Bạn biết gì về loài sán lá gan khổng lồ ký sinh trên hươu, nai Fascioloides magna ?
Sán lá gan khổng lồ Fascioloides magna (F.magna) còn gọi là giant liver fluke, với phân loại khoa học thuộc giới Animalia, ngành Platyhelminthes, lớp Trematoda, lớp phụ Digenea, Bộ Echinostomida, họFasciolidae, giống Fascioloides, tên chính thức là Fascioloides magna (Bassi, 1875). Fascioloides magna, còn được biết là loài sán khổng lồ, sán lá gan lớn ở châu Mỹ (large American liver fluke) hoặc sán lá gan ở hươu, nai (deer fluke). Đây là một trong những ký sinh trùng quan trọng ký sinh trên các động vật nuôi và động vật hoang dại ở bắc Mỹ và châu Âu. Sán trưởng thành nằm ở gan của vật chủ chính và ăn máu. Sán trưởng thành có kích thước 4-10cm x 2-3.5cm, có hình dạng oval thon dài theo chiều bụng lưng, có hai lỗ miện và lỗ bụng như các loài sán lá khác. Sán có màu nâu đỏ và được bao phủ bởi lớp tegument. Tương tự với các loại sán lá khác, chu kỳ sinh học của chúng bao gồm các pha phát triển trong các loài nhuyễn thể (động vật thân mềm) như trong thân ốc. Về lịch sử sán lá khổng lồ F.magna Loài ký sinh trùng Fascioloides magna rất quan trọng và có nguồn gốc ở khu vực Bắc Mỹ nhưng ký sinh trùng được giới thiệu thành ở châu Âu do nhập khẩu các động vật vào nửa sau thế kỷ 19. Do vậy ,mặc dù bắt nguồn từ Bắc Mỹ lần đầu tiên được mô tả là tại Ý. -Năm1875, Bassi đã quan sát thấy nhiều cái chết hàng loạt của dê đỏ ở khu công viên Hoàng gia gần Torino, Ý. Các dấu hiệu tương tự như bệnh sán lá gan lớn ở cừu, ông đặc tên là Distomum magnum. Tác giả tin rằng ký sinh trùng được giới thiệu tại công viên ở wapiti là các hươu, nai nhập từ Mỹ năm 1865. Hầu kết mọi người không chấp nhận loài mô tả của tác giả Bassi vì sự mô tả của ông ta quá sơ xài. Từ năm 1882 đến 1892, các sán này được ghi nhận ở nhiều vùng khác nhau của Mỹ và mô tả độc lập bởi nhiều tác giả; -Stiles (1894) đã chỉ ra rằng người Mỹ đã xác định loài trước đo so với của Bassi. Stiles đã mô tả chi tiết về hình thái học của sán trưởng thành và đặc tên nó là Fasciola magna (Bassi 1875) Stiles 1894. -Năm 1917, Ward cho biết nhờ vào sự phân biệt còn thiếu ở vùng nón phía trước và các vitellaria tại vùng bụng với các nhánh ruột, ông ta đã thiết lập nên một giống mới Fascioloides và đặt tên lại là Fascioloides magna (Bassi 1875) Ward 1917. -Năm 1895, Stiles đề nghị ra chu kỳ sinh học của sán rất giống với chu kỳ của Fasciola hepatica, chẳng hạn nó bao gồm một ốc sống trong nước đóng vai trò vật chủ trung gian. Ông cũng đã mô tả so sánh trứng và trùng lông của sán. Tuy nhiên, lần đầu tiên báo cáo về vật chủ trung gian của F. magna đã không được ấn bản mãi cho đến những năm 1930, chu kỳ hoàn chỉnh của F. magna, gồm tất cả giai đoạn ấu trùng đã được mô tả bởi Swales (1935) tại Canada. Chu kỳ sinh họcChu kỳ sinh học của F. magna tương đối phức tạp và gần giống với chu kỳ phát triển của các loài sán lá như F. hepatica. Một chu kỳ sinh học chi tiết của F. magna được mô tả đầy đủ bởi Swales (1935), Erhardová-Kotrlá (1971) và sau đó được tổng hợp đầy đủ bởi Pybus (2001). Những con sán trưởng thành sống từng cặp hoặc từng nhóm, cụm bên trong một vỏ xơtrong nhu mô gan của vật chủ chính. Các sán trưởng thành đẻ trứng mà sau đó chúng ta có thể thu được bên trong khoang của vỏ bao gan này. Vỏ (capsule) chứa một lượng lớn trứng và sau đó đổ vào trong đường dẫn mật. Các trứng thải qua đường mật vào trong hệ mật, vào ruột non và theo phân của vật chủ ra ngoài.Trứng theo phân ra ngoài và thải vào trong môi trường và thực hiện quá trình đóng phôi bên ngoài môi trường. Một vài yếu tố lý hóa, đặc biệt là nhiệt độ môi trường, độ ẩm và hàm lượng oxy ảnh hưởng lên sự hình thành phôi. Trong suốt quá trình hình thành phôi của trứng, một ấu trùng phát triển gọi là miracidium phát triển từ các tế bào mầm. Khi miracidium phát triển đầy đủ sẽ ly giải, giải phóng nắp (operculum) trứng nhờ vào một số men tiêu hủy protease. Giai đoạn hình thành phôi thay đổi từ 27-44 ngày trong điều kiện môi trường tự nhiên. Các miracidia có nhung mao (ciliated miracidia) đẻ vào trong nước và chúng di chuyển tìm đến các vật chủ trung gian thích hợp là các loài ốc nước ngọt thuộc họ ốc Lymnaeidae. Sau khi dính vào các vật chủ ốc thích hợp này, các miracidium đi xuyên vào trong cơ thể ốc, sau đó loại các lớp mao gọi là sporocyst. Các sporocysts được tìm thấy trong chân, trong cơ thể ốc, tuyến tiêu hóa, cơ quan sinh sản và túi thở của ốc. Các sporocysts chứa các tế bào mầm, rồi cho ra 106 rediae mẹ. Các rediae mẹ này giải phóng khỏi sporocyst và di chuyển vào trong các tuyến tiêu hóa, cơ quan thận, cơ quan sinh sản và túi thở của ốc. Mỗi con rediae mẹ có thể sinh ra đến 10 rediae cái. Tuy nhiên, chỉ có 3-6 rediae con có thể hoàn thành chu kỳ phát triển của mình. Ngược lại, mỗi redia con này có thể sinh 1-6 cercariae trong điều kiện thực nghiệm ốc nhiễm và 16-22 cercariae trong điều kiện tự nhiên. Cercariae trưởng thành thường ở trong cơ quan tiêu hóa của các con ốc. Các cercarie trưởng thành này sẽ lồi ra tự phát từ cơ thể ốc và bơi trong nước trong vòng 1-2 giờ trước khi chúng đóng kén trên các loài rau thủy sinh. Sau khi đóng kén sán được gọi là ấu trùng giai đoạn nhiễm hay metacercariae. Phát triển trong cơ thể ốc mất 40-69 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ và loài ốc. Các vật chủ chính tiêu hóa các rau thủy sinh chứa metacercariae. Trong dạ dày và ruột non, các metacercariae này sẽ kíhc thích thoát nang kén (excystation). Các sán non vừa thoát kén đi xuyên qua thành của vỏ bao gan Glisson và tiếp tục di chuyển đến nhu mô gan. Hiếm khi sán non xuyên đến các cơ quan khác như phổi hoặc thận. Tuy nhiên, trong các cơ quan này sán không thể sống được và khó có thể hoàn chỉnh để tạo nên sán trưởng thành. Trong nhu mô gan, các sán di chuyển trong nhu mô gan để tìm các sán khác. Khi con sán đã gặp được con sán khác, chúng dừng di chuyển và tạo lớp vỏ xơ quanh chúng. Trong bao, ký sinh trùng sẽ hoàn thành chu kỳ phát triển và bắt đầu đẻ trứng. Giai đoạn tiềm tàng từ 3-7 tháng, lệ thuộc vào các loài vật chủ khác nhau. Sán F. magna truởng thành có thể sống trong gan vật chủ đến 7 năm. Phân bố dịch tễ bệnh sán Fascioloides magna Hiện nay, F. magna mặc dù chỉ tìm thấy trước đây tại khu vực các quốc gia bắc Mỹ và châu Âu vì nơi đó phù hợp với các tập quán cũng như có những vật chủ trung gian rất nhạy cảm. Tuy nhiên, trong thời gian qua một số báo cáo cũng đã công bố rải rác có sự xuất hiện của bệnh này tại các lục địa khác do hiện tượng nhập khẩu động vật vào Nam Phi, Úc, Cuba. Trong tất cả các trường hợp, động vật nhiễm (bò cái tơ của người Bà La Môn, bò đực, nai sừng tấm) nhập khẩu từ Mỹ và Canada. Tại Bắc Mỹ (North America) Trong suốt thế kỷ 20, ký sinh trùng F. magna được phát hiện và báo cáo ở các bang của Mỹ làArkansas, California, Colorado, Illinois, Iowa, Kansas, Louisiana, Michigan, Minnesota, Montana, New York, Oklahoma, Oregon, South Carolina, Texas, Washington, Wisconsin. Tại Canada, sán cũng được báo cáo ở Alberta, British Columbia, ontario, Quebec. Hiện tại, F. magna được xem là bệnh động vật của 5 vùng chính: (1) Vùng Great Lakes; (2) Vịnh Gulf coast, vùng thấp của Mississippi, nam bờ biển Atlantic; (3) Bắc Đại Tây Dương; (4) Vùng Rocky Mountain; (5) Bắc Quebec và Labrador. Tuy nhiên, trong một vùng rộng lớn, sự có mặt của sán khổng lồ thay đổi khác nhau theo từng vùng địa phương. Tại châu Âu (Europe) Fascioloides magna lần đầu tiên phát hiện bởi tác giả Bassi ở gần Torino, Ý. Mặc dù công trình nghiên cuứ của Bassi, nhưng không có dữ liệu liên quan đến sự xuất hiện của F. magna ở châu Âu. Tại châu Âu, mãi đến năm 1930 mới báo cáo. Tại lãnh thổ Czech, Ullrich đã báo cáo ca đầu tiên của ký sinh trùng F. magna trên hươu, nai bỏ hoang cuối những năm 1930. Đồng thời khi đó, Salomon (1932) đã chẩn đoán sán trên một con hươu đỏ bị bắn gần Görlitz (Saxony) tại Đức. Các thử nghiệm, điều tra khác nhau về loài sán này cũng được ghi nhận ở Ý và Ba Lan. Từ năm 1948 đến năm 1961, xuất hiện rải rác ký sinh trùng trên hươu đỏ (Cervus elaphus), hươu hoang dại (Dama dama) con hoẵng (Capreolus capreolus) cũng được một số tác giả báo cáo tại Czechoslovakia cũ. Tuy nhiên, tất cả các báo cáo đều được ấn bản dựa trên các khám phá tình cờ trên con hươu bị bắn và không có báo cáo nào ghi nhận nhiễm hàng loạt. Những năm 1960, một số vụ dịch F. magna trên các hươu nai được báo cáo tại một số vùng của Czechoslovakia cũ. Tỷ lệ mắc mới từ 70-80 % trên hươu đỏ (hung) và lượng ký sinh trùng cao nhất là 144 con sán. Ngoài ra, những cái chết đột ngột cũng được báo cáo tự do trên hươu, nai. Tỷ lệ tử vong cao nhất được ghi nhận là trên con hoẵng ở hạt Písek thuộc khu vực nam Bohemia củaCzechoslovakia cũ. Ngoài ra, trong cùng một vùng thì ký sinh trùng được tìm thấy nhiều trong gan của gia súc tại các lò giết môt gia súc. Erhardová-Kotrlá (1971) xác định hươu đỏ, hươu hoang dại và con hoẵng là các vật chủ chính của sán F. magna ở châu Âu. Năm 1960, F. magna được xem là bệnh động vật ở tại quốc gia Czechoslovakia cũ, chủ yếu 4 vùng chính: (1) České Budějovice và hạt Třeboň, bao gồm Nové Hrady Mountains; (2) Vùng dọc theo Vltava River trên các đồi Vltava-Týn gần Hluboká và Bechyně; (3) Hạt Písek và Milevsko; (4) Các dãy núi Brdy và Hřebeny. Những năm sau đó, F. magna chỉ được báo cáo từ các vùng này. Gần đây, sự phân bố địa lý của sán F. magna trên hươu nai đã được xác định tại cộng hòa Czech Republic. Sán lá gan khổng lồ được xác định trong các vùng vào những năm 1960. Tuy nhiên, có 7 vùng mới có F. magna được khám phá cho thấy rằng ký sinh trùng đã lan rộng khắp CH Czech. Ngoài ra, sự xuất hiện của F. magna tại núi Šumava Mountains có tầm quan trọng về mặt dịch tễ học do khả năng lan rộng ký sinh trùng này sang Đức (Bavaria). Trong vài năm qua, một vùng lưu hành bệnh động vật mới ở châu Âu đã hình thành là tại Danube, Trung Âu. Năm 1988, F. magna được phân lập trên các hươu nai cái 3 tuổi đã chết gần lưu vực sông khu vực trồng cây thủy sinh Gabčíkovo ở Danube River tại Slovakia. Như thế, ký sinh trùng đã lan khắp lưu vực sông Slovakian Danube. Ngay sau khi ca đầu tiên báo cáo tại Slovakia, thì sán F. magna đã được tìm thấy trên hươu nai đỏ ở các vùng của Hungaria như vùng rừng ngập nước Danubian. Tỷ lệ mắc bệnh như những tác giả khác lên đến 90 %. Nhiễm ký sinh trùng F. magna trên các loài hươu, nai được xem là vấn đề cần quan tâm ở khu vực bắc Hungary (Szigetköz) và nam lãnh thổ Danubian tại vùng Gemenc. Kể từ mùa thu năm 2000, sán F. magna đã được tìm thấy ở lãnh thổ Úc, đông của nước Áo. Năm 2000-2001, tỷ lệ mắc bệnh tại Úc và Áo là 66.7 %. Sự xuất hiện của sán khổng lồ châu Mỹ được báo cáo ở Croatia vào tháng 1.2000. Tỷ lệ mắc bệnh fascioloidosis trên các hươu, nai hung ở Hungary là 21.1-60.7 % từ năm 1998-2005. Trong quá trình giải phẩu tử thi của 459 gan hươu (sử dụng kỹ thuật Egri), số lượng sán trên mỗi vật chủ từ 1-138 con từ giai đoạn năm 1998-2005. Liên quan đến vùng lưu hành F. magna ở khu vực phân ranh nước của Danube River watershed, thì cũng có xuất hiện loài sán này chứ không nhất thiết từ trong quá khứ. Nguồn gốc của quần thể sán khổng lồ F. magna ở các rừng ngập lũ của Danubian ở trung Âu vẫn chưa tìm hiểu rõ ràng. Các vật chủ chính Hươu đuôi trắng – một trong những vật chủ chính của sán F.magna à Nhiễm trùng tự nhiên F. magna xảy ra đầu tiên trên các loài hươu, nai và bò. Mặc dù nhiều loài cũng nhạy cảm với loài này và góp phầncó ý nghĩa trong duy trì quần thể sán cho chúng. Tại bắc Mỹ, các vật chủ chính thường gặp của chu kỳ sinh học của sán khổng lồ là hươu, nai hai sừng ở bắc Mỹ hay hươu Canada (Cervus elaphus canadensis), hươu đuôi trắng (Odocoileus virginianus) và tuần lộc caribou (Rangifer tarandus). Tại châu Âu, F. magna thường có mặt ở trên hươu đỏ hay hung (Cervus elaphus), hươu hoang dại (Dama dama) và con hoẵng (Capreolus capreolus). Các vật nuôi cũng nhạy với nhiễm tự nhiên với loài sán F. magna. Tuy nhiên, nhiễm trùng không tiềm tàng và các vật nuôi không góp phần vào sự nhân giống rộng rãi của loài ký sinh trùng trong môi trường; ở bắc Mỹ thì loài sán khổng lồ thường tìm thấy trên gia súc, cừu và dê ở các vùng mà F. magna là bệnh động vật lưu hành ở hươu. Ngược lại, F. magna hiếm khi xuất hiện trên các động vật nhai lại nuôi ở châu Âu. Chỉ có những vật chủ chính bản địa đầu tiên của F. magna là hươu đuôi trắng. Những loài nay, sán ký sinh trong thời gian có thể coi là dài nhất trong lịch sử. Các loài hươu khác xuất phát từ vùng Eurasian và đi vào Bắc Mỹ trong suốt kỷ nguyên Pleistocene và thường trùng lắp với các hươu tai trắng ở một số vùng phía bắc Mỹ. Chúng có thể nhiễm F. magna thuộc các biotopes phân chia. Danh mục các vật chủ chính tự nhiên của loài sán F. magna được trình bày trong bảng dưới đây. Tên của các loài vật chủ | Tên latin của các loài | Tại Bắc Mỹ | | Bò rừng Bizon | Bison bison | Hươu đuôi đen | Odocoileus hemionus columbianus | Hươu Caribou | Rangifer tarandus | Cattalo | Bos taurusBison bison | Các loài gia súc nói chung | Bos taurus | Lợn cỏ peccaray | Dicotyles tajacu | Dê | Capra hircus | Ngựa | Equus caballus | Lạc đà không bướu | Lama glama | Nai sừng tấm Bắc Mỹ | Alces alces | Hươu nai Mude | Odocoileus hemionus hemionus | Heo | Sus scrofa var. domesticus | Cừu | Ovis aries | Hươu Canada | Cervus elaphus canadensis | Hươu đuôi trắng | Odocoileus virginianus | Lợn đực hoang dại | Sus scrofa | Bò Tây tạng | Bos grunniensis | Tại châu Âu | | Bò xanh | Bosephalus tragocamelus | Gia súc | Bos taurus | Hươu hoang dại | Dama dama | Dê | Capra hircus | Ngựa | Equus caballus | Hươu hung (đỏ) | Cervus elaphus | Hoẵng | Capreolus capreolus | Nai | Cervus unicolor | Cừu | Ovis aries | Hươu nai Sika | Sika nippon | Hươu đuôi trắng | Odocoileus virginianus | Lợn đực hoang dại | Sus scrofa |
Các vật chủ liên quan đến chu trình sinh bệnh, triệu chứng, bệnh học và sinh lý bệnh Theo một số tác giả ở Mỹ, hiện có 3 loại vật chủ chính tồn tại - (1) Vật chỉ xác định (definitive hosts)
- (2) Vật chủ ngõ cụt (dead-end hosts)
- (3) Vật chủ lạc chủ (aberrant hosts)
Bệnh học của nhiễm ký sinh trùng F. magna khác nhau theo từng loại vật chủ những một số đặc điểm là chung quy từ các loại vật chủ trên. Tổn thương đầu tiên thường xảy ra ở gan và có liên quan đến tổn thương cơ học do quá trình di chuyển của sán non hoặc quá trình đóng vỏ xơ hóa thứ phát của các sán trưởng thành. Đặc điểm hay gặp nhất của nhiễm sán F. magna là xuất hiện nhiều hạt sắc tố trong các cơ quan ổ bụng và vùng ngực, đặc biệt là vùng gan. Các hạt sắc tố do sán ăn máu rồi phóng thích, gây tổn thương. Các hạt sắc tố (pigment) bên trong mô là kết quả của quá trình sán non di chuyển và tích tụ bên trong các tế bào gan mà không được hấp thu trở lại. Vật chủ chính Các lớp vỏ xơ hóa trong nhu mô gan của các laòi hươu hung nhiễm F. magna. Vật chủ chính trước tiên ở thế giới mơi (New World) và một số hươu nai ở thế giới cổ (Old World). Trong các vật chủ chính, các sán đóng vỏ với lớp vỏ xơ mỏng tại các đường mật.Trứng thải vào trong hệ đường mật, rồi vào ruột non và thải ra theo phân của vật chủ. Do vậy, đây là quá trình nhiễm tiềm tàng. Lớp vỏ xơ hóa là quá trình đáp ứng chống lại giữa vật chủ với ký sinh trùng và là động lực sinh bệnh của sự nhiễm ký sinh trùng F. magna. Chúng thường chứa từ 2-5 con sán, dịch màu đen – xám, kèm theo trứng và các tế bào hoại tử hay tế bào mảnh vụn. Nhiễm ký sinh trùng F. magna trong các vật chủ chính thường không có triệu chứng lâm sàng (subclinical). Tuy nhiên, những cái chết hàng loạt gây ra bởi các sán này trên các loài hươu, nai, hoẵng đã được ghi nhận. Tử vong, gầy sút cân, suy nhược và giảm số lượng gạc (antlers) có thể xảy ra rải rác. Ngoài ra, các triệu chứng thần kinh cũng rất hiếm thấy. Trên ca đầu tiên, sự di chuyển chậm chạp của các con hươu nai nhiễm bệnh đã nhận định trên cả thực nghiệm lẫn thực địa. Các tác giả cho rằng các triệu chứng như thế có thể liên quan đến hội chứng não gan. Một số tác giả khác cho thấy có dấu hiệu liệt từng phần một cách tự nhiên trên các con hươu, nai Canada do sán non di chuyển đến và gây tổn thương phần cột sống. Các dữ liệu về sinh hóa và huyết học cũng đã ghi nhận trên các vật chủ chính, cho thấy có giảm Hb, tăng γ-globulins, tăng bạch cầu ái toan trong huyết thanh. Vật chủ ngõ cụt (Dead-end hosts) Các vật chủ ngõ cụt thường là các con vật lớn như bò, lạc đà không bướu, lợn, ngựa và một số con hươu nai thuộc thế giới Old World. Nhiễm ký sinh trùng trên các vật chủ ngõ cụt này có biều hiện tạo xơ quá mức, đóng vách dày quanh con sán bên trong nhu mô gan và các hạt sắc tố màu đen ở những mô cơ quan khác nhau. Kể cả những đường mật hay mạch máu đi ra đều bị tắc nghẽn toàn bộ và tạo mô sợi. Các trứng đẻ ra không thể đổ vào hệ đường mật, và do vậy nhiễm trùng không công nhận chính thức. Ngoài ra, các sán hiếm khi trưởng thành trong các vật chủ ngõ cụt này có thể do cơ chế đáp ứng miễn dịch mạnh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các trứng F. magna trong phân của các con bê trên mô hình thực nghiệm cũng đã được báo cáo. Về mặt sinh lý bệnh hoặc triệu chứng lâm sàng trên các vật chủ ngõ cụt này ít được nghiên cứu. Trên các gia súc, sự gia tăng đáng kể các bạch cầu eosine ở máu ngoại vi, tăng nhẹ AST và GGT cũng là các chỉ điểm. Trong khi các tác giả Mỹ không mô tả bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào trên gia súc thì các triệu chứng như chán ăn và sụt cân lại được ghi nhận đầy đủ trên các con bò ở Czechoslovakia cũ. Các vật chủ lạc hay lạc chủ (Aberrant hosts) Trước khi vào phần này, chúng ta nhìn xem hình ảnh giải phẩu tử thi của các con dê nhiễm sán F. magna với hình ảnh xơ hóa giữa gan và cơ hoành. Các vật chủ không chính thống hay lạc chủ của loài ký sinh trùng F. magna là cừu và dê. Tuy nhiên, quá trình diễn biến nhiễm giống như các loài heo, thỏ, cừu hoang (Ovis canadensis) và sơn dương (Rupicapra rupicapra) gây nhiễm thực nghiệm. Sự nhiễm ký sinh trùng trên các vật chủ khác này có biểu hiện sán non lang thang quá mức và cuối cùng là gây chết vật chủ. Các vật chủ này chết thường trong vòng 6 tháng sau khi nhiễm và tử vong có liên quan đến viêm phúc mạc cấp tính hoặc xuất huyết kéo dài gây ra do sán di chuyển. Trên các vật chủ, sán không thể trưởng thành và di chuyển cho đến lúc vật chủ chết. Đôi khi, một số sán trưởng thành và khi đó trứng cũng được tìm thấy trong phân. Các tổn thương gan trong các vật chủ lạc này thường dính gan với cơ hoành, sinh hạt sắc tố đen, tạo u máu, hoại tử và xuất huyết ở những nơi mà sán định vị. Trong khi thiếu các hình ảnh vỏ xơ trong nhu mô gan, các sán trong các bao xơ cũng được phát hiện trong các con cừu. tuy nhiên, vạch của bao xơ khác nhau giữa các vật chủ bò và hươu nai. Đặc điểm nổi bật là một sự xơ hóa lan tỏa khắp gan và xuất huyết với hình ảnh nhiều hồng cầu chứa bên trong, hạt sắc tố màu đen và các tế bào mảnh vụn. Tổn thương gan có hình ảnh thâm nhiễm bạch cầu eosin và bào tương, các đại thực bào pigment-laden. Cừu và dê chết đột ngột không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào trước đó. Chỉ có tăng bạch cầu ái toan và tăng nhẹ γ-globulin trên các con cừu gây nhiễm thực nghiệm. Gần đây, một số thay đổi về thông số sinh hóa và huyết học cũng đã được báo cáo trong một số dê nhiễm bệnh. Tăng GLDH (glutalaldehyde dehydrogenase) đáng kể ghi nhận ở thời điểm 14 tuần sau khi cho dê nhiễm F. magna. Các vật chủ trung gian Các vật chủ trung gian của loài sán F. magna ở châu Âu- là các loài ốc nước ngọt như G. truncatula (hình bên). Từ khi có mặt vật chủ trung gian thì rất cần thiết để hoàn thành chu kỳ sinh học của sán và khi đó những con ốc đóng một vai trò quan trọng như vật chủ trung gian của F. magna. Các vật chủ trung gian của sán khổng lồ thuộc họ ốc Lymnaeidae. Tại bắc Mỹ, tổng số có 10 loại ốc lymnae đóng vai trò vật chủ trung gian của sán lá F. magna. 6 trong 10 loài ốc ở bắc Mỹ này được tìm thấy nhiễm một cách tự nhiên và 4 loài ốc còn lại chỉ nhiễm thực nghiệm. Ngoài ra, các loài ốc ở Úc Austropeplea (Lymnaea) tomentosa cũng đã có mặt ở bắc Mỹ và ký sinh trùng này có thể hoàn thành chu kỳ sinh học của chúng. Những vật chủ ốc trong tự nhiên hay gặp nhất ở Bắc Mỹ là Fossaria (Galba) modicella, Stagnicola (Lymnaea) caperata và Fossaria (Galba) bulimoides techella. Tại châu Âu, một vật chủ trung gian được biết đến mãi đến những năm 1960. Thời điểm ban đầu, Ślusarski cho rằng ốc Lymnaea stagnalis có thể đóng vai trò vật chủ trung gian của sán F. magna tại châu Âu. Tuy nhiên, giả định của ông ta không được xác định trong điều kiện thực nghiệm cũng như trên môi trường thực địa. Năm 1961, tiến sĩ Erhardová mô tả chu kỳ của F. magna dựa trên sự quan sát các ốc nhiễm trên điều kiện tự nhiên và thực nghiệm. Bà ta đã xác định Galba truncatula là vật chủ trung gian của sán này tại châu Âu. Trong những công trình nghiên cứu sau đó, tác giả đã tìm ra các loài ốc khác từ Czechoslovakia cũ. Tuy nhiên, G. truncatula cũng được xác định một lần nữa và khẳng định đây là vật chủ trung gian duy nhất của F. magna. Năm 1979, Chroustová đã báo cáo gây nhiễm thực nghiệm thành công với Stagnicola (Lymnaea) palustris của sán F. magna. Bà ta cho rằng có thể loài này cũng giữ vai trò là vật chủ trung gian của sán trong môi trường. Tuy nhiên, không thấy tình trạng ốc nhiễm trong tự nhiên. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra một loại ốc lymnae khác là Radix peregra, có thể liên quan đến lan truyền củasán F. magna tại châu Âu. Ý kiến này đã được ủng hộ do chu trình gây nhiễm thực nghiệm thành công của R. peregra trong labô cũng như tìm thấy bằng chứng nhiễm trong điều kiện tự nhiên. Các thử nghiệm này cho thấy phổ vật chủ trung gian của loài sán khổng lồ này rất lớn ở bắc Mỹ cũng như ở châu Âu. Danh mục các vật chủ trung gian của sán F. magna được trình bày theo bảng dưới đây: Các loài ốc Đã phát hiện | Nhiễm tự nhiên | Nhiễmthực nghiệm | Quốc gia | Bắc Mỹ | | | | Fossaria (Galba) bulimoides techella | + | + | Mỹ | Fossaria (Galba) modicella | + | + | Mỹ, Canada | Pseudosuccinea columella | + | + | Mỹ | Fossaria (Galba) parva | + | + | Canada | Stagnicola palustris nuttalliana | + | + | Canada | Lymnaea stagnalis | - | + | Mỹ | Stagnicola palustris | - | + | Mỹ | Stagnicola (Lymnaea) caperata | + | + | Mỹ | Lymnaea ferruginea | - | + | Mỹ | Austropeplea (Lymnaea) tomentosa | - | + | Australia | Lymnaea umbrosa | - | + | Mỹ | Châu Âu | | | | Galba truncatula | + | + | CH Czech | Stagnicola (Lymnaea) palustris | - | + | CH Czech | Omphiscola glabra | - | + | Pháp | Radix peregra | + | + | CH Czech |
Chẩn đoán bệnh Trong khi các trứng sán F. magna gần giống như của sán lá gan lớn F.hepatica, sự tương tự này sẽ khó phân biệt, trứng thường không thải qua phân của cừu và gia súc (sán F.magna) trong khi trứng sán F.hepatica thường gặp có thải ra từ các con vật này. Xem lại các hình ảnh sán qua mổ tử thi cũng như định danh thích hợp F. hepatica hoặc F. gigantica sẽ đưa ra chẩn đoán thích hợp nhất. Khi các vật nuôi và hươu nai này cùng thả trên một bải cỏ hay khu chăn nôi thì sự xuất hiện bệnh do F. magna nên lưu ý và có thể đồng nhiễm 2 loài sán này với nhau xảy ra. Điều trị và phòng chống bệnh do sán F. magna Để phòng chống bệnh sán khổng lồ này trên các động vật thành công là nên áp dụng các thuốc điều trị giun sán bỏ vào chế độ ăn của chúng. Thuốc nên có mùi thơm và vị dễ chịu và dễ uống. Ngoài ra, nên điều trị đủ liều trong phạm vi đủ rộng, chẳng hạn cân nhắc giữa liều điều trị và liều liều gây độc tối thiểu. Do đó, các thuốc điều trị giun sán phải hiệu quả trên các vật nuôi phải được thử nghiệm trước đó. Một số thuốc, có tên gọi như Oxyclosanide, Rafoxanide, Albendazole, Diamphenetide, Closantel, Clorsulon, Triclabendazole đã được sử dụng điều trị và phòng bệnh cho sán F. magna ở các hươu nai. Tuy nhiên, hiệu quả cũng rất khác nhau giữa các tác giả. Cũng giống như nhiễm sán lá gan lớn F. hepatica và được điều trị bằng triclabendazole, thì thuốc triclabendazole cũng tỏ ra hiệu quả nhất với F. magna. Bệnh Fascioloidosis của hươu nai nàyđã được phòng thành công bằng thuốc triclabendazole ở Mỹ, Triclabendazole với Levamizole ởHungary, Canada, Austria, Croatia. Ngược lại, rafoxanide thường dùng nhất ở cộng hòa Czech, Slovakia và Hungary. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy sử dụng rafoxanide để phòng bệnh F. magna nên được cân nhắc. Tiếc thay, Rafoxanide tên thương mại là Rafendazol, Premix chỉ là thuốc đăng ký để điều trị cho các động vật hoang dại. Triclabendazole và các thuốc khác được xem như thuốc điều trị cho vật nuôi và nó có thể sử dụng. Bệnh có thể truyền sang người hay không? Hiện nay dường thông tin về các ca bệnh sán khổng lồ này trên người chưa được thấy báo cáo và đăng tải trên phương tiện hoặc các kênh thông tin khác nhau, đặc biệt các trang web y học. Dẫu sao, về chu kỳ cũng như các vật chủ trung gian truyền bệnh của loài sán này (ốc và gia súc hoặc vật nuôi) rất giống với bệnh sán lá gan lớn ở người. Trước đây, bệnh sán lá gan lớn cũng được xem là bệnh do nhiễm tình cờ và lạch chủ, song gần đây (2005-2008), các nhà khoa học đã đề nghị xem đây là một bệnh ký sinh trùng nghiêm trọng ở người, có lẽ điều đó là do dần dần sán đã thích nghi với điều kiện sẵn có trên người. Còn loaì sán khổng lồ thường có các vật chủ chính là các loài giống như bệnh sán lá gan lớn có lây truyền sang người hay không vẫn còn cần nhiều nghiên cứu trên phạm vi rộng để chứng minh. Tài liệu tham khảo 1.Pybus, M.J., 2001. Liver flukes. In: Samuel, W.M., Pybus, M.J., Kocan, A.A. (eds.), Parasitic diseases in wild mammals, Iowa State Press, Iowa City, pp 121–149. 2.Špakulová, M., Rajský, D., Sokol, J., Vodňanský, M., 2003. Giant liver fluke (Fascioloides magna), an important liver parasite of ruminants. Parpress, Bratislava, 61 pp. 3.Novobilský, A., Horáčková, E., Hirtová, L., Modrý, D., Koudela, B., 2007. The giant liver fluke Fascioloides magna (Bassi, 1875) in cervids in the Czech Republic and potential of its spreading to Germany. Parasitology Research 100, 549–553. 4.Ursprung, J., Joachim, A., Prosl, H., 2006. Epidemiology and control of the giant liver fluke, Fascioloides magna, in a population of wild ungulates in the Danubian wetlands east of Vienna. 5.Marinculic, A., N. Dzakula, Z. Janicki, Z. Hardy, S. Lucinger, T.Zivičnjak (2002). "Appearance of American liver fluke (Fascioloides magna, Bassi,1875) in Croatia - a case report". Vet. arhiv 72: 319–25. 6.McClanahan SL, Stromberg BE, Hayden DW, Averbeck GA, Wilson JH (01 July 2005). "Natural infection of a horse with Fascioloides magna". J. Vet. Diagn. Invest. 17 (4): 382–5. 7.Novobilský, A., Horáčková, E., Koudela, B., 2005. Current distribution of the giant liver fluke Fascioloides magna in the Czech Republic. Proceedings of the 13th Helminthological Days Held at Ředkovec, Czech Republic, May 9-13th 2005. Helminthologia 42, 181–182. 8.Sharma, A., 2002. Final diagnosis: Fascioloides magna in spinal cord. 9.Novobilský, A., Kašný, M., Mikeš, L., Kovařčík, K., Koudela, B., 2007. Humoral immune responses during experimental infection with Fascioloides magna and Fasciola hepatica in goats and comparison of their excretory/secretory products. Parasitology Research 101, 357–364. 10.Novobilský, A., Pavlata, L., Mišurová, Ľ., Antoš, D., Koudela, B., 2006. Porovnání průběhu infekce Fascioloides magna a Fasciola hepatica u experimentálně infikovaných koz. Proceedings of the 7th Slovakian and Czech Parasitological Days, Modra-Harmónia, Slovakia, May 23-27th 2006, p 27. 11.Faltýnková, A., Horáčková, E., Hirtová, L., Novobilský, A., Modrý, D., Scholz, T., 2006. Is Radix peregra a new intermediate host of Fascioloides magna (Trematoda) in Europe? Field and experimental evidence. Acta Parasitologica 51, 87–90. 12.Sinitsin DF (1930). "A note on the life history of the large American liver fluke, Fasciola magna (Bassi)". Science 72: 273–4. 13.Rondelaud, D., Novobilský, A., Vignoles, P., Treuil, P., Koudela, B., Dreyfuss, G., 2006. First studies on the susceptibility of Omphiscola glabra (Gastropoda: Lymnaeidae) from central France to Fascioloides magna. Parasitol Res 98, 299-303. 14.Novobilský, A., Koudela, B., 2005. Treatment and control of Fascioloides magna infection in cervids – review. Veterinářství 55, 98–102. 15.Giczi, Egri.,2006. Use of bait containing triclabendazole to treat Fascioloides magna infections in free ranging white-tailed deer. Journal of Wildlife Diseases 30, 346–350. 16.Janicki, Z., Konjevic, D., Severin, K., 2005. Monitoring and treatment of Fascioloides magna in semi-farm red deer husbandry in Croatia. Veterinary Research Communications 29, 83–88.
|