Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 3 0 4 0
Số người đang truy cập
3 2 8
 Thư viện điện tử Thông tin-Tư liệu NCKH
Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn tổ chức sinh hoạt khoa học quý II-2009 về phòng chống sốt xuất huyết và kháng thuốc ký sinh trùng

Theo định kỳ sinh hoạt khoa học (một Quý/một lần), ngày 20/8/2009 Hội đồng khoa học Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn tổ chức sinh hoạt khoa học Quý II năm 2009 nhằm cập nhật các thông tin chuyên ngành cho đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật của Viện.

 

Theo đó nội dung sinh hoạt kỳ này tập trung vào hai vấn đề đang được quan tâm là các thông tin về phòng chống sốt xuất huyết do Ths. Huỳnh Xuân Lộc thuộc Khoa Côn trùng trình bày; thông tin về ký sinh trùng kháng thuốc trên thế giới và Việt Nam do Ths. Huỳnh Hồng Quang thuộc Khoa Nghiên cứu lâm sàng & điều trị trình bày.

Buổi sinh hoạt khoa học có mặt đầy đủ các thành viên Hội đồng khoa học, các cán bộ chuyên môn kỹ thuật và các cán bộ viên chức của Viện quan tâm đến dự.

Về phòng chống sốt xuất huyết

Hiện nay bệnh sốt xuất huyết (SD/SXHD) đang trở thành điểm nóng và là mối quan tâmlớn của cộng đồng sau dịch cúm A (H1N1), nhất là các tỉnh phía Nam; ở khu vực miền Trung trong 6 tháng đầu năm 2009 dịch sốt xuất huyết đã bùng nổ ở tỉnh Phú Yên và có nguy cơ xảy dịch trên diện rộng ở nhiều vùng thuộc tỉnh Bình Định cũng như nhiều địa phương khác trong khu vực.

Báo cáo đã cập nhật các thông tin về diễn biến tình hình bệnh sốt xuất huyết và các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết đã góp phần khống chế dịch tại các địa phương nêu trên; đồng thời trang bị cho đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tiêu chuẩn công bố dịch, sự khác biệt giữa sốt xuất huyết Dengue (SXHD) và sốt Dengue (SD); Quy trình đánh giá của Bộ Y tế về bệnh nhân (số ca mắc, số ca tử vong), côn trùng (chỉ số Breteau), huyết thanh (phân lập các tube virus), phương pháp thu thập bọ gậy, các thông số điều tra, đánh giá; Quy trình phòng chống dịch và Quy chế báo cáo của Cục Y tế dự phòng & môi trường-Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur Nha Trang và các tỉnh trong khu vực.

Từ năm 2009, chương trình phòng chống sốt xuất huyết thuộc chương trình phòng chống các bệnh dịch nguy hiểm, bệnh xã hội và HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010 được Chính phủ đầu tư bổ sung; Bộ Y tế đã thành lập Ban điều hành phòng chống sốt xuất huyếttrung ương và khu vực có sự tham gia của các Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng, trong đó Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn tham gia Ban điều hành của hai khu vực miền Trung (do Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang làm Trưởng Ban điều hành) và Tây Nguyên (do Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên làm Trưởng Ban điều hành) đã tiến hành các hoạt động tại các điểm nóng và thông tin sốt xuất huyết thường xuyên được cập nhật trên Website của Viện.

  

 ThS. Nguyễn Xuân Quang-trưởng khoa Côn trùng
với diển biến tình hình sốt xuất huyết
miền Trung-Tây Nguyên

 Ths. Huỳnh Xuân Lộc với các thông tin về phòng chống
sốt xuất huyết

  

các đại biểu tham dự buổi sinh hoạt khoa học

 Ths.Bs Huỳnh Hồng Quangvới thông tin về ký sinh trùng
kháng thuốc trên thế giới và Việt Nam

Về kháng thuốc ký sinh trùng và ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc

Báo cáo đã cập nhật về tình hình bệnh ký sinh trùng phổ biến và lưu hành ở trên 104 quốc gia, trong đó các quốc gia thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất với 300-500 triệu người mắc sốt rét, 4 tỷ người nhiễm các bệnh giun đường ruột, 200 triệu người nhiễm sán máng, 50 triệu người nhiễm các loài sán lá, 100 triệu người nhiễm sán dây và ấu trùng sán lợn; trên 1 tỷ người mắc bệnh về đơn bào máu, tạng và sinh dục. Tại Việt Nam tỷ lệ nhiễm bệnh ký sinh trùng từ 70-90%; trong đó bệnh sán lá ruột phân bố ở 16/64 tỉnh, bệnh sán lá gan nhỏ phân bố ở 24/64 tỉnh & bệnh sán lá gan lớn phân bố ở 47/64 tỉnh, thành phố, đặc biệt là tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Ngoài ra có 4 vụ dịch lớn do giun xoắn Trichinella spiralis, hàng nghìn ca mắc giun đầu gai, giun lươn, giun đũa chó, mèo làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sức lao động của cộng đồng, thậm chí có thể dẫn đến biến chứng, di chứng và tử vong.

Các thông tin mới nhất về tình hình ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc đáng lưu ý là đã xuất hiện dòng P.falciparum kháng Artemisinine tại biên giới Thái Lan-Căm Pu Chia và nguy cơ lan rộng sang các nước láng giềng, có thể làm thất bại các thành quả của chương trình phòng chống sốt rét. Để đối phó với tình hình sốt rét kháng thuốc, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chi 22,5 triệu USD từ Quỹ B & M Gates Foundation nhằm kiềm chế sự lan rộng của P.falciparum kháng Artemisinine; khuyến cáo sử dụng trị liệu phối hợp có gốc Artemisinine (ACT_ Artemisinine-base Combination Therapy) thay vì sử dụng Artesunate đơn thuần, đồng thời với nghiên cứu các thuốc sốt rét mới có hiệu lực điều trị cao hơn với các chủng kháng thuốc.

Các thông tin về vac xin phòng chống sốt rét, triển vọng của các thuốc diệt thể thoa trùng (sporozoites)trong muỗi; tình hình sốt rét P.vivax kháng thuốc trên thế giới, tác dụng diệt giao bào P.falciparum và thể ẩn P.vivax của Primaquine; các thuốc thay thế Primaquine, đặc biệt là sự thay đổi về liều lượng, thời gian sử dụng Primaquine trong điều trị thể ẩn P.vivax theo hướng dẫn chẩn đoán & điều trị sốt rét mới, chuẩn bị ban hành.

 
 
Các nội dung trình bày trong buổi sinh hoạt khoa học rất thực tiễn nên đã thu hút được sự quan tâm của tất cả các cán bộ chuyên môn kỹ thuật tham dự, thông qua các ý kiến thảo luận, Viện trưởng-Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện đã có ý kiến chỉ đạo mang tính chiến lược đồng thời làm rõ thêm các vấn đề chuyên môn.

Sinh hoạt khoa học Quý III dự định sẽ được tổ chức vào cuối tháng 9 năm 2009 với các chuyên đề liên quan đến bệnh dịch tối nguy hiểm và các bệnh do véc tơ truyền.

Ngày 24/08/2009
TS. Triệu Nguyên Trung  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích