm tàng cho phản ứng có hại của thuốc. Với các thuốc kháng sinh nhóm flouroquinolon, người sử dụng có nguy cơ giãn dây chằng cao hơn từ 3 - 4 lần. Khi đã bị giãn dây chằng thì không có cách điều trị nào khác là phải phẫu thuật. Đã phẫu thuật rồi mà có bệnh nhân còn ở trong tình trạng không thể hoạt động bình thường trở lại.
 

·Trong giai đoạn từ 2006-2007: Đánh giá thực trạng hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm; Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm; Kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm từ trung ương đến địa phương; Đầu tư nâng cấp Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh, Viện Kiểm định quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế đạt tiêu chuẩn quốc tế; nâng cấp khoa kiểm nghiệm thực phẩm thuộc Viện Vệ sinh y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh thành Trung tâm Kiểm nghiệm thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế; Củng cố, kiện toàn và đầu tư nâng cấp về tổ chức, cơ sở vật chất và trang thiết bị cho 2 trung tâm thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh.

·Giai đoạn từ  2008 – 2012: Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm; Thành lập 3 Trung tâm thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc tại khu vực miền núi phía Bắc Đà Nẵng và Cần Thơ; Thành lập 3 trung tâm kiểm nghiệm thuốc, vắc-xin, sinh phẩm y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm tại khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long; Thành lập 3 trung tâm thử tương đương sinh học và đánh giá sinh khả dụng của thuốc tại các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn quốc tế; Thành lập Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia.

·Giai đoạn 2013 – 2015: Hoàn thiện và nâng cao năng lực bộ máy tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm.

Một số thông báo về phản ứng có hại của thuốc trên trang thông tin Drug information: Adverse drug reactions trong thời gian qua:

­Rifampicin + pyrazinamide có độc tính với gan hơn isoniazid: trong thời gian 1999 – 2001, theo dõi 224 bệnh nhân bắt đầu qui trình điều trị 2 tháng với pyrazinamid mỗi ngày 15mg/kg + rifampicin mỗi ngày 10mg/kg hoặc quy trình 6 tháng isoniazid mỗi ngày 300mg. Chức năng gan được xét nghiệm ở mức cơ bản và sau đó định kỳ từng tháng. Người dùng rifampicin + pyrazinamide mà có độc với gan (SGPT > 160 UI/L) được loại trừ khỏi nghiên cứu. Kết thúc điều trị ở 78/110 (71%) bệnh nhân trong nhóm rifampicin + pyrazinamide và ở 67/114 (59%) người thuộc nhóm isoniazid. Nói chung, số người có độc tính với gan là 14 (13%) ở nhóm rifampicin + pyrazinamide và là 5 (4%) ở nhóm isoniazid, phần lớn gặp độc tính sau khi khởi đầu dùng thuốc 2- 4 tuần. Độc tính nghiêm trọng với gan (SGPT > 1600 UI/L) gặp ở 2 bệnh nhân (5%) trong số 43 bệnh nhân đầu tiên dùng rifampicin+pyrazinamide. Trong số 67 bệnh nhân còn lại (uống rifampicin+pyrazinamide) không thấy có độc tính nghiêm trọng với gan.

­Ibuprofen làm tăng huyết áp ở bệnh nhân dùng thuốc ức chế men chuyển: Iburofen làm tăng rõ rệt huyết áp ở bệnh nhân đã được ổn định huyết áp bằng thuốc ức chế men chuyển; ngược lại, celecoxib hoặc nabumetone không có tác dụng ngoại ý này. Trong nghiên cứu đa trung tâm, chọn ngẫu nhiên, có kiểm soát với placebo trên tổng cộng 359 bệnh nhân (tuổi trung bình bằng 54) đang dùng thuốc ức chế men chuyển, chia ra nhóm nabumetone (n = 91; mỗi lần 1000mg, ngày hai lần), nhóm celecoxib (Celebrex; n = 87; mỗi lần 200mg, ngày 2 lần), nhóm ibuprofen (n = 90; mỗi lần 800mg, ngày 3 lần) và nhóm placebo (n = 91). Với mỗi thuốc dùng 4 tuần liền. So sánh với placebo thì ibuprofen làm tăng rõ rệt huyết áp tâm thu và tâm trương nhưng nabumetone và celecoxib làm tăng huyết áp không đáng kể và không khác biệt so với nhóm placebo. Nếu xét về tỷ lệ số bệnh nhân có tăng huyết áp tâm thu có ý nghĩa lâm sàng thì thấy rõ rệt nhất ở nhóm ibuprofen (16,7%), còn ở nhóm nabumetone (5,5%) hoặc ở nhóm celecoxib (4,6%) thì tỷ lệ này khác biệt không đáng kể so với nhóm placebo (1,1%). Các tác giả khuyên nên theo dõi chặt chẽ huyết áp ở bệnh nhân dùng phối hợp thuốc hạ áp và thuốc chống viêm không steroid và nên chọn nabumetone hoặc celecoxib và tránh phối hợp với ibuprofen, làm như vậy sẽ giảm thiểu sự tăng huyết áp.

­Dexamethasone làm giảm nguy cơ huyết khối tĩnh mạch so với prednisone: dùng dexamethasone thay prednisone làm giảm rõ rệt sự khởi đầu của huyết khối tắc mạch ở trẻ em bị bệnh bạch cầu nguyên lymphocyte. Nghiên cứu 280 trẻ dùng prednison và 56 trẻ dùng dexamethasone, kết quả thấy có 29 trẻ (10,4%) ở nhóm prednisone gặp tai biến về triệu chứng mạch máu, còn ở nhóm dexamethasone chỉ có 1 bệnh nhân (1,8%) các yếu tố nguy cơ có ở 24/29 huyết khối ở nhóm prednisone, trong khi ở nhóm dexamethasone chỉ có 1 trẻ bị huyết khối.

­Không có tăng nhồi máu cơ tim cấp với thuốc ức chế chọn lọc COX2: thuốc chống viêm không steroid (NSAID), loại ức chế chọn lọc COX2 như celecoxib (Clelebrex) và rofecoxib (Vioxx) không có vẻ làm tăng rõ rệt nguy cơ ngắn ngày về nhồi máu cơ tim cấp ở bệnh nhân cao tuổi trước đây chưa dùng NSAID. Ngay cả naproxen hoặc các NSAID không chọn lọc COX2 khác cũng không có tác dụng bảo vệ tim. Trong 4 năm, đã điều trị các bệnh nhân cao tuổi (≥ 66 tuổi) dùng celecoxib (n = 15.271), hoặc rofecoxib (n = 12.156), naproxen (n = 5.669), các NSAID không phải naproxen và không chọn lọc COX2 (n=33.868) so với nhóm chứng không dùng NSAID (n=100.000). So với nhóm chứng không dùng NSAID, thấy không có khác biệt về nguy cơ nhồi máu cơ tim giữa những người dùng celecoxib, refecoxib, naproxen hoặc dùng NSAID không phải naproxen. Các tác giả cho thấy từ điều tra trên, đã giảm bớt lo lắng về sự tăng gây nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp do celecoxib và rofecoxib nhưng còn phải nghiên cứu tiếp về nhận định của các tác giả khác về lợi ích bảo vệ tim của naproxen.

­Cơ quan Thực dược phẩm Mỹ cấm dùng chất bố sung chứa ephedrin: FDA vừa có thông báo cấm lưu hành các chất bổ sung dinh dưỡng có chứa Ma hoàng (và hoạt chất ephedrin), báo động cho người mua và thông báo cho các xí nghiệp dược phẩm đây là quyết định cuối cùng, với chứng cớ “các chất bổ sung dinh dưỡng chứa alcaloid ephedrin đã gây nguy cơ rất vô lý về bệnh tật”. Quyết định này phải được chấp hành trong vòng 60 ngày sau khi thông báo.

­Phối hợp các thuốc chống parkinson làm tăng rối loạn chức năng tim mạch: các nhà nghiên cứu Đức nhận định bệnh nhân Parkinson uống levadopa phối hợp với các thuốc khác chống Parkinson sẽ có tỷ lệ rối loạn chức năng tim mạch cao hơn nhóm chỉ dùng đơn độc levodopa. Đánh giá sự bất thường về điện tâm đồ, phản xạ tim mạch và về hạ huyết áp tư thế đứng ở 148 bệnh nhân (tuổi trung bình: 66,2) có bệnh Parkinson tự phát có uống levodopa riêng rẽ hoặc phối hợp với một trong các thuốc sau: bromociptine, ropiniorle, selegiline, thuốc đối kháng thụ thể acetylcholine, amantadine. Kết quả có bất thường về ECG ở 40-52% bệnh nhân dùng phối hợp thuốc, trong số đó có 48 – 56% người có tiền sử bệnh tim mạch. Ngược lại, bất thường về ECG chỉ có ở 20% bệnh nhân dùng đơn độc levodopa và cũng chỉ xảy ra ở người đang có bệnh tim mạch. Bất thường về ECG, phản xạ tim mạch và hạ huyết áp tư thế đứng hay xảy ra hơn ở người phối hợp levodopa với bromocriptine hoặc selegiline so với người chỉ dùng levodopa đơn độc. Amantadin và ropinrole ít có ảnh hưởng nhất tới các thông số chức năng tim mạch. Các bất thường về ECG, phản xạ tim mạch và sự hạ huyết áp tư thế đứng trước các cải thiện rõ rệt hoặc thuyên giảm ở các nhóm có dùng bromocriptine và selegiline mà ngừng dùng các thuốc này.

­Nhóm thuốc –Statin: những yếu tố nguy cơ về bệnh cơ và tiêu cơ vân: tại Australia có lưu hành 4 loại Statin (là thuốc ức chế HMG-CoA-reductase) để chống rối loạn lipid-máu, đó là simvastatin (Zocor), atorvastatin (Lipitor), pravastatin và fluvastatin. Mỗi statin đều có thể gây bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân. Cerivastatin (Lipobay) đã bị rút khỏi thị trường do tỷ lệ cao không chấp nhận được về tiêu cơ vân, có một số tử vong, đặc biệt khi phối hợp với gemfibrozil (Lopid). Tỷ lệ rối loạn cơ trong thử nghiệm lâm sàng với statin không có khác biệt rõ rệt khi so với nhóm placebo, nhưng tỷ lệ này sẽ tăng lên ở những người có kèm nhiều bệnh hoặc dùng nhiều thuốc có tương tác bất lợi với statin. Với simvastatin và atorvastatin, vì có qua chuyển hoá ở gan nhờ xúc tác của cytochrom P450 (CYP3A4), thì các yếu tố nguy cơ gây đau cơ, bệnh cơ và đặc biệt là tiêu cơ vân sẽ như sau: các chất ức chế sẽ chuyển hoá qua CYP3A4), cyclosporin, diltiazem, verapamil, kháng sinh nhóm macrolid, thuốc chống nấm nhóm azol, chất ức chế protease, nước quả bưởi; chất ức chế chuyển hoá qua đường khác: gemfibrozil; trạng thái bệnh lý: tiểu đường, suy tuyến giáp, bệnh gan thận; tuổi cao: trên 70 tuổi; liều cao statin: trên 40mg/ngày. Australia đã nhận được 91 báo cáo về tiêu cơ vân với simvastatin, 26 với atorvastatin và nhiều báo cáo về đau cơ, bệnh cơ hoặc tăng nồng độ creatin-kinase (CK) trong máu. Theo bảng dưới đây, riêng với simvastatin, thì các yếu tố nguy cơ hay gặp nhất mà gây tiêu cơ vân là tuổi tác ³ 70 tuổi (40 báo cáo), liều cao ³ 40mg (33 báo cáo), phối hợp với cyclosporin (19), gemfibrozil (21) ditiazem(20) và bệnh tiểu đường (15 báo cáo). Trên nửa tổng số trường hợp độc tính với simvastatin gây tiêu cơ vân là do nhiều yếu tố nguy cơ cộng lại. Người có nhiều yếu tố nguy cơ có thể gặp tiêu cơ vân dễ hơn là bị rối loạn cơ nhẹ hơn. Pravastatin và fluvastatin không chuyển hoá qua CYP3A4 nên ít bị tăng nồng độ trong huyết tương khi tương tác với các thuốc khác (xem bảng). Những yếu tố nguy cơ trội với pravastatin và fluvastatin thường là cao tuổi, liều cao. Số trường hợp tiêu cơ vân ở 2 thuốc này là thấp, có thể do ít có nguy cơ tương tác thuốc, cũng có thể do Australia ít dùng 2 loại statin này (từ 1992 đến 11/1993, 85% các statin được dùng ở Australia là simvastatin và atorvastatin).

Khuyến cáo cần thận trọng khi dùng liều cao của bất kỳ loại statin nào, chú ý đặc biệt đến người cao tuổi, người suy gan, suy thận, suy tuyến giáp, tiểu đường. Đặc biệt thận trọng khi phối hợp simvastatin (hoặc atorvastatin) với gemfibrozil, cyclosporin hoặc diltiazem, nhóm kháng sinh macrolid, nhóm chống nấm azol, khi đó cần tạm ngừng dùng statin. Người bệnh cần báo cáo ngay với thầy thuốc hoặc dược sĩ khi gặp đau cơ, yếu cơ, nhức cơ.

Tần số các yếu tố nguy cơ với statin gây rối loạn chức năng cơ

Statin

Bệnh cơ;

Tăng CK

% với các yếu tố nguy cơ

Tiêu cơ vân

% với các yếu tố nguy cơ

Simvastatin

Số báo cáo

(n=2493)

518

37%

92

94%

Atorvastatin

(n = 1055)

237

45%

26

73%

Pravastatin

(n = 442)

99

41%

5

80%

Fluvastatin

68

54%

2

100%

Tài liệu tham khảo

1.Nebeker JR, Barach P, Samore MH (2004). "Clarifying adverse drug events: a clinician's guide to terminology, documentation, and reporting". Ann. Intern. Med.140 (10): 795–801.

2.Aronson JK. Drug therapy. In: Haslett C, Chilvers ER, Boon NA, Colledge NR, Hunter JAA, eds. Davidson's principles and practice of medicine 19th ed. Edinburgh: Elsevier Science, 2002:147-63.

3."'Traffic-light' medicine risk website to launch". The Guardian. 2007-10-02. http://www.guardian.co.uk/business/2007/oct/02/7.

4.Rang, H. P. (2003). Pharmacology. Edinburgh: Churchill Livingstone. ISBN 0-443-07145-4. Page 146

5."Clinical Drug Use". http://www.clinicaldruguse.com/. Retrieved o­n 2007-09-18.

6.Phillips KA, Veenstra DL, Oren E, Lee JK, Sadee W (2001). "Potential role of pharmacogenomics in reducing adverse drug reactions: a systematic review". JAMA 286 (18): 2270–9.

7.Goldstein DB (2003). "Pharmacogenetics in the laboratory and the clinic". N. Engl. J. Med. 348 (6): 553–6.

8."Drug-Interactions.com". http://medicine.iupui.edu/flockhart/. Retrieved o­n 2007-09-18.

9.Weinshilboum R (2003). "Inheritance and drug response". N. Engl. J. Med. 348 (6): 529–37. Evans WE, McLeod HL (2003). "Pharmacogenomics--drug disposition, drug targets, and side effects". N. Engl. J. Med. 348 (6): 538–49.

10.DeVane CL (2002). "Clinical significance of drug binding, protein binding, and binding displacement drug interactions". Psychopharmacology bulletin. 36 (3): 5–21.

11.Benet LZ, Hoener BA (2002). "Changes in plasma protein binding have little clinical relevance". Clin. Pharmacol. Ther. 71 (3): 115–21.

12.Sands CD, Chan ES, Welty TE (2002). "Revisiting the significance of warfarin protein-binding displacement interactions". The Annals of pharmacotherapy 36 (10): 1642–4.

13."Drug-Interactions.com". http://medicine.iupui.edu/flockhart/. Retrieved o­n 2007-09-18.

14.Cohen JS (December 2001). "Peripheral neuropathy associated with fluoroquinolones". Ann Pharmacother 35 (12): 1540–7.

15.Casparian JM, Luchi M, Moffat RE, Hinthorn D (May 2000). "Quinolones and tendon ruptures". South. Med. J. 93 (5): 488–91. PMID 10832946.

 

Ngày 28/05/2009
Ths.Bs.Huỳnh Hồng Quang
(Biên dịch và tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích